• Không có kết quả nào được tìm thấy

BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Đặng Thương Hoài Linh*, Lý Thu Trang Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, sự cạnh tranh giữa các loại hàng hóa và dịch vụ ngày càng trở nên khốc liệt. Nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt giữa hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau. Nhãn hiệu nổi tiếng được biết đến rộng rãi trên toàn cầu cùng với việc không có quy định cụ thể về bảo hộ nên xảy ra rất nhiều vụ việc xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Việc tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh pháp luật của một số quốc gia và Việt Nam sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

Từ khóa: nhãn hiệu nổi tiếng, luật sở hữu trí tuệ, pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Nhật Bản, pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam.

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Trong xu thế hội nhập đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mang sản phẩm gắn nhãn hiệu của mình trong đó có cả các nhãn hiệu nổi tiếng vào thị trường Việt Nam như: Ford, Mercedes, Pizza Hut… Nếu làm tốt việc bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng cùng với sự tham gia vào các sân chơi về sở hữu trí tuệ trên thế giới sẽ khiến các tổ chức, cá nhân nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Điều này đem lại lợi ích rất to lớn giúp nền kinh tế Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chuyển giao công nghệ,… Các công ước, hiệp định quốc tế đã đưa ra những quy định về nhãn hiệu nổi từ rất sớm nhưng đáng tiếc, là một thành viên nhưng cơ chế bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam vẫn còn khá mờ nhạt.

Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng và cơ chế bảo hộ của pháp luật quốc tế, một số quốc gia và Việt Nam để đưa ra những kiến nghị giúp hoàn thiện cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Hiện nay, cách hiểu về nhãn hiệu nổi tiếng vẫn chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong

*Tel: 0936.578.985, Email: dthlinh@ictu.edu.vn

pháp luật. Điều 6.1bis Công ước Paris đề cập đến khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng lại không đưa ra một khái niệm cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng cũng như không quy định về tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng. Thông qua các quy định tại Điều 2.1.b của Khuyến nghị chung về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cho các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới năm 1999, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét dựa trên sáu yếu tố để xác định nhãn hiệu nổi tiếng [1].

Tiêu chí đầu tiên mà Khuyến nghị này đưa ra:

mức độ nhận biết hoặc công nhận của nhãn hiệu đó trong bộ phận công chúng có liên quan”. Theo Điều 2.2.a Khuyến nghị chung, bộ phận công chúng có liên quan bao gồm: (i) người tiêu dùng thực tế và/hoặc tiềm năng đối với các loại hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu; (ii) người tham gia các kênh phân phối các loại hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu; và (iii) vòng tròn kinh doanh đối với các loại hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu. Mức độ nhận biết hoặc thừa nhận một nhãn hiệu có thể được xác định thông qua cuộc điều tra khách hàng hay những cuộc thăm dò ý kiến.

Điều này sẽ được xem xét thừa nhận qua một vài phương pháp mà không áp đặt bất kỳ tiêu chuẩn nào đối với những phương pháp được sử dụng hoặc số lượng kết quả phải đạt được.

Tiêu chí thứ hai được quy định đó chính là

“thời gian, quy mô và phạm vi địa lý sử dụng nhãn hiệu”. Việc xác định tiêu chí phụ thuộc

(2)

vào bộ phận công chúng có liên quan. Tại Điều 2.3.a.i quy định rằng việc xem xét không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn có thể ở một quốc gia mà nhãn hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu nổi tiếng. Các quốc gia này có thể là quốc gia láng giềng có cùng ngôn ngữ hoặc hoặc quốc gia có kênh truyền thông tương tự nhau (ti vi hoặc báo chí xuất bản), hoặc quốc gia có mối quan hệ thương mại mật thiết liên quan đến việc thiết lập nhận biết nhãn hiệu.

Tiêu chí thứ ba quy định “thời gian, quy mô và phạm vi địa lý thúc đẩy nhãn hiệu, bao gồm quảng cáo và giới thiệu hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu tại các hội chợ hoặc triển lãm”. Theo tiêu chí này, “thúc đẩy nhãn hiệu”

có thể được xem xét để hình thành việc sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ như quảng cáo trên truyền thông điện tử (bao gồm cả Internet) là một hình thức thúc đẩy. Một hình thức thúc đẩy khác như trưng bày các hàng hóa/sản phẩm tại hội chợ hoặc triển lãm. Bởi vì người thăm quan tại một triển lãm có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau (ngay cả khi triển lãm đó bị giới hạn trong một quốc gia như hội chợ, triển lãm quốc gia), “thúc đẩy”

theo nghĩa ở tiêu chí số 3 không bị giới hạn bởi hội chợ hoặc triển lãm quốc tế.

Thứ tư, “thời gian và khu vực địa lý của bất kỳ sự đăng ký, và/hoặc các đơn đăng ký nhãn hiệu, đến quy mô mà ở đó có phản hồi lại việc sử dụng hoặc công nhận nhãn hiệu”. Theo đó, số lượng đăng ký nhãn hiệu tiến hành trên toàn cầu và thời gian đăng ký được xem như một chỉ dẫn trong việc xem xét nhãn hiệu nổi tiếng.

Các nước đăng ký phải thích hợp, không bắt buộc phải đăng ký cùng một chủ sở hữu, một nhãn hiệu được sở hữu bởi nhiều quốc gia khác nhau bởi nhiều công ty thuộc về cùng một nhóm. Việc đăng ký chỉ thích hợp trong phạm vi các đăng ký phản ánh việc sử dụng hoặc công nhận nhãn hiệu, như nếu nhãn hiệu thực sự được sử dụng trên quốc gia được đăng ký hoặc đăng ký sử dụng có thiện ý.

Ở tiêu chí thứ năm lại quy định về “ghi nhận các quyền hợp pháp đối với nhãn hiệu, đặc biệt, quy mô mà ở đó nhãn hiệu đã được ghi nhận nổi tiếng bởi các cơ quan có thẩm

quyền”. Nhãn hiệu nổi tiếng có hiệu lực dựa trên cơ sở quốc gia. Việc thực thi mang hàm ý phân tích rộng như việc đáp ứng các chỉ dẫn để xác định nhãn hiệu nổi tiếng trong từng quốc gia cụ thể, hay bao gồm các thủ tục phản đối trong việc chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng ngăn cản việc đăng ký nhãn hiệu xung đột.

Và tiêu chí cuối cùng, Khuyến nghị chung đã quy định về “giá trị kết hợp với nhãn hiệu”.

Theo quy định tại điều khoản này, vẫn tồn tại số lượng đáng kể các phương pháp khác nhau trong việc đánh giá nhãn hiệu. Tiêu chí này không gợi ra cách sử dụng từng phương pháp cụ thể. Nó thừa nhận rằng giá trị kết hợp với nhãn hiệu có thể là một chỉ dẫn đối với việc xác định nhãn hiệu đó là nổi tiếng.

Khuyến nghị chung đã đưa ra quy định cụ thể về các tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng, bổ sung, làm rõ cho Công ước Paris và Hiệp định TRIPS. Khi nhãn hiệu đã được xác định là nổi tiếng, theo quy định tại Điều 6bis Công ước Paris, việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng là bảo hộ tự động mà không cần đăng ký. Ngoài ra, bất kỳ nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng vì nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch của nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ bị từ chối, bị hủy bỏ việc đăng ký và những nhãn hiệu đó được coi là xung đột đối với nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo Công ước Paris và Hiệp định TRIPs, khi xác định việc đăng ký sử dụng nhãn hiệu đó sẽ làm xung đột đến nhãn hiệu nổi tiếng hay sử dụng với dụng ý xấu, chủ sở hữu có quyền yêu cầu hủy bỏ, ngăn cấm việc đăng ký thông qua quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nộp đơn và thời hạn được sửa đổi đối với yêu cầu hủy bỏ hoặc bảo hộ đối với một nhãn hiệu nổi tiếng không chính đáng là không giới hạn.

PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Theo pháp luật Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp nên những quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đều dựa trên Điều 6bis. Đạo luật FTDA áp dụng đối

(3)

với nhãn hiệu nổi tiếng nhưng lại không đưa ra một định nghĩa về khái niệm “nhãn hiệu nổi tiếng” mà đưa ra 8 yếu tố để xác định nhãn hiệu nổi tiếng.

Trong Đạo luật nhiều tiêu chí còn khá mơ hồ chưa được làm rõ, như yếu tố thời gian quảng cáo, phạm vi địa lý sử dụng… Đạo luật này cũng không chỉ rõ thời gian tối thiểu một nhãn hiệu được sử dụng trước khi xem xét là nhãn hiệu nổi tiếng. Trên thực tế, một số Tòa án đã xem xét nhãn hiệu lâu là 125 năm và sớm là 25 năm để chứng minh sự nổi tiếng.

Nhưng theo báo cáo của Ủy ban kiểm tra nhãn hiệu thì nhãn hiệu cũng có thể trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm như là kết quả của quảng cáo và truyền thông lớn. Như vậy, thời gian ở đây vẫn còn sự mâu thuẫn.

Hay để đánh giá tiêu chí “các kênh buôn bán hàng hóa hoặc dịch vụ mà qua đó nhãn hiệu được sử dụng”, Tòa án sử dụng mức độ phổ biến của nhãn hiệu. Nhãn hiệu được sử dụng trên càng nhiều kênh thì càng dễ được xem xét là nổi tiếng, trong vụ Panavision Int’l, L.P và Toeppen, thực tế, Panavision đã trực tiếp quảng cáo đến công chúng cùng với các công ty trong công nghiệp giải trí, điều đó đã thuyết phục tòa rằng nhãn hiệu Panavision là nổi tiếng hay trong vụ American Express Co.

và CFK, Inc, American Express đã sử dụng nhãn hiệu “Don’t Leave Home Without It” có thể được công nhận trong các lĩnh vực du lịch, phí dịch vụ, séc du lịch, tour du lịch và đặt phòng đã giúp xác định nhãn hiệu nổi tiếng [2].

Sau khi xác định nhãn hiệu là nổi tiếng và xứng đáng được bảo hộ khỏi sự vi phạm, theo những quy định tại Điều 3 của Đạo luật FTDA, chủ sở hữu của nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu Tòa án đưa ra lệnh chống lại mọi sự sử dụng nhằm mục đích thương mại đối với nhãn hiệu nếu sự sử dụng bắt đầu sau khi nhãn hiệu của chủ sở hữu trở nên nổi tiếng và những sự sử dụng đó có thể làm lu mờ hay làm giảm chất lượng hay khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng. Đạo luật FTDA định nghĩa sự lu mờ nhãn hiệu là làm giảm đi khả năng xác định và phân biệt hàng hoá, dịch vụ của nhãn hiệu nổi tiếng, bất kể

sự hiện diện hay vắng mặt của cạnh tranh giữa các chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng và các bên khác, hoặc khả năng nhầm lẫn, sai sót, hoặc lừa dối. Tòa án bên cạnh việc chỉ ra có sự lu mờ nhãn hiệu, thì khả năng gây nhầm lẫn cũng được coi là căn cứ để Tòa xác định sự vi phạm nhãn hiệu. Sau khi xác định được khả năng gây nhầm lẫn nhãn hiệu, Tòa sẽ đưa ra các biện pháp giúp chủ sở hữu bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp đáng được hưởng.

Có thể thấy Hoa Kỳ đã có những quy định cụ thể về việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tránh khỏi sự nhầm lẫn cũng như bảo hộ chống lại sự lu mờ nhãn hiệu.

Theo pháp luật Nhật Bản

Nhật Bản rất chú trọng đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Luật Nhãn hiệu Nhật Bản cũng đưa ra những tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo pháp luật Nhật Bản, một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng đối với người tiêu dùng Nhật Bản không được đăng ký, ngay cả khi nhãn hiệu đó nổi tiếng đối với người tiêu dùng Nhật Bản qua truyền thông vô tuyến, báo, tạp chí, hoặc các website internet tại Nhật Bản [3]. Theo Điều 4-1-15 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản, một nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp không thể đăng ký. Trong trường hợp này, “sự nhầm lẫn” không chỉ bao gồm sự nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ, mà còn nhầm lẫn về mối quan hệ kinh doanh giữa hai bên.

Ngoài ra, theo Điều 4-1-19 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản thì việc nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng mà sử dụng với mục đích không lành mạnh, gây thiệt hại thì cũng không thể đăng ký. Mục đích không lành mạnh ở đây là nhãn hiệu giả, sử dụng miễn phí, làm lu mờ nhãn hiệu, làm xấu nhãn hiệu [4].

Hơn nữa, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng cho dù không đăng ký vẫn tiếp tục sử dụng cho dù có sự tồn tại nhãn hiệu đối lập đã được đăng ký. Chủ sở hữu nhãn hiệu không đăng ký trở nên nổi tiếng đối với người tiêu dùng như một chỉ dẫn đến hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp vào thời điểm bên khác

(4)

nộp đơn đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu đó có quyền sử dụng nhãn hiệu với tư cách là người sử dụng trước (Theo Điều 32 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản). Đây là một ngoại lệ cho quy tắc nộp đơn đầu tiên.

Như vậy, Nhật Bản đã có những quy định cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng và cả nhãn hiệu nổi tiếng không đăng ký.

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Ở Việt Nam, các quy định về bảo hộ nhãn hiệu ra đời từ rất sớm, thế nhưng phải đến khi Luật Sở hữu Trí tuệ được ban hành vào năm 2005 mới có những quy định cụ thể về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Tiêu chí được xem xét để xác định nhãn hiệu là nổi tiếng được quy định cụ thể tại Điều 75 Luật Sở hữu Trí tuệ. Theo đó, các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng:

- Số lượng người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được ban hành;

- Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

- Thời gian sử dụng liên tục hàng hóa;

- Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng;

- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Các tiêu chí khá chủ quan và thiên về định tính. Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng “số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu”... Làm thế nào để xác định được những người tiêu dùng nào có liên quan đến nhãn hiệu, đó là những người tiêu dùng sử dụng nhãn hiệu có cùng chủ sở hữu hay những người tiêu dùng sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự… Khái niệm “người tiêu dùng liên quan” vẫn chưa được quy định

cụ thể. Ngoài ra, giữa định nghĩa về khái niệm với tiêu chí thứ 6 xác định nhãn hiệu nổi tiếng, còn có sự mẫu thuẫn về việc xác định, để được công nhận là nổi tiếng, nhãn hiệu đó cần phải có sự biết đến của người tiêu dùng trên toàn lãnh thổ Việt Nam hay còn cần sự công nhận của các quốc gia. Bên cạnh sự mâu thuẫn mà cũng không quy định rõ thế nào là người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Điều này sẽ gây khó khăn cho các chủ sở hữu cũng như các cơ quan xác định nhãn hiệu nổi tiếng.

Qua việc xem xét các tiêu chí nói trên, có nhiều quy định mang tính chất định lượng như số lượng người tiêu dùng, số lượng quốc gia bảo hộ, số lượng quốc gia công nhận…

Khi cơ quan có thẩm quyền đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu sẽ phải đưa ra con số bao nhiêu là đủ. Bên cạnh đó, giữa các quy định trong luật còn có sự mâu thuẫn giữa quy định tại Điều 75.6 về số lượng quốc gia bảo hộ với quy định về khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng theo Điều 4.20 Luật Sở hữu Trí tuệ.

Theo khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 4.20 thì chỉ cần người tiêu dùng trên toàn lãnh thổ quốc gia biết đến nhãn hiệu nhưng ở tiêu chí thứ 6 này lại yêu cầu phải có một số quốc gia công nhận.

Theo Điều 74.2.i Luật Sở hữu Trí tuệ về khả năng phân biệt nhãn hiệu, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu bị nghi ngờ là nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng nếu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên lệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng [5]. Những nhãn hiệu đó sẽ không được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam.

Theo Điều 6.2 Nghị định số 122/2010/NĐ-CP về sử đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/

(5)

NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu. Việc quy định trên có thể thấy tiêu chí thực tiễn sử dụng là một tiêu chí rất quan trọng để công nhận một nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhờ quá trình sử dụng liên tục mà nhãn hiệu mới được người tiêu dùng biết đến. Không giống với những nhãn hiệu khác, nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tự động mà không cần đăng ký. Thực tế, một số chủ sở hữu vẫn đăng ký cho nhãn hiệu nổi tiếng của mình để được bảo đảm chắc chắn quyền lợi cũng như có căn cứ pháp lý nếu có tranh chấp phát sinh.

Việc quy định xác lập quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng chỉ có Tòa án và Cục Sở hữu Trí tuệ xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng. Ngoài ra, Tòa án và Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ chỉ xem xét và công nhận một nhãn hiệu nổi tiếng khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân cụ thể trong từng vụ việc. Nhãn hiệu nổi tiếng có thể được bảo hộ tại bất kỳ thời điểm nào nếu có tranh chấp xảy ra và chủ sở hữu có thể chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi tiếng. Tuy nhiên, vai trò của Tòa án lại không quá mạnh. Hầu hết các vụ kiện liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu được giải quyết bởi Cục Sở hữu Trí tuệ, rất ít vụ việc được giải quyết bởi Tòa án. Điều này minh chứng theo một nghĩa nào đó, những chức năng quan trọng của Tòa án đã được thực hiện bởi các cơ quan khác.

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã được quy định khá rõ ràng và phù hợp với thực tiễn cũng như các điều ước quốc tế.

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM Hệ thống pháp luật Việt Nam khá hoàn thiện và đầy đủ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu nổi tiếng. Hệ thống bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng mà pháp luật Việt Nam xây dựng đã phần nào giải quyết được nhu cầu của thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cho dù đóng góp là nhỏ bé đối với nhu cầu đang được đặt ra ngày càng lớn.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu nổi tiếng dường như vẫn còn nhiều thiếu sót. Để có thể hoàn thiện cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam cũng như xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, không có sự mâu thuẫn, nhóm tác giả xin đưa ra một số kiến nghị:

Làm rõ các khái niệm, thuật ngữ sử dụng Đầu tiên cần làm rõ khái niệm “người tiêu dùng liên quan”, để việc tìm kiếm bằng chứng chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng được dễ dàng hơn đối với chủ sở hữu cũng như Cục Sở hữu Trí tuệ hay Tòa án. Từ “liên quan” cho biết mức độ thay đổi đối với hình thức và bản chất, nhóm khách hàng có liên quan có sự khác nhau tùy thuộc vào hàng hoá, dịch vụ trên thị trường [6]. Khái niệm “người tiêu dùng liên quan” có thể hiểu là những người tiêu dùng có khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng minh nổi tiếng. Ngoài ra còn có khái niệm “người tiêu dùng trên toàn lãnh thổ Việt Nam” ở trong định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng. Theo đó, người tiêu dùng trên các tỉnh thành, địa phận của Việt Nam biết đến thì nhãn hiệu đó mới được coi là nhãn hiệu nổi tiếng hay chỉ đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam.

Bổ sung quy định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chưa được sử dụng tại Việt Nam Đối với những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới được người tiêu dùng biết đến nhưng chưa được sử dụng chính thức tại Việt Nam cũng cần phải có cơ chế bảo hộ. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các kênh truyền hình quốc tế, internet… người tiêu dùng Việt Nam vẫn biết đến các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cho dù nhãn hiệu chưa được sử dụng hay chưa có hệ thống cửa hàng chính thức tại Việt Nam. Những nhãn hiệu nổi tiếng này sẽ được bảo hộ nếu như chứng minh được sự nổi tiếng ở trong nước cũng như hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được xuất, nhập khẩu, sử dụng, cung cấp tại một số quốc gia.

Tăng cường thẩm quyền của Tòa án và Cục Sở hữu Trí tuệ

Để thực hiện có hiệu quả việc bảo hộ nhãn hiệu, nên củng cố và tăng cường chức năng,

(6)

nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng, đặc biệt là Cục Sở hữu Trí tuệ. Có thể lập một Tòa án chuyên giải quyết các tranh chấp, vi phạm có liên quan đến nhãn hiệu để việc bảo hộ được thực hiện tốt hơn.

Quy định cụ thể về thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Sau khi đã được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng bởi Tòa án hoặc Cục Sở hữu Trí tuệ, nhãn hiệu được ghi nhận vào Danh bạ quốc gia. Tuy nhiên lại chưa có quy định chi tiết về việc ghi nhận này. Những thủ tục này phải được quy định một cách hợp lý để không trở thành một hình thức “đăng ký” bảo hộ phức tạp, tốn nhiều thời gian, trái với nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như quy định tại Điều 6.bis Công ước Paris [7].

Các nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng bởi một quyết định của Tòa án hay Cục Sở hữu trí tuệ, dù là quyết định riêng biệt về sự nổi tiếng của nhãn hiệu, hay là quyết định về một vụ việc cụ thể trong đó có công nhận sự nổi tiếng của nhãn hiệu này, có thể được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bổ sung quy định về sự lu mờ nhãn hiệu Pháp luật Việt Nam cần phải ghi nhận chính thức sự lu mờ nhãn hiệu tại các văn bản pháp lý vì đây là một trong những yếu tố quan trọng phải được tính đến trong việc xác định các hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng trong các vụ việc cụ thể. Như pháp luật quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia, thuật ngữ

“sự lu mờ” có được quy định rõ ở trong luật hay không thì thuật ngữ này vẫn được công nhận và áp dụng trong thực tiễn.

Ban hành Luật Nhãn hiệu Việt Nam

Thực tế, Hoa Kỳ, Nhật Bản đều có đạo luật riêng về bảo hộ nhãn hiệu. Thiết nghĩ biện pháp bức thiết nhất hiện giờ của nước ta là việc ban hành Luật Nhãn hiệu. Luật Nhãn hiệu mới này không chỉ giải quyết các hạn chế nói trên mà còn quy định cụ thể hơn về việc bảo hộ nhãn hiệu nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Thông qua đó sẽ tăng cường

được vai trò và hiệu quả của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo hộ nhãn hiệu.

KẾT LUẬN

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được đông đảo người tiêu dùng không chỉ trong giới hạn một quốc gia mà còn được biết đến ở nhiều quốc gia khác. Và với những đặc trưng của mình, nhãn hiệu nổi tiếng có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nhà sản xuất.

Chính vì sự cần thiết đó mà không chỉ các điều ước, hiệp định quốc tế quy định về nhãn hiệu nổi tiếng, các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản… và cả Việt Nam đều đưa ra những quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia đều đưa ra các tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng cũng như cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chống lại sự xâm phạm.

Cùng với việc phân tích các cơ chế bảo hộ tiêu biểu trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm hay tiếp thu những điểm nổi bật từ các cơ chế đó để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Một trong những điểm nổi bật cần học tập từ các quốc gia này, đó chính là việc xây dựng và ban hành một đạo luật riêng về nhãn hiệu.

LỜI CẢM ƠN

Bài báo là sản phẩm khoa học của đề tài:

“Tìm hiểu cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại một số quốc gia và vận dụng cho một số trường hợp cụ thể tại Việt Nam”có mã số T2017-7-14 được tài trợ bởi kinh phí của Trường Đại học Công nghệ thông tin &

Truyền thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. World Intellectual Property Organization (2000), Joint Recommendation Concerning Provisions on the Protection of Well-Known Marks, Geneva.

2. Paige Dollinger (2001), The Federal Trademark Anti-Dilution Act, Chicago-Kent College of Law, Chicago.

3. Tòa án Tối cao Tokyo (1992), Phán quyết Vụ số 29, Nhật Bản.

4. Elizabeth Houlihan (2011), Well-known Trade Marks – An International Perspective, truy cập tại

(7)

trang http://www.ipo.org/wp-content/uploads/

2013/03/Famous_Marks_Paper.pdf, truy cập ngày 21/1/2018

5. Nguyễn Thị Hồng Bích (2012), Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Isik Ozdogan and Ezgi Baklaci, Who is a relevant consumer, truy cập tại trang https://www.worldipreview.com/article/who-is-a- relevant-consumer, truy cập ngày 21/1/2018.

7. Đoàn Hồng Sơn (2011), Một số ý kiến đóng góp đối với Báo cáo rà soát Luật Sở hữu trí tuệ, Hội thảo hoàn thiện báo cáo rà soát Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

SUMMARY

THE INTERNATIONAL AND VIETNAMESE LAWS ON PROTECTION OF WELL-KNOWN TRADEMARKS

Dang Thuong Hoai Linh*, Ly Thu Trang TNU University of Information and Communication Technology

In the process of international economic integration, the competition between goods and services has become increasingly fierce. Trademarks, especially well-known trademarks, play an important role in distinguishing between goods and services of different businesses. The well-known trademarks are globally famous, with no specific regulations on protection, so there are many famous trademark infringement cases not only in Vietnam but also in the world. Therefore, the authors study and compare the laws of some countries and Vietnam and propose solutions for the protection of well-known trademarks in Vietnam.

Keywords: well-known trademarks, famous trademarks, intellectual property laws, US law, Japanes law, international law, Vietnamese law.

Ngày nhận bài: 23/01/2018; Ngày phản biện: 21/02/2018; Ngày duyệt đăng: 21/3/2018

*Tel: 0936.578.985, Email: dthlinh@ictu.edu.vn

(8)

soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

SOCIAL SCIENCE – HUMANITIES – ECONOMICS

Content Page

Nghiem Thi Ho Thu - Formation basis of Ngoc Giao’s prose characteristics 3

Vu Thi Hanh - From new consiousness of gender characteristics to new women in Vietnamese novels at the

beginning of 21st century 9

Pham Thi Ngoc Anh - Applications of water-wave icons on contemporary sculpture of monuments in Viet Nam 15 Phung Phuong Nga, Doan Duc Hai - Symbols in Nguyen Xuan Khanh's novels (the cases of novels Hồ Quý

Ly, Mẫu thượng ngàn, and Đội gạo lên chùa) 21

Vu Thuy Hang, Doan Thi Hong Nhung - Discussion on classification of the motherworship religion 25 Pham Van Hung, Nguyen Huy Hung, Nguyen Thi Thu Huong - Thai Nguyen University’s assessment of

program learning outcomes through the assessment of senior students near their completion of their

undergraduate degree 31

Hoang Duy Tuong - Solutions to enhance physical education efficiency for students at Thai Nguyen University

of Medicine and Pharmacy – Thai Nguyen University 37

Hoang Thu Thuy, Ly Trung Thanh - Nguyen Ai Quoc – Ho Chi Minh – who set the foundation for the special

relationship between Vietnam and Laos 45

Tran Thi Lan - Applying the tectonic theory to teaching "the basic principles of the Marxism - Leninism" in

universities 49

Nguyen Thanh Tu - Some solutions to enhance the quality of teaching and learning English at University of

Transport Technology, Thai Nguyen Campus 55

Nguyen Thi Hoai Thu - Methods of active teaching for efficient development of Vietnamese speaking skill for

foreign students at Military Technical Academy 61

Ngo Thi Lan Anh, Vo Van Tri - Necessity of educating the consciousness of ecological environment

protection for youth in Long Xuyen city, An Giang province 67

Le Van Hieu - Communications projected by the model "propaganda department" in communes, wards,

township and "commander" in villages, cities in Bac Ha district (Lao Cai province) 73 Tran Hoang Tinh, Tran Van Khanh, Nguyen Trung Kien - Strengthen examination and evaluation of disciplinary

education activities for students at national defense and security education centers in the current phase 79 Nguyen Mai Anh, Nguyen Thi Hoang Lan - Renovation of legal education content in the bachelor’s degree

program in political education of Thai Nguyen University of Education to meet the requirements of the new

general education curriculum 85

Do Thi Ngoc Phuong, Tran Thi Thao - Project power in the study of the English written language used by the

second-year English majors at Thai Nguyen University of Education 91

Vu Dinh Bac, Ly Mai Huong, Hoang Thi Hong Hanh - Using group-work activities to improve English

speaking skill for the first year English majors at Thai Nguyen University of Education 97 Nguyen Thi Hang, Le Thi Quyen, Nguyen Le Mai, Vu Thi Lenh - Organizing the experiential learning in

teaching the theme “pests and disease of plants” (Technology 10 in high school) 103 Nguyen Thi Khuong - Applying the flipped classroom model in teaching citizen education subject in high

school 109

Lai Thu Uyen, Vu Dinh Bac, Nguyen Thanh Long- Enhance grammar of third-year students of English major

through peer check at Thai Nguyen University of Education 115

Nguyen Thi Hong Chuyen, Ha Thi Nhu Quynh - Imitation technique in improving 2nd year non-English major

students’ oral competence discourse at Thai Nguyen University of Education 121

Journal of Science and Technology

N¨m

2018

(9)

Vu Thi Thanh Thuy, Chu Van Trung, Cao Thuy Linh - Research on the current and potential developments

of Thai Nguyen tourism industry 133

Tran Thi Ngoc Ha - Researching household economy model for sustainable management and use on sloping

land in tea growing areas in La Bang commune, Dai Tu district, Thai Nguyen province 139 Nguyen Van Tam, Ha Thi Hoa, Bui Thi Minh Ha, Le Thi Hoa Sen, Dang Thi Huong-Impact of resource

factors on livelihood diversification of tea growing households in Dai Tu district, Thai Nguyen province 143 Hoang Van Hai, Hoang Thi Thu Hang - The effects of fertilizers on rice yield in Thai Nguyen 149

Dang Thuong Hoai Linh, Ly Thu Trang - The international and Vietnamese laws on protection of well-known

trademarks 155

Do Tuyet Ngan - The role of women with community based tourism development in Nghia Lo town, Yen Bai

province 163

Vu Thi Thu - Assessing the agricultural land use change under the climate change context in Giao Thuy district,

Nam Dinh province 169

Pham Thi Thanh Mai, Tran Le Kim, Nguyen Thi Lan - Enhancing the application of science and technology

advances into tea production in Thai Nguyen city 175

Nguyen Thi Bich Hanh, Nguyen Thi Thu Thuy - Assessment of efficiency of agricultural land use in Yen

Phuc commune, Van Quan district, Lang Son province 181

Dang Quynh Trinh, Tran Van Hung - Business income tax inspection for non-state enterprises in Pho Yen

district, Thai Nguyen province 187

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan