• Không có kết quả nào được tìm thấy

VAI TRÒ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TRONG BẢO VỆ LỢI ÍCH QUỐC GIA - DÂN TỘC Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI HIỆN NAY

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "VAI TRÒ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TRONG BẢO VỆ LỢI ÍCH QUỐC GIA - DÂN TỘC Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI HIỆN NAY"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

VAI TRÒ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TRONG BẢO VỆ LỢI ÍCH QUỐC GIA - DÂN TỘC Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI HIỆN NAY

Phạm Quốc Khánh

Học viện Biên phòng

Email: khanhpham2977@gmail.com Ngày nhận bài: 23/02/2021 Ngày phản biện: 15/3/2021 Ngày tác giả sửa: 17/3/2021 Ngày duyệt đăng: 20/3/2021 Ngày phát hành: 30/3/2021

DOI:https://doi.org/10.25073/0866-773X/510

Đ

ặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết là quan điểm nhất quán, là mục tiêu hàng đầu và nguyên tắc bất biến, là phương châm lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng, Nhà nước ta. Bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc nói chung và lợi ích quốc gia - dân tộc ở khu vực biên giới nói riêng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ yếu, thường xuyên. Bài viết tập trung làm rõ những kết quả đã đạt được và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc ở khu vực biên giới – nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hiện nay.

Từ khóa: Bộ đội Biên phòng; Biên giới; Lợi ích quốc gia - dân tộc; Đồng bào dân tộc thiểu số.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, khu vực biên giới Việt Nam có hơn 1.100 xã, phường, thị trấn với dân số khoảng hơn 9,5 triệu người, thuộc 51 dân tộc anh em sinh sống đan xen. Đây là địa bàn chiến lược cả về quốc phòng, an ninh, kinh tế và đối ngoại (Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, 2020). Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, khu vực biên giới nước ta vẫn còn kém phát triển, nhất là ở một số khu vực biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Trước thực tế đó, với phương châm “đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Bộ đội Biên phòng đã và đang có nhiều nỗ lực, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân xây dựng khu vực biên giới phát triển, nền biên phòng toàn dân vững mạnh.

2. Tổng quan nghiên cứu

Bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc nói chung và lợi ích quốc gia - dân tộc ở khu vực biên giới nói riêng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó, Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ yếu, thường xuyên. Đến nay, đã có một số đề tài khoa học đề cập đến vai trò của Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ biên giới quốc gia, tiêu biểu như: Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới” (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, 2006);

“Nghiên cứu cơ sở xây dựng chiến lược bảo vệ biên giới Việt Nam giai đoạn đến năm 2020” (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, 2010); Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Nghiên cứu hoạt động của Bộ đội Biên phòng trong khu vực phòng thủ tỉnh biên giới

đất liền” (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, 2011)…

Đặc biệt, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia đã khẳng định: “Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia,… Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ hòa bình, an ninh, văn hóa, pháp luật, tài nguyên, môi trường sinh thái, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2018). Và Điều 5 Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 đã quy định nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng: “Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu” (Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2020).

Những công trình trên là những tài liệu có giá trị lớn về mặt khoa học, tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về vai trò của Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc ở khu vực biên giới.

3. Phương pháp nghiên cứu

Bài viết chủ yếu sử dụng các phương pháp như:

Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp, tập trung vào các công trình khoa học, các báo cáo có liên quan nhằm làm rõ những nội dung nghiên cứu của bài viết. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tài liệu, bài viết tập trung làm rõ những kết quả chủ yếu và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc ở khu vực biên giới hiện nay.

4. Kết quả nghiên cứu

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, cấp ủy, chính quyền địa

(2)

phương, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã và đang góp phần quan trọng bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc ở khu vực biên giới. Vai trò đó được thể hiện cụ thể như sau:

Một là, Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Lực lượng Bộ đội Biên phòng đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia; đảm nhiệm quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở khu vực biên giới;

bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu;… Các đơn vị đã duy trì và thực hiện tốt các hiệp định, hiệp ước, làm tốt công tác đối ngoại biên phòng, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng, đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, bền vững. Hàng năm, các đơn vị đã tổ chức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia; giao lưu “Biên cương thắm tình hữu nghị”… Công tác kết nghĩa đồn, trạm, lực lượng vũ trang hai bên biên giới trên tuyến biên giới Việt - Trung; Việt - Lào; Việt Nam - Campuchia. Đồng thời, tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức kết nghĩa “cụm dân cư hai bên biên giới”; đến nay Bộ đội Biên phòng đã tham mưu cho chính quyền 21/25 tỉnh biên giới đất liền tổ chức ký kết nghĩa được 207 cụm dân cư hai bên biên giới (Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, 2020).

Hai là, Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng nền biên phòng toàn dân và các thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh ở khu vực biên giới. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng luôn quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào các dân tộc, chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và khơi dậy, hình thành, nâng cao tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc của nhân dân. Qua đó, tạo cho nhân dân thái độ chính trị đúng đắn, có quyết tâm cao và tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch của địa phương;

luôn yêu mến, gắn bó máu thịt với mảnh đất biên cương và tin tưởng vào vai trò lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị ở cơ sở; tin tưởng vào khả năng, trình độ và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn; kiên định vững vàng, tinh thần quả cảm, chịu đựng khó khăn,

gian khổ, hy sinh, quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Các đơn vị đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng triển khai thực hiện các đề án, chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 10/10/2017 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại”; Chỉ thị số 01/CT- TTg, ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”; thực hiện tốt Đề án “Tăng cường cán bộ Bộ đội Biên phòng ra địa phương và tham gia cấp ủy các cấp”, phát huy vai trò của cán bộ Bộ đội Biên phòng tăng cường cho các xã, đảng viên đồn biên phòng tham gia sinh hoạt chi bộ thôn, bản và phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới. Bộ đội Biên phòng các tỉnh đã tăng cường hàng trăm lượt cán bộ cho các xã biên giới, trong đó có 285 đồng chí giữ chức danh trong cấp ủy, chính quyền địa phương: 09 huyện ủy viên, 13 bí thư, 227 phó bí thư Đảng ủy xã, 07 chủ tịch, 4 phó chủ tịch xã;

các đồn biên phòng đã giới thiệu 2.096 đảng viên tham gia sinh hoạt tại 1.877 chi bộ thôn, bản, biên giới; phân công 9.661 đảng viên phụ trách 42.247 hộ gia đình ở khu vực biên giới (Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, 2020). Phối hợp với các lực lượng liên quan thực hiện chương trình phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí; đẩy mạnh thực hiện và phát huy có hiệu quả các phong trào, chương trình, mô hình với nội dung, hình thức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo;

giữ gìn, phát huy hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.

Ba là, Bộ đội Biên phòng là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, tạo “thế trận lòng dân” vững chắc ở khu vực biên giới. Lực lượng Bộ đội Biên phòng luôn “gần dân, hiểu dân”, thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, mỗi cán bộ, chiến sĩ luôn kiên trì bám dân, bám địa bàn, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức, tiến hành các các phong trào, chương trình, mô hình hướng về biên giới, hải đảo, hướng về bà con đồng bào dân tộc, tiêu biểu như: Thực hiện phong trào “Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới và tham gia xóa đói giảm nghèo ở khu vực biên giới”, Bộ đội Biên phòng hiện đang tham gia hỗ trợ 568 xã biên giới trong xây dựng nông thôn mới, trong đó hoàn thành 5 nhóm tiêu chí đăng ký hỗ trợ cho 180 xã, phường, thị trấn biên giới, triển khai thành công 15 dự án định canh, định cư, xây dựng cụm kinh tế biên giới; thực hiện chương trình

“Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, Bộ đội Biên

(3)

phòng phối hợp với các ban, bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương, tổ chức trao tặng 83.112 suất quà, 158 con bò giống, 100 công trình dân sinh...;

thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam huy động kinh phí hơn 50 tỷ đồng hỗ trợ các hoạt động sinh kế, vốn khởi nghiệp, công trình dân sinh ở 110 xã biên giới thuộc 26 tỉnh; thực hiện mô hình

“Con nuôi đồn biên phòng”, hiện nay các đồn biên phòng nhận nuôi 355 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,.... (Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, 2020).

Những việc làm và hành động thiết thực đó đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, tăng cường mối quan hệ máu thịt quân - dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; nhân dân ở khu vực biên giới ngày càng tích cực tham gia đông đảo cùng với Bộ đội Biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới và lợi ích quốc gia- dân tộc ở khu vực biên giới.

Bộ đội Biên phòng tham gia giáo dục hình thành ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc của nhân dân ở khu vực biên giới chính là tạo nên một trong những nhân tố cơ bản cấu thành sức mạnh chính trị - tinh thần và tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc ở khu vực biên giới, góp phần củng cố, tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn và xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị ổn định, hợp tác, phát triển. Trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” đã thành lập 1.587 tổ tự quản/39.724 hộ gia đình và 60.493 cá nhân đăng ký tham gia tự quản 2.245,814km/4.924,025km đường biên, 3.141 mốc quốc giới, 78 công trình biên giới (Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, 2020).

Bốn là, Bộ đội Biên phòng trực tiếp và phối hợp với các lực lượng, các ngành có chức năng đấu tranh với các hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc ở khu vực biên giới. Tiến hành đấu tranh phòng, chống âm mưu và hoạt động của các đối tượng xâm hại lợi ích quốc gia - dân tộc ở khu vực biên giới, trước hết là đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch lợi dụng yếu tố dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới để tập hợp lực lượng, kích động ly khai, tự trị, tạo các

“điểm nóng” gây mất ổn định chính trị, an ninh trật tự; chống lại mọi sự phá hoại của kẻ địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền cơ sở; phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý những hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường, lợi ích quốc gia, xâm phạm đến các công trình phòng thủ ở khu vực biên giới đảm bảo cho Bộ đội Biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, đồng thời tác động

trực tiếp đến thái độ, tình cảm, niềm tin của nhân dân ở khu vực biên giới đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Từ năm 2015 đến năm 2020, Bộ đội Biên phòng đã đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới với 54.314 vụ/90.062 đối tượng (Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, 2020) như: Tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển tiền giả… tạo sự lan tỏa tinh thần, ý thức trách nhiệm lớn lao đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc cho đồng bào trên địa bàn.

5. Thảo luận

Để phát huy vai trò của Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc ở khu vực biên giới hiện nay, theo chúng tôi, cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Cần tập trung phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, nhất là chính sách phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, vùng DTTS; phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc. Đồng thời, tuyên truyền chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là các âm mưu, thủ đoạn ở khu vực biên giới, vùng dân tộc, tôn giáo, làm cho cán bộ, đảng viên và đồng bào DTTS nhận rõ âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và các loại đối tượng, nhận diện chính xác “đối tượng” và “đối tác”,... Chú trọng đổi mới nội dung gắn với đa dạng hóa hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục, trong đó tập trung đổi mới hình thức học tập chính trị, sinh hoạt cộng đồng, tăng cường tuyên truyền thông qua các phương tiện đại chúng (sách, báo, tài liệu, đài phát thanh, truyền hình, mạng Internet…); lồng ghép tuyên truyền chủ trương, chính sách khi tổ chức các lễ hội; tranh thủ già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ; tăng cường cán bộ, đảng viên xuống những nơi khó khăn, phức tạp để làm tốt công tác vận động quần chúng. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục kỷ luật, pháp luật với giáo dục đạo đức, lối sống, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, bảo đảm đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và quần chúng.

Thứ hai, tập trung xây dựng các đơn vị Bộ đội Biên phòng vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt

(4)

mọi nhiệm vụ được giao. Tập trung xây dựng các tổ chức đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao, gắn xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu. Tăng cường công tác giáo dục, quản lý, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực thực tiễn với rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, giữ vững trận địa tư tưởng, sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ. Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với thực hiện chính sách, không ngừng chăm lo đời sống cho cán bộ, chiến sĩ và hậu phương quân đội, gắn công tác cán bộ, công tác tổ chức với công tác chính sách, hậu phương quân đội trong mỗi cơ quan, đơn vị. Trong đó, coi trọng xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể đơn vị trên cơ sở nêu cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ; xây dựng bầu không khí đoàn kết, gắn bó trên tình thương yêu đồng chí, đồng đội, sẵn sàng “sẻ chia, gánh vác”, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ; xây dựng cho mỗi cán bộ, chiến sĩ luôn có nhận thức, quan điểm, thái độ đoàn kết, gắn bó với tập thể, coi “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, bè phái, cục bộ, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể.

Thứ ba, chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh, xây dựng nền biên phòng vững mạnh, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào. Các đơn vị Bộ đội Biên phòng cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng lực lượng, tiềm lực và thế trận quốc phòng - an ninh, thế trận khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, tạo ra sức mạnh tổng hợp, hình thành thế trận rộng khắp, chắc chắn, đủ sức để nắm tình hình, kịp thời ứng phó, xử lý mọi tình huống xảy ra. Kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương án tổ chức, bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chuẩn bị tốt về mọi mặt, bảo đảm sẵn sàng bảo vệ vững chắc địa phương trong mọi tình huống.

Đồng thời, tập trung huy động mọi tiềm lực sẵn có tham gia thực hiện thắng lợi các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tín dụng ưu đãi để người dân có vốn phát triển sản xuất; tư vấn giúp đỡ đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất và đời sống, nâng cao dân trí, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về vùng sâu, vùng xa; chăm lo đời sống tinh thần của các dân tộc thiểu số và đồng

bào theo đạo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa từng dân tộc. Tổ chức tốt “Phong trào đấu tranh tố giác tội phạm, bảo vệ trị an”, “Phong trào toàn dân tham gia xây dựng (thôn, bản, phum, sóc) văn hoá”,

“Phong trào bảo vệ cột mốc đường biên”; phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an nhân dân xây dựng và củng cố mạng lưới tình báo, điệp báo vững chắc, sâu rộng trong vùng đồng bào DTTS, biên giới;

thường xuyên quan tâm xây dựng mối quan hệ máu thịt quân - dân, tạo thế trận lòng dân vững chắc.

Thực hiện kết nghĩa địa phương, kết nghĩa đơn vị quân đội các nước có chung đường biên giới, hải đảo nhằm giao lưu văn hoá, trao đổi thông tin, tiến hành tuần tra chung để kịp thời phát hiện và phối hợp xử lý các tình huống liên quan đến quốc phòng - an ninh.

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài quân đội, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Các đơn vị Bộ đội Biên phòng và lực lượng chức năng cần phối hợp nắm vững âm mưu, thủ đoạn chống phá của các phần tử phản động trong nước và các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, kịp thời xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh. Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, dập tắt mọi âm mưu, hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, kích động lôi kéo đồng bào gây rối, bạo loạn. Cần thường xuyên vạch trần bộ mặt phản động của các thế lực thù địch, phản động để nhân dân nhận rõ và không bị lừa bịp. Đồng thời, vận động, bảo vệ đồng bào các dân tộc, tôn giáo để đồng bào tự vạch mặt những thủ đoạn xảo trá của chúng.

Năm bắt, phát hiện và tăng cường lực lượng xuống địa bàn “nằm vùng”, bảo đảm quản lý được địa bàn, đối tượng, làm chỗ dựa cho cấp ủy, chính quyền cơ sở. Ở những nơi có hoạt động tôn giáo trái pháp luật (tụ tập đông người để truyền đạo, tham dự các khóa học tôn giáo ở trong và ngoài nước, đưa người nơi khác đến truyền đạo, xây dựng nhà thờ, nhà nguyện...

nhưng không tuân thủ các quy định hiện hành), cần phải kiên trì cảm hóa giáo dục, răn đe. Nếu thái độ ngoan cố, tiếp tục có hoạt động vi phạm, cần đưa ra kiểm điểm vạch mặt trước quần chúng hạ uy tín và thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ pháp lý để xử lý công khai trước pháp luật khi có yêu cầu. Khi xuất hiện “điểm nóng”, cần tìm rõ nguyên nhân, có biện pháp giải quyết kịp thời, không để lan rộng, không để kẻ thù lấy cớ can thiệp; xử lý nghiêm minh theo pháp luật những kẻ cầm đầu, ngoan cố chống phá cách mạng. Đồng thời, kiên trì thuyết phục, vận động những người nhẹ dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu quay về với cộng đồng; đối xử khoan hồng, độ lượng, bình đẳng với những người lầm lỗi đã ăn năn, hối cải, phục thiện.

6. Kết luận

Lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng, là mục

(5)

Tài liệu tham khảo

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. (2006). Nghiên cứu xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới. Đề tài cấp Nhà nước.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. (2010). Nghiên cứu cơ sở xây dựng chiến lược bảo vệ biên giới Việt Nam giai đoạn đến năm 2020. Đề tài cấp Nhà nước.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. (2011). Nghiên cứu hoạt động của Bộ đội Biên phòng trong khu vực phòng thủ tỉnh biên giới đất liền. Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội:

Nxb. Chính trị quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2018). Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng. (2020). Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đức, P. V. (2011). Vấn đề kết hợp các loại lợi ích trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia.

Dương, N. B. (2018). Quan hệ giữa các nước lớn và đối sách của Việt Nam. Hà Nội: Nxb.

Quân đội nhân dân.

Huấn, V. D. (2015). Bàn về lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 69.

Khiếu, N. L. (2009). Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia.

Phương, N. (2013). Bàn về lợi ích quốc gia và các quan hệ của Trung Quốc với các nước lớn, các nước láng giềng. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5.

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2020). Luật Biên phòng Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia.

THE ROLE OF BORDER GUARDS IN PROTECTING THE NATIONAL INTERESTS - ETHNIC IN THE CURRENT BORDER AREA

Pham Quoc Khanh

Vietnam Academy of Border Defense Force Email: khanhpham2977@gmail.com Received: 23/02/2021 Reviewed: 15/3/2021 Revised: 17/3/2021 Accepted: 20/3/2021 Released: 30/3/2021

DOI:https://doi.org/10.25073/0866-773X/510

Abstract

Putting the national interests first is the consistent viewpoint, the first goal and the unchanging principle, the revolutionary leadership and direction motto of the Party and State. Protection of national interests in general and national interests in border areas in particular is the responsibility of the entire Party, the entire army and the entire people, in which the Border Guard is the core force, specialized, primary, regular. The article focuses on clarifying the achieved results and proposing some main solutions to promote the role of the Border Guards in protecting the national interests in border areas - where there are many ethnic minorities living today.

Keywords

Border Guard; Border; National interests; Ethnic minorities.

tiêu cao nhất. Bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc là vấn đề tối hệ trọng trong hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quan điểm nhất quán đó đã được lực lượng Bộ đội Biên phòng quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, góp phần quan trọng bảo vệ lợi ích cốt lõi của quốc gia - dân tộc. Trước thời cơ, vận hội đan xen với những nguy cơ và thách thức mới, nhất là diễn biến hết sức nhanh chóng,

phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và khu vực, các đơn vị Bộ đội Biên phòng cần nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này, chủ động, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia - dân tộc trong mọi tình huống, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển trong điều kiện mới.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan