• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định

Trong tài liệu LỜI CẢM ƠN (Trang 37-41)

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ THỰC

1.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định

Du lịch là một sự gắn kết những nhân tố văn hoá và kinh tế, có thể nhận thấy mối quan hệ tương tác giữa di sản văn hoá và thị trường du lịch Nam Định trong những năm qua đã có xu hướng khá tích cực. Số lượng khách du lịch đến với Nam Định ngày một tăng, doanh thu đạt hiệu quả cao hơn. Có được thành quả đó là do những năm qua, tỉnh Nam Định đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân

dân, nhiều di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh đã được trùng tu, tôn tạo phục vụ du lịch. Nhiều lễ hội truyền thống gắn liền với các nghi lễ tín ngưỡng tâm linh, hoạt động văn hoá thể thao dân gian được khôi phục và tổ chức dần đi vào nề nếp, thu hút ngày càng đông các tầng lớp nhân dân, du khách trong và ngoài nước đến với các địa chỉ tham quan du lịch của tỉnh. Tổng số hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm đến các điểm tham quan du lịch của tỉnh thì lượng người đến các điểm du lịch văn hoá, tham dự lễ hội chiếm tới 2/3, đã cho thấy sức hấp dẫn của điểm đến này.

Nam Định đã tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, điện nước, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, tạo môi trường hấp dẫn đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của các ngành kinh tế, trong đó có cả du lịch; nâng cấp và xây dựng mới nhiều nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí phục vụ cho du lịch cũng như sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương.

Với chức năng của mình, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Nam Định cùng các cơ quan chức năng, các địa phương đã tích cực tham mưu, đề xuất cũng như đã đẩy mạnh việc quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượng phục vụ của ngành du lịch.

Các doanh nghiệp lữ hành cũng chú trọng việc khai thác và xây dựng các tour du lịch chất lượng phục vụ du khách, đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ du lịch cũng được nâng cao về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ,… Ngoài việc trùng tu di tích, ngành du lịch Nam Định đã thực hiện việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tôn tạo cảnh quan môi trường làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch văn hoá. Đã có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế để khảo sát các tuyến du lịch kết nối các điểm tham quan du lịch văn hoá với các khu, điểm du lịch tự nhiên, du lịch sinh thái của tỉnh.

Tuy nhiên để khai thác và phát huy có hiệu quả hơn nữa những giá trị văn hoá hấp dẫn của địa phương, việc kết nối các di tích nhà Trần tại Nam Định trong mối liên hệ với các địa danh thuộc các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình,

Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thủ đô Hà Nội… cần phải được đẩy mạnh triển khai một cách khoa học thông qua việc xây dựng quy hoạch tổng thể, các kế hoạch, chương trình phát triển các khu, tuyến điểm du lịch mang tính chuyên đề, thực hiện hợp tác các tổ chức các sự kiện du lịch văn hoá cấp vùng với chủ đề liên quan đến vương triều Trần, tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt trình độ ngoại ngữ, liên kết sâu rộng hơn nữa với các phương tiện thông tin truyền thông như VTV1, VTC, VTV4,… các website du lịch của các tỉnh thành trong cả nước.

Tiểu kết chƣơng 1

Hoạt động du lịch là một hoạt động có tính chất tổng hợp và liên ngành cao. Thực tế cho thấy Nam Định là tỉnh có đủ điều kiện và nguồn lực phát triển các loại hình du lịch. Với lợi thế nằm cách Thủ đô Hà Nội 90km về phía Đông Nam, nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến quốc lộ 10 lối với cửa khẩu Móng Cái và khu du lịch Hạ Long – Cát Bà, có dải bờ biển dài 72km cùng với hệ thống sông Hồng, sông Đáy, Nam Định có điều kiện giao lưu thuận lợi với các vùng, miền trong cả nước, các quốc gia.

Thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá nguồn lực du lịch, thực trạng hoạt động du lịch và phương hướng phát triển của du lịch Nam Định, cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động du lịch tại Nam Định trong sự phát triển của tỉnh.

Trong quá trình hoạt động du lịch, giá trị tài nguyên du lịch luôn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch. Có thể nói, tài nguyên du lịch Nam Định phong phú cả về các di sản văn hoá vật thể đến các loại hình văn hoá phi vật thể, tất cả đều mang nét đặc trưng riêng có gắn liền với cuộc sống lao động của cộng đồng dân cư nơi đây. Do dung lượng khoá luận có hạn nên tập trung vào một số di tích lịch sử văn hoá lớn với công trình kiến trúc đặc sắc, nổi bật lân cận thành phố Nam Định, có tính giáo dục và thẩm mỹ cao

nhằm đưa đến cho khách du lịch một cái nhìn tổng quan và sâu sắc về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá của Nam Định trong chuyến hành trình khám phá vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam.

Trong tài liệu LỜI CẢM ƠN (Trang 37-41)