• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT AMIĐAN BẰNG DAO LIGASURE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT AMIĐAN BẰNG DAO LIGASURE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT AMIĐAN BẰNG DAO LIGASURE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG

Tạ Hùng Sơn*, Vũ Văn Sản*

TÓM TẮT21

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt Amiđan bằng dao Ligasure.

Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu 368 bệnh nhân được phẫu thuật cắt amiđan từ 3 đến 63 tuổi, từ 1/1 đến 1/12/2019 tại bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng.

Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình là 7 ± 3.8 phút, 92,66% mất dưới 5ml máu và 7,34% mất dưới 10ml máu. Đa số bệnh nhân sau phẫu thuật đau nhẹ đến vừa. Điểm đau cao nhất là 4.51 vào ngày đầu tiên và giảm dần theo các ngày. Biến chứng sau phẫu thuật chỉ gặp 1,37%

chảy máu muộn, không có ca nào chảy máu sớm trong 24 giờ, không có các biến chứng khác

Kết luận: Cắt amiđan bằng dao ligasure cho kết quả tốt.

Từ khóa: cắt amiđan, dao ligasure

SUMMARY

THE RESULT OF LIGASURE TONSILLECTOMY IN THE HAIPHONG INTERNATIONAL

HOSPITAL

Objectives: assessing the result of the tonsillectomy by the ligasure.

Study design: In a prospective study of 368 patients aged between 3-63 years underwent tonsillectomy by the ligasure, from January 1 to

*Trường Đại học Y Dược Hải Phòng Chịu trách nhiệm chính: Tạ Hùng Sơn Email: tahungson@hpmu.edu.vn Ngày nhận bài: 17.3.2021

Ngày phản biện khoa học: 18.4.2021 Ngày duyệt bài: 20.5.2021

December 1, 2019 at Hai Phong International Hospital.

Results: The average operative time was 7 ± 3,8 minutes, 92,66% patient loss less than 5ml ofc blood intraoperative and 7,34% loss less than 10 ml of blood. After surgery, most patients have mild to moderate pain. The highest pain score was 4.51 on the first day and gradually decreased with the days. Complications after surgery only met 1.37% of late bleeding, no case of early bleeding within 24 hours, no other complications.

Conclusion: tonsillectomy by the ligasure gives good results.

Key words: Tonsilectomy, ligasure.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cắt Amiđan là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất và được thực hiện nhiều nhất trong chuyên ngành Tai mũi họng. Đây là một trong số rất ít phẫu thuật được thực hiện rất lâu đời. Xuyên suốt quá trình phát triển của y học, cắt amiđan đã có nhiều thời điểm được coi là một phẫu thuật thường quy, được áp dụng rất rộng rãi. Vào những năm 1940 ở Hoa Kỳ, cắt amiđan đạt mốc lớn nhất trong lịch sử khi số ca được thực hiện trong 1 năm lên tới 2 triệu ca [2,3].

Ở Việt Nam, phẫu thuật cắt amiđan cũng là một trong những phẫu thuật tai mũi họng được thực hiện nhiều nhất, hiện nay chiếm 24,7% trong các phẫu thuật Tai mũi họng hàng năm [1].

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền y học, các thiết bị phẫu thuật cũng không

(2)

ngừng được sáng chế và cải tiến và dần trở thành công cụ đắc lực giúp cho các nhà phẫu thuật hoàn thành cuộc mổ một cách tốt nhất, giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, ít gây tổn thương tới các mô xung quanh, thuận tiện trong việc cầm máu trong khi mổ, giảm bớt tình trạng đau và chảy máu sau mổ cho bệnh nhân, giúp họ có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường trở lại một cách sớm nhất. Các phương tiện hiện nay đang dùng phổ biến là dao điện, dao coblator, dao plasma, laser, dao siêu âm. Các loại dao này cầm máu tốt và gây bỏng mô ít (trừ dao điện) nhưng mức độ cầm máu và bỏng mô đều phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của phẫu thuật viên.

Công nghệ dao hàn mạch ligasure mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng đã thể hiện được ưu điểm của nó là cho phép cầm máu đối với những mạch máu lớn lên đến 7mm và tỏa nhiệt rất ít nhờ vào công nghệ đo trở kháng mô chủ động tự ngắt dòng khi mô đạt được độ cầm máu. Loại dao này đã được áp dụng trong các lĩnh vực ngoại khoa và sản khoa một cách rộng rãi tại Việt Nam. Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu áp dụng loại dao này cho phẫu thuật cắt amiđan, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam áp dụng loại dao này cho phẫu thuật cắt amiđan. [1, 4,5,6,7] Hiện nay, bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Hải Phòng là một trong những đơn vị đầu tiên sử dụng loại dao này cho phẫu thuật cắt amiđan và đạt được kết quả hết sức khả quan. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt Amiđan bằng dao Ligasure tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Gồm 368 bệnh nhân được phẫu thuật cắt

Amiđan bằng dao Ligasure tại khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng.

- Chỉ định phẫu thuật: Viêm tái phát nhiều lần (3-5 lần/năm, trong 3 năm liên tiếp, 5-7 lần/năm, trong 2 năm liên tiếp, > 7 lần/năm);Viêm amiđan đã có biến chứng, Viêm amiđan quá phát gây tắc nghẽn đường thở.

- Chống chỉ định: Chống chỉ định ngoại khoa và gây mê hồi sức nói chung, amiđan đang viêm cấp, người đang trong vùng dịch, phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả tiến cứu đánh giá hiệu quả điều trị không đối chứng.

- Các bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật cắt amiđan gây mê nội khí quản, sử dụng dao hàn mạch ligasure của hãng Covident. Sau phẫu thuật bệnh nhân được chỉ định dung thuốc và thăm khám trong 2 tuần tiếp theo sau phẫu thuật.

- Các chỉ số nghiên cứu:

+ Các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân cắt amiđan: Tuổi, giới, lý do đến khám, số lần tái phát bệnh, đặc điểm tổ chức amiđan, các biến chứng của amiđan.

+ Đánh giá kết quả phẫu thuật: thời gian phẫu thuật (từ lúc đặt david boyles mở miệng đến lúc cắt toàn bộ 2 amiđan và cầm máu hoàn thành), lượng máu mất (tính bằng số gạc cầu thấm máu, mỗi gạc thấm tối đa được 5ml), mức độ đau sau phẫu thuật (dùng thang điểm VAS (Visual Analog Scale)- dành cho người lớn, và thang điểm đau Wong-Baker FACES pain rating scale dành cho trẻ em); tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật.

(3)

- Thời gian nghiên cứu: từ 1/1 đến 1/12/2019.

2.3. Phương tiện nghiên cứu

Dao Ligasure Valleylab LS10 của hãng Convidien đời LF1212A do Mỹ sản xuất, cấu tạo bao gồm một thân máy, dây dao và tay dao. Với những loại phẫu thuật khác nhau, dây dao và tay dao là khác nhau về độ dài,

hình dáng tay cầm để phù hợp với từng trường hợp phẫu thuật. Đối với phẫu thuật cắt A-mi-đan, sử dụng tay dao ligasure mổ mở LF1623 cắm trên thân máy và không cần phải chỉnh công suất. Tay dao được thiết kế cầm nhẹ, thoải mái và linh hoạt. Dao dài 23 cm, đầu cong linh hoạt do tay chỉnh, càng dao dài 16,5 mm, hàm cắt là 14,7 mm.

Hình 1: thân máy LS10 và tay dao LF1623 sử dụng trong phẫu thuật cắt amiđan 2.4. Thu thập và xử lý số liệu.

Các chỉ tiêu nghiên cứu được thu thập theo bệnh án nghiên cứu mẫu. Các số liệu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y học, sử dụng chương trình toán thống kê SPSS 25.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm lâm sàng các bệnh nhân phẫu thuật cắt amiđan Bảng 3.1: đặc điểm bệnh nhân phẫu thuật

Đặc điểm lâm sàng Giá trị

Tuổi trung bình 25,49 ±13,24

Nhỏ nhất 3

Lớn nhất 63

Nữ 152/368

Lý do vào viện

Đau họng tái phát 64,95 %

Ngủ ngáy, cơn ngưng thở 50,0 %

Nuốt vướng 83,42 %

Hôi miệng 67,39 %

Số lần viêm tái phát trong năm

(4)

3-5 lần/năm, trong 3 năm liên tiếp 24,46 %

5-7 lần/năm, trong 2 năm liên tiếp 35,33 %

> 7 lần/năm 40,22 %

Viêm amiđan amiđan có biến chứng

Áp xe quanh amiđan amiđan 5,16%

Đặc điểm tổ chức amiđan amiđan

Quá phát 60,05 %

Hốc mủ bã đậu 20,65 %

Xơ teo 19,30 %

Nhận xét: Tỉ lệ nam /nữ cắt amiđan là 1,4/1. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 25,49

±13,24, tuổi nhỏ nhất là 3 tuổi, lớn nhất là 63 tuổi.

3.2. Kết quả điều trị

Bảng 3.2: kết quả phẫu thuật

Kêt quả phẫu thuật Giá trị

Thời gian phẫu thuật trung bình 7 ± 3.8 phút

Nhỏ nhất 4

Lớn nhất 20

Thời gian phẫu thuật theo nhóm tuổi Dưới 5 phút

≤ 35 tuổi Trên 35 tuổi Trên 5 phút

≤ 35 tuổi Trên 35 tuổi

205/368 ca 63,36%

20,32%

163/368 ca 36,64%

73,68%

p<0,001 Lượng máu mất trung bình trong phẫu thuật

< 5ml 5-10 ml

92,66%

7,34 %

Biến chứng

Có biến chứng (chảy máu) Không có biến chứng

1,37%

98,63%

Nhận xét: thời gian phẫu thuật trung bình là 7 ± 3.8 phút. 92,66% số bệnh nhân phẫu thuật thuật mất dưới 5ml máu trong phẫu thuật. Biến chứng sau phẫu thuật cắt amiđan hay gặp nhất là chảy máu do bong giả mạc. gặp 5/368 ca (chiếm 1,37% số ca phẫu thuật). Không có ca nào chảy máu sớm trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, không có ca nào bị nhiễm trùng vết mổ.

(5)

Hình 3.1: Điểm đau trung bình sau phẫu thuật (theo thang điểm đau của Wong-Backer)

Nhận xét: Điểm đau trung bình ngày đầu tiên sau phẫu thuật là 4,5 điểm, ngày thứ 7 là 1,3 điểm và ngày thứ 14 là 0.15 điểm. Điểm đau giảm dần theo ngày sau phẫu thuật.

Bảng 3.3: so sánh mức độ tổn thương diện cắt trên giải phẫu bệnh Thoái hóa nhiệt mức

độ nhẹ

Thoái hóa nhiệt mức

độ trung bình Tổng

Dao ligasure 10 0 10

Dao điện đơn cực 3 7 10

Dao điện lưỡng cực 2 8 10

Dao ligasure Dao điện đơn cực Dao điện lưỡng cực Hình 3.2: hình ảnh giải phẫu bệnh diện cắt tổ chức amiđan amiđan

Nhận xét: sử dụng dao ligasure có mức độ gây bỏng nhiệt thấp nhất.

IV. BÀN LUẬN

Đa phần bệnh nhân phẫu thuật cắt amiđan amiđan đều nằm trong lứa tuổi học tập và lao động, đây là lứa tuổi bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các đợt viêm cấp nên nhu cầu phẫu thuật giải quyết dứt điểm tình trạng bệnh sẽ cao hơn các nhóm khác.Trong

số bệnh nhân phẫu thuật chỉ có 5,16% (19 ca) có biến chứng và đều là biến chứng áp xe quanh amiđan, không có các biến chứng khác.

Thời gian phẫu thuật trung bình là 7 ± 3.8 phút. Thời gian phẫu thuật của chúng tôi có nhanh hơn so với Trịnh Đình Hoa là 10-15

(6)

phút, hay Tô Thanh Long là 16-20 phút khi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng trẻ em cắt amiđan bằng dao điện [1]. Thời gian phẫu thuật rút ngắn đồng nghĩa với việc bệnh nhân cso thời gian gây mê ngắn hơn, nhờ đó giảm được nguy cơ bị các tác dụng phụ của thuốc mê cũng như tỉ lệ tai biến gây mê.

Theo các nghiên cứu thì khi cắt amidan ở những bệnh nhân trên 35 tuổi, do thời gian viêm kéo dài dẫn đến sự xơ hóa và tăng sinh mạch máu nên thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài hơn [2]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy nhóm từ 35 tuổi trở xuống có tỉ lệ thời gian phẫu thuật ngắn dưới 5 phút cao hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân trên 35 tuổi.

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Khi sử dụng dao ligasure, do đặc điểm của dao là cầm máu chủ động rồi mới tiến hành cắt mô nên bệnh nhân phẫu thuật mất máu rất ít hoặc gần như không chảy máu. Biến chứng sau phẫu thuật cắt amiđan hay gặp nhất là chảy máu do bong giả mạc.

Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp 5/368 ca (chiếm 1,37%) chảy máu. Không có ca nào chảy máu sớm trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, không có ca nào bị nhiễm trùng vết mổ.

Bệnh nhân thường đau nhất vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật, sau đó mức độ đau giảm dần và đến ngày thứ 7 thì gần như không còn đau. Trong nghiên cứu này, ở ngày đầu tiên là ngày đau nhất thì chúng tôi nhận thấy bệnh nhân cũng chỉ đau ở mức độ trung bình – nhẹ, tương đương với một đợt viêm amiđan cấp.

Khi làm giải phẫu bệnh trên mô amidan cắt ra để so sánh với những trường hợp khác phẫu thuật bằng dao điện đơn cực hay

bipolar là hai loại dao được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam thì chúng tôi nhận thấy diện cắt mô bằng dao ligasure có độ bỏng thấp nhất. Điều này giải thích tại sao tỉ lệ chảy máu muộn và mức độ đau sau mổ ở những bệnh nhân cắt bằng dao ligasure lại thấp hơn so với các nghiên cứu khác trước đây.

V. KẾT LUẬN

Cắt amiđan bằng dao ligasure có thời gian phẫu thuật rất ngắn, lượng máu mất trong phẫu thuật không đáng kể, cảm giác đau sau phẫu thuật ít. Tỉ lệ biến chứng sau mổ thấp.

Với những ưu điểm trên, chúng tôi thấy đây là một phương tiện có hiệu quả tốt cho phẫu thuật cắt amiđan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Đình Hoa, Nguyễn Đình Bảng (2004),

“Đánh giá kết quả kỹ thuật cắt amiđan bằng đông điện lưỡng cực (bipolar) ở trẻ em”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 8, phụ bản số 1 - 2004

2. Akkielah-A, Kanlan-A, Kenyon-GS (1997),

“ Diathermy tonsillectomy: comparision of morbidity following Bipolar and Monopolar microdissection needle excision “, J-I JLaryngol-Otol 1997 Aug, III (8): 735-8 3. American Academy of Otolaryngology

Head and Neck Surg (2002), “Cold steel tonsillectomies produce less postoperative pain ; Electrodissection sherters operating time and bleeding “, www.entnet.org

4. Back-L, Paloheimo-M, Ylikoshi- J (2001), Traditional Tonsillectomy compared with Bipolar Radiofrequency, Thermal Ablation Tonsillectomy in Adult: A pilot study “, Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 2001; 127:

1106-1112

(7)

5. Karni, R., Attner (2018), P. A prospective, multi-center, single arm, non-comparative pilot study of BiZactTM on adults undergoing tonsillectomy. Data on file. Study sponsored by Medtronic. ClinicalTrials.gov Identifier:

NCT02876575; 2018.

6. Lee SW, Jeon SS, Lee JD, Lee JY, Kim SC, Koh YW (2008). A comparison of postoperative pain and complications in tonsillectomy using BiClampTM* forceps and electrocautery tonsillectomy. Otolaryngol Head Neck Surg. 2008;139(2):228-234.

7. Lachanas VA, Prokopakis EP, Bourolias CA, et al (2005). LigaSureTM versus cold knife tonsillectomy. Laryngoscope.

2005;115(9):1591–1594.

8. Omrani M, Barati B, Omidifar N, Okhovvat AR, Hashemi SA (2012).

CoblationTM* versus traditional tonsillectomy: A double blind randomized controlled trial. J Res Med Sci.

2012;17(1):45-50.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Diện tích sử dụng phòng chức năng khu phụ trợ được quy định trong Bảng 4 Bảng 4.. Diện tích của các khu vực Khoa Phẫu thuật theo từng quy mô của bệnh viện đa khoa

Luận án đưa ra được kết quả của phẫu thuật cắt dịch kính 23G điều trị 3 hình thái bệnh lý dịch kính võng mạc về giải phẫu (độ trong của các môi trường nội nhãn, mức độ

Bệnh nhân có tiền sử tạo hình niệu quản phải sau tĩnh mạch chủ, bệnh nhân được điều trị nhiễm khuẫn tiết niệu theo kháng sinh đồ và phẫu thuật mở cắt đoạn xơ hẹp

Phẫu thuật viên chính đứng bên trái ngang mức hông trái bệnh nhân, phụ mổ đứng dưới phẫu thuật viên, bàn mổ để dưới chân bệnh nhân, dụng cụ viên đứng bên phải

Kỹ thuật Koyanagi là kỹ thuật phức tạp mổ 1 thì điều trị bệnh LTLT với việc niệu đạo mới là vạt có cuống tạo bởi niêm mạc bao qui đầu và máng niệu đạo.. Nghiên cứu mô

Bàn luận Nghiên cứu tiến cứu trên 3757 bệnh nhân phẫu thuật sạch và sạch nhiễm có sử dụng kháng sinh dự phòng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020, chúng tôi thu được kết quả đánh giá về

Đánh giá kết quả của miệng nối bên tận sau phẫu thuật cắt trước thấp điều trị ung thư trực tràng Evaluating effect after side-to-end anastomosis in low anterior resection for rectal

KẾT LUẬN Phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến cận giáp là biện pháp điều trị hiệu quả cường cận giáp thứ phát kháng trị nội khoa ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ, giúp giảm nồng độ PTH, giảm