• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA DO BÔI CORTICOID (TINEA INCOGNITO) BẰNG ITRACONAZOLE TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2017-2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA DO BÔI CORTICOID (TINEA INCOGNITO) BẰNG ITRACONAZOLE TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2017-2018"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA DO BÔI CORTICOID (TINEA INCOGNITO) BẰNG ITRACONAZOLE

TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2017-2018

Hồ Minh Chánh, Nguyễn Thị Thúy Liễu, Nguyễn Thị Thùy Trang, Huỳnh Văn Bá* Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

*Email: hvba@ctump.edu.vn TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Nấm da là bệnh ở mô keratin như da, tóc, móng,..do vi nấm gây ra và ở bệnh nhân sử dụng corticoid bôi làm thay đổi hình thái lâm sàng đưa đến việc khó khăn trong chẩn đoán. Vì vậy, nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị bệnh nhân nấm da do bôi corticoid là điều thật sự cần thiết. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị bệnh nấm da dermatophytes bằng uống itraconazol. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 246 bệnh nhân nhiễm nấm da đến khám tại bệnh viện Da Liễu Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ nhiễm nấm da do bôi corticoid là 95,1%. Các dạng lâm sàng được xác định thường gặp là nấm bẹn (18,3%), nấm mặt (11,8%), còn lại là nấm thân (5,7%), nấm chân (4,5%), nấm bàn tay (4,5%), 36,2% trường hợp có >2 tổn thương trên cơ thể. Kết quả điều trị bằng uống itraconazol sau 2 tuần khỏi 13,4%, giảm 55,3%, không đáp ứng 31,3%; sau 4 tuần điều trị kết quả khỏi bệnh (100%). Kết luận: Bệnh nhân nhiễm nấm có bôi corticoid chiếm 95,1% với hình thái lâm sàng không điển hình và thuốc kháng nấm itraconazol tỏ ra khá hiệu quả trong điều trị bệnh, ít tác dụng phụ xứng đáng là lựa chọn đầu tay của các nhà lâm sàng.

Từ khóa: nấm da, corticoid bôi

ABSTRACT

THE CLINICAL FEATURES AND TREATMENT RESULT OF ERMATOPHYTE INFECTION IN PATIENT USING CORTICOSTEROID

BY ITRACONAZOLE AT CAN THO HOSPITAL OF DERMATO - VENEREOLOGY IN 2017-2018

Ho Minh Chanh, Nguyen Thi Thuy Lieu, Nguyen Thi Thuy Trang, Huynh Van Ba Cantho University of Medicine and Pharmacy Background: dermatophyte infection (fungi) is a kind of keratin tissue disease such as skin, hair or nail,.... The disease is changed clinical features in patients using topical corticosteroid which is called tinea incognito. It’s difficult for doctor to give exactly diagnosis and treatment. Therefore, this study is extremely necessary. Objectives: to describe the clinical features and outcomes of dermatophytes treated with oral itraconazole. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study was carried out on 246 patients with fungal skin infection at Can Tho Hospital of Dermato- venereology. Results: The incidence of fungal skin infections caused by corticosteroids is 95,1%. The most common types of clinical forms are tinea cruis (18,3%), tinea facial (11,8%), tinea corporis (5,7%), tinea pedis (4,5%) and tinea manuum (4,5%). 36,2% of cases have more two lesions on the body. The results of treatment with oral itraconazole after 2 weeks have 13,4% recovery, 55,3%

decreas, 31,3% no response and 100% recovery after 4 weeks. Conclusions: 95,1% patients get tinea incognito with atypical clinical manifestations. Itraconazole proved to be quite effective in treating the disease and has few adverse effects.

Keywords: fungi, topical corticosteroid

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh nấm da là bệnh nhiễm nấm ở mô keratin hóa như da, lông, tóc, móng...do một nhóm vi nấm ưa chất keratin gây nên, không ảnh hưởng đến tính mạng của con người nhưng khi bị nhiễm nấm, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, lao động [6]. Trên thế giới, theo ước tính có ít nhất từ 10-20% dân số có thể bị mắc bệnh nấm da[4]. Tại Việt Nam một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm da trong cộng đồng ở các điểm khác nhau dao động từ 5-40% [8], tại bệnh viện Da liễu Trung Ương từ 2007 đến năm 2009 có 71,1% bệnh nhân soi tươi tìm nấm có kết quả dương tính, bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ và tập trung chủ yếu ở vùng mặt cổ và sau đó là các kẽ, thân mình và các

(2)

chi [6], [7]. Có rất nhiều dạng lâm sàng của nấm da, từ những dạng điển hình cho đến các dạng không điển hình do việc lạm dụng corticoid bôi gây nên, hình thái lâm sàng thay đổi đưa đến sai lầm trong chẩn đoán. Đa số các khuyến cáo cần làm xét nghiệm kiểm tra sự xuất hiện của nấm trước khi đưa ra các biện pháp điều trị kháng nấm bởi vì chẩn đoán nấm trên lâm sàng có thể không chính xác. Việc chẩn đoán nhầm có thể dẫn đến việc điều trị với corticoid không đúng và điều này làm cho tỉ lệ nhiễm nấm da do bôi corticoid ngày càng tăng cao, bệnh trở nên khó chẩn đoán và điều trị. hính vì chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “ đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị bệnh nấm da do do bôi corticoid (tinea incognito) bằng itraconazole tại bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2017-2018” là thật sự cần thiết với mục tiêu cụ thể sau:

mô tả đặc điểm lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị bệnh nấm da Dermatophyte bằng itraconazol đường uống.

II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Những bệnh nhân nấm da đến khám điều trị tại bệnh viện Da liễu Cần Thơ.

- Tiêu chuẩn chọn mẫu

Thương tổn cơ bản: là những dát đỏ hoặc hồng, có hình tròn hay bầu dục, ranh giới không rõ, có bờ viền trên bờ viền có mụn nước, vảy khô, bờ đa cung. Ngứa tại tổn thương và tăng lên khi ra mồ hôi.

+ Triệu chứng cận lâm sàng: soi nấm từ vảy da tại thương tổn có sợi nấm.

Đồng tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ

ệnh nhân nữ có thai, có định mang thai và đang cho con bú.

ệnh nhân nhiễm và các bệnh làm suy giảm miễn dịch khác.

ị ứng với intraconazol ó bệnh l về gan, thận.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2017 đến 11/2017 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích - Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

+ Cỡ mẫu: Theo công thức ước lượng một tỷ lệ:

n =

Trong đó:

n= cỡ mẫu nghiên cứu Z= trị số phân phối chuẩn

α = Mức nghĩa thống kê, với độ tin cậy = 95%, α = 0,05, ta có Z (1 - α/2) = 1,96

p = tỷ lệ nhiễm nấm, theo Phạm Huy Hoàng (2015) thấy có 80% bệnh nhân nấm da (p=0,8).

d: sai số cho phép (d= 0,05). Cỡ mẫu tối thiểu cần có là n = 246 bệnh nhân.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn tất cả bệnh nhân nấm da đến khám tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ trong thời gian nghiên cứu. Sau đó tiến hành khai thác tiền sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán xác định nấm da do sử dụng corticoid.

- Nội dung nghiên cứu: đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi sống), tỷ lệ nhiễm nấm da do bôi corticoid, thời gian mắc bệnh, hoạt chất corticoid đã sử dụng, thời gian dùng thuốc, đặc điểm lâm sàng, soi tươi tìm nấm, kết quả điêu trị bằng itraconazole.

- Cách sử thuốc itraconazol: uống itraconazol 100mg, mỗi ngày 2 lần trong 4 tuần.

- Đánh giá kết quả điều trị nấm da bằng itraconazole uống sau 4 tuần, 6 tuần: theo Avner Shemer M (năm 2008) đánh giá dựa trên các tiêu chí về ngứa, bỏng rát, đỏ da, vảy da, mức độ tổn thương, diện tích tổn thương, xét nghiệm nấm.

(3)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Dạng lâm sàng của nấm da do bôi corticoid

Dạng lâm sàng n (%)

Nấm mặt 29 11,8%

Nấm thân 14 5,7%

Nấm chân 11 4,5%

Nấm bẹn 45 18,3%

Nấm bàn tay 11 4,5%

Dạng lâm sàng khác 136 55,3%

Nhận xét: các dạng lâm sàng được xác định thường gặp là nấm bẹn (18,3%), nấm mặt (11,8%), còn lại là nấm thân (5,7%), nấm chân (4,5%), nấm bàn tay (4,5%).

Bảng 2. Tiền sử bôi corticoid (n=246)

Tiền sử bôi corticoid Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Không 12 4,9%

234 95,1%

Nhận xét: trong 246 bệnh nhân nấm da được ghi nhận, có đến 234 (95,1%) trường hợp có sử dụng corticoid bôi trước đó.

Bảng 3. Hoạt chất corticoid đã được sử dụng

Hoạt chất corticoid đã đƣợc sử dụng Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Dexamethasone 0 0%

Prednisolone 15 6,1%

Betamethasone 60 24,4%

Fluocinolone 15 6,1%

Clobetasone 1 0,4%

Không rõ 155 63,0%

Nhận xét: trong các hoạt chất corticoid được xác định, Betamethasone chiếm tỉ lệ cao nhất (24,4%).

Bảng 4. Kết quả điều trị

Kết quả Khỏi % Giảm % Không đáp ứng %

Sau 2 tuần 13,4% 55,3%% 31,3%

Sau 4 tuần 100% 0% 0%

Nhận xét: kết quả điều trị được ghi nhận sau 2 tuần là khỏi (13,4%), giảm (55,3%), không đáp ứng (31,3%); sau 4 tuần điều trị, kết quả khỏi bệnh (100%).

Bảng 5. Tác dụng phụ của thuốc itraconazol

Tác dụng phụ của thuốc uống n %

Buồn nôn 18 7,3%

Mày đay 0 0%

Ngứa 0 0%

Phát ban trên da 0 0%

Tăng men gan 0 0%

Triệu chứng khác 0 0%

Không triệu chứng 228 92,7%

Tổng 246 100%

Nhận xét: về tác dụng phụ khi sử dụng thuốc toàn thân, phần lớn không có tác dụng phụ nào được ghi nhận (92,7%), chỉ có 7,3% trường hợp có cảm giác buồn nôn.

IV. BÀN LUẬN

Các dạng lâm sàng được xác định thường gặp là nấm bẹn (18,3%), nấm mặt (11,8%), còn lại là nấm thân (5,7%), nấm chân (4,5%), nấm bàn tay (4,5%). So sánh với một số nghiên cứu khác, cho thấy: nghiên cứu của Trần Thị Tố Nhi (2016): nấm bẹn chiếm tỉ lệ 12.50%.

Nghiên cứu của Đoàn ăn ùng (2002): tỉ lệ nấm bẹn là 21.14%, của Trần Liên ương là

(4)

(22.70%), của Goh CL (singapore) là (22%), của Nguyễn Thị Kim Dung (2007) là (36%).

Tuy kết quả của các nghiên cứu có khác nhau nhưng tất cả đều thấy rằng đây là vị trí tổn thương hay gặp. Rất có thể tỷ lệ nấm da hay gặp ở những vị trí này là do khe kẽ cơ thể có độ pH là từ 6-6.8 cao hơn các vùng da khác (độ pH từ 5-5.5), hoặc các vị trí ẩm ướt khác như lưng quần, vùng dưới nếp vú, ở các ngấn bụng, quần áo thấm mồ hôi hơn các vị trí khác nên độ pH của da trở lên kiềm hoá. Mặt khác các vị trí đó ẩm ướt làm cho lớp sừng trở lên lỏng lẻo, trương lên tất cả các điều kiện này đều rất thuận lợi cho sự phát triển của nấm da.

Trong 246 bệnh nhân nấm da được ghi nhận, có đến 234 (95,1%) trường hợp có sử dụng corticoid bôi trước đó.

Trong các hoạt chất corticoid được xác định, Betamethasone chiếm tỉ lệ cao nhất (24,4%). Đây là một vấn đề đáng được quan tâm trong nghiên cứu, rằng các thành phần có chứa etamethasone được các bệnh nhân mắc bệnh vi nấm sử dụng nhiều nhất. Silkron cream (người dân thường quen gọi kem bảy màu). Trong thành phần có chứa betamethasone dipropionate, được chỉ định trong điều trị các bệnh da do dị ứng. Kem bảy màu được bán tại các nhà thuốc với mục đích điều trị, đúng ra phải bán theo chỉ định của thầy thuốc. Tuy nhiên, loại thuốc này đã bị lạm dụng quá tùy tiện, chủ nhà thuốc tự ý bán thuốc không theo toa, người dân mua thuốc không cần quan tâm đến những tác hại có thể xảy ra khi sử dụng không đúng chỉ định, không đúng liều lượng và cách sử dụng. Nhiều người đã tự ý sử dụng kem bảy màu như một loại thuốc để trị rất nhiều bệnh da và thậm chí để dưỡng trắng ở những vùng da có nhu cầu trên cơ thể. Kết quả ban đầu luôn được cảm nhận với kết quả đáp ứng nhanh, chính vì betamethasone dipropionate được xếp vào nhóm cực mạnh, thường mang lại kết quả nhanh chóng trong thời gian đầu sử dụng, nên nhiều chị em lại thích sử dụng và những tác dụng không mong muốn xảy ra sau đó cũng sẽ trầm trọng hơn, trong đó có sự xuất hiện tình trạng bội nhiễm vi nấm.

Kết quả điều trị được ghi nhận sau 2 tuần là khỏi (13,4%), giảm (55,3%), không đáp ứng (31,3%); sau 4 tuần điều trị, kết quả khỏi bệnh (100%). So sánh với một số nghiên cứu khác: nghiên cứu của Trần Thị Tố Nhi (2016): sau 2 tuần điều trị với Itraconazol có 36/64 bệnh nhân khỏi (56.25%), có 27 bệnh nhân đỡ (42.19%), có 1 bệnh nhân không kết quả (1.56%). Trường hợp điều trị không kết quả là nấm bẹn 2 bên mức độ trung bình. Nghiên cứu của Phạm Hoàng Khâm, Nguyễn ăn Thế (2012) : kết quả khỏi (54.29%), đỡ (37.14%), không kết quả (8.71%).

Trong 246 trường hợp được điều trị bằng thuốc bôi, phần lớn không có tác dụng phụ nào được ghi nhận (93,9%), chỉ có 4,1% ngứa và 2% đỏ da. Về tác dụng phụ khi sử dụng thuốc toàn thân, phần lớn không có tác dụng phụ nào được ghi nhận (92,7%), chỉ có 7,3% trường hợp có cảm giác buồn nôn. Tương tự với kết quả nghiên cứu của Nghiên cứu của Trần Thị Tố Nhi (2016): không ghi nhận được trường hợp nào có tác dụng phụ của thuốc.

V. KẾT LUẬN

Các dạng lâm sàng nấm da thường gặp là nấm bẹn (18,3%), nấm mặt (11,8%).

ó đến 95,1% trường hợp có sử dụng corticoid bôi trước đó. Trong các hoạt chất corticoid được xác định, Betamethasone chiếm cao nhất (24,4%).

Kết quả điều trị được ghi nhận sau 2 tuần: khỏi (13,4%), giảm (55,3%), không đáp ứng (31,3%); sau 4 tuần điều trị, kết quả khỏi bệnh (100%). Phần lớn không có tác dụng phụ nào được ghi nhận (92,7%), chỉ có 7,3% trường hợp có cảm giác buồn nôn khi sử dụng itraconazol.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh ăn á (2016),"Bài giảng bệnh da liễu-sau đại học", Bộ môn da liễu, Trường đại học Y ược Cần Thơ.

2. Bộ Y tế (2015),"bệnh da do nấm sợi", ướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.46-50.

3. Phạm uy oàng (2015), Đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan của nấm da trên bệnh nhân dùng Cortioid (Tinea Incognito) và hiệu quả điều trị bằng uống Itraconazol, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

(5)

4. Phan Hoa và Việt Hà (2011), Các bệnh da liễu thường gặp, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

5. Trần Thị Huyền (2016), "Bệnh nấm da sau bôi steroid (Tinea incognito)", http://www.dalieu.vn/tabid/466831/articleType/ArticleView/articleId/26455/BenhnamdasauboisteroidT ineaincognito.aspx.

6. Trần Hậu Khang (2014),” ệnh học da liễu”, Sách đào tạo sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Nguyễn Hứu Sáu và Quách Thị Hà Giang (2010), "Nghiên cứu tình hình, đặc điểm bệnh nấm nông và kết quả xét nghiệm soi nấm trực tiếp tại khoa xét nghiệm bệnh viện da liễu Trung ương", Tạp chí Y học thực hành, 9(732), tr. Tr. 8-11.

8. Nguyễn Quí Thái (2012), "Thực trạng bệnh nấm da tại một số địa phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc và những giải pháp chủ yếu phòng bệnh cho nhân dân", Da liễu học, 7, tr. tr. 67-72.

9. Alok Kumar Sahoo & Mahajan, R. (2016), "Management of tinea corporis, tinea cruris, and tinea pedis:

A comprehensive review", Indian Dermatol, 7 (2), pp. 77-86

10. 10. Josephine Dogo & Afegbua, S. L. (2016), "Prevalence of Tinea Capitis among School Children in Nok Community of Kaduna State, Nigeria", Journal of Pathogens, Article ID 9601717 6 pages.

11. Thomas P. Habif (2016), "A Color Guide to Diagnosis and Therapy", Clinical Dermatology.

12. William D. Jame, Dirk M. Elston & Timothy G. Berger (2016), "Clinical Dermatology", Andrews' Diseases of the skin.

(Ngày nhận bài: 21/10/2018- Ngày duyệt đăng: 16/03/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRIỆU CHỨNG ĂN UỐNG Ở NGƯỜI BỆNH GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN.. Nguyễn Thu Hà 1 , Trần Nguyễn

Mặc dù có ít các nghiên cứu về tỉ lệ trong cộng đồng nhưng lại có một s báo cáo về con s PCV trong nhóm bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch dựa

Xuất phát từ thực tiễn lâm sàng đó, cùng với mong muốn bên cạnh việc khảo sát các đặc điểm chung của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có rung nhĩ không mắc bệnh van

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định biến thể gen của HPV ở bệnh nhân Ung thư cổ tử cungI. Ung thư cổ tử

Bàn luận Bớt Ota là bệnh lý rối loạn sắc tố vùng mặt ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, đặc biệt với thể bớt Ota 2 bên thường gặp với biểu hiện lâm sàng diện tích rộng và màu sắc đậm gây ảnh

Đặc điểm lâm sàng viêm lợi trên bệnh nhân đeo mắc cài chỉnh nha Qua nghiên cứu trên 62 BN đeo mắc cài chỉnh nha có tình trạng viêm lợi được điều trị, chúng tôi bước đầu thu được một số

Kết luận Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh PET/CT ở 32 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ UTPKTBN giai đoạn sớm T1-T2aN0M0 trước khi xạ trị lập thể định vị

Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn giúp ích cho các bác sĩ lâm sàng trong sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có kháng sinh đồ trong điều trị áp xe gan do vi khuẩn, chúng