• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa Lí 6 Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất | Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa Lí 6 Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất | Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 22: LỚP ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT A/ Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 168 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

1. Quan sát hình 1, em hãy kể tên các tầng đất.

2. Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?

Trả lời:

1. Các tầng đất: Tầng chứa mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ.

2. Trong các tầng đất, tầng chứa mùn nằm ở phía trên cùng, tiếp xúc với khí quyển, thủy quyển, sinh quyển nên trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Câu hỏi 2 trang 168 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

1. Quan sát hình 2, cho biết đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất?

2. Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng?

Trả lời:

(2)

1. Đất bao gồm nhiều thành phần: chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Hạt khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhất là 45% .

2. Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì: là đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển.

Câu hỏi trang 169 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Dựa vào hình ảnh và thông tin trong mục 3, em hãy trình bày nhân tố hình thành đất mà em cho là quan trọng nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó.

Trả lời:

- Có 5 nhân tố hình thành đất chủ yếu: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian.

- Trong đó đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất. Vì mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

Câu hỏi trang 170 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Xác định trên hình 5 nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất: đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn, đất đỏ vàng nhiệt đới.

(3)

Trả lời:

Nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất:

- Đất đen thảo nguyên ôn đới phân bố ở khu vực đới ôn hòa: Châu Mĩ, Châu Á, châu Âu.

- Đất pốt dôn phân bố ở khu vực đới lạnh vòng cực Bắc: Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á.

- Đất đỏ vàng nhiệt đới phân bố ở khu vực đới nóng: Nam Mĩ, Châu Phi và Khu vực Đông Nam Á.

B/ Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 170 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Dựa vào bản đồ hình 5, cho biết tên nhóm đất phổ biến ở nước ta.

(4)

Trả lời:

Nhóm đất phổ biến ở nước ta là đất đỏ vàng nhiệt đới.

Câu 2 trang 170 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Tại sao để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Trả lời:

Để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vì rừng bảo vệ và cải tạo đất:

- Rừng cây chống xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng của đất.

(5)

- Rễ cây giúp đất giữ nước, làm tơi xốp đất, chống bạc màu.

- Rừng cây là môi trường sống của nhiều loại sinh vật, có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.

- Rừng cây cung cấp các chất hữu cơ cho đất thông qua xác sinh vật bị phân hủy và vi khuẩn.

Câu 3 trang 170 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Con người có tác động như thế nào đến sự biến đổi đất.

Trả lời:

- Tích cực: Sử dụng đi đôi với cải tạo đất, bổ sung các loại phân bón hữu cơ, làm cho đất ngày càng màu mỡ, phì nhiêu,...

- Tiêu cực:

+ Ở vùng đồi núi, con người phá rừng, làm mất lớp phủ thực vật, bỏ hoang không canh tác sẽ khiến đất bị xói mòn, rửa trôi và thoái hóa, lâu dần sẽ không canh tác được nữa.

+ Con người sử dụng đất để trồng trọt nhưng không cải tạo đất làm cho đất nghèo dinh dưỡng.

+ Bón phân hữu cơ không phù hợp cho các loài vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, làm giảm độ phì của đất.

+ Bón quá nhiều phân hoá học: là tác nhân chủ yếu giết chết các vi sinh vật có ích trong đất canh tác, làm cho cây trồng ngày càng phải phụ thuộc vào phân hoá học.

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: đã huỷ diệt hệ vi sinh vật đất.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì sẽ có ngày dài, đêm ngắn nên là mùa hạ.. Ngược lại, bán cầu ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm

- Tự bảo vệ bản thân: Khi động đất xảy ra bất ngờ, hãy tránh xa các đồ đạc có thể bị đổ và nấp dưới bàn làm việc hoặc bàn ăn, giữ bình tĩnh và chạy ra ngoài nếu

Câu 1 trang 40 SBT Địa Lí 6: Trên hình 12.1 trong SGK có các vệt sao băng, hãy tìm hiểu và cho biết hiện tượng này xảy ra ở tầng khí quyển nào?. Giải thích vì

- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời như sau: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.. Hình

- Hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục kết hợp với dạng hình khối cầu của Trái Đất nên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt

- Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng vì thời gian này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt

Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập bị nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ