• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỔI MỚI CÁCH DẠY VÀ HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "ĐỔI MỚI CÁCH DẠY VÀ HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠP CHÍ CÕNG ĨHIÍÍN6

ĐỔI MỚI CÁCH DẠY

VÀ HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC:

XU HƯỚNG TẤT YÊU TRONG BOI CANH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

• Hồ NGỌC MINH

TÓM TẮT:

Bài viết này nêu một số kinh nghiệm củacácnước trên thế giới trong đổi mới cáchdạy vàhọc;

phân tích nguyên nhân dẫnđến chất lượngsinhviên(SV)tốt nghiệp đại học chưa đạt với yêu cầu đặt racủangànhGiáodục Việt Nam, qua đó gợi ý một số phương hướng để khởi độngquá trình đổi mới đào tạo, nhằmđưa hệ thống giáo dục và đàotạocủanướcta hòa nhập vàogỉá trịchung của khu vực trước khi nghĩ đến mục tiêunâng giátrịđào tạo lên tầm quốctế.

Từ khóa: đổimớicách dạy và học,chất lượng sìnhviên, chất lượng đào tạo,đại học ViệtNam, hộinhập.

1. Đặtvấnđề

Trên thế giới hiệnnay, ngay cảcác nước Đông Nam Á, những thầy cô giáo trung học cũng không còn giảng dạy theo lối đọc-chép như chúng ta hiện nay. TạiViệt Nam lôihọc từ chương trình thụ động-thầy cô đọc, học trò chép-từ trung học đã ảnhhưởngtrựctiếp đến các sinh viên khi vào đạihọc. Điều này sẽ tạonên một lớp sinh viên thụ độngkhông chịu xem sách báo-tài liệutrước, mà chỉ chờ đợi kiến thức từ bài giảng của thầy cô.

Thầy côvà các trường đạihọc, vì nhiều lýdokhác nhau, đã “chiều”theosinh viên để tiếp tục lối dạy và học thụđộng này.

So sánh với hệ thông đại học các nước gần chúng ta như Thắi Lan, Malaysia. Singapore....

chất lượng đào tạo của các trường đại học Việt Nam vẫncònmột khoảngcách khá xa. Thôngtin từ Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) Anh quốc côngbô'Bảng xếp hạngQS World 2020 cho 1001 trường đại học hàng đầu của 82 quốc gia căncứ trên 6tiêuchí, gồm: Danh tiếng của trường chiếm 50%; Tỷ lệ giảng viên/sinh viên 20%;

Danh tiếng với nhà tuyển dụng 10%; Tỷ lệ trích dẫn báo cáo khoa học 10%; Tỷlệ giảng viên nước ngoài 5% và sinh viên nước ngoài 5%. Đại học Quốc gia Singapore được xếp ở vị trí thứ 11, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc thứ 17, Đại học Tokyo thứ23, Đại học Hồng Kông thứ25, Đại học Seoulthứ 36, Đại học Malaysiathứ 87,... Đại học Chulalongkorn Thai Lan thứ 292, Đại học Brunei

194 Sô' 13-Tháng Ó/2021

(2)

thứ 323, Đại học Philippines thứ 384,... Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thứ 701,... Đại học Quốcgia Hà Nội thứ 801...

Chúng ta cần phân tích các nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng sinhviên (SV)tốt nghiệp đại học kém, từđó gợi ý một số phương hướng để khởi động quá trình đổi mới việc đào tạo nhằm đưahệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta hòa nhậpvào mứcchất lượng chungcủa khu vực trước khi nghĩ đếnmụctiêu nâng giá trị đào tạolên tầm quốc tế. Một nhà giáo dục nước ngoài đã nói:

“Education is not preparation for life, its life itself.”(Giáo dụckhông phải là chuẩn bị cho cuộc sống, nó chính là cuộc sống). Vì vậy, nhiệm vụ của cácthầycô và trường đại học phảicó chương trình huấnluyện như thê nào để sv tốt nghiệp có thểhòa nhập vàocuộc sống, vào sựđilên củađất nước, của xã hội... đó là:

• Chất lượng đầu vào (Thể hiện Chuẩn đầu vào).

• Chấtlượng đào tạo của nhà trường thể hiện qua: Cơ sỏ vậtchất;Tài nguyên học liệu; Phương pháp giảng dạy; Phương pháp học tập của SV;

Phươngphápđánh giá sv...

• Chat lượng đầu ra(Thểhiện ởChuẩn đầu ra).

2. Thực trạng giáo dục đào tạo đại học tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, tại Việt Nam, giáo dục đại học có thể định nghĩa là giáo dục dành cho các bậc học sau giai đoạnphổthông, bao gồmcác trình độ đào tạo: cao đẳng, đại học, thạc sĩ vàtiến sĩ.

Từ Cáchmạng tháng Támnăm 1945, giáodục đại học tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần ươm mầm và tạo ra các thế hệ nhân tài cho Việt Nam. Tuy nhiên, nềngiáo dục đại họccủa ViệtNam hiệnnaytrướcgiai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Cụthể:

về mụctiêuđào tạo:cáctrường đại học ở Việt Nam hiện mới chỉđủ khả năngtrang bị chongười học kiến thức cơ bản, mà chưa trang bị khả năng phân tích độc lập, dám suynghĩ và biết suy nghĩ.

Do vậy, mục tiêu đổi mới giáo dục đại học là không phù hợp với khả năng hiện nay của các trường đại học trong nước.

về nội dung đàotạo: trongnhiều năm qua,giáo dục tại ViệtNam có nhiềuđổi mới, cải cách trong nội dunggiảng dạy ở các cấptheohướngtiến bộ nhưng nhìn chung so vối một số nước trong khu vựcvà trên thếgiới, nền giáo dục Việt Nam còn lạchậu, nhất là nội dung giáo dục ở bậc đại học.

Cụ thể:

Thứ nhất, nội dung đào tạo cònnặnglý thuyết, nhẹ thực hành, chưa thống nhất giữa mục tiêu giáo dục kiến thức và tìm kiếm việclàm đối với ngườihọc.

Thứ hai, chưa tạo được sự liênthông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế. Bởi kiên thức giáo dục tạicáccơ sở giáo dục đạihọc ở Việt Nam chưa có sự liên thôngvới các cơ sở giáo dục quốc tế, nên người học rất khó khăn khi chuyển trường, ngành học.Một phần do sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo giữa cáccơ sở giáo dục đạihọc trong nước vàquốc tế.

Thứ ba, chương trình học nặng với thời lượng lớn. Thời gian học nhiều khiến người học dễ ở trạng thái bị áp lực hoàn thành các chương trình mônhọc, ít cóthời gian đểtự học,tự nghiên cứu, hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác. Điều này góp phần khiến nền giáo dục đại học ở Việt Nam có xu hướng tụt hậu trongbốicảnh hiện nay.

về phương pháp và hình thứctổchức dạy học đại học: các trường đạihọc Việt Nam nhìn chung chưa tiếp cậnvớicácphươngpháp vàhìnhthứctổ chức dạy học đại học phổ biến của thếgiới. Do quan niệm “nền giáo dục cần trangbị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt để họ có thê có một nền tảng vững chãi khi ra trường”nêncác phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn khá lạc hậu. Mặc dù, thời gian gần đây, các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã bắtđầu áp dụng phương pháp giảng dạy cho sinh viêntheo phương thức tín chỉ,nhưngchưathực sự đúng với tinh thần của tín chỉ,cách dạy - học còn chưa thoátkhỏitinhthần niên chế, tínhchủ động của sinh viên còn yếu. Đổi mới về phương pháp giảng dạy tại các cơ sởgiáo dục đại học nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Các thiết bị giảng dạy, nhưmáy chiếu, video... chỉ là phương tiện hỗ trợ

SỐ 13-Tháng 6/2021 195

(3)

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

để nâng cao chất lượng giảng dạy, điều quan trọng hơn cả là sự nhận thức rằng giáo dục phải mang tính sáng tạo,tinh thần trách nhiệm thể hiện qua việc cải tiếnvề phươngphápvà chương trình họcvẫn chưađược chú trọng.

3. Một sô' giải pháp kiến nghi về đổi mới đàotạo

3.1. Tăng cường chất lượng đầuvào

Thứ nhất, việc chọn sv vào đại học nên chuyển cho các trương quyếtđịnh,dựa vào mộtbộ khung tiêu chí tối thiểu như: xétđiểmhọc bạ câ'p ba, chọn điểm những môn chính cao nhâ't. điểm ngoại ngữ... để xét tuyển hoặc lập một hội đồng tuyển chọn sv nhưĐại họcFulbright đãlàm.

Thứ hai. đưa giáodục nhân cách, ứng xử vào làm môn học bắt buộc vơi tất cả sv ở các ngành học... bởi vì những sv ra trường thườnglàm việc cùng nhóm với nhau (team work) nên điều quan trọng nhâ't làhọ phải biết học hỏi đối xử vơinhau cho phải đạo.Hãy giaochocác trường đại học tự quyết định về điều này. Đừng sỢ các trường chọn những sv kém (do chỉ tiêu) vì điều đó sẽ “giết chết” danh tiếng của trường, (ở các trường đại học Mỹ thường cócâu “ Youreap what you sow”, nghĩa là bạn tốt nghiệp đại họcvới điểmthâ'p,bạn sẽ không thểvào tiếpđược cácđại họcdanh tiếng và nếu bạn muốn tìm việc làm cũng sẽ không có công ty đàng hoàng nàotuyển dụng bạn.)

3.2. Nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Nâng cao châ't lượng đào tạo của nhà trường được thể hiện quaviệc đổimới cơsởvậtchấtphục vụ đào tạo, tài nguyên học liệu, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập của sinh viên, phương pháp đánh giá sinh viên.

3.2.1. Đổi mởicơ sở vậtchất phục vụ đào tạo Mỗi câ'p học nên chia thành những lớp nhỏ, tốì đa 30 sv, trong những phòng học máy lạnh, cách âm, được trang bị đầy đủ những thiết bị giúpcho giảng viên thể hiện được hoạt động tương tác với sv thông qua việc đặt câu hỏi. thảo luận ngán, việc khơigợi tinh thần độc lập suy nghĩcủas V.

3.2.2. Đổi mới tài nguyên học liệu

Tàinguyên học liệu là một trong những nhân tố có tác động quan trọng đến quá trình dạy và

học ở bậcđại học. Tài nguyên học liệu bao gồm thư viện sách báo giây truyềnthống, thưviện sách điện tử.các báocáo khoa học và các bài tạp chí trong nước và nước ngoài được đặt tải về qua mạng khi giảng viên và sv cần. Ớ các đại học nước ngoài, đối vơi mỗi buổi giảng, giảng viên thườngyêucầu sv phải đọc trước mộtsố chương liên hệ trong các giáo trình, các sách chuyên khảo, các bài báo... Do hoàn cảnh nước ta, điều đơn giản này không thểthực hiện được nếu không có sự chủ động đầu tư của nhà trường. Chúng ta thường nghe quyđịnh 1 tiếtở lốpđòi hỏi sv phải làm việc nhiều tiết ởnhà. Nếu không được cung câ'p đầy đủ tài nguyên học liệu, điều này sẽ chỉ mãilà lý thuyết.

3.2.3. Đôi mới phương pháp giảngdạy

Điều cần làm và râtkhả thi là đổi mới phương pháp giảng dạy. Trước đây. khi tài liệu học tập chưa phong phú nhưhiện nay, một số giảng viên chỉ đọc cho sv chép. Khi đưa phương tiện máy chiếu vào, nhiều người vội tưởng đó là đổi mới phương pháp giảng dạy. Thực ra đây chỉ là một dụng cụtrợ giúp cho việc giảng dạy, nếu sử dụng không khéo chúngta lại chuyển tư tình trạng “đọc-chép” sang

"chiếu-chép”. sv chỉthụ động ghi vội các slides, rồi ngồi chuyên phiếm, chat điện thoại, hay làm chuyên riêng,chứ không ghi chéplời giảng, cácví dụ mở rộng, các liên hệ thực tế củagiảng viên... Vì vậy. việc tiếp thu kiến thức sẽ rất hạnchế, nghèo nàn. về phía các giảng viên, một số rơi vào lối mòn.cácslidesđược dùng qua nhiều nămđểgiảng dạy nhưng không được bổ sung, cập nhật những kháiniệm mới. kiến thức mới...

Ớ cấc trường đại học lớn nhổ của Mỹ, ngoài máy chiếu gắn với máytính, vẫn còn sử dụngmáy chiếu các tâ'm nhựa trong (transparency film), các bảng đen truyền thống (được bố trí thành4hay 5 lớp. cóthểđẩy lên hay kéo xuống rất nhẹ nhàng), vì viết vàvẽlêntâ'm nhựa bằng bút lônghoặcphấn trắng sẽ nhanh hơn. Môn học nào dùngtrợ cụ nào có hiệu quảthì giảng viênsử dụng trợcụ đó.

Hiện nay. các nước tiên tiếntrong giáodục ở Mỹ và châu Âuđã chuyển từ phương pháp giảng dạy lấy người thầy làmtrung tâm truyền đạt kiến thức, sang phương pháp xem sv là chủ thể tiếp

196 Sô' 13-Tháng 6/2021

(4)

thu kiến thức. “Sinh viên là khách hàng cần được nhà trường - thông qua các giảng viên -thỏa mãn nhu cầu về kiến thức”. Giảng viên cần tương tác với sv để khuyến khích sv phát biểu họ cần những kiến thức nào, và để ìàmgì? Nếu sinh viên cần kiến thức: a) để mỏrộng kiến thức lý thuyết chung, b) để áp dụng vào hoạt động nghiên cứu vấn đề họ đang quantâm, c)để vận dụng vào việc nângcao kỹ năng nghề nghiệphọ đang làm, hay d) để cầncó nhữngkiến thức tổng hợp nêu trên...

giảng viên phải đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đó của SV.

Ngoài ra, để nâng cao trình độ học tập và tiếp thu của sv, nhà trường cũng cần có hệ thống trợ giảng (Teaching Assistant) nhưở các trường đại học ởMỹ và châu Âu: Dùngcác giảngviêncó học vịthạcsĩhay các nghiên cứu sinh tiếnsĩ đểhưởng dẫn thảo luận, cũng nhưđể trợ giúp sv đi vào các bàitậphaythực hành, với thùlao thỏađáng.

Bên cạnhđó, nhà trường cần phải có một đội ngũ giáoviên được đào tạo chuyênnghiệp có tầm cỡ quốc tế.

Khi xâydựng và cập nhật chươngtrìnhđàotạo cần phải thực sự tham khảo chương trình đào tạo : các nước trên thếgiớiđể đưa ra một chương trình

vừa phù hợp với sự phát triển của đất nước, vừa bắt kịp sự tiến bộ củathế giới.

Làm giáodục không phải bắt buộc chạy theo sựpháttriển của xã hội mà phải biết đónđầu sự i phát triển đó. Làm giáo dục để đào tạora những con người đáp ứng được yêu cầu xã hội cho nên cầnphảiđónđầuchứ không chạy theo.Đó làđiều chúngtamongmuốn,và như vậy không còn cách nào khác phải tiếp cận với những nền giáo dục tiêntiến trong khu vực và trênthế giới.

3.2.4. Đổi mới phương pháp học tập cửa sình viên

Chúng ta nên có một vài buổi hướng dẫn phươngpháp họctập bậc đại học vào đầ u nămhọc cho các tân sv, chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động tronghọc tập, tíchcực đặt vân đề, tư duy mang tinh thần phê phán khoa học để . nhìnvânđề sâusắc hơn hay thựctế hơn.

Có thể quy vào một số trọng tâm hướng dẫn chính:

- Phương pháp tìm kiếm tài liệu, sách báo tại thư viện, trên thư việnđiện tử, trên các trang web cung cấp kiến thức có uy tín.

- Phương pháp đọc sách và ghi chú, phương pháp đọc nhanh, ghi chúnhanh.

- Phương pháp thảo luận nhóm để cùng nhau thảo luận và hợp tác giải quyết một vấn đề.

- Phương pháp thảo luận tình huống (case studies).

3.2.5. Đổimớiphương pháp đánh giásinh viên Mỗi môn học là 3tín chỉ, tương đươngvới 3 tiết học/tuần cho khoảng 14-15 tuần/học kỳ. Tổng cộng mỗi môn học có khoảng 42-45 tiết học (45- 50 phút/tiết). Học trong lớp hay kết hợp với nghiên cứu, đủ sô' tín chỉ yêu cầu chochương trình thi tốt nghiệp.

Tùy theo môn học, giảng viên hướng dẫn và khuyến khích sv thi càng nhiều càng tốt để sv lúc nào cũng ôn bài; sv cóthể làm bàinghiên cứu cá nhân/nhóm nhỏ thay thếcho bài thi giữa, cuối học kỳ... Trong chươngtrình học nênyêu cầu thời gian tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn. Giảng viên nên bỏ lối dạy theo kiểu đọc chép... mà tập trung giảng những phần chính của bài, dành thời gian cho hỏi/đáp,thắc mắc,thảoluận các vấnđề liên quan đến bài học.

Đổi mới quan trọng nhất trong phương pháp giảng dạy chính là phương pháp thảo luận tình huống (case study) do Đại học Harvard khởi xướngđầu tiênvàđãđược các trườngđạihọc Mỹ áp dụngcho sv từ lúcvàođại học. Phương pháp này kếthợp với phương pháplàm việctheonhóm hiện nay cũng đãđược sử dụng rộng rãi ở các đại học châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông và các đại học lớn của Trung Quốc.

Công tác đánh giá sinh viên lâu nay chỉ dựa vào kỳ thi cuối môn, hay dựa vàoỉuậnvăn,gọi là đánhgiá theo kết quả cuối cùng, nay nênchuyển sang cách đánh giá theo quá trình học tập. Khi theo họcmỗi học phần, sinh viênsẽ đượcđánh giá theonhiều mặt: Chuyên cần, tham gia thảo luận, làm bài tập cá nhân, thuyết trình cá nhân hay thuyết trình nhóm,... và bằi kiểm tra cuối học phần,với tổng sốđiểm là 100, nhằm thúc đẩy sinh

số13 - Tháng Ó/2021 197

(5)

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

viên nỗ lực nhiều mặt, và nỗ lực đều đặn, chứ không chỉ chuyên họcthuộclòng vàocuối học kỳ đểvượtquakỳ thi nhưcách làmcũ.

Ngoàiđiểmsô' và thứ hạng tốt nghiệp được ghi trong bằng tốt nghiệp, thể hiện sự đánh giá tổng hợp cả quá trình học tập của sinh viên, nên làm theo cách của các đại học Mỹ là cung cấp thêm một bảng điểm của từng môn, để các nơi sử dụng lao động tham khảo, tùy nhu cầu khác biệt của từng nơi.

3.2.6. Nâng cao chất lượng giảng viên

Đội ngũ giảng viên cần tuyển chọn chặt chẽ quahội đồng tuyển dụng. Ngoài bằng cấp chuyên môn, cần có kinh nghiệm, tâm huyết và năng lực sư phạm. Có tư duy sángtạotrong việc giảng dạy, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển nàng lực sinh viên bằng lý thuyết và thực hành thực tiễn.

Nhà trường cần tăng cường công tác đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao trình độ và nghiêncứu khoa học. Hoàn thiện chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp để giảng viên an tâm làm việc. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phù hợpđểphát huynănglựccủa giảng viên.

Nhà trường cần lấy ý kiến nhận xét của sinh viên về giảng viên sau khi kết thúc học phần để giáo viên khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả giảngdạy.

3.3. Nâng cao chấtlượng đầu ra

Chuẩn đầura chính là phiên bản Việtngữ của

“learning outcomes” (kết quả học tập) trong Anh ngữ.

Luật Giáodục ViệtNam quy định cách hiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo: “Chuẩn kiến thức, kỹ năng củachương trình đàotạolà yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà ngườihọc phải đạtđược sau khi kết thúc một chương trình đào tạo.”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ ra những hạn chế củasinh viên Việt Nam: Kỹ năng và năng lực ngoại ngữ còn thấp, chưa đáp ứng đượcnhu cầu thịtrường lao động cũng như cơcấu ngành nghề.

về chất lượngđầu racủa sinhviên,ngoài yêu cầu bằng cấp cần trang bị thêm nhiều kỹ năng như:Kỹ năng làmviệcnhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp...để sinh viêncó thểtự tin bước vào thị trường lao động chuyên nghiệp.

Nhà trường cần tăng cường hợp tácvới doanh nghiệp, tạo cơ hộicho sinh viên tiếp cận vơi môi trường công việc thực tiễn.

Giáo dục và đào tạo gắn nhu cầu của nhà tuyển dụng làgiảipháp giúp các trườngnâng cao chấtlượng đầu ra cho sinh viên.

4. Kết luận

Chúng ta hy vọng thực hiện đồng bộ sự đổi mới trong quátrình tuyểnsinh,dạy và học, tốtnghiệp, nhà trường và đội ngũ giảng viên, qua đó sẽ tạo đượcđộng lực tolớn cho việc nâng cao chấtlượng đầu ra, là mục đích cuối cùng của mọi hệ thông giáo dục ■

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Quốc hội (2012). Luật sô 08/2012/QHỈ3: Luật Giáo dục Đại học, ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012.

2 . Bộ Giáo dục và Đào tạo. (06/2017), số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH V/v hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐTcác trình độ của GDĐH.

3. Nguyễn Tiến Đạt. (2013). Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thê'giới. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức. (2017). Lí luận dạy học đại học. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

5. Phạm Thành Nghị. (2000). Quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Hà Nội: NXB Đại học Quôc gia Hà Nội.

198 SỐ 13- Tháng 6/2021

(6)

Ngày nhậnbài:2/4/2021

Ngày phảnbiện đánhgiá và sửa chữa: 2/5/2021 Ngày chấp nhận đăngbài: 22/5/2021

Thôngtintác giả:

TS.Hồ NGỌC MINH

Viện Kinh doanh và Quản lý

Trường Đại học Quốctế HồngBàng

INNOVATING TEACHING AND LEARNING METHODS IN HIGHER-EDUCATIONAL INSTITUTIONS:

AN INEVITABLE REQUIREMENT IN THE CONTEXT OF VIETNAMS INTERNATIONAL INTEGRATION PROCESS

• Ph.DHO NGOC MINH

School of Business and Management Hong Bang International University

ABSTRACT:

This paper presents experience of some countries around the world in innovating their teaching and learning methods and analyzes reasons behind the low quality of graduates in Vietnam.Basedon the papers findings, some approaches and directions areproposedto reform the teaching and learningmethod in Vietnam in ordertohelpVietnams educationsector meet regional and international training qualitylevels.

Keywords: innovating teaching and learning methods, quality of students, training and education quality,Vietnameseuniversity,integration.

So 13-Tháng 6/2021 199

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qua nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 4 giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn GDTC cho SV nhằm nâng cao chất lượng và kết quả học tập tại Trường

Stress trong học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một.. Tạp chí Tâm lý

Đỗ Thị Bích Hồng, Hồ Thị Yến Ly Tạp chí Khoa học Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 02/02-2022 Thực tế trong nghiên cứu này, tác giả cũng cho thấy khi đa số khách hàng phát sinh nhu cầu

Số 135 | Tháng 6.2017 | Tạp chí Công nghệ ngân hàng 55 Bùi Quang Tín Tóm TắT: Mục tiêu của nghiên cứu này là kiến nghị các giải pháp nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người vay tiền

TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 19 * 2018 1 ĐỘ DÀI ĐẠI SỐ LOBACHEVSKY TRONG HÌNH HỌC VỚI MÔ HÌNH NỬA MẶT PHẲNG POINCARÉ, MỘT SỐ ÁP DỤNG Lê Hào* Trường Đại học Phú Yên Tóm tắt Trong bài báo

Đề XUẤT MỘT SỐ KIếN NGHị NâNG CAO VAI TRò CủA GIÁO TRìNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN HọC Dựa vào các nghiên cứu trước đây về GT&TLTK của các tác giả đăng trên các tạp chí uy tín trong và

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 893 - 2015 Các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay Bùi Thị Thủy * Tóm tắt: Bài viết phân tích nguyên nhân xuất hiện của các hiện tượng

Tóm TắT: Nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của năm thành tố tính cách đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại các ngân hàng trên địa bàn TP.. Hồ Chí