• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bảo hiểm vi mô- quyền lợi xã hội hướng tới người nghèo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Bảo hiểm vi mô- quyền lợi xã hội hướng tới người nghèo"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bảo hiểm vi mô- quyền lợi xã hội

hướng tới người nghèo- Kinh nghiệm của Philippines và gợi ý cho Việt Nam

NCS. ĐẶNG THU THỦY - NGUYỄN THU HÀ

Philippines được biết đến như một trong những nền kinh tế thành viên hoạt động mạnh nhất trong lĩnh vực bảo hiểm vi mô (BHVM) thuộc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) với mức tăng trưởng theo cấp số nhân trong vòng hơn một thập kỷ qua. Theo ông Michael McCord- Chủ tịch Mạng lưới BHVM (Microinsurance Network) thì: “Độ bao phủ của mạng lưới các tổ chức cung ứng sản phẩm BHVM tại Philippines đã gia tăng nhanh chóng, trong vòng hai năm từ 2012 đến 2014, từ 20% tăng lên đến 28,1%, mức độ tăng trưởng hàng năm đạt 18,4% tính trên số người tham gia sử dụng sản phẩm dịch vụ. Tính đến năm 2015, tại Philippines đã có hơn 28 triệu người được hưởng lợi từ hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ BHVM này”

1

. Có được con số ấn tượng như vậy phải kể đến Chiến lược phát triển đất nước của Chính phủ Philippines trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận một cách có hiệu quả các dịch vụ tài chính mà không phân biệt tầng lớp hay thu nhập của họ.

1 http://cnnphilippines.com/business/2015/06/02/ph-bests-apec-peers-microinsurance-2015.html

(2)

Từ khóa: Philippines, bảo hiểm vi mô, khung pháp

1. Sự ra đời của ngành Bảo hiểm vi mô tại Philippines

ính đến Quý I/2014, dân số tại Philippines ước đạt gần 100 triệu người, trong đó 25,8 triệu người sống dưới ngưỡng nghèo đói1. Đây chính là nhóm người dễ bị tổn thương, gặp rủi ro và khó khăn khi tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tín dụng cũng như tiết kiệm chính thức khi gặp các tình thế bất lợi. Nhóm người nghèo khó có thể xoay sở, đối phó được với hoàn cảnh, và tệ hơn hết là họ không có khả năng sử dụng các dịch vụ để có thể bảo vệ mình một cách chính đáng.

Năm 2006, Ủy ban Bảo hiểm Philiipines đã đưa ra sáng kiến nhằm khởi động và phát triển ngành BHVM và cứ tháng 1 hàng năm sẽ được coi là Tháng BHVM tại Philippines. Để phát triển nhanh ngành bảo hiểm non trẻ này, Ủy ban Bảo hiểm đã ban hành một Thông tư mang tính đột phá- Thông tư 9- 2006. Theo Thông tư này, BHVM được hiểu

“như là một loại hình kinh doanh bảo hiểm cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đặc thù nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm người yếu thế trong xã hội và giúp họ đối phó với các rủi ro gặp phải”. Thông tư đưa ra những yêu cầu giúp cho việc thiết kế các sản phẩm BHVM sao cho phù hợp với nhu cầu của người có thu nhập thấp, chủ yếu hướng trọng tâm về khả năng chi trả, tiếp cận để có thể đơn giản hóa nhất. Thông tư cũng đưa ra khung pháp lý cho lĩnh vực cung ứng sản phẩm dịch vụ BHVM.

Chính phủ Philippines đã nhận thức được việc bảo vệ khách hàng có thu nhập thấp tránh khỏi những rủi ro là điều hết sức cần thiết. Chính phủ đã đưa ra Chương trình Chiến lược quốc gia cùng một khung pháp lý đầy đủ để thúc đẩy phát triển ngành BHVM tại quốc gia mình. Chiến lược quốc gia về BHVM tại Philippines bao gồm đầy đủ nội dung liên quan đến mục tiêu, vai trò của các bên liên quan và điều quan trọng nhất là nâng cao khả năng tiếp cận với lĩnh vực bảo hiểm của khách hàng có thu nhập thấp.

(i) Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực cung ứng các sản phẩm dịch vụ BHVM.

(ii) Thiết lập môi trường pháp lý và chính sách hoàn

1 Philippine Statistics Authority

thiện để đảm bảo việc cung ứng dịch vụ BHVM từ phía các doanh nghiệp tư nhân được an toàn.

(iii) Duy trì các hoạt động bảo hiểm chính thức, các hoạt động tương tự như bảo hiểm.

(iv) Phổ cập giáo dục về tài chính đối với người dân sẽ giúp làm rõ được vai trò của BHVM, những quy định, trách nhiệm và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ và quyền của người được bảo hiểm.

2. Thực trạng hoạt động của ngành bảo hiểm vi mô tại Philippines

BHVM được xem như là một loại hình hoạt động bảo hiểm cho phân khúc khách hàng có thu nhập thấp. Các sản phẩm BHVM cũng chính là các sản phẩm dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ chính đáng của người nghèo và được thực hiện chủ yếu thông qua các Hội tương hỗ và các tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động của các Hội tương hỗ này là (i) Chi trả quyền lợi cho tử vong, tai nạn, sức khỏe của các thành viên trong hội, người thân và người phụ thuộc của họ; (ii) Trợ giúp tài chính trong trường hợp các thành viên bị mất việc làm; (iii) Thực hiện bảo hiểm cho các thành viên với phí bảo hiểm thấp: Không quá 5% của mức thu nhập tối thiểu/ngày và số tiền nhận được bảo hiểm tối đa không quá 500 lần mức thu nhập tối thiểu/ ngày; và (iv) Hồ sơ nộp đơn yêu cầu bồi thường tối đa không quá 10 ngày sẽ nhận được phúc đáp2.

Tính đến thời điểm hiện tại thì Chính phủ Philippines vẫn cho hai nhóm (i) cung ứng dịch vụ BHVM chính thức: Công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, các Hội tương hỗ, các nhà cung ứng bảo hiểm hợp tác; và (ii) cung ứng dịch vụ BHVM chưa chính thức: Các tổ chức tài chính vi mô (TCVM), Hợp tác xã, ngân hàng nông thôn hoạt động một cách song song và cùng tuân thủ những yêu cầu bắt buộc của ngành bảo hiểm nói chung và BHVM nói riêng. Bên cạnh đó, các Hội tương hỗ có thể hợp tác với một doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp này sẽ giúp cung cấp dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm cho các thành viên của Hội. Ngoài ra, Hội tương hỗ cũng có thể hoạt động độc lập và trực tiếp đứng ra cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cũng như thực hiện bảo hiểm cho các thành viên của mình. Để các Hội tương hỗ này hoạt động thành

2 Rosalina V.Bactol (2015)

(3)

công, cơ quan quản lý nhà nước của Philippines thực hiện việc quản lý và giám sát các mặt như:

Khả năng thanh toán (giám sát hoạt động đầu tư, dự phòng), hiệu quả hoạt động, quản lý hoạt động và truyền thông của các Hội.

Các sản phẩm BHVM và sản phẩm bảo hiểm truyền thống về cơ bản vẫn có các nét tương đồng nhất định, nhưng cũng có nét khác biệt. Chính vì phân khúc khách hàng đối với các sản phẩm BHVM là khách hàng có thu nhập thấp, những tầng lớp bần nông trong xã hội nên sản phẩm sẽ được tích hợp linh hoạt và nhắm đúng vào nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Bảng 1 chỉ ra những đặc điểm cơ bản của các sản phẩm BHVM và những nét khác biệt của loại sản phẩm bảo hiểm này với các loại bảo hiểm truyền thống.

Bảng 1 cho thấy các điều khoản cũng như yêu cầu đối với các sản phẩm BHVM đơn giản, tạo điều kiện hơn rất nhiều so với các sản phẩm bảo hiểm thông thường. Các gói sản phẩm trong BHVM cũng hướng tới trực tiếp quyền lợi của người nghèo, người thu nhập thấp và thường sống ở nông thôn nhằm giúp họ phát triển kinh doanh theo hướng nông nghiệp. Các gói sản phẩm BHVM thường bao gồm:

Bảo hiểm nhân thọ: Tại Philippines có nhiều sản phẩm BHVM nhân thọ được cung ứng ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, các điều khoản bắt buộc khi tham gia bảo hiểm hoặc khi khiếu nại bồi thường vẫn còn rất rườm rà và chưa thực sự phù hợp hay

mang tính ứng dụng cao. Mặc dù vậy những loại sản phẩm này vẫn được đón nhận tại Philippines.

Bảo hiểm sức khỏe: Tập trung vào hai loại là bảo hiểm bệnh hiểm nghèo và hỗ trợ chi phí y tế. Chính phủ Philippines cũng đang hướng tới phát triển loại bảo hiểm này song song với các loại hình bảo hiểm thương mại cung cấp bởi các công ty bảo hiểm hoặc các tổ chức tài chính.

Bảo hiểm mùa màng: Đây là loại bảo hiểm quan trọng đối với các hộ gia đình nông dân, các trang trại quy mô nhỏ tại Philippines. Loại hình bảo hiểm này đang được Chính phủ Philippines nhân rộng ra nhiều địa phương tại quốc gia mình.

Bảo hiểm tài sản: Đối tượng của gói bảo hiểm này khá đa dạng như nhà cửa, trang trại, thiết bị và phương tiện. Đối với các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, việc bảo hiểm cho các tài sản nông nghiệp như hệ thống máy bơm nước, công cụ máy móc nông nghiệp là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa về kinh tế.

Tính đến năm 2014, tại Philippines đã có 22 nhà cung ứng dịch vụ BHVM dưới hình thức các Hội tương hỗ, tăng thêm hơn 16 tổ chức so với cùng kỳ năm 2013, mức tăng trưởng đạt gần 400%. Mặc dù phân khúc khách hàng có nhiều đặc thù nhưng đây được coi là thị trường tiềm năng cho các công ty bảo hiểm. Đã có 45 công ty bảo hiểm (18 công ty bảo hiểm nhân thọ và 27 công ty bảo hiểm phi nhân thọ) đã từng bước tiếp cận thị trường và bắt đầu cung ứng các sản phẩm BHVM tại Philippines Bảng 1. Sự khác nhau giữa sản phẩm BHVM và sản phẩm bảo hiểm truyền thống

Yêu cầu chung Sản phẩm bảo hiểm truyền thống Sản phẩm BHVM Phí bảo hiểm tối đa Không giới hạn 5% mức thu nhập tối thiểu/ngày

(khoảng 22,30 PhP hoặc 0,53 $)a. Số tiền nhận bảo

hiểm tối đa Không giới hạn 500 lần mức thu nhập tối thiểu ngày

(khoảng 223.000 PhP hoặc 5.373 $).

Hợp đồng chính sách Đầy đủ các điều kiện phức tạp Đơn giản, dễ hiểu.

Tần suất thu phí bảo

hiểm Hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm.

Thời gian ân hạn 31 ngày kể từ ngày hết hạn 45 ngày kể từ ngày hết hạn.

Thời gian tranh tụng Tối đa 2 năm kể từ ngày phát hành hợp đồng hoặc lần cuối khi có thay đổi trong chính sách

Tối đa 1 năm kể từ ngày phát hành hợp đồng hoặc lần cuối khi có thay đổi trong chính sách.

Thời hạn giải quyết Trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được

đơn xin bồi thường hoàn chỉnh Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn xin bồi thường hoàn chỉnh.

a: Tính đến 3/6/2012, mức lương tối thiểu tại Philippines là 446PhP (1$ = 41.5PhP)

Nguồn: Asian Development Bank (ADB, 2013)

(4)

trong năm 2014. Ủy ban Bảo hiểm Philippines (IC) năm 2014 đã cấp phép cho 179 tổ chức BHVM dưới nhiều hình thức và đối tượng khác nhau. Hiện nay có khoảng 14,75 triệu người dân Philippines đang được hưởng lợi từ các sản phẩm BHVM, chiếm 24,77% tổng dân số tại Philippines.

Theo IC, tính đến tháng 12/2014, thành viên thuộc các Hội tương hỗ là 3.135.515 người, tăng hơn 12%

so với cuối năm 2013 với 2.754.172 người. Năm 2014, số lượng phí bảo hiểm thu về hơn 2.147 triệu PhP, trong khi đó số tiền bảo hiểm phải chi trả là 589 triệu PhP, tỷ lệ bồi thường là 27,46%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 3,56% (Bảng 3).

Hoạt động BHVM tại Philippines hoạt động khá mạnh và từng bước có hiệu quả trong việc bảo vệ người dân, người có thu nhập thấp vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, thoát nghèo và từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của quốc gia.

3. Khuôn khổ pháp lý áp dụng trực tiếp trong lĩnh vực BHVM tại Philippines

Các văn bản hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ

BHVM thường dựa vào 6 vấn đề chủ chốt: (i) chỉ rõ khái niệm hay nội dung bao hàm; (ii) người bảo hiểm và hoạt động kinh doanh; (iii) sản phẩm; (iv) các tổ chức; (v) giải quyết tranh chấp; và (vi) giám sát (Bảng 4)

4. Những gợi ý nhằm phát triển ngành Bảo hiểm vi mô tại Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển rất nhanh với nền kinh tế thế giới. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững đã và đang được Chính phủ theo đuổi. Hoạt động BHVM tại được xem như một công cụ hỗ trợ phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu xã hội hài hòa. Tuy nhiên, thị trường BHVM tại Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng đang bỏ ngỏ, đặc biệt là đối vơi các khách hàng cá nhân, các hộ gia đình có thu nhập thấp tại các khu vực nông thôn. Sau khi tìm hiểu cũng như đánh giá hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ, hệ thống khuôn khổ pháp lý của ngành BHVM tại quốc gia Philippines, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động tiềm năng này tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam cần thiết lập môi trường pháp lý và các quy định hài hòa giúp phát triển ngành BHVM tại Việt Nam. Đây là điều kiện nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững cho bản thân các nhà cung cấp BHVM lẫn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Chính phủ Bảng 2. So sánh tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ BHVM tại Philippines năm 2009 và 2014

Năm 2009 Năm 2014

Các sản phẩm BHVM thường là tín dụng nhân thọ ngoại trừ các Hội tương hỗ cung ứng sản phẩm BHVM.

Số sản phẩm BHVM được cung ứng gồm 168 loại (47 loại bảo hiểm nhân thọ, 37 phi nhân thọ và 41 thuộc Hội tương hỗ).

Chỉ có 6 Hội tương hỗ được cấp phép cung ứng

các sản phẩm BHVM.Có 22 Hội tương hỗ được cấp phép cung ứng các sản phẩm BHVM.

Chỉ một vài các công ty bảo hiểm thương mại cung ứng sản phẩm BHVM.

Đã có 45 công ty bảo hiểm tham gia thị trường cung ứng BHVM (18 công ty bảo hiểm nhân thọ, 27 công ty bảo hiểm phi nhân thọ).

Không có tổ chức BHVM nào được cấp phép.Có 179 tổ chức BHVM được cấp phép (54 ngân hàng nông thôn, 1 hợp tác xã và 122 cá nhân).

Có 3,1 triệu người tham gia BHVM.Khoảng 24,75 triệu người (chiếm 24,77% trên gàn 100 triệu người Philippines) tham gia BHVM.

Nguồn: Rosalina V.Bactol (2015)

Bảng 3. Tình hình hoạt động của các Quỹ tương hỗ cung ứng dịch vụ BHVM tại Philippines từ năm 2012- 2014

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lượng thành viên 2.526.423 2.782.116 3.135.515 Phí thu bảo hiểm (triệu PhP) 1.663 1.954 2.147 Số tiền phải chi trả (triệu PhP) 428 471 589 Tỷ lệ bồi thường 25,7 % 24,10 % 27,46 %

Nguồn: IC

(5)

Bảng 4. Các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực BHVM tại Philippines

Văn bản pháp lý Nội dung

(i) Chỉ rõ khái niệm/nội dung bao hàm IMC 9- 2006 Quy định về BHVM

và đề xuất mục tiêu chính sách

Đưa ra những khái niệm cơ bản về BHVM cũng như định mức giới hạn đối với các sản phẩm dịch vụ BHVM.

Chỉ rõ các điều khoản trong hợp đồng BHVM một cách dễ dàng và dễ hiểu.

(ii) Bảo lãnh và hoạt động kinh doanh

2006: Hội tương hỗ cung ứng BHVM MC 9- 2006- Quy định về BHVM và đề xuất mục tiêu chính sách

Đưa ra những yêu cầu cũng như chính sách cụ thể cho hoạt động của Hội tương hỗ.

IC đóng vai trò thiết kế khung pháp lý cho hoạt động của các Hội tương hỗ cung ứng dịch vụ sản phẩm BHVM.

Đưa ra những khái niệm về BHVM cũng như làm rõ hơn nữa chính sách hỗ trợ, lợi ích, số tiền hưởng bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm.

2012: Bộ Tài chính số 15- 2012 (ngày 01/6/2012)

Đưa ra những yêu cầu về khoản chi trả tối thiểu đối với các hoạt động BHVM.

IMC 1- 2010- Quy định trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ BHVM.

Xác định yêu cầu, quy định cũng như chính sách hỗ trợ lợi ích, số tiền hưởng bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm.

Thiết lập các yêu cầu đồng bộ về các gói sản phẩm BHVM.

Đánh giá hiệu suất hoạt động của các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ BHVM dựa trên các Chuẩn mực đánh giá hiệu suất hiện hành.

Yêu cầu sử dụng các logo BHVM trên các hợp đồng chính sách bảo hiểm.

2013: Luật Bảo hiểm, chương VIIĐề cập đến các Tổ chức tương hỗ.

IMC 9- 2006 về Hội tương hỗ cung ứng sản phẩm dịch vụ BHVM vẫn còn giá trị.

(iii) Sản phẩm

IMC 1- 2010- Quy định trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ BHVM.

Yêu cầu cũng như quy định về các sản phẩm BHVM một cách đồng bộ hợp lý.

Có đầy đủ các nội dung yêu cầu đối với bản hợp dồng tiêu chuẩn (có mẫu đính kèm trong Quy định).

2011: Thông tư số 39- 2011- Phê duyệt lại các sản phẩm BHVM

Yêu cầu các sản phẩm BHVM theo IMC số 9- 2006 đệ trình phê duyệt để đưa ra những khái niệm chính xác về sản phẩm BHVM theo IMC 1- 2010.

2013: Luật bảo hiểm giúp mở rộng các khái niệm về định lượng

BHVM là các sản phẩm dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người dân nghèo đối phó với rủi ro tiềm ẩn. Luật bảo hiểm sẽ làm rõ hơn cách tính toán cũng như chi trả bảo hiểm mà người dân có thể nhận được.

(iv) Tổ chức

2010: IMC 1- 2010- Quy định trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ BHVM.

Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng đối với các tổ chức có thể bảo lãnh hoặc bán các sản phẩm BHVM.

2010: Tiếp thị các sản phẩm BHVM của ngân hàng: BSP Thông tư 683- 2010- Tiếp thị, bán và phục vụ các sản phẩm dịch vụ BHVM.

Thiết lập các hướng dẫn muốn trở thành các đại lý bán các sản phẩm BHVM.

Phân biết các chức năng của ngân hàng với các hoạt động bảo hiểm.

2010: Bán các sản phẩm BHVM.

Thông tư 29- 2010 Bán, phát hành hoặc phân phối sản phẩm bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm và các tổ chức bảo hiểm HTX cần phải đảm bảo rằng họ chỉ là các tổ chức trung gian được cấp phép, điều này có nghĩa là các tổ chức này là các đại lý, tổ chức môi giới bán bảo hiểm/ các chính sách BHVM.

Đối với trường hợp các quỹ tương hỗ, các sản phẩm bảo hiểm của quỹ này chỉ được cung ứng cho các hội viên của quỹ.

(6)

cần có các chính sách tạo điều kiện, khuyến khích cá nhân có thu nhập thấp tham gia vào lĩnh vực BHVM, và loại bảo hiểm này sẽ được thực hiện lồng ghép với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như cho vay xóa đói giảm nghèo, cho vay ưu đãi, cho vay đào tạo nghề… phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội tại Việt Nam.

Thứ hai, cần có sự kết nối giữa khu vực công và tư vào lĩnh vực cung ứng các sản phẩm dịch vụ BHVM tại Việt Nam. Chính sự huy động, kết nối giữa các bên liên quan, hợp tác cùng nhau triển khai các hoạt động BHVM sẽ giúp ngành NHVM gia tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy, cùng nhau phát triển. Quan hệ hợp tác chặt chẽ thông qua mạng lưới kết nối đầy đủ giữa các tổ chức tài chính, các tổ chức TCVM, các tổ chức phi Chính phủ, các đại lý bảo hiểm chính thức, các nhóm tương hỗ tại địa phương sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho hoạt động BHVM tại thị trường Việt Nam.

Thứ ba, Chính phủ cũng như các tổ chức cung ứng dịch vụ BHVM cần phải có các chương trình đào tạo đi theo sản phảm dịch vụ, giáo dục khách hàng những kiến thức về bảo hiểm nói chung và BHVM

2011: Cấp phép cho các tổ chức BHVM. Thông tư 6- 2011 Hướng dẫn đối với việc phê duyệt các chương trình đào tạo và cấp phép cho các tổ chức BHVM.

Phác thảo các thủ tục đào tạo và cấp phép cho các đại lý BHVM.

Đạt yêu cầu tối thiểu- có giấy chứng nhận “đại lý cung ứng sản phẩm BHVM được cấp phép”.

2011: BSP M.Số.15- Yêu cầu về việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ BHVM phù hợp.

Yêu cầu “chỉ các ngân hàng được ủy quyền được khuyến khích tiếp thị, bán và cung ứng các sản phẩm BHVM”.

(v) Giải quyết tranh chấp 2013: Thông tư số 15- 2013- Thủ tục kiểm định chất lượng và Cơ chế giải quyết tranh chấp, hòa giải đối với BHVM

Đưa ra các yêu cầu trong việc hòa giải, đào tạo, trách nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực BHVM.

2013: Thông tư 16, 17, 18- 2013 Hướng dẫn thực hiện các cơ chế giải quyết tranh chấp, hòa giải đối với hoạt động BHVM của các công ty thương mại, HTX và các quỹ tương hỗ

Miêu tả các nguyên tắc và thủ tục trong cơ chế giải quyết tranh tụng, khiếu nại liên quan đến các vấn đề như chi phí, tiếp cận, tính thực tiến, hiệu quả và đúng hạn.

Nhấn mạnh việc bảo vệ khách hàng và bảo vệ cả ngành bảo hiểm chống lại những việc làm bất hợp pháp.

(vi) Giám sát

Tiêu chuẩn hoạt động: Thông tư số 5- 2011- Tiêu chuẩn hoạt động đối với BHVM

Hệ thống báo cáo của tất cả các công ty bảo hiểm được điều chỉnh vào năm 2010.

Các báo cáo của các quỹ tương hỗ và các công ty vảo hiểm phải được dựa trên các chỉ số

a: SEGURO: khả năng thanh toán, tính hiệu quả, quản trị, hiểu biết về BHVM, quản lý rủi ro và độ tiếp cận của khách hàng Nguồn: GIZ (2015) nói riêng. Các tổ chức cung ứng dịch vụ BHVM cần đào tạo các cán bộ của tổ chức mình để họ có thể truyền tải được ích lợi của BHVM tới khách hàng.

Hoạt động đào tạo cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng khi phát triển kênh đào tạo trực tiếp vì đặc thù của kênh đào tạo này là có sự tham gia của các cán bộ đào tạo trong quá trình hướng dẫn, đưa ra những thông tin và kiến thức mà họ cung cấp cho người nghèo, có tác động rất lớn đến nhận thức và hành vi sử dụng sản phẩm của người nghèo. Do đó, cán bộ cần phải được đào tạo có bài bản để nắm vững được những vấn đề liên quan đến BHVM, các sản phẩm cung cấp cho người nghèo cũng như sẵn sàng đưa ra những lời khuyên, tư vấn cho người nghèo khi họ cần thông tin để đưa ra quyết định tài chính đúng đắn.

Thứ tư, các tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ BHVM cần phát triển các gói sản phẩm tương thích, phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng. Các sản phẩm BHVM cần thiết kế đơn giản, dễ hiểu dễ nhớ phù hợp với nhận thức của người có thu nhập thấp, người nghèo. Các thủ tục đi kèm với hoạt động BHVM như thủ tục tham gia, bồi thường cũng

(7)

phải đơn giản, nhanh chóng và tạo điều kiện thuận lợi. Các tổ chức cung ứng dịch vụ BHVM tại Việt Nam nên chú trọng vào các gói sản phẩm dịch vụ thiết thực và có nhu cầu lớn từ phía khách hàng đặc thù này.

Tóm lại, BHVM giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Những kinh nghiệm trong việc phát triển hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ BHVM tại quốc gia Philippines mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cũng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Asian Development Bank (ADB) (2013), “Assessment of Microinsurance as Emerging Microfinance Service for the Poor - The Case of the Philippines”.

2. Craig Churchill (2006), “Protecting the Poor A Microinsurance Compendium”, International Labour Organization in coopera- tion with Munich Re Foundation, Germany.

3. Craig F. Churchill, Dominic Liber, Micheal J.McCord, Jim Roth (2003), “Making Insurance Work for Microfinanncce Institution:

A Technical Guide to Developing and Delivering Microinsurance”, ILO, The International Training Centre of the ILO, Italia.

4. Diana Almoro (2014), “The Development of the Microinsurance Market in the Philippines”, 16 April 2014 Inclusive Insurance 2014 International Forum Ulaanbaatar, Mongolia.

5. GIZ RFPI Asia (2015), “Regulatory Impact Assessment Microinsurance Philippines”, Study Report, Manila, November 2015.

6. Jim Roth, Micheal J.McCord and Dominic Liber (2007), “The Landscape of Microinsurance in the World’s 100 Poorest Coun- tries”, The Microinsurance Centre, LLC.

7. Rosalina V. Bactol (2015), “Microinsurance in Philippines”, A presentation to the Microfinance Council of the Philippines, July 2015.

SUMMARY

Microinsurance- social benefit towards the poors- Experiences of the Philippines and implication for Vietnam The Philippines is known as one of the highest microinsurance coverage among Asia Pacific Economics Coperation (APEC) member economics, experiencing exponential growth over the last ten years. According to Michael McCord- Chairman of Microinsurance Network: “Microinsurance coverage in the Philippines rose from 20% in 2012 to 28.1% in 2014, reaching an annual growth rate of 18.4% in terms of the number of person covered. As of 2015, microinsurance in the Philippines has covered approximately 28 milion individuals”. The impressive numbers come as the the Philippines’s strategy to develop financial inclusion by making financial services available and accessible to all regardless of income class.

Key words: Philippines, regulatory framework, microinsurance.

Thuy Thu Dang, Fellows

Working Organization: Microfinance center, Banking Academy.

Field of study: Finance, Microfinance, International economy

Magazines have published articles: Banking Review, Banking Science and Training Review, Vietnam Social Science, Chinese Studies Review, Vietnam Review for Indian and Asian Studies and Southeast Asian Studies

Ha Thu Nguyen, Bachelor

Working Organization: Banking Academy.

Field of study: Banking & Finance, Communication THÔNG TIN TÁC GIẢ

Đặng Thu Thủy, Nghiên cứu sinh Đơn vị công tác: Học viện Ngân hàng

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính, Tài chính vi mô, Kinh tế quốc tế

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.

Email: thuy0183@gmail.com Nguyễn Thu Hà, Cử nhân

Đơn vị công tác: Học viện Ngân hàng

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính- ngân hàng Email: thuha6411@gmail.com

như chỉ ra được hướng đi mới cho ngành BHVM non trẻ tại Việt Nam. ■

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan