• Không có kết quả nào được tìm thấy

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2018 - 2019

Huỳnh Văn Thừa1, Trần Ngọc Dung2, Đoàn Thị Kim Châu2 1. Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang 2. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

*Email:bsthua1969@gmail.com TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế thế giới dự đoán đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018 - 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp BPTNMT thỏa hai tiêu chuẩn GOLD 2017 và Anthonisen 1987, điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Tỷ lệ xuất viện là 97,9%. Tỷ lệ bệnh nặng, tử vong là 2,1%. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị gồm: Rối loạn tri giác; xanh tím, số đợt cấp trong 12 tháng qua; mức độ tắc nghẽn;nồng độ SpO2. Kết luận: Tỷ lệ điều trị thành công là 97,9%, tỷ lệ tử vong là 2,1%. Các yếu tố độc lập tiên lượng kết quả điều trị gồm: Rối loạn tri giác; xanh tím, số đợt cấp trong 12 thán qua; mức độ tắc nghẽn; nồng độ SpO2.

Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang.

ABSTRACT

THE RESULTS AND SOME RELATED FACTORS TO THE RESULTS OF ACUTE EXACERBATION OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE IN INPATIENT TREATMENT AT AN GIANG CENTRAL GENERAL

HOSPITAL IN 2018 - 2019

Huynh Van Thua1, Tran Ngoc Dung2, Doan Thi Kim Chau2 1. An Giang Central General Hospital 2. Can Tho University of Medicine and Pharmacy *Email: bsthua1969@gmail.com Background: According to the World Health Organization, by 2020, the Chronic Obstructive Pulmonary disease is the third leading cause of death. Objectives: Evaluate the treatment results and find out some related factors to the treatment results of the inpatients with acute exacerbation of Chronic Obstructive Pulmonary disease at An Giang Central General Hospital in 2018 - 2019.

Materials and method: All inpatients are diagnosed with exacerbations of exacerbation of Chronic Obstructive Pulmonary disease that met GOLD 2017 and Anthonisen 1987 criteria were inpatient treatment at An Giang Central General Hospital. Cross-sectional descriptive studies with analysis.

Results: Hospital discharge rate is 97.9%. The rate of serious illness and death is 2.1%. Factors associated with the outcome of treatment include: Cognitive disorders; Cyanosis ; number of exacerbations in 12 months; the number of exacerbation within 12 months; SpO2 concentration.

Conclusion: The rate of serious illness - death is 2.1%. Independent factors that predict the outcome of treatment include: Cognitive disorders; Cyanosis; Number of exacerbations in 12 months; Degree of congestion; SpO2 concentration.

Keywords: Chronic Obstructive Pulmonary disease, An Giang Central General Hospital.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tổ chức Y tế thế giới dự đoán đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3. Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do BPTNMT và các rối loạn liên quan [11].

Tại An Giang, theo thống kê từ năm 2005 - 2015 tỷ lệ bệnh nhân có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính liên tục tăng theo thời gian, tỷ lệ bệnh nhân điều trị tai Khoa cấp cứu

(2)

Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang tăng gấp 2 lần sau 10 năm.

Với mong muốn nâng cao chất lượng trong công tác điều trị, từng bước kiểm soát có hiệu quả đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018 - 2019.

II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp BPTNMT điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.

Tiêu chuẩn chọn mẫu

- Bệnh nhân thỏa hai tiêu chuẩn GOLD 2017 và Anthonisen 1987 như sau:

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Bệnh nhân đã có chẩn đoán BPTNMT trước đó: dựa vào kết quả đo chức năng hô hấp từ hồ sơ quản lý ngoại trú trong vòng 12 tháng trước với FEV1/FVC < 0,7 sau dùng thuốc dãn phế quản [11].

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo Anthonisen và cộng sự (1987) [99] dựa vào: triệu chứng lâm sàng (khó thở tăng, ho khạc đờm tăng, đờm mủ). Đợt cấp BPTNMT khi có cả 3 triệu chứng trên hoặc có 2 triệu chứng trên hoặc có 1 triệu chứng trên kèm ít nhất một trong các triệu chứng (nhiễm khuẩn đường hô hấp trên trong 5 ngày qua, sốt không do nguyên nhân nào khác, khò khè tăng dần, tăng nhịp tim hoặc tăng nhịp thở hơn 20% so với giá trị cơ bản của bệnh nhân).

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân đợt cấp BPTNMT có kèm theo lao phổi, ung thư phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi.

- Bệnh nhân thuyên tắc phổi.

- Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, suy tim cấp.

- Bệnh nhân hôn mê.

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, bỏ điều trị, chuyển viện.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Hồi sức và Khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 4/2018 đến tháng 4/2019.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu Công thức tính cỡ mẫu: n = Z21-α/2 .

2

) 1 .(

d p

p

n: cỡ mẫu tối thiểu; Z1-α/2: hệ số tin cậy. Chọn hệ số tin cậy là 95%, α = 0,05 nên Z1-α/2 = 1,96. d: sai số cho phép.

p là tham số ước đoán tỷ lệ bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nhập viện được điều trị ổn định. Theo Nguyễn Văn Thành và Cao Thị Mỹ Thúy nghiên cứu bệnh nhân đợt cấp BPTNMT (2012) thì tỷ lệ điều trị ổn định sau 7 ngày là 93,4% [7]. Chúng tôi chọn p = 0,934. Thay vào công thức trên, n = 95. Chúng tôi chọn 95 bệnh nhân để nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn tất cả bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nhập viện phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu, không có trong tiểu chuẩn loại trừ trong thời gian nghiên cứu đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng.

2.3. Nội dung nghiên cứu

* Đánh giá đáp ứng điều trị bệnh nhân đợt cấp BPTNMT [1]

(3)

Chia làm 2 nhóm:

- Ổn định, bệnh nhân xuất viện:

+ Lâm sàng cải thiện: Bệnh nhân giảm khó thở, mức độ co kéo cơ hô hấp phụ giảm, nhịp thở giảm, triệu chứng thực thể tại phổi giảm.

+ Khí máu động mạch cải thiện: pH trở về giới hạn bình thường, PaCO2 giảm, PaO2 ≥ 60 mmHg, bão hòa oxy máu đo bằng oxymeter ngón tay (SpO2) ≥ 90%.

- Tiêu chuẩn xuất viện [1]:

+ Nhu cầu dùng thuốc dãn phế quản tác dụng ngắn đường hít ≤ 6 lần/ ngày.

+ Bệnh có thể đi lại trong phòng. Không thức giấc vì khó thở, ăn uống được.

+ Lâm sàng và khí máu động mạch ổn định trong vòng 12 - 24 giờ.

- Tử vong:

+ Người nhà xin về : Lâm sàng không cải thiện; diễn biến nặng hơn: bệnh nhân khó thở tăng , rối loạn tri giác; khí máu động mạch xấu hơn: pH máu giảm, PaO2 < 60mmHg, SpO2 < 90%.

+ Tử vong

* Yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở thời điểm xuất viện

Ghi nhận mối liên quan giữa một số dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng lúc vào viện với kết quả điều trị như sau:

- Lâm sàng: liên quan giữa rối loạn tri giác, xanh tím, nhóm tuổi, số đợt cấp trong 12 tháng qua, mức độ tắc nghẽn lúc nhập viện với kết quả điều trị.

- Cận lâm sàng: liên quan giữa nồng độ SpO2, nồng độ CRPhs lúc nhập viện với kết quả điều trị.

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng chương trình Stata 12.0. So sánh 2 biến định tính bằng phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher. Giá trị p < 0,05 được xem có ý nghĩa thống kê.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm về giới của bệnh nhân nghiên cứu

Tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Nam 92 96,8

Nữ 3 3,2

Tổng 95 100

Nhận xét: Nam giới chiếm 96,8%. Tỷ lệ nam/nữ là 92/3 = 30,6 lần.

Bảng 2: Đặc điểm về nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu

Tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%)

≤ 60 tuổi 20 21

> 60 tuổi 75 79

Trung bình (Nhỏ nhất - Lớn nhất) 70,6 ± 12,2 (41 - 97)

Nhận xét: Tuổi trung bình là 70,6 ± 12,2 (nhỏ nhất 41 tuổi, lớn nhất 97 tuổi). Đa số trên 60 tuổi (79,0%).

Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh Tần số (n) Tỉ lệ (%)

< 5 năm 19 20

5 - 10 năm 51 53,7

>10 năm 25 26,3

Trung bình 7,2 ± 1,4

Nhận xét: 53,7% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 5 - 10 năm; dưới 5 năm và trên 10 năm lần lượt là 20,0% và 26,3%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 7,2 ± 1,4 năm.

3.2. Kết quả điều trị bệnh nhân đợt cấp BPTNMT

(4)

Bảng 4: Kết quả điều trị bệnh nhân đợt cấp BPTNMT

Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Nặng - tử vong 93 97,9%

Ổn định 2 2,1

Thời gian điều trị trung bình 11,9 ± 4,2 ngày

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nặng - tử vong: 2,1%. Số ngày điều trị: 11,9±4,2 ngày.

3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị đợt cấp BPTNMT Bảng 5: Liên quan giữa nhóm tuổi và kết quả điều trị

Yếu tố Ổn định (n, %) Tử vong (n, %) p

Tuổi ≤ 60 tuổi 20 (100%) 0 (0%)

> 0,05

>60 tuổi 73 (97,3%) 2 (2,7%)

Nhận xét: Nhóm tuổi liên quan không có ý nghĩa đến kết quả điều trị với p > 0,05.

Bảng 6: Liên quan giữa tri giác, xanh tím lúc nhập viện và kết quả điều trị

Yếu tố Ổn định (n, %) Tử vong (n, %) p

Rối loạn tri giác 2 (50,0%) 2 (50,0%)

< 0,01

Không 91 (100%) 0 (0%)

Xanh tím 13 (86,7%) 2 (13,3%)

< 0,05

Không 80 (100%) 0 (0%)

Nhận xét: Rối loạn tri giác, xanh tím ở thời điểm nhập viện có liên quan đến kết quả điều trị với p < 0,05.

Bảng 7: Liên quan giữa số đợt cấp trong 12 tháng qua và kết quả điều trị

Số đợt cấp 12 tháng qua Ổn định (n, %) Tử vong (n, %) p

0 – 1 đợt 77 (100%) 0 (0%)

< 0,05

≥ 2 đợt 16 (88,9%) 2 (11,1%)

Nhận xét: Số đợt cấp trong 12 tháng qua ≥ 2 đợt làm tăng tỷ lệ tử vong, p < 0,05.

Bảng 8: Liên quan giữa SpO2 thời điểm nhập viện và kết quả điều trị

SpO2 Ổn định (n, %) Tử vong (n, %) p

Bình thường 78 (100%) 0 (0%)

< 0,05

Giảm 15 (88,2%) 2 (11,8%)

Nhận xét: SpO2 giảm làm gia tăng nguy cơ bệnh nhân tử vong, với p < 0,05.

Bảng 9: Liên quan giữa giai đoạn tắc nghẽn và kết quả điều trị

Giai đoạn tắc nghẽn Ổn định (n, %) Tử vong (n, %) p

GOLD 2 14 (100%) 0 (0%)

< 0,05

GOLD 3 67 (100%) 0 (0%)

GOLD 4 12 (85,7%) 2 (14,3%)

Nhận xét: Toàn bộ các trường hợp tử vong đều xảy ra ở bệnh nhân có giai đoạn tắc nghẽn GOLD 4. Mức độ tắc nghẽn càng nặng thì nguy cơ tử vong càng cao, với p < 0,05.

Bảng 10 : Liên quan giữa CRPhs và kết quả điều trị

CRPhs Ổn định (n, %) Tử vong (n, %) p

Bình thường 43 (100%) 0 (0%)

> 0,05

Tăng 50 (96,2%) 2 (3,8%)

Nhận xét: CRPhs liên quan không có ý nghĩa thống kê với kết quả điều trị, p > 0,05.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Về đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu

Về giới: Nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nam chiếm 96,8% nữ giới chiếm 3,2%.

Tỷ lệ nam giới trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với của Võ Phạm Minh Thư: tỷ lệ nam giới là 99,2% [8]; của Cung Văn Tấn: tỷ lệ nam 90%[6]

(5)

Về độ tuổi: Bệnh nhân của chúng tôi có tuổi trung bình là 70,6 ± 12,2 (nhỏ nhất 41 tuổi, lớn nhất 97 tuổi), độ tuổi từ 60 trở lên chiếm đa số (79,0%). Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Hằng [2] và Võ Phạm Minh Thư [8].

Về thời gian mắc bệnh: 5 - 10 năm là nhiều nhất với tỷ lệ là 53,7%, trên 10 năm là 26,3% và dưới 5 năm là 20,0%, phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Hằng [2].

4.2. Về kết quả điều trị bệnh nhân đợt cấp BPTNMT

Nghiên của chúng tôi có số ngày điều trị trung bình là: 11,9 ± 4,2 ngày, tương tự kết quả Stolz D (2007) (trung bình: 12,1 ± 6,5 ngày) [13].

Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,1%. Theo Tatar D, tỷ lệ tử vong do đợt cấp BPTNMT trong bệnh viện từ 2,5% - 10% [14]. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của Lê Thị Kim Nhung và Nguyễn Quang Minh (2014) [5] là 4,9%, cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi có thể do tuổi là 80,85 ± 8,29 tuổi, cao hơn của chúng tôi.

4.3. Về một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị đợt cấp BPTNMT Liên quan nhóm tuổi với kết quả điều trị

Tuổi là yếu tố độc lập tiên lượng tử vong trong BPTNMT [3]. Singanayagam A (2013) kết luận tuổi > 75 thì tỷ lệ tử vong cao hơn (OR = 4,87, CI 95%: 2,45 - 7,29, p <0,001) [12].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân tuổi > 60 tuổi ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến kết quả điều trị với p > 0,05. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt do chúng tôi chọn điểm cắt 60 tuổi, các nghiên cứu của Nguyễn Quang Khai (2016) chọn điểm cắt 70 tuổi, Singanayagam A (2013) chọn 75 tuổi [3], [12].

Liên quan tri giác, xanh tím với kết quả điều trị

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có biểu hiện xanh tím hoặc rối loạn tri giác lúc nhập viện sẽ làm gia tăng tỷ lệ tử vong với p < 0,05 tương tự nghiên cứu của Trần Văn Ngọc (2011) rối loạn tri giác nặng lúc nhập viện thì tỷ lệ tử vong là 37,5% [4].

Lê Thị Kim Nhung và Nguyễn Quang Minh (2014) [5] nhận thấy triệu chứng lâm sàng nặng có tỉ lệ tử vong cao hơn có ý nghĩa thống kê: rối loạn tri giác làm tăng nguy cơ tử vong với OR=4,7; 95% CI: 2,8 - 7,9 với p< 0,001).

Liên quan giữa số đợt cấp 12 tháng qua với kết quả điều trị

Ngoài ra, kết quả của chúng tôi cho thấy, số đợt cấp BPTNMT trong 12 tháng trước càng nhiều thì tỷ lệ mắc BPTNMT nặng càng lớn, có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả này tương đương với của tác giả Trần Văn Ngọc: bệnh nhân có tiền sử nhập viện > 3 lần trong 3 năm gần nhất có tỉ lệ tử vong là 8,8% so với 8,2% của nhóm bệnh nhân nhập viện dưới 3 lần trong 3 năm gần nhất (p < 0,05) [4].

Liên quan giữa mức độ tắc nghẽn với kết quả điều trị

Trong nghiên cứu của chúng tôi, giai đoạn tắc nghẽn theo phân độ GOLD liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng bệnh nhân xấu đi và tử vong với p < 0,01.

Kết quả của chúng tôi khác biệt so với của Trần Văn Ngọc (2011): nguy cơ tử vong trên nhóm bệnh nhân COPD III, IV không khác biệt có ý nghĩa so với nhóm khác (p > 0,05) [4]. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định của GOLD (2017) cho rằng COPD giai đoạn III-IV được xem là yếu tố nguy cơ bệnh tiến triển nặng khi vào đợt cấp [11].

Liên quan giữa SpO2 với kết quả điều trị

Trong nghiên cứu của chúng tôi, SpO2 giảm ở thời điểm nhập viện làm gia tăng tình trạng bệnh nhân tử vong với p < 0,05. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Vold và cộng sự (2015) khi nghiên cứu trên 5.152 bệnh nhân mắc các đợt cấp về bệnh lý hô hấp tại NaUy trong giai đoạn 2002 - 2005 nhận thấy tỷ lệ tử vong ở BPTNMT có liên quan có ý nghĩa thống kê với với tình trạng giảm SpO2 [15].

Liên quan giữa CRP với kết quả điều trị

Khi chọn điểm cắt 5 mg/dL để nhận diện đợt cấp BPTNMT do nhiễm khuẩn, chúng tôi nhận thấy CRP hs tăng chỉ gặp ở 52/95 trường hợp (54,7%), còn đến 45,3% (43/95) trường hợp đợt cấp BPTNMT có CRP không tăng. Dewan N.A.và cộng sự (2000) cho thấy CRP > 5 mg/dL cũng chỉ gặp ở 37% trường hợp đợt cấp BPTNMT nhập viện do nhiễm khuẩn[10].

(6)

Điều này cho thấy vai trò của CRP như một dấu ấn viêm trong đợt cấp BPTNMT do vi khuẩn chưa được thuyết phục.

V. KẾT LUẬN

Tỷ lệ điều trị thành công là 97,9%, tỷ lệ tử vong là 2,1%.

Các yếu tố độc lập tiên lượng kết quả điều trị gồm: Rối loạn tri giác; xanh tím, số đợt cấp trong 12 tháng qua; mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí; nồng độ SpO2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Nhà xuất bản y học.

2. Trần Thị Hằng (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược Thái Nguyên.

3. Nguyễn Văn Khai, Nguyễn Huy Ngọc, Nguyễn Quang Ân (2016), “Các yếu tố tiên lượng tử vong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang”, VietNam Medical Journal (No 2) - 2016, pp. 140-147.

4. Trần Văn Ngọc (2011) “Các yếu tố nguy cơ tử vong của đợt cấp COPD”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), tr 457- 464.

5. Lê Thị Kim Nhung và Nguyễn Quang Minh (2014), Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18, Số 3.

6. Cung Văn Tấn (2011), Đánh giá mức độ cải thiện lâm sàng, khí máu và chức năng hô hấp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận văn thạc sĩ y học , Đại học Y Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Thành, Cao Thị Mỹ Thúy (2012), “Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân đợt cấp COPD nhập viện và kết quả điều trị”, Tạp chí Nội khoa Việt Nam, 5, tr. 9-17.

8. Võ Phạm Minh Thư (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tác nhân vi sinh và một số dấu ấn sinh học trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án tiến sỹ y học, Học viên Quân y, Bộ Quốc Phòng.

9. Anthonisen N.R., Manfreda J., Warren C.P., et al. (1987), “Antibiotic therapy in exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease”, Ann Intern Med, 106(2), pp.196-204.

10. Dewan N.A., Rafique Salem, Kanwar Badar et al (2000), “Acute exacerbation of CORD Factors Associated with Poor Treatment Outcome”, Chest, 117, pp.662 - 671.

11. GOLD (2017), Global stratery for diagnosis management and prevention of COPD;

http://www.goldcopd.com.

12. Singanayagam A., Schembri S., and Chalmers JD. (2013), “Predictors of Mortality in Hospitalized Adults with Acute Exacerbation of Chronic Obstructive Pulmonary Discase: A Systemic Review and Meta-analysis”, Annals ATS, 10 (2), pp. 81-89.

13. Stolz D., Christ-Crain M., Bingisser R., et al. (2007), "Antibiotic treatment of exacerbations of COPD: a randomized, controlled trial comparing procalcitonin-guidance with standard therapy", Chest, 131(1), pp.9-19.

14. Tatar D., Senol G., Anar C., et al. (2013), "Markers of lower respiratory tract infections in emergency departments", Multidiscip Respir Med, 8:20(1), pp.1-6.

15. Vold et al (2015), “Low oxygen saturation and mortality in an adult cohort: the Tromso study”, BMC Pulmonary Medicine (2015) 15:9

Ngày nhận bài:11/8/2019 - Ngày duyệt đăng bài: 6/10/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu đánh giá một số yếu tố liên quan từ phía mẹ đến kết quả điều trị sơ sinh thở máy xâm nhập tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai..

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy không có mối liên quan giữa viêm phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp với một số yếu tố như: giới, mức độ hoạt động

Chúng tôi đã cố gắng sử dụng duy nhất một thuốc corticoid trong quá trình điều trị nhằm tránh sai số thuộc về chất lượng thuốc, tá dược, dạng bào

I. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố liên quan đến kết

Đánh giá giá trị của xét nghiệm D-dimer và các thang điểm Wells, Geneva cải tiến trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Kết quả: các yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị bao gồm: thời gian mắc bệnh, kiến thức về bệnh, số lượng bệnh mạn tính/biến chứng của đái tháo đường đi kèm, mức độ thường xuyên

Một số yếu tố liên quan đến tính tự chủ chuyên nghiệp trong thực hành điều dưỡng tại Bệnh viện Quân y 211 năm 2020 Factors related to professional autonomy in nursing practice at

https://doi.org/10.52389/ydls.v18i4.1860 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị chửa ngoài tử cung bằng methotrexate đơn liều tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Some factors related