• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi hoc kì 1 Tiếng việt Lớp 4 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Đề thi hoc kì 1 Tiếng việt Lớp 4 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Cuối học kì I - Năm học 2021 – 2022 TT CHỦ ĐỀ Số câu,

câu số, điểm

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 ĐIỂM

TN TL TN TL TN TL TN TL

BÀI KIỂM TRA ĐỌC 10 điểm

1 Đọc

thành tiếng

GV cho học sinh đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi về đoạn đó. 3,0 2 a. Đọc

hiểu văn bản

Số câu 2 2 1 1 6

4

Câu số 1,2 3,4 5 6

Điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 4,0

b. Kiến thức TV

Số câu 1 1 1 1 4

3

Câu số 7 8 9 10

Điểm 0,5 0,5 1,0 1,0 3,0

Tổng Số câu 3 3 2 2 10

Điểm 1,5 1,5 2,0 2,0 7,0

BÀI KIỂM TRA VIẾT 10 điểm

3 Chính tả Số câu 1

Điểm 3,0

4 Tập làm văn

Số câu 1

Điểm 7,0

Nghe nói Kết hợp trong đọc và viết chính tả, trả lời câu hỏi trong đọc đoạn văn.

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4

NĂM HỌC 2021 - 2022 A. Phần đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 01 đoạn trong các đoạn sau và trả lời câu hỏi tương ứng.

1. Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng.

Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

Câu hỏi: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?

(2)

2. Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Câu hỏi: Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

3. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

Câu hỏi: Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?

4. Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.

Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa:

- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.

Câu hỏi: Cu Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào?

5. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin.

Câu hỏi: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào?

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi, bài tập.

CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

(3)

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên) Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (M1- 0,5đ)

A. Mười lăm tuổi B. Mười sáu tuổi C. Mười hai tuổi D. Mười tám tuổi

Câu 2. Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (M1-0,5đ) A. Ở đảo Phú Quý

B. Ở đảo Trường Sa C. Ở Côn Đảo D. Ở Hà Nội

Câu 3. Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (M2-0,5đ)

A. Lo lắng

B. Bất khuất, kiên cường.

C. Vui vẻ

D. Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm trong hoàn cảnh nào? (M2-0,5đ)

A. Trong lúc chị đi theo anh trai B. Trong lúc chị đi ra bãi biển

C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

Câu 5. Em hãy nêu nội dung chính của bài. (M3-1đ)

………

………

………

Câu 6. Nếu em được gặp chị Sáu, em sẽ nói gì với chị ? (M4-1đ)

(4)

………

………

Câu 7. Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (M1-0,5đ)

A. Vào năm mười hai tuổi B. Sáu đã theo anh trai

C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng D. Sáu

Câu 8. Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi.”. là: (M2-0,5đ)

A. Hồn nhiên

B. Hồn nhiên, vui tươi C. Vui tươi, ngục giam D. Hồn nhiên, ngục giam

Câu 9. Viết một câu kể Ai làm gì và gạch dưới bộ phận chủ ngữ một gạch, vị ngữ hai gạch. (M3-1đ)

………

………

Câu 10. Đặt một câu hỏi thể hiện sự khâm phục đối với chị Võ Thị Sáu.

(M4-1đ)

………

………

A. Phần viết (10 điểm) I. Chính tả (3 điểm)

Đôi giày ba ta màu xanh

Ngày còn bé, có lần tôi đã thấy anh họ tôi đi đôi giày ba ta màu xanh nước biển. Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu.

Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập vào luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của các bạn.

II. Tập làm văn (7 điểm)

Hãy tả một đồ dùng học tập mà em thích.

(5)

ĐÁP ÁN 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Giáo viên đánh giá, nhận xét dựa vào các yêu cầu sau:

+ Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

+ Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu

Câu 1. C (0,5 điểm) Câu 2. C (0,5 điểm) Câu 3. B (0,5 điểm) Câu 4. D (0,5 điểm)

Câu 5. Ca ngợi chị Võ Thị Sáu giàu lòng yêu nước, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. (1 điểm)

Câu 6. Chị ơi, em thật khâm phục chị ! (1 điểm) Câu 7. D (0,5 điểm) Câu 8. B (0,5 điểm) Câu 9. Học sinh viết câu (0,5đ) và gạch đúng (0,5đ) Câu 10. VD Chị Sáu ơi, sao chị bất khuất thế ? (1 điểm) 3. Chính tả (3 điểm)

Đôi giày ba ta màu xanh

Ngày còn bé, có lần tôi đã thấy anh họ tôi đi đôi giày ba ta màu xanh nước biển. Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu.

Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập vào luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của các bạn.

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ:

(1điểm)

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : (1điểm)

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : (1điểm) Nếu sai 6 lỗi trở lên (0 điểm)

4. Tập làm văn (7 điểm)

- Mở bài: Giới thiệu được đồ dùng. (1 điểm)

- Thân bài: (3,5 điểm) ( gồm: Nội dung: 1,5 điểm, kỹ năng: 1 điểm, cảm xúc: 1 điểm).

- Kết bài : Nêu lên được cảm nghĩ, tình cảm,….(1 điểm) - Chữ viết, chính tả; 0,5 điểm

(6)

- Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm - Sáng tạo : 0,5 điểm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tình huống 1: Trên đường đi học về, các bạn gặp một cô giáo trong trường (nhưng không dạy các bạn), các bạn sẽ làm gì5.

Tình huống 1: Trên đường đi học về, các bạn gặp một cô giáo trong trường (nhưng không dạy các bạn), các bạn sẽ làm gì5.