• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐẶC ĐIỂM ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN NĂM 2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "ĐẶC ĐIỂM ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN NĂM 2020"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẶC ĐIỂM ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH

CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN NĂM 2020

Lê Huy Thạch1, Lê Văn Thanh1, Đỗ Thùy Dung1, Ngô Văn Thắng1

TÓM TẮT

Mục tiêu: Kháng kháng sinh là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu và đe dọa khả năng điều trị các bệnh truyền nhiễm của chúng ta.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính, khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và sự đề kháng kháng sinh của chúng.

Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập dữ liệu về định danh vi khuẩn từ các loại bệnh phẩm và kết quả kháng sinh đồ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ tháng 1 đến tháng 10/2020.

Kết quả: Tổng cộng có 2609 mẫu bệnh phẩm khác nhau của bệnh nhân được chỉ định nuôi cấy và có 442 mẫu cho kết quả dương tính chiếm tỷ lệ chung là 16,9%. Vi khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ (68,8%) cao hơn so với vi khuẩn Gram dương (31,2%). Trong nhóm vi khuẩn Gram âm, thường gặp là E. coli (40,1%), Klebsiella spp.

(19,7%), Acinetobacter spp. (10,2%), A. baumannii (8,6%), P. aeruginasae (8,2%). Trong nhóm vi khuẩn Gram dương nổi trội là S. aureus (65,2%). Các vi khuẩn đường ruột đều kháng với các loại kháng sinh mức độ thấp hơn các trực khuẩn Gram âm không lên men đường. Không phát hiện chủng S.aureus kháng vancomycin, linezolid và teicoplanin.

Kết luận: Cần sử dụng kháng sinh hợp lý để hạn chế sự kháng thuốc của vi khuẩn.

Từ khóa: kháng kháng sinh, bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận

ABSTRACT

ANTIBIOTIC RESISTANCE CHARACTERISTICS OF COMMON PATHOGENOUS BACTERIA AT NINH THUAN PROVINCIAL GENERAL HOSPITAL 2020

Le Huy Thach, Le Van Thanh, Do Thuy Dung, Ngo Van Thang

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 178-185 Background: Antibiotic resistance is an important global public health challenge and threatens our ability to treat infectious diseases.

Objectives: Determine the rate of culture-positive bacteria, investigate distribution of common pathogenous bacteria and its antibiotic resistance.

Methods: A cross-sectional study, data of pathogenic bacteria and antibiogram results were collected at general hospital Ninh Thuan province from January to October 2020.

Results: A total of 2609 different patient samples were indicated for culture and 442 samples showed positive results, accounting for an overall rate of 16.9%. Gram-negative bacteria accounted for a higher proportion (68.8%) than Gram-positive bacteria (31.2%). In the group of Gram-negative bacteria, common is the E. coli (40.1%), Klebsiella spp. (19.7%), Acinetobacter spp. (10.2%), A. baumannii (8.6%), P. aeruginasae (8.2%). In the group of Gram-positive bacteria, S. aureus is the dominant (65.2%). The Enterobacteriacae was resistant to other antibiotics with low level than non-fermenting gram-negative bacilli. No strains of S. aureus

1Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận

(2)

resistant to vancomycin, linezolid and teicoplanin were detected.

Conclusions: A reasonable antibiotic use were needed to limit resistance of pathogenic bacteria.

Keywords: antibiotic resistance, Ninh thuan province general hospital

ĐẶT VẤN ĐỀ

Kháng kháng sinh (KKS) là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu và đe dọa khả năng điều trị các bệnh truyền nhiễm của chúng ta. Mỗi năm, thế giới có khoảng 700.000 người chết vì các bệnh liên quan đến KKS và ước tính đến năm 2050, số người chết vì KKS sẽ gần bằng với số người chết do ung thư và GDP quốc gia sẽ giảm từ 2- 3,5%, gây thiệt hại cho thế giới khoảng 100 nghìn tỷ đô la Mỹ(1).

Báo cáo của mạng lưới giám sát KKS ở châu Âu (2018) cho thấy Escherichia coli (E. coli) có sự gia tăng kháng cephalosporin thế hệ thứ 3 từ 14,2% (2014) lên 14,9% (2017) và tỷ lệ kháng thuốc nói chung ở Klebsiella pneumoniae (K.

pneumoniae) cao hơn so với E. coli(2). Mặc dù tình trạng kháng carbapenems vẫn còn hiếm gặp ở E.

coli, một số quốc gia đã báo cáo tỷ lệ kháng carbapenems trên 10% đối với K. pneumoniae.

Kháng carbapenems đã phổ biến ở Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa)Acinetobacter sp. với tỷ lệ cao hơn so với K. pneumoniae(2). Đối với Staphylococcus aureus (S. aureus), sự suy giảm các chủng MRSA, được báo cáo trong những năm trước vẫn tiếp tục trong năm 2017. Tỷ lệ MRSA ở các nước Liên Minh châu Âu giảm đáng kể từ 19,6% năm 2014 xuống 16,9% năm 2017. Tuy nhiên, MRSA vẫn là một mầm bệnh quan trọng, vì mức độ MRSA vẫn còn cao ở một số quốc gia, và sự kháng thuốc kết hợp với các nhóm KS khác là phổ biến(2).

Ở Việt Nam, hầu hết các bệnh viện (BV) đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn (VK) kháng với nhiều loại kháng sinh (KS) nghiêm trọng hơn so với châu Âu. Sự gia tăng các VK đa kháng trong bối cảnh nghiên cứu phát triển KS mới ngày càng hạn chế làm cho việc điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn ngày càng khó khăn và nguy cơ không còn KS để điều trị.

Để hạn chế vấn đề này, Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành Chương trình kế hoạch hành động, nhằm giải quyết tình trạng KKS và đã có nhiều quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam.

Tại bệnh viện (BV) Đa khoa Ninh Thuận trong vài năm gần đây cũng đã có các nghiên cứu về vấn đề KKS của vi khuẩn, tuy nhiên các nghiên cứu trước đây, chỉ đề cập đến tình trạng KKS chung của VK, chứ không chỉ ra được đó là VK gây bệnh hay không gây bệnh, cũng như chưa xác định được tỷ lệ nuôi cấy VK dương tính trên các loại bệnh phẩm (BP) khác nhau của BN. Xuất phát từ thực tiễn việc nghiên cứu sâu hơn về KKS tại BV Đa khoa Ninh Thuận, trên cơ sở đóng góp vào bản đồ KKS tại Việt Nam và làm cơ sở để BV xây dựng bổ dung, cập nhật phác đồ điều trị KS, đồng thời nâng cao kiến thức vi sinh lâm sàng cho nhân viên xét nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đặc điểm đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, năm 2020” với hai mục tiêu.

Mục tiêu

1. Xác định tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính và tác nhân vi khuẩn gây bệnh thường gặp phân lập tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận, năm 2020.

2. Mô tả một số đặc điểm kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp phân lập tại điểm nghiên cứu.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 442 chủng VK phân lập từ 2609 mẫu BP khác nhau như máu, mủ, đàm, nước tiểu, dịch vô trùng và phân của BN được chỉ định nuôi cấy từ tháng 1/2020 đến hết tháng 09/2020 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

Tiêu chuẩn chọn vào

Tất cả các vi khuẩn gây bệnh phân lập được

(3)

ở những bệnh phẩm khác nhau của BN được chỉ định nuôi cấy từ tháng 1/2020 đến hết tháng 09/2020.

Tiêu chuẩn loại ra

Các loại BP dương tính với VK không gây bệnh. Các VK giống nhau phân lập trên cùng 1 BN ở những BP khác. Các bệnh phẩm nuôi cấy dương tính đối với nấm Candida spp..

Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang.

Phương pháp thực hiện

Phân lập, định danh VK gây bệnh dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2017(3).

Biện luận kết quả kháng sinh đồ theo hướng dẫn của CLSI (Hoa kỳ) 2019. Thu nhập và nhập dữ liệu vào mẫu “Phiếu nghiên cứu’’ cho từng loại vi khuẩn.

Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được nhập bằng Excel, phân tích bằng R. Những số thống kê cần tính bao gồm:

Tần số; tỷ lệ % và khoảng tin cậy 95% các tỷ lệ nghiên cứu.

KẾT QUẢ

Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính và sự phân bố của vi khuẩn gây bệnh

Tổng cộng có 2609 mẫu BP khác nhau được chỉ định nuôi cấy và có 442 mẫu (16,9%) cho kết quả dương tính với VK gây bệnh.

Bảng 1: Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính từ các mẫu bệnh phẩm (N=2609)

Bệnh phẩm Số xét nghiệm Số dương Tỷ lệ % KTC95%

Máu 1511 101 6,7 5,5 - 8,1

Mủ 326 188 57,7 52,1 - 63,1

Bệnh phẩm đường hô hấp 279 96 34,4 29,0 - 40,3

Nước tiểu 234 51 21,8 16,8 - 27,7

Dịch vô trùng 162 6 3,7 1,5 - 8,2

Phân 97 0 0,0 0,0 - 4,7

Tổng 2609 442 16,9 15,5 - 18,4

Bảng 2: Tỷ lệ các vi khuẩn gây bệnh phân lập từ các mẫu bệnh phẩm lâm sàng

Tên vi khuẩn Tần số % KTC95%

Vi khuẩn gram âm 304 68,8 64,2 - 73,0

Escherichia coli 122 40,1 34,6 - 46,0

Klebsiella spp. 60 19,7 15,5 - 24,7

Acinetobacter spp. 31 10,2 7,1 - 14,3

Acinetobacter baumannii 26 8,6 5,8 - 12,4

Pseudomonas aeruginasae 25 8,2 5,5 - 12,0

Klebsiella pneumoniae 18 5,9 3,6 - 9,3

Proteus spp 14 4,6 2,6 - 7,8

Pseudomonas spp. 6 2,0 0,8 – 4,4

Burkhoderia cepacia 2 0,7 0,1 - 2,6

Vi khuẩn gram dương 138 31,2 27,0 - 35,8

Staphylococcus aureus 90 65,2 56,6 - 73,0

Staphylococcus coagulase (-) 33 23,9 17,2 - 32,1

Enterococcus spp. 9 6,5 3,2 - 12,4

Streptococcus spp. 5 3,6 1,3 - 8,7

Streptococcus pneumoniae 1 0,7 0,03 - 4,5

Bảng 3: Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh phân lập ở bệnh phẩm máu (n=101)

Nhóm VK Tên vi khuẩn Tần số % KTC95%

VK Gram âm (n=70)

Escherichia coli 32 45,7 33,9 - 58,0

Klebsiella spp. 18 25,7 16,3 - 37,8

Acinetobacter baumannii 8 11,4 5,4 - 21,8

(4)

Nhóm VK Tên vi khuẩn Tần số % KTC95%

Pseudomonas aeruginasae 5 7,1 2,6 - 16,6

Acinetobacter spp. 2 2,9 0,50 - 10,9

Pseudomonas spp. 2 2,9 0,50 - 10,9

Burkhoderia cepacia 2 2,9 0,50 - 10,9

Proteus spp. 1 1,4 0,07 - 8,8

VK Gram dương (n=31)

Staphylococcus aureus 15 48,4 30,5 - 66,6 Staphylococcus coagulase (-) 10 32,3 17,3 - 51,5

Enterococcus spp. 3 9,7 2,5 – 26,9

Streptococcus spp. 2 6,5 1,1 - 22,8

Streptococcus pneumoniae 1 3,2 0,2 - 18,5

Bảng 4: Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh phân lập ở bệnh phẩm mủ (n=188)

Nhóm VK Tên vi khuẩn Tần số % KTC95%

VK Gram âm (n=95)

Escherichia coli 39 41,1 31,2 - 51,6

Klebsiella spp. 21 22,1 14,5 - 32,0

Pseudomonas aeruginasae 12 12,6 7,0 - 21,4

Klebsiella pneumoniae 8 8,4 4,0 - 16,4

Proteus spp. 6 6,3 2,6 - 13,8

Acinetobacter spp. 5 5,3 1,9 - 12,4

Pseudomonas spp. 3 3,2 0,8 - 9,6

Acinetobacter baumannii 1 1,1 0,05 - 6,6 VK Gram dương (n=93)

Staphylococcus aureus 67 72,0 61,6 - 80,6 Staphylococcus coagulase (-) 21 22,6 14,8 - 32,6

Enterococcus spp. 5 5,4 1,9 - 12,7

Bảng 5: Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh phân lập ở bệnh phẩm đàm (n=96)

Nhóm VK Tên vi khuẩn Tần số % KTC95%

VK Gram âm(n=86)

Acinetobacter spp. 21 24,4 16,1 - 35,1

Klebsiella spp. 19 22,1 14,1 - 32,6

Acinetobacter baumannii 17 19,8 12,2 - 30,0

Escherichia coli 11 12,8 6,9 - 21,1

Klebsiella pneumoniae 10 11,6 6,0 - 20,8

Pseudomonas aeruginasae 6 7,0 2,9 - 15,1

Pseudomonas spp. 1 1,2 0,06 - 7,2

Proteus spp. 1 1,2 0,06 - 7,2

VK Gram dương (n=10)

Staphylococcus aureus 8 80,0 44,2 - 96,4 Staphylococcus coagulase (-) 1 10,0 0,5 - 45,9

Enterococcus spp. 1 10,0 0,5 - 45,9

Bảng 6: Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh phân lập ở bệnh phẩm nước tiểu (n=51)

Tên vi khuẩn Tần số % KTC95%

Vi khuẩn Gram âm 51 100,0 91,3 - 100,0

Escherichia coli 38 74,5 60,1 - 85,2

Proteus spp. 6 11,8 4,9 - 24,5

Acinetobacter spp. 3 5,9 1,5 - 17,2

Klebsiella spp. 2 3,9 0,7 - 14,6

Pseudomonas aeruginasae 2 3,9 0,7 - 14,6

(5)

Đặc điểm kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp Bảng 7: Tỷ lệ kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram âm gây bệnh thường gặp

Kháng sinh E. coli (n=108) Klebsiella spp. (n=71) Acinetobacter spp. (n=49) P. aeruginosae (n=24) Kháng % kháng Kháng % kháng Kháng % kháng Kháng % kháng

Ampicillin 92 97,9 62 96,9

Bactrim 97 92,4 47 85,5

Cefuroxime 87 88,8 22 34,9

Cefotaxime 81 79,4 19 28,8 14 77,8

Ciprofloxacin 29 76,3 6 22,2 33 76,7 6 26,1

Ceftriaxone 80 75,5 22 32,4 42 85,7

Levofloxacin 74 74,0 10 16,1 39 84,8 6 27,3

Tetracyclin 32 71,1 11 28,9

Ceftazidime 67 62,6 14 20,6 40 83,3 4 17,4

Cefepime 54 51,9 10 15,4 40 81,6 2 8,7

Tobramycin 25 49,0 5 20,8

Gentamycin 50 48,5 11 17,2 35 83,3 4 16,7

Ampicillin+Sulbactam 10 9,5 9 13,4 10 23,8

Amikacin 9 9,2 1 1,6 20 58,8 3 13,0

Piperacillin+Tazobactam 5 4,7 6 9,0 29 70,7 0 0,0

Meropenem 3 2,8 1 1,6 30 73,2 3 13,0

Imipenem 0 0,0 1 1,6 35 71,4 2 8,7

Doxycyclin 13 34,2

Bảng 8: Tỷ lệ kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram dương gây bệnh thường gặp

Kháng sinh

S. aureus (n=82) Sta. coagulase (-) (n=30) Số đĩa

KS đặt Số kháng

% kháng

Số đĩa KS đặt

Số kháng

% kháng Penicillin 81 78 96,3 30 30 100,0 Erythromycin 81 74 91,4 29 18 62,1 Azithromycin 78 71 91,0 29 15 51,7 Clindamycin 81 72 88,9 29 13 44,8 Oxacillin 82 58 70,7 29 19 65,5 Tetracyclin 78 42 53,8 28 9 32,1 Gentamycin 80 30 37,5 25 13 52,0 Ciprofloxacin 78 26 33,3 29 15 51,7 Levofloxacin 75 24 32,0 19 9 47,4 Doxycyclin 78 20 25,6 29 3 10,3 Teicoplanin 82 0 0,0 30 0 0,0

Linezolid 82 0 0,0 30 0 0,0

Vancomycin* 0 0,0 0 0,0

*Kháng sinh đồ Vancomycin thực hiện bằng phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)

BÀN LUẬN

Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính và sự phân bố của vi khuẩn gây bệnh

Qua nuôi cấy phân lập VK, kết quả cho thấy tỷ lệ (+) chung với VK là 16,9%. Trong đó, tỷ lệ

(+) cao nhất là BP mủ (57,7%) và thấp nhất lần lượt là BP máu (6,7%), dịch vô trùng (3,7%), không phát hiện các VK gây bệnh (0,0%) trong các mẫu phân. Nghiên cứu tại BV Đại học Y dược TP. HCM, tỷ lệ nuôi cấy VK (+) chung là 39,56%, trong đó, cấy mủ (+) chiếm 59,57%, cấy phân cũng có tỷ lệ 0,0%(4). Alnami cấy máu (+) là 8,71%(5). Khanam cấy mủ (+) là 61,8%(6). Huang cấy đàm (+) là 22,5%(7). Kiều Chí Thanh, tỷ lệ cấy nước tiểu (+) chiếm 27,5%(8), tương tự với chúng tôi (21,8%).

Hiện nay, VK Gram âm là các tác nhân gây bệnh hay gặp nhất, đặc biệt là các trực khuẩn đường ruột (E. coli, K. pneumonia, Enterobacter...) có vai trò gây bệnh quan trọng. Kết quả của chúng tôi phù hợp với báo cáo sử dụng KS và KKS tại 15 bệnh viện Việt Nam của Bộ Y tế, VK Gram âm chiếm đa số (78,5%), VK đường ruột chủ yếu là E. coliKlebsiella. Hai loại VK Gram âm không lên men đường thường gặp là P.

(6)

aeruginosaAcinetobacter spp.. S. aureus là vi khuẩn Gram dương thường gặp nhất(9).

Đặc điểm kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp

Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột thường gặp

Kết quả nghiên cứu cho thấy E. coli có tỷ lệ kháng rất cao với cephalosporin thế hệ 3. Vấn đề này luôn được quan tâm vì đây là nhóm KS đường tiêm được sử dụng nhiều trong BV. Tỷ lệ kháng cephalosporin thế hệ 3 khác nhau giữa các khu vực trên thế giới, cao nhất ở Đông Nam Á (20-61%) và thấp hơn ở Châu âu (3-43%)(10). Carbapenem được lựa chọn để điều trị các chủng kháng cephalosporin thế hệ 3. Mặc dù một số nơi đã báo cáo tỷ lệ E. coli kháng với carbapenem, tuy nhiên tại BV Ninh Thuận tỷ lệ này rất thấp (2,8% kháng meropenem), tương tự với Cao Minh Nga, E. coli kháng thấp với amikacin (10,45%), meropenem (4,73%) và imipenem (0,0%), kháng cao với levofloxacin (67,57%) và cephalosporin thế hệ 3 (cefotaxime, ceftriaxone) lần lượt là 58,56% và 60,22%(4).

Klebsiella spp. trong thời gian gần đây đã nổi lên với khả năng kháng với nhiều loại KS, kể cả carbapenem. Rất may mắn, tại BV Ninh Thuận, tỷ lệ KKS của chúng thấp hơn so với E. coli.

Trương Anh Dũng, Klebsiella spp. có tỷ lệ đề kháng với cephalosporin thế hệ 3 thấp hơn so với E. coli, đề kháng với ceftriaxone, cefotaxime và ceftazidime lần lượt là 29%, 31% và 26%. Đề kháng với imipenem là 0,0% và meropenem là 1,0%(11). Tương tự, tại BV Đa khoa khu vực Củ Chi, Klebsiella spp. đề kháng thấp với imipenem (7%) và meropenem (4,0%)(12). Giống với imipenem và meropenem, Klebsiella spp. cũng đề kháng thấp với amikacin, tương tự với các nghiên cứu trong nước(4,11,12).

Tỷ lệ kháng kháng sinh của các vi khuẩn không lên men đường thường gặp

Các VK không lên men đường như Acinetobacter spp., P. aeruginosa đã trở nên bất trị, đặc biệt là Acinetobacter spp. Mai Nguyệt Thu

Huyền, Acinetobacter spp. đề kháng với imipenem và meropenem là 66,7% và 67,4%, kháng với cephalosporin thế hệ 3 với tỷ lệ trên 70%, kháng với ciprofloxacin và levofloxacin là 72,2% và 66,1%. Đề kháng thấp với ampicillin+sulbactam (32,4%) và doxycyclin (30,8%)(13). Tại BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, Lê Huy Thạch (2019) cho thấy A. baumannii đề kháng 100% với các loại KS như ceftazidime, cefotaxime, gentamycin, cefepime, kháng trên 90% với ceftriaxone, imipenem, amikacin, ciprofloxacin, bactrim và levofloxacin, kháng với ampicillin+sulbactam (47,3%) và doxycyclin (30,3%)(14). Với những kết quả nêu trên, có thể thấy rằng mô hình đề kháng kháng sinh của Acinetobacter spp. tại BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cũng tương tự các BV khác trong nước.

Trước đây, P. aeruginosae được biết đến như là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện hàng đầu và khả năng đề kháng cao với carbapenem.

Kết quả nghiên cứu cho thấy P. aeruginosae đề kháng thấp với carbapenem (imipenem 8,7%, meropenem 13,0%), kháng amikacin và gentamycin là 13,0% và 16,7%, kháng với ciprofloxacin và levofloxacin là 26,1% và 27,3%.

Nhóm cephalosporin thế hệ 3 đại diện là ceftazidime cũng có tỷ lệ đề kháng thấp (17,4%).

Tại BV Phạm Ngọc Thạch, P. aeruginosae kháng imipenem là 27,9%, meropenem 29,3%, kháng ceftazidime là 34,6%, kháng amikacin và gentamycin là 20,6% và 30,7%, kháng ciprofloxacin và levofloxacin là 33,4% và 36,8%(13), tương tự với kết quả của chúng tôi.

Tỷ lệ kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram dương thường gặp

Tại Việt Nam, tỷ lệ MRSA khác nhau giữa các BV. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ MRSA là 70,7%, tương tự Lê Huy Thạch, MRSA dao động từ 65,9% đến 69,89%(15,16) và tại BV Phạm Ngọc Thạch (2018), MRSA chiếm 80,5%(13). Tỷ lệ MRSA tăng cao đòi hỏi phải thay đổi chỉ định các KS nhóm B và nhóm C. Các KS nhóm B và nhóm C khuyến cáo thì đắt hơn và cần theo dõi sát hơn trong quá trình điều trị cũng đồng

(7)

nghĩa là tỷ lệ tử vong do MRSA tăng cao hơn và gánh nặng chi phí điều trị cũng nặng nề hơn.

Erythromycin, clindamycin là những KS được chỉ định thay thế khi bệnh nhân bị dị ứng với beta-lactam. Tuy nhiên, đã có một tỷ lệ lớn MRSA là đa kháng với gentamicin, erythromycin, ciprofloxacin, làm cho việc điều trị gặp hết sức khó khăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các KS báo cáo nhóm A, S. aureus có tỷ lệ kháng cao với erythromycin (91,4%), clindamycin (88,9%). Chưa có chủng kháng vancomycin (0%) và linezolid (0%).

Ciprofloxacin là KS thuộc nhóm báo cáo C với tỷ lệ kháng 33,3%, gentamicin kháng 37,5%.

Staphylococcus coagulase negative một VK thuộc nhóm cầu khuẩn Gram dương cùng nhóm với S. aureus. Trước đây được xem là VK không gây bệnh, nhưng hiện nay đã nổi lên là một trong những vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết bệnh viện. Tuy nhiên, so với S. aureus, Staphylococcus coagulase negative đề kháng với KS thấp hơn. Kết quả nghiên cứu của Singh (2016), cho thấy một tỷ lệ cao đề kháng với các KS không phải β-lactam bao gồm clindamycin (69,4%), erythromycin (62,7%), ciprofloxacin (45,7%) và cotrimoxazole (40,7%). Tất cả các dòng phân lập đều nhạy với vancomycin, teicoplanin và linezolid(17).

KẾT LUẬN

Tỷ lệ nuôi cấy dương tính chung với VK gây bệnh tại BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận là 16,9%, trong đó, tỷ lệ dương tính cao nhất là bệnh phẩm mủ (57,7%), tiếp đến là đàm (34,4%), nước tiểu (21,8%), máu (6,7%) và thấp nhất là dịch vô trùng (3,7%), không có trường hợp dương tính với mẫu bệnh phẩm phân (0,0%).

VK Gram âm chiếm tỷ lệ (68,8%) cao hơn so với VK Gram dương (31,2%). Trong nhóm VK Gram âm, thường gặp là E. coli (40,1%), Klebsiella spp. (19,7%), Acinetobacter spp. (10,2%), A.

baumannii (8,6%), P. aeruginasae (8,2%). Trong nhóm VK Gram dương nổi trội là S. aureus (65,2%).

E. coli đề kháng rất cao với cepalosporin thế hệ 3, Klebsiella spp. có tỷ lệ kháng thấp hơn.

E. coliKlebsiella spp. đều kháng thấp với amikacin và nhóm cabapenem.

Acinetobacter spp. đề kháng với hầu hết các loại KS được sử dụng với tỷ lệ trên 70%, kháng thấp với ampicillin+sulbactam (23,8%) và doxycyclin (34,2%). P. aeruginosae kháng cao nhất là levofloxacin và ciprofloxacin lần lượt là 27,3%

và 26,1%, kháng thấp với

piperacillin+tazobactam (0,0%) và imipenem (8,7%).

S. aureusStaphylococcus coagulase âm đều có tỷ lệ kháng 0,0% với vancomycin, linezolid và teicoplanin. Tỷ lệ MRSA là 70,7%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. O’neill JIM (2014). “Antimicrobial resistance: tackling a crisis for the health and wealth of nations”. Rev Antimicrob Resist, 20:1-16.

2. European Centre for Disease Prevention and Control (2018).

“Surveillance of antimicrobial resistance in Europe 2017”.

Annual Report of the European Antimicrobial Resistance Surveillance Network (EARS-Net).

3. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh lâm sàng. Quyết định số 1539/QĐ-BYT.

4. Cao Minh Nga, Nguyễn Ngọc Lân và Nguyễn Thanh Bảo (2012). “Sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM”. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1):215-220.

5. Alnami AY, Aljasser AA, Almousa RM, et al (2015). “Rate of blood culture contamination in a teaching hospital: A single center study”. Journal of Taibah University Medical Sciences, 10(4):432-436.

6. Khanam RA, Islam MR, Sharif A, et al (2018). “Bacteriological Profiles of Pus with Antimicrobial Sensitivity Pattern at a Teaching Hospital in Dhaka City”. Bangladesh Journal of Infectious Diseases, 5(1):10-14.

7. HuangWY, Lee MS, Lin LM, et al (2020). “Diagnostic performance of the Sputum Gram Stain in predicting sputum culture results for critically ill pediatric patients with pneumonia”. Pediatrics & Neonatology, 61(4):420-425.

8. Kiều Chí Thanh, Lê Thu Hồng, Nguyễn Văn An (2017).

“Nghiên cứu tỷ lệ và tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại bệnh viện Quân Y 103 (2014- 2016)”. Thời sự Y học, pp.20-25.

9. GARP Việt Nam (2009). “Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009”.

Dự án Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP Việt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford, pp.12.

10. Wang J, Stephan R, Power K, et al (2014). “Nucleotide sequences of 16 transmissible plasmids identified in nine multidrug-resistant Escherichia coli isolates expressing an ESBL phenotype isolated from food-producing animals and healthy

(8)

humans”. Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 69(10):2658- 2668.

11. Trương Anh Dũng, Nguyễn Văn Mười, Huỳnh Thị Bích Thùy (2018). “Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh trên hệ vi khuẩn phân lập thường quy tại Bệnh viện Quận Bình Tân TP.

HCM”. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(5):219-226.

12. Đinh Thị Xuân Mai và Đặng Nguyễn Đoan Trang (2017).

“Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi”. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21(5):214-220.

13. Mai Nguyệt Thu Huyền, Nguyễn Đình Duy và Nguyễn Hữu Lân (2018). “Các vi khuẩn thường gặp và tính đề kháng kháng sinh của chúng tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 11/2016 - 11/2017”. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(5):196-200.

14. Lê Huy Thạch, Lê Văn Thanh và Đỗ Thùy Dung (2019). “Tình hình đề kháng kháng sinh của A. baumannii phân lập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, năm 2018”. Y học Thực hành, 1118(11):53-56.

15. Lê Huy Thạch, Lê Văn Thanh và cộng sự (2016). “Tình hình đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2015”. Y học Thực hành, 1028(11):12-15.

16. Lê Huy Thạch, Lê Văn Thanh và Đỗ Thùy Dung (2017). “Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC50 và MIC90) của vancomycin đối với các chủng MRSA tại Bệnh viện Ninh Thuận 2017”. Thời sự Y học, pp.47-50.

17. Singh S, Dhawan B, Kapil A, et al (2016). “Coagulase-negative staphylococci causing blood stream infection at an Indian tertiary care hospital: prevalence, antimicrobial resistance and molecular characterisation”. INDIAN Journal of Medical Microbiology, 34(4):500-505.

Ngày nhận bài báo: 30/09/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan