• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giới thiệu về các Trung tâm Y tế dự phòng trong hoạt động ngăn chặn

CHƢƠNG 2:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING XÃ HỘI VỀ CÁC BỆNH

2.1. Giới thiệu về các Trung tâm Y tế dự phòng trong hoạt động ngăn chặn

2.1.1. Giới thiệu về các Trung tâm Y tế dự phòng

Các Trung tâm Y tế ở Hải Phòng bao gồm các Trung tâm sau:

Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng: số 140 – Trần Phú.

Trung tâm Y tế dự phòng thành phố - Phòng tiêm Vaccin: số 21 – Lê Đại Hành.

Trung tâm Y tế dựng phòng quận Lê Chân: số 58 – Nguyễn Đức Cảnh.

Hải Phòng là đơn vị sự nghiệp Y tế công lập trực thuộc Sở Y tế, có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về Y tế dự phòng trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế dự phòng theo quy định của Pháp luật.

Đƣợc thành lập từ năm 1963, Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng - tiền thân là Trạm Vệ sinh phòng dịch, đến nay vừa tròn 53 năm. Nửa thế kỷ gắn liền với sự xây dựng và phát triển của ngành Y tế nói riêng, của thành phố Hải Phòng và của đất nƣớc nói chung; Trung tâm Y tế dự phòng đã không ngừng đƣợc củng cố và phát triển cả về đội ngũ cán bộ cũng nhƣ sự lớn mạnh trong hoạt động chuyên môn kỹ thuật. Là đơn vị hạng I sự nghiệp y tế, đầu ngành về lĩnh vực Y tế dự phòng - một lĩnh vực hoạt động đa dạng, đa chuyên khoa luôn gắn liền với cộng đồng:

phòng chống và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm trong cộng đồng; công tác y tế môi trƣờng, y tế trƣờng học; sức khỏe và bệnh nghề nghiệp; vi chất dinh dƣỡng; vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm chủng phòng bệnh; các chƣơng trình mục tiêu Y tế Quốc gia; các dự án hợp tác Quốc tế, phát triển khoa học kỹ thuật, đào tạo huấn luyện và nghiên cứu khoa học phục vụ công tác phòng bệnh, góp phần không nhỏ và rất quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thành phố Hải Phòng và các địa phƣơng lân cận. Sự lớn mạnh cả về lƣợng và chất trong 53 năm qua của Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, sự

chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế, các viện chuyên khoa đầu ngành của Trung ƣơng, Sở Y tế cùng với sự tham gia tích cực có hiệu quả của các ban ngành, tổ chức đoàn thể thành phố, của các quận, huyện, xã, phƣờng, thị trấn trong toàn thành phố; sự phối hợp từ các trung tâm Y tế dự phòng, các đơn vị y tế Hải Phòng. Đặc biệt là sự cống hiến của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, CBNV của Trung tâm qua các thời kỳ, các giai đoạn; Trung tâm Y tế dự phòng đã có phát triển, tạo đƣợc nền móng nhƣng chƣa thực sự bền vững.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng [Nguồn: Trung tâm y tế dự phòng thành phố]

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế, có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, có trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, hoạt động và các nguồn lực của Sở Y tế; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Nhiệm vụ:

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên cơ sở định hƣớng, chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch của Bộ Y

tế và tình hình thực tế của địa phƣơng trình Sở Y tế phê duyệt, giám sát, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, các bệnh xã hội, sức khỏe môi trƣờng, sức khỏe lao động, sức khỏe trƣờng học, chất lƣợng nƣớc ăn uống, nƣớc sinh hoạt; xét nghiệm an toàn thực phẩm; dinh dƣỡng cộng đồng; vệ sinh phòng bệnh; quản lý, xử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; an toàn sinh học; phòng chống tai nạn thƣơng t ch; các hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.

Chỉ đạo, hƣớng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng đối với các Trung tâm Y tế quận, huyện, các cơ sở y tế và Trạm Y tế xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn.

Triển khai các hoạt động truyền thông nguy cơ; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật cho công chức, viên chức, ngƣời lao động của Trung tâm; tham gia đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng theo kế hoạch của thành phố, là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn và của Trung ƣơng trong lĩnh vực y tế dự phòng.

Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.

Đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chƣơng trình mục tiêu y tế quốc gia và hợp tác quốc tế về y tế dự phòng trên địa bàn thành phố khi đƣợc cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.

Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.

Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn thành phố.

Thực hiện quản lý cán bộ, viên chức, ngƣời lao động và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo

theo quy định của pháp luật. Thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ khác do Sở Y tế và các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao.

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ quan phòng chống AIDS