• Không có kết quả nào được tìm thấy

Từ khóa: Công tác thông tin, tuyên truyền; chủ quyền Việt Nam; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Từ khóa: Công tác thông tin, tuyên truyền; chủ quyền Việt Nam; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN

CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN CHỦ QUYỀN VIỆT NAM Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA – MỘT SỐ KINH NGHIỆM

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trần Tăng Khởi, Lê Nhị Hòa*

Tóm tắt

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và được công nhận bởi hàng loạt các bằng chứng pháp lý và lịch sử. Nhà nước Việt Nam luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, bài viết nêu lên một số kinh nghiệm trong công tác thông tin, tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Từ khóa: Công tác thông tin, tuyên truyền; chủ quyền Việt Nam; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

1. Mở đầu

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo san hô ở giữa Biển Đông, nằm trải dọc theo theo bờ biển Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các nhà nước Việt Nam đã sớm xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo chiến lược Hoàng Sa, Trường Sa. Năm 1982, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Huyện đảo Hoàng Sa (cách bờ biển thành phố Đà Nẵng 170 hải lý và cách nơi gần đất liền nhất của lãnh thổ Việt Nam là huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) 120 hải lý) đang bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép từ ngày 19/1/1974.

Tháng 3/1988, nhà cầm quyền Trung ____________________________

* TS, Học viện Chính trị khu vực III

Quốc đã huy động một lực lượng lớn tàu chiến các loại đánh chiếm và đóng quân trên bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Gạc Ma, Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam [1].

Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục có những hành động làm thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông tại các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.

Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền để củng cố lập trường và yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của họ trên Biển Đông; tăng cường xây dựng, tôn tạo một số bãi đá ngầm chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo, có quy mô lớn. Những hành động của Trung Quốc đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), Tuyên bố của các bên về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC), xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và

(2)

TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 13 * 2016 53

Trường Sa, đi ngược lại hoàn toàn về tuyên bố “con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc”, chính sách láng giềng thân thiện, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi của Trung Quốc.

Trong cuộc đấu tranh khó khăn, lâu dài bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng xác định: công tác thông tin, tuyên truyền là một mặt trận quan trọng nhằm tạo ra nhận thức đầy đủ, đúng đắn trong Đảng bộ, trong nhân dân và bạn bè quốc tế về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; về chủ trương, giải pháp của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông; làm rõ chính nghĩa, lẽ phải của Việt Nam và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng, dư luận quốc tế. Những kết quả đạt được trong công tác thông tin, tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để lại kinh nghiệm quan trọng trong bối cảnh “tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp” [2].

2. Nội dung

2.1. Huy động sức mạnh tổng hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chương trình hành động số 13-Ctr/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với quan điểm: xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển có tốc độ phát triển cao trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, giữ vững chủ

quyền và an ninh trên biển, phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trước những tuyên bố chủ quyền và hành động của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 7/12/2007, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa VII thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 10 – một Nghị quyết mang tính lịch sử, tiếp tục khẳng định: Hoàng Sa là đơn vị hành chính của Đà Nẵng, do Ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa quản lý và phản đối Trung Quốc đòi quản lý quần đảo này. Về những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, xuất phát từ yêu cầu chiến lược, cần quán triệt sâu sắc chủ trương: Trong xử lý vấn đề Biển Đông, Việt Nam giữ vững độc lập, tự chủ, gắn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia với giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Vận dụng sáng tạo bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; kiên định bảo vệ vùng chủ quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế;

tăng cường thực hiện và bảo vệ hoạt động kinh tế biển, nhất là hoạt động dầu khí và đánh bắt cá trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý; không chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tinh thần DOC, tiến tới COC và quan hệ hữu nghị, hợp tác của Việt Nam với các nước liên quan, chủ động, tích cực cùng các bên liên quan đàm phán tìm giải pháp cơ bản, lâu dài mà các bên có thể chấp nhận được đối với các khu

(3)

54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN

vực tranh chấp. Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam và Trung Quốc và các nước có liên quan, phấn đấu không để xảy ra xung đột quân sự ở Biển Đông. Chúng ta kiên trì nguyên tắc, đồng thời xử lý các tình huống, các vấn đề cụ thể một cách bình tĩnh, chủ động [3].

Từ nhận thức trên, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng trong xã hội tham gia hiệu quả công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thành phố về vai trò, vị trí chiến lược của biển đảo, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Quán triệt sâu sắc Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã phối hợp với các ngành chức năng, khai thác và kịp thời cung cấp các nguồn tài liệu phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền;

phân công cán bộ, chuyên viên thường xuyên bám sát cơ sở, theo dõi nắm bắt tình hình tư tưởng, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác tuyên truyền biển đảo, đặc biệt là công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình an ninh Biển Đông trong các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố.

Trong những ngày Biển Đông dậy sóng, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, ngày 10/7/2014

Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011 – 2016) đã ra Nghị quyết Phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam. Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khẳng định trước sau như một, quần đảo Hoàng Sa là huyện đảo của thành phố Đà Nẵng, thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng hoan nghênh tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình của nhân dân, nhất là ngư dân thành phố phản đối lại hành động phi pháp của Trung Quốc. Hội đồng nhân dân và các tầng lớp nhân dân thành phố Đà Nẵng luôn sát cánh cùng các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân đang ngày đêm đấu tranh để giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng kêu gọi toàn thể nhân dân thành phố tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, chung sức chung lòng, hăng hái lao động sản xuất, cùng với chính quyền xây dựng thành phố giàu mạnh và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa của Tổ quốc Việt Nam. Trước đó, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thông qua Nghị quyết đặt tên đường Hoàng Sa và đường Trường Sa (kỳ họp thứ 16, khóa VII, ngày 14/7/2010); Nghị quyết đặt tên đường Đỗ Bá – người Việt Nam đầu tiên vẽ bản đồ về Hoàng Sa từ cách đây hơn 300 năm (kỳ họp thứ 7, khóa VIII, ngày 11/7/2013).

2.2. Tổ chức các chuyên đề triển lãm, thông tin, tuyên truyền chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ra công chúng trong và ngoài nước.

Chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm. “Căn cứ vào những tư liệu lịch sử cũng như tình

(4)

TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 13 * 2016 55

hình thực tế, căn cứ vào luật pháp quốc tế, Việt Nam có đầy đủ cơ sở để chứng minh chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ hàng bao thế kỷ nay. Chủ quyền đó là không thể tranh cãi được” [4, tr. 51]. Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa thường xuyên cập nhật những thông tin thời sự trên trang thông tin điện tử Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa; cung cấp thông tin về lịch sử, pháp lý, thực tiễn quản lý liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa đến các nhà nghiên cứu, cơ quan thông tấn báo chí phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền và đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Từ yêu cầu cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, năm 2009, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đã triển khai thực hiện đề tài Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - Thành phố Đà Nẵng. Đề tài tập trung nghiên cứu và sưu tầm tư liệu có liên quan đến huyện đảo Hoàng Sa và chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa trong thư tịch cổ Việt Nam; trong thư tịch cổ Trung Quốc;

trong thư tịch cổ phương Tây; ở Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 và hiện nay; các văn kiện pháp lý quốc tế liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại huyện đảo Hoàng Sa. Năm 2010, Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng đã triển khai nghiên cứu đề tài Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1954 - 1975, tập trung sưu tầm và nghiên cứu các nguồn tư liệu về quần đảo Hoàng Sa trong giai đoạn 1954 - 1975, thuộc các font tư liệu của: Đệ nhất cộng hòa (1954 - 1963), Đệ nhị cộng hòa (1963 - 1975) và Phủ Thủ tướng (1954 - 1975) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Những kết quả

nghiên cứu của hai đề tài Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - Thành phố Đà NẵngQuần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1954 – 1975 được giới thiệu tại Triển lãm các tư liệu có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa ngày 20/1/2013 ở Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng, Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng tổ chức Triển lãm nhằm góp phần tuyên truyền và khẳng định quyền và chủ quyền của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đối với huyện đảo Hoàng Sa- một phần lãnh thổ thiêng liêng của đất nước. Sau hơn một tháng tổ chức, cuộc triển lãm đã nhận được sự hưởng ứng, đồng tình ủng hộ của nhân dân cả nước, của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

Những hình ảnh, tư liệu, bản đồ, hiện vật được trưng bày, giới thiệu tại cuộc triển lãm đã giúp cho công chúng trong và ngoài nước có cái nhìn khách quan về sự thật không thể phủ nhận là từ lâu đời, các Nhà nước Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với các quy định liên quan của luật pháp quốc tế; lãnh thổ Trung Quốc từ bao đời nay chỉ kết thúc ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ thành công và tiếng vang của cuộc triển lãm tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã lấy chủ đề chính thức “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” để tổ chức chuyên đề triển lãm tại khắp các tỉnh, thành trên phạm vi cả nước. Những tư liệu có giá trị lịch sử và pháp lý cao tại các

(5)

56 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN

cuộc triển lãm đã góp phần chứng minh:

“Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình” [5].

Từ kết quả của các đề tài nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thành công của các cuộc triển lãm trên địa bàn Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã chính thức Phê duyệt Đề cương chi tiết Nhà Trưng bày Hoàng Sa với nội dung trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền những thông tin, tư liệu, hình ảnh sinh động, giá trị về quá trình khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Nhà Trưng bày Hoàng Sa cũng là nơi minh chứng về sự thật trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, cổ vũ tinh thần đấu tranh, ý chí bảo vệ chủ quyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

2.3. Kiên quyết đấu tranh, phản bác những thông tin xuyên tạc về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hướng đến đối tượng là người nước ngoài đang làm việc, học tập, công tác tại Đà Nẵng, Sở Ngoại vụ Đà Nẵng đã phối hợp với các cơ quan Trung ương và các ban, ngành có liên quan của thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cả về chiều rộng và chiều sâu. Sở Ngoại vụ Đà Nẵng đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa tổ chức thành công cuộc triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” (từ ngày 29/4

đến ngày 15/5/2013 tại Bảo tàng Đà Nẵng), thu hút khoảng 3.500 lượt khách đến tham quan, trong đó có 500 lượt khách là người nước ngoài. Khách nước ngoài tham dự đã đánh giá cao cuộc triển lãm, đồng thời bày tỏ quan điểm ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền đối với Hoàng Sa. Đặc biệt, đúng vào dịp 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng và đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức triển lãm “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử” (ngày 19/01/2014) với sự tham gia của Tổng Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng và các khách mời là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” và triển lãm “Hoàng Sa – Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam” (tổ chức tại Bảo tàng Đà Nẵng ngày 21/6/2014) đã thu hút đông đảo học giả nước ngoài tham dự và cùng ký tên vào bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Cùng với việc đa dạng hóa phương thức, nội dung thông tin, tuyên truyền chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đặc biệt nhấn mạnh: “Kiên quyết đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo, quan tâm bảo vệ ngư dân hoạt động trên biển…; kiên quyết đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, bảo vệ đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng” [6]. Công tác thông tin, tuyên truyền chủ quyền biển đảo hướng vào các nội dung: quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế; khẳng định chủ quyền lãnh

(6)

TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 13 * 2016 57

thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm;

thông tin, tuyên truyền phải thận trọng, khách quan, không nóng vội, tránh sa vào âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng để kích động, chống phá. Trong sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam (từ tháng 5 đến tháng 7/2014), nhiều tổ chức xã hội – nghề nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng đã tổ chức mit-tinh thể hiện thái độ phản đối hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Ngày 12/5/2014, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội Nghề cá và Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng đã phối hợp mit-tinh và ra Tuyên bố phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cũng trong dịp này, thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức các đợt phóng viên nước ngoài từ các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Đức, Ý, Pháp… đến tác nghiệp thực địa, phỏng vấn đại diện các tổ chức, chuyên gia, ngư dân có liên quan nhằm thể hiện rõ quan điểm, phản ứng của người dân Đà Nẵng trước việc Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, góp phần phản bác những luận điệu xuyên tạc, vô căn cứ của Trung Quốc. Báo Đà Nẵng (thông qua các ấn phẩm Đà Nẵng hàng ngày, Đà Nẵng cuối tuần, Đà Nẵng điện tử và DaNang Today) đã tập trung tuyên truyền đậm nét về chủ quyền biển đảo; cung cấp, giới thiệu các nguồn tư liệu có giá trị và những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc

giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam. Các cơ quan báo chí ở Đà Nẵng đã chủ động lên tiếng, đăng tải các bài viết có tính lý luận, có luận chứng, cung cấp thông tin xác thực, giúp định hướng dư luận trong thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đặc biệt, việc tuyên truyền, đấu tranh trên báo chí với các luận điệu sai trái không dừng lại trong phạm vi các hoạt động của các cán bộ, phóng viên mà đã có sự tham gia tích cực, hiệu quả của các chuyên gia, nhà nghiên cứu và ý kiến của nhân dân. Trong năm 2014, Báo Đà Nẵng là cơ quan duy nhất trong cả nước phát hành số báo đặc biệt cuối tuần về sự kiện “40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa” thu hút sự quan tâm đông đảo của dư luận. Những bài viết của các nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Dương Trung Quốc, Nguyễn Nhã, Trần Đức Anh Sơn… đưa ra những luận điểm sắc bén, đấu tranh, phản bác lại những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc phát hành đúng lúc, kịp thời số báo chuyên đề “Hoàng Sa – 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép” (số 5023 ngày 19/1/2014) thể hiện sự nhanh nhạy, chủ động trong công tác chỉ đạo thông tin, tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. “Báo chí đã có vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận;

vừa đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch, vừa tuyên truyền nâng cao nhận thức, định hướng hành động của bạn đọc, của công chúng về chủ quyền Việt Nam. Chính vì vậy, dù là cơ quan ngôn luận của một tỉnh, thành phố hay ngành, đoàn thể; dù là địa phương có vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam hay ở trong nội địa…, tuyên truyền về chủ quyền Việt Nam luôn hiện diện một cách thống nhất trên mỗi tờ

(7)

58 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN

báo và luôn được các cơ quan báo chí đẩy mạnh thực hiện. Bởi ở đó có một sự thống nhất về chủ quyền, sự thống nhất về ý chí và hành động” [7].

3. Kết luận

Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nhiều khó khăn, phức tạp và lâu dài nhưng đây là sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh này, công tác thông tin, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam hết sức cần thiết, cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Cần có chiến lược thông tin, tuyên truyền đúng đắn, tăng cường công tác trưng bày, triển lãm các hình ảnh, tư liệu, bản đồ, hiện

vật để nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc có cái nhìn khách quan về sự thật không thể phủ nhận là từ lâu đời, các Nhà nước Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với các quy định liên quan của luật pháp quốc tế; lãnh thổ Trung Quốc từ bao đời nay chỉ kết thúc ở đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với cơ sở lịch sử - pháp lý vững chắc, với sức mạnh của chính nghĩa và lẽ phải, sức mạnh của dân tộc và thời đại, “cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam để bảo vệ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng” [4, tr.54]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam (2008), Lịch sử Chính phủ Việt Nam, tập 3 (1976 – 2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.238

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.73

[3] Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, Thông tin nội bộ, tháng 11/2011, tr. 56

[4] Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa – bộ phận lãnh thổ của Việt Nam (1982), Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.51

[5] Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa (2014), Kỷ yếu Hoàng Sa (tái bản có chỉnh sửa, bổ sung), Nxb. Thông tin và truyền thông, Hà Nội, tr.69

[6] Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 11/12/2015 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.

[7] Báo Đà Nẵng (2015), Chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông trên báo Đảng, Nxb. Đà Nẵng, tr.17.

Abstract

Information dissemination and propaganda on the sovereignty of Vietnam over Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes - some experience practices from Da Nang City

Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes are the inseparable parts of Viet Nam territory.

The sovereignty of Viet Nam over Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes is in full accordance with the international laws and supported by numerous legal and historical evidences. The State of Viet Nam has always been proactive in protecting its rights and titles against any intentions and actions that violate Viet Nam’s sovereignty, territorial integrity, and rights in Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes. Viet Nam’s consistent policy is to settle disputed prolems in the East Sea through the peaceful means based on the international laws, particularly the UNCLOS. From the practices of Da Nang City, the article proposes some experience in the work of information and propaganda, struggling to protect Vietnam's sovereignty over the Paracels and Spratlys.

Keywords: information dissemination and propaganda; the sovereignty of Viet Nam;

Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan