• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3 Xây dựng biến

3.3.3 Các yếu tố đặc thù của Ngân hàng

Để kiểm soát các yếu tố đặc thù ngân hàng cụ thể khác có thể xác định mức nợ xấu, tác giả đưa ra một bộ các biến kiểm soát ngân hàng lớn. Việc lựa chọn các biến số kiểm soát là kết quả của một sự cân bằng giữa một nỗ lực để giải quyết vấn đề tính nội sinh (phát sinh từ các biến bỏ qua) và một nỗ lực để có một mô hình cân bằng.

25

Các tính năng đặc biệt của ngành ngân hàng và những lựa chọn chính sách của từng ngân hàng, cụ thể là đối với những nỗ lực của họ để nâng cao hiệu quả và quản lý rủi ro, được cho rằng sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của nợ xấu. Một phần trong các tài liệu khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố từng ngân hàng và nợ xấu.

Quy mô ngân hàng (LNTA)

Vì đặc tính rủi ro của các ngân hàng có thể khác nhau do tác động của yếu tố quy mô, tác giả sử dụng quy mô ngân hàng (LNTA), được tính bằng

LNTA= ln (Tổng tài sản)

Ln: logarithm tự nhiên của tổng tài sản

Để kiểm soát sự tác động của yếu tố quy mô (ví dụ, các hành vi khác nhau vì quy mô ngân hàng khác nhau). Có bằng chứng cho thấy rằng các ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan tiền tệ thường cung cấp mức thanh khoản cho các ngân hàng lớn trong thời điểm cú sốc thiếu tính thanh khoản hoặc khủng hoảng tài chính (Claeys and Schoors, 2007).

Các ngân hàng lớn chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng vốn cho vay của mình nên có nợ xấu nhiều hơn. Bởi vì kỷ luật thị trường không áp dụng cho các ngân hàng lớn, vì họ mong đợi chính phủ bảo vệ trong trường hợp phá sản (Stern & Feldman, 2004). Mặt khác, Ennis và Malek (2005) kiểm tra hiệu quả của các ngân hàng Mỹ bằng cách phân loại quy mô giai đoạn 1983-2003 và kết luận những bằng chứng về quy mô ngân hàng “Quá lớn nên không thể bị phá sản” thì không rõ ràng

Như vậy, giả thuyết sau đây có thể được xây dựng:

Giả thuyết "Quá lớn nên không thể bị phá sản": các ngân hàng lớn nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng đòn bẩy của họ theo giả định và do đó có nhiều nợ xấu hơn. Một số nghiên cứu cho rằng có tác động cùng chiều của đòn bẩy đối với nợ xấu có điều kiện về quy mô.

Một vài tác giả sử dụng quy mô ngân hàng như là một biến đại diện cho các cơ hội đa dạng hóa. Trong nghiên cứu Salas và Saurina (2002) tìm thấy một mối

26

quan hệ ngược chiều giữa quy mô của ngân hàng và nợ xấu và cho rằng quy mô lớn hơn cho phép nhiều cơ hội đa dạng hóa. Huet và cộng sự (2004)Rajan và Dhal (2003) báo cáo bằng chứng thực nghiệm tương tự.

Giả thuyết “Đa dạng hóa”: quy mô ngân hàng có tương quan ngược chiều đến nợ xấu

Tỷ lệ đa dạng hóa doanh thu (BRD – Revenue Deversification)

Các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Lepetit và cộng sự, (2008), Lozano-Vivas và Pasiouras (2010)Pennathur và cộng sự, (2012) thường sử dụng tỷ lệ đòn bẩy và / hoặc tỷ lệ thu nhập ngoài lãi vào tổng thu nhập để đánh giá rủi ro của ngân hàng. Đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng đã được tìm thấy có liên quan đến rủi ro cao (theo DeLong, 2001, Laeven và Levine, 2007). Trong một nghiên cứu gần đây, DeYoung và Torna (2013) cho thấy sự biến động về doanh thu và xác suất thất bại của ngân hàng tăng cùng với mức độ đa dạng hóa doanh thu của ngân hàng.

Trong bài luận này tác giả tính biến này theo công thức:

BRD (%) = Tổng thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu nhập thuần

Cơ hội đa dạng hóa của các ngân hàng cũng có thể liên quan đến chất lượng của khoản cho vay. Tác giả cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa đa dạng hóa và nợ xấu, vì đa dạng hóa làm giảm rủi ro tín dụng. Cơ hội đa dạng hóa có thể được đại diện bằng cách sử dụng thu nhập ngoài lãi như một phần của tổng thu nhập, tỉ lệ này phản ánh sự phụ thuộc của các ngân hàng trên các loại thu nhập khác, ngoại trừ việc cho vay, và do đó trên sự đa dạng của các nguồn thu nhập.

Trong khi đó, Stiroh (2004a) lại không tìm được bằng chứng về lợi ích từ sự đa dạng hóa trong hình thức giảm rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Mỹ, vì sự gia tăng thu nhập ngoài lãi tương quan cao với thu nhập lãi ròng trong suốt những năm1990.

27

Như vậy, giả thuyết sau đây cũng có thể được xây dựng:

Giả thuyết “Đa dạng hóa”: tỷ lệ đa đạng hóa doanh thu có tương quan ngược chiều đến nợ xấu

Tỷ lệ vốn hóa (CETA- Capitalization ratio) CETA (%) = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

Về bản chất, mức vốn hóa thấp của ngân hàng làm tăng rủi ro của danh mục cho vay và do đó làm tăng nợ xấu. William R. Keeton and Charles Morris (1987) cho rằng mức vốn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ nợ xấu được thực hiện nghiên cứu trên các ngân hàng thương mại Mỹ giai đoạn 1979- 1985 . Kết quả cho thấy nợ xấu gia tăng đối với các ngân hàng có tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản tương đối thấp. Mối liên hệ ngược chiều giữa nợ xấu và các chỉ số vốn cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Berger và DeYoung (1997), Salas và Saurina (2002).

Giả thuyết “Rủi ro đạo đức” mức vốn hóa thấp của ngân hàng dẫn đến sự gia tăng nợ xấu (-).Các lý giải cũng dựa trên các động cơ rủi ro đạo đức của một số thành phần các nhà quản lý ngân hàng, người làm gia tăng rủi ro của danh mục cho vay khi các ngân hàng của họ có vốn hóa thấp.

Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA)

ROA (%)= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

Để kiểm soát lợi nhuận của các ngân hàng, tác giả sử dụng lợi nhuận trên tài sản (ROA) cách đo hiệu suất của ngân hàng đã được sử dụng bởi một số học giả như Athanasoglou và cộng sự (2008)Cohen và cộng sự (2014).

Berger và DeYoung (1997) nghiên cứu sự tồn tại của nguyên nhân giữa chất lượng tín dụng, hiệu quả của việc sử dụng chi phí. Nghiên cứu này làm thành giả thuyết sau đây liên quan đến nguyên nhân giữa các biến

Giả thuyết “quản lý kém”: hiệu quả thấp có mối tương quan cùng chiều với sự gia tăng nợ xấu trong tương lai (-). Lời giải thích đưa ra rằng việc quản lý

28

“kém” liên quan đến các kỹ năng kém trong chấm điểm tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo và cam kết giám sát khách hàng vay nợ.

Tỷ lệ thanh khoản (LIQ- Liquidity ratio)

LIQ (%) = Tiền và tương đương tiền/ Tổng tiền gửi

Muhammad SaifuddinKhan, HaraldScheule, ElizaWu (2017) xem xét mối quan hệ giữa thanh khoản tài chính và rủi ro ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng quý cho các ngân hàng của Hoa Kỳ từ năm 1986 đến năm 2014, tìm thấy bằng chứng cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản tài chính thấp có nhiều rủi ro hơn. Hơn nữa, trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng với rủi ro thanh khoản tài chính thấp hơn đã ít rủi ro. Các phát hiện của nghiên cứu này có ý nghĩa đối với các nhà quản lý ngân hàng chủ trương yêu cầu về thanh khoản và vốn cho các ngân hàng theo Basel III.

Ngược lại, theo nghiên cứu của Ameni Ghenimi và cộng sự (2017) sử dụng một mẫu của 49 ngân hàng hoạt động trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA- Middle East and North Africa) trong giai đoạn 2006-2013 để phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản và ảnh hưởng của chúng đối với sự ổn định của ngân hàng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra hàng loạt thất bại của hầu hết các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không có mối quan hệ qua lại lẫn nhau theo thời gian có ý nghĩa về mặt kinh tế. Tuy nhiên, cả hai rủi ro riêng biệt ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng và sự tương tác của chúng sẽ góp phần làm mất ổn định ngân hàng. Những phát hiện này cung cấp cho các nhà quản lý ngân hàng hiểu biết hơn về rủi ro ngân hàng và đóng vai trò là cơ sở cho các nỗ lực điều chỉnh gần đây nhằm tăng cường phối hợp quản lý rủi ro rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng

Do đó, kỳ vọng dấu cho tỷ lệ thanh khoản và nợ xấu là âm (-)

Tỷ lệ huy động vốn (DEPTA- Deposit ratio) DEPTA (%) = Tổng vốn huy động/ Tổng tài sản

29

Basel Ủy ban (2001) đã xác định rủi ro tín dụng như là rủi ro chi phối cho ngành ngân hàng. Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng, bao gồm hoạt động cho vay và huy động vốn.

Hasna Chaibi and Zied Ftiti (2015) áp dụng cách tiếp cận dữ liệu bảng năng động để kiểm tra các yếu tố quyết định các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, đại diện bởi các ngân hàng Pháp, so với nền kinh tế ngân hàng, đại diện bởi Đức, trong giai đoạn 2005-2011. Bài báo được thúc đẩy bởi giả thuyết rằng các biến số kinh tế vĩ mô và ngân hàng cụ thể có ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay và những ảnh hưởng này khác nhau giữa các hệ thống ngân hàng khác nhau. Tác giả cũng cho thấy mức tỷ lệ đòn bẩy cao thúc đẩy ngân hàng cho vay nhiều hơn khả năng rủi ro cũng nhiều hơn.

Kỳ vọng tỷ lệ huy động vốn có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu (+)

Rủi ro hoạt động (SDROA- Operating Risk) SDROA = Độ lệch chuẩn ROA moving 3 năm

Kỳ vọng rủi ro hoạt động có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu (+)

30