• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIÁO DỤC KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "GIÁO DỤC KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO DỤC KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ

VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hà Thị Kim Linh*, Chu Thị Bích Huệ Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa, vai trò quan trọng vì phụ nữ khu vực này thường có sự hiểu biết về kiến thức pháp luật rất hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân khiến những phụ nữ này dễ trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội hoặc phạm pháp do thiếu kiến thức pháp luật. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số của huyện Võ Nhai về: nhu cầu của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, những nội dung kiến thức mà phụ nữ vùng dân tộc thiểu số được giáo dục, hình thức giáo dục kiến thức pháp luật cho họ. Quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trên 110 phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và 80 cán bộ quản lý địa phương để tìm hiểu thực trạng giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nội dung giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế, hình thức giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cũng chưa được quan tâm thỏa đáng.

Từ khóa: Giáo dục; pháp luật; dân tộc thiểu số; giáo dục pháp luật; phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Giáo dục kiến thức pháp luật được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu, có những nghiên cứu theo hướng tập trung lý giải đặc thù của giáo dục kiến thức pháp luật nhằm tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu cho từng nhóm đối tượng [1]. Phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) hiện đang đối diện với rất nhiều khó khăn, đó là những rào cản về kiến thức pháp luật, văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của họ và người dân vùng DTTS nói chung [2]. Giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) là quá trình định hướng, có tổ chức, của chủ thể giáo dục đến phụ nữ vùng DTTS nhằm hình thành kiến thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. Giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng DTTS rất quan trọng do nhận thức pháp luật của phụ nữ vùng DTTS còn thấp và không đồng đều, một bộ phận phụ nữ vùng DTTS chưa nhận thức đúng về pháp luật cũng như vai trò của kiến thức pháp luật trong đời sống của họ. Bên

*Tel:0982207398;Email:hakimlinh@dhsptn.edu.vn

cạnh đó, công tác phổ biến kiến thức pháp luật đến phụ nữ vùng DTTS còn hạn chế, vai trò và vị trí của công tác giáo dục kiến thức pháp luật chưa trở thành điểm nhấn quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa xã hội địa phương.

Một trong những khuyến nghị của báo cáo tóm tắt tình hình phụ nữ và trẻ em gái người DTTS đã đề cập đến vấn đề tăng cường cơ hội tiếp cận kiến thức pháp luật cho phụ nữ và trẻ em gái người DTTS “Thực hiện các chiến lược để nâng cao nhận thức của phụ nữ DTTS về quyền của họ, bao gồm quyền về đất đai, dịch vụ xã hội và tiếp cận sinh kế; Đảm bảo phụ nữ từ các nhóm DTTS có khả năng tiếp cận các dịch vụ pháp lý bằng cách giảm quy trình quan liêu, rào cản ngôn ngữ và bằng cách cung cấp trợ giúp pháp lý và tài chính” [1].

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu vấn đề giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số theo hướng tiếp cận điều tra khảo sát. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp điều tra xã hội học trên 110 phụ nữ vùng dân tộc thiểu số thuộc 11 xã của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Quá trình khảo sát được thực hiện

(2)

trong năm 2017, nội dung khảo sát tập trung:

nhu cầu về kiến thức pháp luật của phụ nữ vùng DTTS, những nội dung và hình thức giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số. Sử dụng thang likert 3 mức độ cho các nội dung khảo sát về nhu cầu theo 3 mức độ: rất có nhu cầu - có nhu cầu - không có nhu cầu. Xử lý bằng cách cho điểm theo thứ tự tăng dần đối với mỗi ý kiến lựa chọn theo các mức độ (1 điểm: không có nhu cầu; 2 điểm: Có nhu cầu; 3 điểm: rất có nhu cầu), tính điểm trung bình (ĐTB) cho kết quả hiển thị ở Bảng 1; Sử dụng thang likert 5 mức độ khảo sát về nội dung, hình thức giáo dục kiến thức pháp luật và tiến hành cho điểm đối với từng lựa chọn (5 điểm: Rất thường xuyên;4 điểm: Thường xuyên; 3 điểm: Thỉnh thoảng; 2 điểm: Đôi khi; 1 điểm: Không bao giờ), kết quả khảo sát được xử lý bằng cách tính ĐTB cho từng items (Bảng 2 & Bảng 3).

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng DTTS là cung cấp kiến thức về pháp luật cho phụ nữ vùng DTTS giúp họ nâng cao nhận thức, chuyển biến về hành vi và từng bước tạo lập thói quen thực hiện pháp luật. Để đạt mục tiêu này, cần tăng cường nâng cao kiến thức pháp luật cho phụ nữ bằng nhiều hình thức khác nhau với nội dung giáo dục kiến thức pháp luật phù hợp có trọng tâm, gắn với bối cảnh xã hội cũng như các vấn đề tiềm ẩn nguy cơ đối với phụ nữ vùng DTTS. Nội dung giáo dục cho phụ nữ vùng DTTS tập trung theo vấn đề trọng tâm, giúp họ tổ chức cuộc sống bản thân và gia đình tốt nhất hướng đến xây dựng xã hội ổn định văn minh. Nội dung kiến thức pháp luật cần tập trung: quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của phụ nữ, liên quan trực tiếp tới đời sống và việc làm… như Luật Bình đẳng giới, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân gia đình,… qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật cho phụ nữ vùng DTTS.

Phần lớn số vụ trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực luật và chính sách hình sự, dân sự, hôn

nhân, hành chính, khiếu nại, tố cáo, đất đai và nhà ở là phục vụ nam giới, với tỷ lệ là 60%, và phụ nữ thường bỏ qua các dịch vụ trợ giúp pháp lý này. Trợ giúp pháp lý bao gồm việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí; có bốn nhóm người có quyền được trợ giúp pháp lý, trong đó có người dân tộc thiểu số sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn [1].

Khảo sát tại 11 xã của huyện Võ Nhai thông qua điều tra xã hội học với số lượng khách thể khảo sát là 80 cán bộ quản lý (CBQL) cấp ủy, chính quyền địa phương, cán bộ quản lý chủ chốt cấp xã; cán bộ quản lý và cán bộ chuyên trách Hội Hội liên hiệp phụ nữ huyện và 110 phụ nữ tại 11 xã của huyện Võ Nhai. Kết quả thu được tập trung một số nội dung sau:

Nhu cầu kiến thức pháp luật của phụ nữ vùng DTTS

Bảng 1. Nhu cầu về kiến thức pháp luật của phụ nữ vùng DTTS

Nhu cầu ĐTB

(n=110) 1. Luật Khiếu nại tố cáo 1,41

2. Bộ luật Dân sự 1,49

3. Pháp luật về phòng chống mại dâm 1,49

4. Bộ luật Lao động 1,55

5. Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế 1,55

6. Luật Nuôi con nuôi 1,57

7. Pháp luật về phòng chống ma túy 1,57 8. Pháp luật về bảo vệ môi trường 1,58 9. Pháp luật về hộ tịch, hộ khẩu 1,59

10. Bộ luật Hình sự 1,66

11. Luật Đất đai 1,67

12. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 1,71 13. Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc,

giáo dục trẻ em 1,77

14. Luật Bình đẳng giới 1,79 15. Pháp luật về dân chủ cơ sở 1,81 16. Pháp luật về an toàn giao thông 1,91

17. Luật Giáo dục 1,92

18. Pháp luật về phòng chống tội phạm 1,98 19. Pháp luật về dân số, kế hoạch hóa

gia đình 2,01

20. Pháp luật về bảo vệ rừng 2,12 21. Luật Hôn nhân và gia đình 2,20 22. Pháp luật về chính sách dân tộc 2,35 Với thang likert 3 mức độ cho biết điểm trung bình tập trung từ: 1 – 1,67 (mức độ không có

(3)

nhu cầu; từ mức 1,67 đến 2,34 (có nhu cầu) và điểm trung bình từ 2,34 - 3,00 (rất có nhu cầu). Kết quả khảo sát về nhu cầu đối với kiến thức giáo dục kiến thức pháp luật cho thấy:

Nhu cầu của phụ nữ vùng DTTS về kiến thức pháp luật không cao, chủ yếu ở mức độ thấp và có nhu cầu. Một số kiến thức pháp luật được chị em phụ nữ vùng DTTS quan tâm, có nhu cầu được tìm hiểu như Luật Hôn nhân gia đình (ĐTB= 2,20), pháp luật về chính sách dân tộc (ĐTB= 2,35), pháp luật về dân số kế hoạch hóa gia đình (ĐTB= 2,01),… Bên cạnh đó công tác tư tưởng, sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến một số kiến thức pháp luật quan trọng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Một bộ phận phụ nữ vùng DTTS hạn chế về kiến thức pháp luật như kiến thức về bảo vệ môi trường, về luật Giáo dục, luật về Phòng chống ma túy, luật Khiếu nại tố cáo …

Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật (GDKTPL)

Nội dung GDKTPL cho phụ nữ vùng DTTS là những văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và những văn bản pháp quy do các cấp chính quyền địa phương ban hành.

Quá trình giáo dục kiến thức pháp luật cần cung cấp thông tin, giúp cho phụ nữ vùng DTTS nhận thức được, nâng cao ý thức tự giác thực hiện pháp luật, trên cơ sở củng cố niềm tin, thái độ tích cực và hình thành hành vi tự giác thực hiện pháp luật, có lối sống tuân thủ pháp luật. Kiến thức pháp luật cần giáo dục cho phụ nữ vùng DTTS có thể được phân nhóm như sau: Quy định pháp luật về hôn nhân, gia đình; Bình đẳng giới; Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Phòng chống, tội phạm tệ nạn xã hội; Quy định pháp luật về các vấn đề dân tộc, tôn giáo; Luật giáo dục, pháp luật về môi trường, Luật đất đai, pháp luật về Dân chủ ở cơ sở, Luật bảo vệ rừng,...

Với bảng số liệu thu được qua sử dụng thang likert 5 mức độ cho biết ĐTB từ 1,00 - 1,80 (Không bao giờ); ĐTB từ 1,8 – 2,6 (Đôi khi);

ĐTB từ 2,6 – 3,4 (Thỉnh thoảng); ĐTB từ 3,4

– 4,2 (Thưởng xuyên); ĐTB từ 4,2 – 5,00 (Rất thường xuyên).

Bảng 2. Thực trạng nội dung kiến thức pháp luật giáo dục cho phụ nữ vùng DTTS

Nhu cầu ĐTB

(n=110) 1. Luật Khiếu nại tố cáo 0,91 2. Pháp luật về bảo vệ môi trường 0,94

3. Bộ luật Dân sự 1,03

4. Luật Nuôi con nuôi 1,07

5. Bộ luật Hình sự 1,08

6. Bộ luật Lao động 1,09

7. Pháp luật về chính sách dân tộc 1,10

8. Luật Giáo dục 1,15

9. Pháp luật về phòng chống mại dâm 1,19 10. Pháp luật về an toàn giao thông 1,25

11. Luật Đất đai 1,26

12. Pháp luật về hộ tịch, hộ khẩu 1,27 13. Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc,

giáo dục trẻ em 1,31

14. Pháp luật về phòng chống tội phạm 1,34 15. Pháp luật về dân chủ cơ sở 1,37 16. Luật Bình đẳng giới 1,39 17. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 1,40 18. Pháp luật về dân số, kế hoạch

hóa gia đình 1,40

19. Pháp luật về phòng chống ma túy 1,42 20. Pháp luật về bảo vệ rừng 1,44 21. Luật Hôn nhân và gia đình 1,50 22. Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm

y tế 1,50

Kết quả khảo sát ở bảng 2 cho thấy đánh giá về thực trạng phổ biến, giới thiệu kiến thức pháp luật đến với phụ nữ vùng DTTS còn rất hạn chế, cụ thể: Luật Khiếu nại tố cáo (ĐTB

= 0,91), kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường (0,94), luật lao động (ĐTB=1,09), Luật dân sự và pháp luật về chính sách dân tộc (ĐTB = 1,1),… Với nội dung kiến thức pháp luật được khảo sát phần nào phản ánh được thực trạng những kiến thức này chưa được giới thiệu, phổ biến đến cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số. Điều này cho thấy giữa nhận thức của nhà quản lý về yêu cầu GDKTPL cho phụ nữ DTTS với thực tế những kiến thức đã được tuyên truyền, phổ biến cho phụ nữ DTTS vẫn còn khoảng cách.

Do đó cần tăng cường sự phối hợp giữa các

(4)

ngành liên quan với chính quyền và các cấp Hội LHPN ở cơ sở để đảm bảo “cung” và

“cầu” gặp nhau, điều này rất có lợi trong công tác quản lý, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.

Các hình thức GDKTPL cho phụ nữ vùng DTTS

GDKTPL được thực hiện qua các kênh chuyển tải thông tin, là các dạng hoạt động cụ thể để giáo dục pháp luật, thể hiện nội dung GDKTPL. Các dạng hoạt động cụ thể đó phải phù hợp với khả năng tiếp cận của phụ nữ vùng DTTS. Do đó, hiệu quả của GDKTPL không chỉ phụ thuộc vào việc xác định đúng mục đích và nội dung GDKTPL, mà còn phụ thuộc vào việc xác định đúng hình thức, con đường GDKTPL. Các con đường giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng DTTS được thực hiện phổ biến theo những con đường sau: GDKTPL trực tiếp thông qua tuyên truyền miệng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; qua tài liệu phổ biến kiến thức pháp luật; thông qua tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; thông qua xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật;

thông qua hỗ trợ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn, trợ giúp lưu động; GDKTP Lthông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở;

GDKTPL thông qua tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ; Lồng ghép GDKTPL trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, các phong trào, lễ hội truyền thống của địa phương.

Bảng 3. Hình thức giáo dục kiến thức pháp luật

Hình thức GDKTPL

ĐTB Cán bộ quản lý (n= 80)

Phụ nữ vùng DTTS (n= 110) 1. Tuyên truyền miệng 2,08 1,87 2. Thi tìm hiểu pháp luật 1,63 1,62 3. Hội nghị, hội thảo, tập

huấn 1,79 1,81

4. Phát tờ rơi, tờ gấp, sách

hỏi đáp pháp luật… 1,64 1,93 5. Sinh hoạt câu lạc bộ 1,66 1,64 6. Qua hệ thống loa truyền

thanh cơ sở 1,85 2,16

Hình thức GDKTPL

ĐTB Cán bộ quản lý (n= 80)

Phụ nữ vùng DTTS (n= 110) 7. Tuyên truyền qua băng

hình, băng tiếng 1,58 1,62

8. Sinh hoạt hội viên 1,88 1,73 9. Tư vấn lưu động 1,64 1,60 10. Trợ giúp pháp lý 1,48 1,43

11. Họp nhóm 1,60 1,64

12. Họp xóm, tổ dân phố 1,69 1,84 13. Thông qua nhóm hội

viên nòng cốt 2,01 1,55

14. Thông qua gương điển

hình 2,00 1,71

15. Thông qua hoạt động

hòa giải cơ sở 1,71 1,85

16. Sử dụng tủ sách pháp

luật 2,01 1,72

17. Sinh hoạt văn hóa văn

nghệ cộng đồng 1,94 1,75

18. Báo, tạp chí, tờ tin 1,89 2,03

Điểm TB 1,80 1,75

Kết quả khảo sát cho thấy: Những hình thức này chủ yếu được sử dụng ở mức thỉnh thoảng, không thường xuyên. Cán bộ làm công tác giáo dục kiến thức pháp luật các cấp đều nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác GDKTPL cho phụ nữ vùng DTTS. Tuy nhiên do GDPL là một lĩnh vực khó, đòi hỏi sự hiểu biết và có kiến thức pháp luật nhất định, trong khi cán bộ chuyên trách cấp huyện và cấp xã ở huyện Võ Nhai đều chưa qua đào tạo về ngành Luật. Bên cạnh đó, phụ nữ DTTS vẫn còn tâm lý e dè, ngại tiếp xúc, ngại ngùng khi nêu suy nghĩ của bản thân; cán bộ làm công tác giáo dục kiến thức pháp luật còn hạn chế về năng lực ngôn ngữ của người DTTS do đó cũng gặp khó khăn trong giao tiếp dẫn đến hạn chế trong công tác GDPL,...

Theo kết quả khảo sát: phụ nữ vùng DTTS trên địa bàn huyện Võ Nhai đã được GDKTPL thông qua hình thức chủ yếu là tuyên truyền miệng (ĐTB = 1,87); hội nghị, hội thảo, tập huấn (ĐTB = 1,81); hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở (ĐTB = 2,16); báo, tạp chí, tờ tin (ĐTB = 2,03), được trợ giúp pháp

(5)

lý (ĐTB = 1,43). Kết quả khảo sát cho phép khẳng định: các hình thức giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ ở vùng DTTS chưa được quan tâm thực hiện, chủ yếu sử dụng ở mức thỉnh thoảng và không bao giờ đồng thời những thông số này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát trên CBQL.

KẾT LUẬN

Giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng DTTS tại huyện Võ Nhai bước đầu đã được quan tâm dưới sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương, tuy nhiên chủ yếu mang tính tự phát, không hệ thống.

Vấn đề quản lý giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng DTTS đã được các cấp chính quyền địa phương, cán bộ quản lý nhận thức và tổ chức thực hiện thông qua xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo việc thực hiện GDPL và kiểm tra đánh giá công tác GDKTPL cho phụ nữ vùng DTTS tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Để phát huy và nâng cao nhận thức pháp luật và chuyển hóa nhận thức pháp luật ở phụ nữ vùng DTTS không chỉ dừng lại ở giáo dục kiến thức pháp

luật riêng rẽ mà cần xây dựng và tổ chức triển khai hệ thống các biện pháp giáo dục kiến thức pháp luật đồng bộ giữa các cấp quản lý, cụ thể: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý địa phương về công tác phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng DTTS;

Tăng cường những điều kiện hỗ trợ pháp lý trong tiếp cận các cơ hội về giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng DTTS; Nâng cao năng lực hỗ trợ pháp lý và giáo dục kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý ở vùng DTTS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Trí Úc (chủ nhiệm) (1995), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX 07-17, Hà Nội.

2.Nguyễn Lệ Thu (2017), Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi Phía Bắc Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

3. Liên hiệp quốc tại Việt Nam (2016), Báo cáo tóm tắt tình hình giới Việt Nam, http://www.un.org.vn/images/Gender_Briefing_Ki t-VN.PDF, truy cập 15/4/2018.

SUMMARY

EDUCATE LEGAL KNOWLEDGE FOR ETHNIC MINORITY WOMEN IN VO NHAI DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

Ha Thi Kim Linh*, Chu Thi Bich Hue TNU - University of Education

It is necessary to educate legal knowledge for women in ethnic minority region. It has important meaning and role because women in this area have limited knowledge about legal activities that is the main reason to make them become the victims of social evils or delinquency. This study finds the reality of legal education for women in ethnic minority region in Vo Nhai district about: The need of women in ethnic minority region; the content about legal which they were educated, the form of legal education that is organized. The research used social investigation method on over 110 women in ethnic minority region and 80 local managers to show the reality of the problems have been made, the ones are limited in legal education for women in ethnic minority areas.

Besides, the research also indicates that the form of legal education for women in ethnic minority area has not changed.

Key words: Education; legal; monirity ethnics; legal education; women in ethnic minority areas

Ngày nhận bài: 16/4/2018; Ngày phản biện: 02/5/2018; Ngày duyệt đăng: 29/6/2018

*Tel:0982207398;Email:hakimlinh@dhsptn.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan