• Không có kết quả nào được tìm thấy

ISBD là một tập hợp các tiêu chuẩn mô tả thư mục

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "ISBD là một tập hợp các tiêu chuẩn mô tả thư mục"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC CHUẨN NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC BIÊN MỤC MÔ TẢ TẠI CÁC THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM

VŨ DƯƠNG THUÝ NGÀ Tóm tắt

Bài viết giới thiệu khái quát thực trạng việc áp dụng các quy tắc biên mục trong công tác mô tả tại các thư viện ở Việt Nam. Từ việc điều tra về việc áp dụng quy tắc biên mục trong 4 nhóm thư viện: thư viện công cộng, thư viện đại học, thư viện trường học và các thư viện đa ngành, thư viện viện nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các giải pháp để tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hóa trong công tác xử lý biên mục ở Việt Nam.

Trong những thập kỷ gần đây, vấn đề chuẩn hóa nói chung và chuẩn hóa trong biên mục, xử lý tài liệu nói riêng đã bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam. Công cụ thực hiện sự chuẩn hóa là các quy chuẩn bao gồm: tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, quy phạm thực hành, và văn bản pháp quy. Với quan niệm như vây, tiêu chuẩn là một trong những yếu tố góp phần bảo đảm cho việc chuẩn hóa được thực hiện.

1. Khái quát về các quy tắc biên mục hiện hành tại Việt Nam 1.1. Quy tắc biên mục theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBD)

Quy tắc này được IFLA bắt đầu soạn thảo từ năm 1969, ban hành vào năm 1974 và được ISO chính thức thông qua năm 1976, quy tắc Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế ISBD ra đời nhằm thống nhất trên phạm vi thế giới việc mô tả thư mục, tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin về các tài liệu khác nhau và hướng tới việc kiểm soát thư mục toàn cầu. ISBD là một tập hợp các tiêu chuẩn mô tả thư mục. Ban đầu, chỉ có tiêu chuẩn mô tả sách, những năm sau này ISBD đã phát triển thêm tiêu chuẩn dành cho các loại tài liệu khác như: tài liệu bản đồ, ấn phẩm tiếp tục, nguồn tin điện tử, tài liệu phi sách,… Tuy nhiên, hiện nay, với ấn bản gần đây nhất được ra đời năm 2007, các tiêu chuẩn ISBD dành cho các loại tài liệu khác nhau đã được hợp nhất trong một ấn bản và thay thế cho các ISBD riêng rẽ trước đó.

1.2. Quy tắc biên mục Anh Mỹ (AACR)

Quy tắc biên mục Anh Mỹ đã ra đời là một nỗ lực kế tiếp của cộng đồng thư viện nhằm chuẩn hóa công tác biên mục ở các nước Anh Mỹ. AACR2 là phiên bản thứ hai của bộ quy tắc biên mục Anh Mỹ (Anglo-American Cataloguing Rules) do Hội Thư viện Anh, Hội Thư viện Mỹ và Hội Thư viện Canada biên soạn và xuất bản lần đầu tiên năm 1978 và được tái bản có bổ sung năm 2002 với các phiên bản cập nhật cho các năm 2003, 2004, 2005. Phiên bản AACR2 đã dung hòa được sự khác nhau giữa tiếng Anh-Anh và

(2)

Anh-Mỹ đồng thời bổ sung, cải tiến nhiều chi tiết bất hợp lý trong phiên bản AACR1 xuất bản năm 1967. Hiện nay, việc cải biên AACR2 do Ban Chỉ đạo Biên soạn Quy tắc Biên mục Anh Mỹ, viết tắt là JSCAACR hay JSC thực hiện. AACR2 được chia thành hai nội dung chính: Phần 1- Quy tắc mô tả và Phần 2- Lựa chọn và thiết lập đề mục, Nhan đề và nội dung tham khảo. Quy trình mô tả theo quy tắc AACR2 chia làm hai công đoạn:

mô tả tài liệu và xác định các điểm truy cập. Về quy tắc mô tả, AACR2 có sự tương đồng với ISBD. Chương 1, AACR2 đề cập quy tắc mô tả tổng quát dành cho tất cả các loại hình tài liệu. Chương 2 đến chương 13 mô tả việc áp dụng quy tắc mô tả chung quy định cho từng loại hình tài liệu: sách, sách mỏng và tờ in; tài liệu bản đồ; bản thảo; âm nhạc, âm thanh, phim và tài liệu ghi hình; tài liệu dạng đò họa; nguồn tin điện tử; vật chế tác và vật thể ba chiều; vi phim; vi hình, xuất bản phẩm tiếp tục; mô tả phân tích. Mỗi chương được chia nhỏ thành từng vùng mô tả và mỗi vùng mô tả bao gồm nhiều tiểu mục về chi tiết mô tả.

1.3. Quy tắc mô tả theo hướng dẫn của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Năm 1994, Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) xuất bản “Tài liệu hướng dẫn mô tả ấn phẩm: Dùng cho mục lục thư viện”. Tài liệu đã tham khảo các qui tắc và tiêu chuẩn mô tả tiên tiến trên thế giới và thực tiễn biên mục Việt Nam để biên soạn, đó là tiêu chuẩn ISBD, qui tắc AACR2, qui tắc mô tả của Liên xô. Đây là qui tắc mô tả đã và đang được sử dụng trong biên mục mô tả.

1.4. TCVN 4743-89: “Xử lý thông tin. Mô tả thư mục tài liệu. Yêu cầu và quy tắc biên soạn”

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu đặt ra với công tác mô tả thư mục một tài liệu. Khái niệm tài liệu ở đây bao gồm các tài liệu công bố hoặc không công bố với các loại hình khác nhau: sách, ấn phẩm tiếp tục, các tài liệu định mức kỹ thuật, các tài liệu kỹ thuật, các báo cáo nghiên cứu khoa học, các tài liệu dịch và luận án. Tiêu chuẩn đã đưa ra các quy tắc để mô tả tài liệu với thành phần các yếu tố mô tả, trình tự sắp xếp các yếu tố, cách điền và phương pháp trình bày các yếu tố mô tả, sử dụng các dấu phân cách giữa các yếu tố và các vùng mô tả. Nội dung của tiêu chuẩn này về cơ bản dựa trên tiêu chuẩn ISBD và các tiêu chuẩn của Liên xô cũ trong lĩnh vực này.

2. Thực trạng việc áp dụng các quy tắc biên mục trong biên mục mô tả tài liệu tại các thư viện ở Việt Nam

Để đánh giá được thực trạng công tác xử lý tài liệu nói chung và việc áp dụng các quy tắc biên mục trong công tác biên mục mô tả tài liệu nói riêng tại các thư viện ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành điều tra các nhân viên làm công tác biên mục và xử lý tài liệu tại 600 thư viện, trong đó có 45 thư viện tỉnh thành phố, 120 thư viện đại học, 400 thư viện trường học và 35 thư viện đa ngành và thư viện các viện nghiên cứu.

(3)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các hình thức xử lý tài liệu, so với phân loại tài liệu, định chủ đề, định từ khóa, tóm tắt, chú giải, biên mục mô tả là khâu xử lý được áp dụng rộng rãi nhất.

Các thư viện công cộng cấp tỉnh và thư viện viện nghiên cứu được điều tra cho biết, tại các thư viện này 100% tiến hành biên mục mô tả. Hơn 90 % thư viện đại học và thư viện trường học tiến hành biên mục mô tả. Số liệu cụ thể được trình bày trong bảng 1 và đồ thị 1.

Bảng 1: Hình thức xử lý tài liệu tại các thư viện Việt Nam

Hình thức xử lý tài liệu

TV công cộng TV đại học TV trường học

TV chuyên ngành khác

Cả nước

Số mẫu

(n)

Tỷ lệ trong nhóm (%)

Số mẫu

(n)

Tỷ lệ trong nhóm (%)

Số mẫu

(n)

Tỷ lệ trong nhóm (%)

Số mẫu

(n)

Tỷ lệ trong nhóm (%)

Số mẫu

(n)

Tỷ lệ trong nhóm (%)

Biên mục mô tả

45 100 117 97 367 92 35 100 564 94

Phân loại

45 100 110 92 367 92 8 23 530 88

Định chủ đề

12 27 34 28 0 - 28 80 74 12

Định khóa

44 98 62 52 0 - 28 80 134 22

Tóm tắt

34 75 43 36 0 - 30 86 107 18

Chú giải

7 15 9 7 0 - 0 -

Lượt xem: 778

Lên đầu trang

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em thực hiện các thao tác đổi tên tệp theo hướng dẫn Bước 1: Mở thư mục HOCTAP đã tạo ở Bài 3, nháy chuột phải vào tệp có tên Hinhvuong.png..

Các trang thiết bị số hóa của Thư viện khá đa dạng và hiện đại, phù hợp với các kích thước tài liệu trong Thư viện... Thứ ba, ứng dụng phần mềm quản lý

Học sinh tự thực hiện thao tác đổi tên và xóa thư mục. 2) Nháy chuột vào lệnh Rename.. - Trong cây thư mục ở bài luyện tập, em muốn xóa thư mục Truyen theo các bước

Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn kinh phí dành cho bổ sung tài liệu có hạn, một số thư viện đang áp dụng hình thức bổ sung tài liệu theo hướng lựa chọn các xuất

Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm (. .) để thực hiện được thao tác sao chép thư mục Son Ca từ thư mục LOP4B sang thư mục LOP4A.. Lời giải chi tiết:.. Trên màn hình nền,

Tác giả xác định hai khoảng trống nghiên cứu của đề tài này, lần lượt là: (1) Tìm hiểu, đánh giá thực trạng áp dụng GTHL trong hệ thống kế toán các CTCK của Việt Nam

Thực hiện một cách tích cực công tác thông tin thư mục, thông báo sách, báo mới, thư mục giới thiệu chuyên đề, sử dụng và phát huy tác dụng của các tài liệu thông tin khoa học, các thư

Thông qua nghiên cứu thực trạng, mức độ áp dụng và nguyên nhân, hạn chế của việc cạnh tranh và hợp tác giữa các khách sạn vừa và nhỏ ở thành phố Huế, để nâng cao nhận thức và mức độ áp