• Không có kết quả nào được tìm thấy

HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG SINH NON CỦA PROGESTERONE KÈM KHÂU VÒNG CỔ TỬ CUNG Ở THAI PHỤ ĐƠN THAI TẠI BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG SINH NON CỦA PROGESTERONE KÈM KHÂU VÒNG CỔ TỬ CUNG Ở THAI PHỤ ĐƠN THAI TẠI BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG SINH NON CỦA PROGESTERONE KÈM KHÂU VÒNG CỔ TỬ CUNG Ở THAI PHỤ ĐƠN THAI

TẠI BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC

Nguyễn Hoàng Anh1, Phạm Dương Toàn2, Nguyễn Hoàng Nhất Minh2, Vương Thị Ngọc Lan1

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Sinh non gây hậu quả trầm trọng, lâu dài trên sức khỏe bà mẹ và sơ sinh. Dự phòng sinh non là một chiến lược quan trọng. Biện pháp phổ biến gồm nhận diện nguy cơ là chiều dài cổ tử cung ngắn và xử trí dự phòng gồm đặt progesterone âm đạo và khâu vòng cổ tử cung. Chưa có nghiên cứu thực hiện kết hợp 2 phương pháp trong dự phòng sinh non.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sinh non < 37 tuần của phương pháp dự phòng progesterone đặt âm đạo kèm khâu cổ tử cung ở thai phụ đơn thai có cổ tử cung ngắn ≤25 mm.

Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca tiến cứu trên 42 thai phụ trong tuổi thai 14 tuần0/7 – 24 tuần6/7 chiều dài cổ tử cung ≤25 mm khám tại bệnh viện Mỹ Đức, TP. HCM.

Kết quả: Từ tháng 10/2019 – 7/2020, tỉ lệ sinh non < 37 tuần là 28,6%, trong đó tỉ lệ sinh 28–36 tuần chiếm 19,1%. Cân nặng sơ sinh là 2.852,4g; tỉ lệ trẻ <1.500g chiếm 11,9% và <2.500g chiếm 14,3%. Kết cục sơ sinh xấu với Apgar ≤3 chiếm 2,4%. Tử suất sơ sinh chiếm 2,4% các trường hợp sinh.

Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy đặt progesterone âm đạo kèm khâu vòng cổ tử cung có thể có hiệu quả trong dự phòng sinh non ở thai phụ đơn thai có cổ tử cung ngắn.

Từ khóa: sinh non, khâu vòng cổ tử cung

ABSTRACT

THE EFFECACY OF USING VAGINAL PROGESTERONE IN COMBINATION WITH CERVICAL CERCLAGE IN SINGLETON PREGNANCY AT MY DUC HOSPITAL

Nguyen Hoang Anh, Pham Duong Toan, Nguyen Hoang Nhat Minh, Vuong Thi Ngoc Lan

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 1 - 2021: 283 - 289 Backgrounds: Preterm birth is a global problem due to its long-term, serious consequences on mothers and neonates. Prevention strategy is critical to reduce the preterm birth rate. The commonly used strategy for prevention of preterm birth, nowadays, include the screening for risk of preterm birth which is a short cervix, and applying preventive measures such as vaginal progesterone or cervical cerclage. There is no study in which these two measures were combined to prevent preterm birth.

Objectives: To determine the rate of preterm birth before 37 weeks of gestation after using vaginal progesterone combined with cervical cerclage among singleton pregnant women who have a short cervix of ≤25 mm.

Method: This was a prospective case series conducted on 42 pregnant women having cervical length of ≤25 mm measured at 14 week0/7 to 24 week6/7 at My Duc hospital from October 2019 to July 2020.

Results: The rate of preterm birth <37 weeks was 28.6% and between 28–36 weeks was 19.1%. The mean birthweight was 2,852.4g; the rate of very low birthweight (<1,500g) and low birthweight (<2,500g) were 11.9%

and 14.3%, respectively. The low apgar score of ≤3 was 2.4%. The mortality rate was 2.4% among the births.

Conclusion: The preliminary results have shown that vaginal progesterone combined with cervical cerclage

1Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2Trung tâm nghiên cứu HOPE, Bệnh viện Mỹ Đức Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hoàng Anh ĐT: 0933932893 Email: dr.hoanganh933@gmail.com

(2)

may be effective for preventing preterm birth in singleton pregnant women having short cervix.

Keywords: preterm birth, cervical cerclage

Đ T ẤN ĐỀ

Sinh non là một vấn nạn toàn cầu. Theo Tổ chức y tế thế giới, tỉ lệ sinh non tại Việt Nam là 6,53%, tương ứng với hơn 100.000 sơ sinh non tháng trên tổng số khoảng 1,6 triệu sơ sinh chào đời(1). Trẻ sinh non sống sót có nguy cơ cao mắc các biến chứng của tình trạng non tháng như suy hô hấp, bệnh lý võng mạc, còn ống động mạch<

Với sự tiến bộ của y khoa, khả năng nuôi sống trẻ sinh non, cực non đang dần cải thiện hơn, tuy nhiên, gánh nặng về chi phí là một vấn đề cần xem xét.

Dự phòng cấp 1 (phát hiện yếu tố nguy cơ, dự phòng diễn tiến vào sinh non) có nhiều ý nghĩa quan trọng trong chiến lược dự phòng sinh non, bao gồm nhận diện yếu tố nguy cơ và áp dụng các biện pháp dự phòng như đặt progesterone âm đạo (ÂĐ), khâu vòng cổ tử cung (CTC) và đặt pessary. Chiều dài CTC ngắn là một yếu tố nguy cơ của sinh non; theo đó, nếu chiều dài CTC ≤ 25mm ghi nhận ở tuổi thai trước 20 tuần, 20-24 tuần hoặc sau 24 tuần sẽ cho tỉ số khả dĩ dương (likelihood ratio positive – LR+) với nguy cơ sinh non trước 35 tuần là 4,31, 2,78 và 4,01, tương ứng(2). Trên thế giới, các nghiên cứu phối hợp đặt progesterone ÂĐ và khâu vòng cổ tử cung vẫn còn hạn chế với hiệu quả được báo cáo rất khác nhau giữa các nghiên cứu(3,4,5,6). Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào thực hiện với câu hỏi nghiên cứu: “Đặt progesterone âm đạo phối hợp khâu vòng cổ tử cung có hiệu quả trong dự phòng sinh non ở thai phụ đơn thai có cổ tử cung ngắn ≤25 mm hay không?”.

Mục tiêu

1. Xác định tỉ lệ sinh non <37 tuần của progesterone đặt âm đạo phối hợp khâu vòng cổ tử cung trong dự phòng sinh non ở thai phụ đơn thai có cổ tử cung ngắn ≤25 mm.

2. Kết cục trẻ sơ sinh ở các thai phụ có thực hiện đặt progesterone âm đạo phối hợp khâu

vòng cổ tử cung trong dự phòng sinh non.

ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

Tất cả các thai phụ từ 14 tuần0/7 đến 24 tuần6/7 có chiều dài kênh CTC ≤25 mm đến khám – điều trị tại khoa Sản, bệnh viện Mỹ Đức TP. HCM từ tháng 10/2019 - 07/2020.

Tiêu chuẩn chọn mẫu

Bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu nếu thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu như sau:

Tiêu chuẩn nhận

Tuổi của thai phụ từ 18 – 49 tuổi.

Đơn thai.

Tuổi thai 14 tuần0/7 – 24 tuần6/7, tính được chính xác tuổi thai dựa vào kinh cuối hoặc theo siêu âm trong tam cá nguyệt 1.

Thai phụ có chiều dài kênh CTC ≤25mm chẩn đoán bằng siêu âm ngã ÂĐ.

Mẹ không có bệnh lý nội – ngoại khoa.

Đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại Thai lưu.

Thai dị tật bẩm sinh.

Thai phụ có tử cung dị dạng, u xơ cơ tử cung, u buồng trứng.

Thai phụ có tiền sử can thiệp vào cổ tử cung như cắt cụt CTC, khoét chóp CTC<

Thai phụ có chống chỉ định của khâu vòng CTC như rỉ ối, vỡ ối, ra huyết ÂĐ, vào chuyển dạ.

Thai phụ có chống chỉ định sử dụng progesterone.

Phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu báo cáo loạt ca tiến cứu.

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Chọn mẫu toàn bộ trong thời gian nghiên cứu.

Phương pháp tiến hành

Sàng lọc theo tiêu chuẩn chọn mẫu. Giải

(3)

thích về nghiên cứu và lấy đồng thuận tham gia nghiên cứu.

Khâu vòng CTC tại phòng mổ và hướng dẫn đặt âm đạo progesterone sau khâu vòng CTC.

Theo dõi thai, ghi nhận dữ liệu khám thai từ hệ thống dữ liệu điện tử của Bệnh viện Mỹ Đức.

Theo dõi sinh tại bệnh viện Mỹ Đức.

Cắt chỉ khâu sẽ được chỉ định khi bệnh nhân có ối vỡ, vào chuyển dạ hoặc khi tuổi thai đạt 37 tuần. Progesterone đặt âm đạo được sử dụng cho đến hết tuần 36 của thai kỳ hoặc khi thai phụ vào chuyển dạ sinh non.

Kết cục chính là tỷ lệ sinh non <37 tuần.

Phương pháp dự phòng được xem là thành công khi duy trì được thai kỳ ≥37 tuần.

Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được quản lý bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata IC 13.

Y đức

Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược TP. HCM, số 675/ĐHYD-HĐĐĐ, ngày 15/11/2019.

KẾT QUẢ

Từ tháng 10/2019 đến tháng 07/2020 có 42 trường hợp đơn thai có chiều dài CTC ngắn ≤ 25mm tham gia vào nghiên cứu. Đặc điểm nền của đối tượng nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Đặc điểm cận lâm sàng tại thời điểm thực hiện khâu vòng CTC được trình bày trong Bảng 2.

Bảng 1: Đặc điểm nền của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Nhóm tuổi Trung bình: 33,43 ± 5,0

≤ 20 0 0

21 – 29 7 16,7

30 – 39 30 71,4

≥ 40 5 11,9

Nghề nghiệp

Nông dân 1 2,4

Nhân viên văn phòng 19 45,2

Nội trợ 11 26,2

Buôn bán 1 2,4

Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Công nhân 4 9,5

Khác 6 14,3

Con so 10 23,8

Tiền sử 1 lần sinh non 11 26,2 Tiền sử 2 lần sinh non 4 9,5

Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng của sản phụ tại thời điểm khâu vòng

Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tuổi thai (tuần) 18,83 ± 3,39

< 20 tuần0/7 28 66,7

20 tuần0/7 – 24 tuần6/7 14 33,3 Chiều dài CTC (mm) 22,49 ± 2,82

≤ 15 2 4,8

16 – 20 2 4,8

21 – 25 38 90,4

Tỉ lệ sinh non trước 37 tuần là 28,6%. Phân bố tuổi thai lúc sinh được trình bày trong Hình 1.

Hình 1: Tuổi thai lúc sinh

Kết cục thai kỳ của mẹ được trình bày trong Bảng 3 và kết cục trẻ sơ sinh được trình bày trong Bảng 4.

Bảng 3: Kết cục bà mẹ

Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Khoảng thời gian kéo dài thai kỳ

sau khâu

118,7 ± 32,3 (16 – 160 ngày)

Băng huyết sau sinh 0 0

Bảng 4: Đặc điểm cân nặng sơ sinh

Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Cân nặng trung bình: 2.852,4 (600 – 4.200g)

< 1.500g 5 11,9

1.500–2.499g 1 2,4

2.500 – 3.999g 35 83,3

≥ 4.000g 1 2,4

(4)

Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Apgar 1 phút sau sinh

0 – 3 2 4,8

4 – 6 1 2,4

≥ 7 39 92,8

Apgar 5 phút sau sinh

0 – 3 1 2,4

4 – 6 1 2,4

≥ 7 40 95,2

Thai lưu 0 0

Nhập NICU sau sinh 7 16,7

Tình trạng sơ sinh xuất viện

Bé khỏe 37 88,1

Bé bệnh nặng chuyển viện/xin về 4 9,5

Bé mất 1 2,4

Tại thời điểm xuất viện, có 1 trường hợp bé mất do không có khả năng nuôi sống vì sinh cực non lúc 22 tuần5/7.

BÀN LUẬN

Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là 33,43 ± 5,0 tuổi với nhóm tuổi chiếm nhiều nhất là 30–39. Đây là một nhóm tuổi khá cao khi mang thai. Lý giải cho điều này là do một số lớn thai phụ có thai từ hỗ trợ sinh sản được thực hiện tại Bệnh viện Mỹ Đức, nơi có đơn vị hỗ trợ sinh sản lớn của cả nước và khu vực. Mặt khác, đa số bệnh nhân sống tại thành phố nên có xu hướng lập gia đình và có con muộn hơn ở nông thôn.

Về nghề nghiệp, đa số bệnh nhân là nhân viên văn phòng, làm việc cho hệ thống tư nhân và nội trợ. Đây không phải là nhóm đối tượng có nguy cơ cao sinh non, tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, các bệnh nhân trong nghiên cứu này lớn tuổi, là một yếu tố nguy cơ của sinh non.

Gần 36% đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tiền sử sinh non, cao gấp 10 lần tỉ lệ này trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo (3,6%)(7) và gấp 3 lần trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Vũ(8).

Hiệu quả của đặt âm đạo progesterone kết hợp khâu vòng CTC trong dự phòng sinh non

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ sinh non trước 37 tuần là 28,6% được phân bố vào ba

nhóm tuổi thai là trước 28 tuần0/7, 32 tuần0/7 – 33 tuần6/7 và 34 tuần0/7 – 36 tuần6/7. Tỉ lệ này khá tương đương với các nghiên cứu nước ngoài cũng áp dụng biện pháp phối hợp progesterone đặt âm đạo và khâu vòng CTC như nghiên cứu của chúng tôi, dao động vào khoảng 16,1% – 50%(3,4,5,6,9,10). Sự dao động khá lớn trong tỷ lệ sinh non trước 37 tuần của các nghiên cứu là do sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu, thời điểm can thiệp dự phòng, loại và đường dùng progesterone. Các nghiên cứu sử dụng 17α- hydroxyprogesterone caproate (17-OHPC) tiêm bắp mỗi tuần từ 16 – 36 tuần(4,6,9,10), riêng Jung và cộng sự(3) sử dụng progesterone vi hạt với liều 200mg mỗi ngày từ lúc khâu vòng cho đến khi chuyển dạ hoặc tuổi thai đạt 36 tuần.

Về phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng nhiều nhất với nghiên cứu của Jung EY (2016)(3) là bổ sung progesterone sau khi khâu vòng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ sinh non trước 37 tuần là 28,6%, cao hơn nghiên cứu của Jung EY là 16,7%(3). Lý giải cho điều này có thể là do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi khá nhỏ, chưa phản ảnh thật hiệu quả của điều trị. Nghiên cứu của Jung EY(3) và Yemini M(6) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả dự phòng sinh non khi bổ sung progesterone sau khâu vòng CTC ở nhóm tuổi thai trước 36 tuần và trước 32 tuần. Ngược lại, một số nghiên cứu khác không ghi nhận hiệu quả này. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả, lợi ích thật sự của can thiệp bổ sung progesterone sau khâu vòng có làm tăng hiệu quả dự phòng hơn so với thực hiện khâu vòng đơn thuần hay không, cần có thêm nghiên cứu với thiết kế chặt chẽ hơn.

So sánh cân nặng trẻ sơ sinh với các nghiên cứu khác được trình bày trong Bảng 5.

Khi đánh giá hiệu quả của progesterone dự phòng nguy cơ sinh non trên sức khỏe sau sinh, chúng tôi nhận thấy cân nặng trẻ trung bình 2.852,4 ± 835,9g, bé nhẹ cân nhất 600g, bé nặng nhất 4.200g, cao hơn nghiên cứu của Rafael TJ(5)

(5)

(2.207g) và Sinkey RG(10) (2.711g ở nhóm sử dụng 17-OHPC và 1.703g ở nhóm sử dụng progesterone ÂĐ). Cân nặng trẻ trung bình ở nghiên cứu chúng tôi thấp hơn những nghiên cứu còn lại, có thể do khác nhau từ tiêu chuẩn chọn đối tượng đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi chọn những thai phụ có chiều dài CTC ≤25mm, trong khi đó, nghiên cứu của Yemini M(6) nhận những thai phụ có tiền sử ≥2 lần sinh non hoặc sẩy thai tự phát, Mackeen AD(9) nhận vào những trường hợp tiền sử sinh non hoặc sẩy thai từ 14–24 tuần, còn Jung EY(3) lại dựa vào sự yếu CTC cấp phát hiện qua khám lâm sàng, tuổi thai 17–24 tuần.

Bảng 5: Cân nặng trung bình lúc sinh (g)

Tác giả Nhóm điều trị Nhóm chứng Yemini

M(6) 3.111,9±905.5 2.680±813.4*

Rafael TJ(5)

2,207 (850–3.180)

2,920 (2.010–3.380) Mackeen

AD(9)

3.004 (2.240–3.351)

3,175 (2.495–3.550) Sinkey

RG(10)

2.711±1.023 (17-OHPC)

1.703±355 (progesterone ÂĐ)

2.674±1.009*

Jung EY(3) 3.183 (2.689–3.570)

2,400 (1.080–3.368)*

Chúng tôi 2.852,4±835.9

(* p<0,05)

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 6 trường hợp tương ứng với tỉ lệ 14,3% trẻ sinh ra

<2.500g, tỉ lệ này gần bằng với tỉ lệ ghi nhận ở nghiên cứu của tác giả Yemini M(6) là 16,1% và Jung EY(3) là 16,7%.

Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy có 2 ca ngạt nặng (tuổi thai 34 tuần6/7 – CTG nhóm III khi vào chuyển dạ – cân nặng 3.000g và tuổi thai 22 tuần5/7 – sinh cực non – cân nặng 600g) và 1 ca ngạt tím (tuổi thai 27 tuần1/7 – cân nặng 1.000g).

Chỉ số Apgar được đánh giá phút 1 ngay lúc bé được sinh ra và tình trạng bé sau 5 phút chào đời, có 2 ca được đánh giá là ngạt vừa ở phút 1 thì phút 5 giảm xuống còn 1 ca sau khi được hồi sức bằng kích thích da và thông khí qua mặt nạ, có 39 ca không ngạt ở phút 1 thì phút 5 tăng lên 40 ca.

Về tử suất sơ sinh, nghiên cứu của chúng tôi có tử suất sơ sinh cao hơn nhóm điều trị của Yemini M(6) và thấp hơn đáng kể với so với các nghiên cứu khác trình bày trong Bảng 6.

Bảng 6: Tử suất sơ sinh

Tác giả Nhóm điều trị Nhóm chứng

Yemini M(6) 0/31 0/37

Berghella V(4) 2/52 (4%) 23/100 (23%) Sinkey RG(10)

2/53 (4,1%) (17-OHPC) 1/20 (10%) (progesterone ÂĐ)

4/79 (5,9%) Jung EY(3) 2/17 (11,8%) 10/34 (29,4%)

Chúng tôi 1/42 (2,4%)

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 4 trường hợp có chiều dài CTC ≤20 mm tại thời điểm khâu vòng, trong đó chỉ 1 trường hợp với chiều dài CTC 20 mm có kết cục sinh ở tuổi thai 37 tuần0/7, 3 trường hợp còn lại đều sinh <37 tuần với trẻ được gửi dưỡng nhi sau sinh:

1 trường hợp ghi nhận chiều dài CTC 9,5mm ở tuổi thai 14 tuần2/7. Đối tượng có PARA 1011:

thai kỳ đầu tiên của sản phụ ngưng tiến triển ở tuổi thai khoảng 7-8 tuần, theo sau đó là thai kỳ đủ tháng 38 tuần (trẻ sinh 3.100g khỏe mạnh, hiện sống) và thai kỳ lần này là thai kỳ tự nhiên của sản phụ. Sau khi thực hiện các test tầm soát trong 3 tháng đầu thai kỳ và ghi nhận chiều dài kênh cổ tử cung 9,5mm tại thời điểm 14 tuần2/7, sản phụ được chỉ định khâu CTC và đặt progesterone ÂĐ. Sau khâu, thai kỳ kéo dài thêm được 83 ngày và sinh ở tuổi thai 26 tuần1/7 do vào chuyển dạ tự nhiên, bé sinh 800g. Ngoài CTC ngắn, tiền sử sẩy thai là yếu tố nguy cơ duy nhất chúng tôi xác định được ở đối tượng.

Nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu nhỏ nên chúng tôi không thể phân tích liệu tiền sử sẩy thai có ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ lần này của sản phụ hay không, đây là một hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi.

1 trường hợp ghi nhận chiều dài CTC 15mm ở tuổi thai 22 tuần1/7. Đối tượng có PARA 0100, thai kỳ trước vào chuyển dạ tự nhiên ở tuổi thai 8,5 tuần, ghi nhận hội chứng Down, bé mất sau 1,5 tháng; thai kỳ hiện tại là thai kỳ tự nhiên của

(6)

sản phụ. Sau khâu vòng, thai kỳ kéo dài thêm 35 ngày và chuyển dạ sinh tự nhiên ở tuổi thai 27 tuần1/7, bé nặng 1.000g. Ngoài CTC ngắn, tiền căn sinh non là yếu tố nguy cơ duy nhất được xác định ở sản phụ, tuy nhiên, thai kỳ trước là thai kỳ bệnh lý với hội chứng Down, liệu tiền căn sinh non với thai kỳ bệnh lý có ảnh hưởng đến nguy cơ sinh non ở thai kỳ bình thường hiện tại hay không, nghiên cứu của chúng tôi không trả lời được; đây cũng là điểm yếu trong nghiên cứu của chúng tôi.

1 trường hợp ghi nhận chiều dài CTC 18mm ở tuổi thai 24 tuần1/7. Đối tượng có PARA 0000, thai kỳ này là thai kỳ tự nhiên. Sau khi khâu vòng, thai kỳ kéo dài thêm 16 ngày và chuyển dạ sinh tự nhiên ở tuổi thai 26 tuần3/7, bé nặng 1.000g. Thai phụ không ghi nhận bất cứ yếu tố nguy cơ sinh non nào khác ngoài chiều dài CTC ngắn, nghiên cứu của chúng tôi không đủ lớn để phân tích đánh giá tỉ lệ sinh < 37 tuần ở nhóm đối tượng chỉ có 1 yếu tố nguy cơ là chiều dài CTC, do đó, đây cũng là điểm yếu trong nghiên cứu của chúng tôi.

Trường hợp sơ sinh tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi được ghi nhận ở sản phụ có chiều dài CTC 24mm ở tuổi thai 14 tuần3/7, đối tượng có PARA 0010, thai kỳ trước sẩy ở tuổi thai khoảng 20 tuần. Trong thai kỳ hiện tai, sản phụ được hỗ trợ sinh sản với phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI). Sau khâu vòng CTC do chiều dài CTC ngắn, thai kỳ kéo dài thêm được 53 ngày và vào chuyển dạ tự nhiên ở tuổi thai 22 tuần5/7, bé nặng 600g và mất sau sinh. Vì cỡ mẫu nhỏ nên nghiên cứu của chúng tôi không thể đánh giá sự khác biệt về yếu tố nguy cơ của tiền sử sẩy thai lên hiệu quả dự phòng sinh <37 tuần trong dân số nghiên cứu.

Điểm mới của nghiên cứu là việc áp dụng cả 2 phương pháp dự phòng sinh non cho thai phụ có cổ tử cung ngắn. Tuy nhiên, nghiên cứu này có một số hạn chế như cỡ mẫu nhỏ, không cho phép thực hiện phân tích đa biến để loại trừ các

yếu tố gây nhiễu trong phân tích tương quan và thiết kế nghiên cứu báo cáo loạt ca không có nhóm đối chứng nên kết luận về hiệu quả của phương pháp chưa đủ mạnh.

KẾT LUẬN

Tỉ lệ sinh non trước 37 tuần ở các thai phụ đơn thai có chiều dài cổ tử cung ≤ 25mm được điều trị dự phòng phối hợp đặt âm đạo progesterone và khâu vòng cổ tử cung là 28,6%.

Phối hợp cả 2 biện pháp có thể có hiệu quả trong dự phòng sinh non ở thai phụ đơn thai có cổ tử cung ngắn. Cần thêm nghiên cứu với thiết kế chặt chẽ để có kết luận chắc chắn hơn về biện pháp phối hợp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. World Health Organization. New global estimates on preterm

birth published (2018). URL:

https://www.who.int/news/item/17-11-2018-new-global- estimates-on-preterm-birth-published.

2. Crane J, Hutchens D (2008). Transvaginal sonographic measurement of cervical length to predict preterm birth in asymptomatic women at increased risk: a systematic review.

Ultrasound in Obstetrics and Gynecology, 31(5):579-587.

3. Jung EY, Oh KJ, Hong JS, Han BR, Joo JK (2016). Addition of adjuvant progesterone to physical‐exam‐indicated cervical cerclage to prevent preterm birth. Journal of Obstetrics and Gynaecology Research, 42(12):1666-1672.

4. Berghella V, Figueroa D, Szychowski JM, Owen J, Hankins GDV, Lams JD, Sheffied JS, Perez-Delboy A, Wing DA, Guzman ER, Vaginal Ultrasound Trial Consortiu (2010). 17-alpha- hydroxyprogesterone caproate for the prevention of preterm birth in women with prior preterm birth and a short cervical length. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 202 (4):e351- e356.

5. Rafael TJ, Mackeen AD, Berghella V (2011). The effect of 17α- hydroxyprogesterone caproate on preterm birth in women with an ultrasound-indicated cerclage. American Journal of Perinatology, 28(05):389-394.

6. Yemini M, Borenstein R, Dreazen E, Apelman Z, Mogilner BM, Kessler I, Lancet M (1985). Prevention of premature labor by 17α-hydroxyprogesterone caproate. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 151(5):574-577.

7. Nguyễn Thị Phương Thảo (2014). Khảo sát chiều dài cổ tử cung qua siêu âm ngã âm đạo ở tuổi thai 20 - 24 tuần và ý nghĩa tiên lượng sinh non tại bệnh viện tỉnh Gia Lai. Luận án Chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP. HCM.

8. Nguyễn Đình Vũ (2011). Vai trò của siêu âm ngả âm đạo đo chiều dài cổ tử cung để tiên lượng sinh non trên bệnh nhân dọa sinh non. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. HCM.

(7)

9. Mackeen AD, Rafael TJ, Zavodnick J, Berghella V (2013).

Effectiveness of 17-α-hydroxyprogesterone caproate on preterm birth prevention in women with history-indicated cerclage.

American Journal of Perinatology, 30(09):755-758.

10. Sinkey RG, Garcia MR, Odibo AO (2018). Does adjunctive use of progesterone in women with cerclage improve prevention of

preterm birth? Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, 31(2):202-208.

Ngày nhận bài báo: 10/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 06/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan