• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.3 Thực trạng quy trình kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài

2.3.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền

Kiểm toán viên dựa vào chương trình kiểm toán mẫu để thực hiện công việc kiểm toán chi tiết khoản mục tiền. Các công việc kiểm toán viên thực hiện trong thủ tục kiểm toán chi tiết bao gồm:

Thứ nhất, kiểm toán viên kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Kiểm toán viên lập bảng tổng hợp tài khoản tiền mặt, tiền gửi và đối chiếu số dư với sổ sách và báo cáo tài chính. Từ đó kiểm toán viên xem xét và đánh giá xem tài khoản tiền của đơn vị trên báo cáo tài chính có khớp với các sổ sách kế toán hay không.

Thứ hai, phân tích tỷ trọng số dư tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản ngắn hạn, các tỷ suất tài chính về tiền và khả năng thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước, giải thích những biến động bất thường.

Bảng 2.5: Bảng tính các hệ số thanh toán

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018

Nợ ngắn hạn 10.174.146.165 11.321.379.318

Nợ phải trả 10.174.146.165 11.321.379.318

Tổng tài sản 9.846.965.116 9.553.816.713

Hệ số thanh toán tổng quát (Tài sản/Nợ phải trả)

0.97 0.84

(Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn)

0.52 0.44

Hệ số thanh toán nhanh (Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn)

0.36 0.17

Hệ số thanh toán tổng quát cả đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý không đủ để trang trải các khoản nợ phải trả.

Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng so với đầu năm tuy nhiên hệ số này vẫn nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất hạn chế.

=> Doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán trong dài hạn.

Thứ ba, kiểm toán viên thu thập bảng tổng hợp chi tiết số dư tiền và các khoản tương đương tiền tại các quỹ và các ngân hàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán 31/12/2019. Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ cái, Sổ chi tiết, Bảng cân đối kế toán, BCTC).

Đọc lướt sổ cái không phát hiện các nghiệp vụ bất thường.

Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt (bao gồm cả vàng tiền tệ nếu có) tại ngày kết thúc kỳ kế toán và đối chiếu với số dư của sổ quỹ và sổ chi tiết tại ngày kết thúc kỳ kế toán 31/12/2019. Kiểm toán viên thu thập biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại ngày 31/12/2019 để đối chiếu với với sổ quỹ tiền mặt. Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt (bao gồm cả vàng tiền tệ nếu có) tại ngày kết thúc kỳ kế toán và đối chiếu với số dư của sổ quỹ và sổ chi tiết tại ngày kết thúc kỳ kế toán, đảm bảo toàn bộ các quỹ của DN đều được kiểm kê. Căn cứ vào kết quả kiểm kê quỹ để xác định số dư tại ngày 31/12/2019 đã chính xác như trong bảng cân đối kế toán hay chưa. Nếu có chênh lệch lớn, kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị giải trình cho sự chênh lệch đó. Theo kết quả kiểm kê và kiểm tra các chứng từ phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính của năm 2019 của Công ty TNHH sản xuất Long Dương, kiểm toán viên phát hiện có sự chênh lệch trong số dư tiền mặt tại ngày 31/12/2019 là 818 đồng; số chênh lệch này là do lẻ tiền trong thanh toán.

Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty. Đối với chỉ tiêu Tiền mặt, công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt không do cùng một người đảm nhận. Công ty không quy định về định mức tiền mặt tồn quỹ tối đa. Hàng tháng kế toán tiền mặt (thanh toán) có đối chiếu với thủ quỹ. Việc đối chiếu giữa kế toán và thủ quỹ có được lập thành văn bản. Tiền mặt tồn quỹ được kiểm kê 1 năm 1 lần. Sổ quỹ được cập nhật thường xuyên. Mỗi lần nhập quỹ, xuất quỹ thủ quỹ đều ghi ngay vào sổ quỹ. Các phiếu thu, phiếu chi được: người có thẩm quyền phê duyệt, phiếu thu, phiếu chi được kẹp cùng các chứng từ gốc có liên quan, được đánh số thứ tự theo thời gian thực thu, thực chi và được định khoản đúng số hiệu đúng số tiền. Phiếu thu, phiếu chi có đủ chữ ký của người có liên

chi trong trường hợp giám đốc đi công tác, mọi chứng từ chi tiền không bắt buộc phải có chữ ký của giám đốc trước khi chi. Các phiếu chi và chứng từ kèm theo không được đóng dấu (đã thanh toán) để tránh việc thanh toán trùng, tái sử dụng. Két tiền mặt được để ở nơi an toàn. Đối với chỉ tiêu tiền gửi ngân hàng, việc đối chiếu số dư với ngân hàng được thực hiện hàng tháng, cuối năm lập biên bản đối chiếu với các sổ sách kế toán có liên quan. Đơn vị có sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thanh toán, và các khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ được theo dõi riêng bởi sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng. Việc thanh toán tiền cho khách hàng qua ngân hàng được kiểm tra với chứng từ bao gồm lệnh mua hàng, phiếu giao hàng của nhà cung cấp, phiếu nhập kho, hóa đơn và bảng kê. Các chứng từ thanh toán được định khoản đúng để đảm bảo tất cả các lần thanh toán đã được cập nhật vào đúng tài khoản.

Lập và gửi thư xác nhận cho các ngân hàng. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết. Do chưa nhận được thư xác nhận của ngân hàng tại ngày kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện thủ tục thay thế, đối chiếu sổ liệu tổng hợp với sổ phụ ngân hàng. Sau khi đối chiếu giữa sổ phụ ngân hàng với sổ sách kiểm toán viên phát hiện chênh lệch 9,9 USD, nguyên nhân chênh lệch khoản 9,9 USD là do đơn vị hạch toán trùng phí ngân hàng ngày 12/09/2019.

Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/chưa thực hiện đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Phỏng vấn đơn vị được biết trong kỳ, bên nợ của khoản mục tiền đơn vị áp dụng tỷ giá mua của ngân hàng nơi phát sinh giao dịch, bên có của khoản mục tiền đơn vị áp dụng theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh giao dịch.

Do cuối kỳ đơn vị chưa đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ nên kiểm toán viên thực hiện công việc đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ. Chính sách áp dụng để đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ theo Điểm đ Khoản 1 Điều 13 Thông tư 200/2014/TT – BTC: bên nợ của khoản mục tiền áp dụng tỷ giao dịch thực tế, bên có của khoản mục tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.

Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản tiền và tương đương tiền trên BCTC.