• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các kỹ năng cần thiết cho sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Các kỹ năng cần thiết cho sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Các kỹ năng cần thiết cho sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý

khi tìm kiếm việc làm

Giang Thị Thu Huyền Nguyễn Thị Thùy Anh

Ngày nhận: 03/03/2017 Ngày nhận bản sửa: 17/04/2017 Ngày duyệt đăng: 17/04/2017

Để hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp và người lao động chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý (MIS) có khả năng cạnh tranh trong thị trường việc làm, bài báo trình bày các kỹ năng cần thiết mà người sử dụng lao

động cần tìm kiếm dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu việc làm. Giải pháp đưa ra trong bài có thể được coi là một tài liệu tham khảo cho những người thiết kế chương trình ngành học MIS, giúp xây dựng các

chương trình môn học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức sau khi tốt nghiệp. Nó cũng được xem như một công cụ định hướng cho sinh viên nên tập trung vào những kỹ năng nào. Hơn nữa, người sử dụng lao động có thể sử dụng dữ liệu này trong việc tuyển dụng nhân viên mới,

nâng cao trình độ cho nhân viên đã và đang làm việc trong công ty.

Từ khóa: MIS, kỹ năng, người lao động, việc làm

1. Giới thiệu chung

ệ thống thông tin quản lý (MIS) là một ngành khoa học tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các tổ chức bằng việc thiết kế và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và giải quyết các vấn đề trong một tổ chức như phân tích, đánh giá thông tin, hỗ trợ ra quyết định... Như vậy, một người làm việc trong lĩnh vực MIS cần có kiến thức cả về CNTT cũng như các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh. Do đó, khung

chương trình của ngành này gồm nhiều học phần liên quan đến hai lĩnh vực: CNTT và quản trị kinh doanh. Mặc dù ngành MIS trên thế giới đã có từ nhiều năm nay, nhưng nó vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Thực tế, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã mở chuyên ngành này, do đó lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên nhiều sinh viên chưa định hướng được sẽ làm gì sau khi ra trường, đồng thời việc xây dựng chương trình môn học cho chuyên ngành này vẫn còn đang tranh luận.

Hiện nay các trường đại học ở Việt Nam đang dần đi vào tự chủ, vì vậy họ cần xây dựng cho mình

(2)

một lộ trình để thu hút sinh viên, người học. Điều đó đồng nghĩa với việc đảm bảo cho sinh viên có thể tìm được việc làm tốt và phù hợp sau khi ra trường. Mặt khác, sinh viên ra trường muốn tìm được việc làm phù hợp đúng chuyên ngành cần phải có một nền tảng vững chắc, các kiến thức và kỹ năng quan trọng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Vấn đề là, chương trình môn học phải được xây dựng như thế nào để đáp ứng nhu cầu tìm việc của sinh viên. Hơn nữa, do hiện nay sinh viên đã học tín chỉ, ngoài các học phần bắt buộc, sinh viên cần chọn học phần tự chọn như thế nào để đáp ứng yêu cầu thị trường và định hướng đúng cho nghề nghiệp sau này. Các chuyên gia MIS và những người hoạch định chương trình môn học cho ngành MIS phải rà soát các kỹ năng cần thiết mà họ cung cấp cho người học.

Dựa vào các yêu cầu trên đây, bài báo sẽ trình bày các kỹ năng làm việc cần thiết đối với sinh viên ngành MIS, giúp cho họ tăng khả năng thành công khi xin việc liên quan đến ngành học của mình, và có thể làm tài liệu trong việc điều chỉnh chương trình đào tạo.

Các phần tiếp theo của bài báo được trình bày như sau. Phần 2 tóm tắt một số nghiên cứu liên quan đến những kỹ năng cần thiết cho người tìm việc chuyên ngành MIS. Phần 3 trình bày về bộ dữ liệu được sử dụng. Các kết quả phân tích dữ liệu được đưa ra trong phần 4. Giải pháp giúp người làm giáo dục và sinh viên đạt được mục tiêu nhằm đáp ứng yêu cầu của người tuyển dụng được thể hiện trong phần 5, và phần 6 là kết luận của bài báo.

2. Các nghiên cứu liên quan

Theo Nishtha Langer và cộng sự (Nishtha Langer et. al., 2008), các kỹ năng được chia thành hai loại là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng bao gồm các kiến thức được học ở các học phần hoặc kinh nghiệm làm việc về một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Ngược lại, kỹ năng mềm thường là

“kỹ năng, khả năng, và đặc điểm liên quan đến tính cách, thái độ, hành vi hơn là kiến thức chính thống” (Philip Moss and Chris Tilly, 2001), chẳng hạn như khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, khả năng quản lý thời gian một cách hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề...

Tim và cộng (2009) đã trình bày một số kỹ năng cần thiết đối với sinh viên ngành MIS và cho thấy,

các nhà cung cấp phần mềm và dịch vụ quan tâm đến sự hiểu biết về kinh doanh và kỹ năng quản trị dự án của người tìm việc hơn là sự hiểu biết thuần về mặt kỹ thuật. Thêm nữa, bài báo này cũng cho thấy các nhà tuyển dụng chú trọng về kỹ năng mềm, mặc dù nó không được đề cập nhiều trong các quảng cáo mà chủ yếu được đánh giá trong các buổi phỏng vấn.

Samer Barakat và các đồng nghiệp (Samer M.

Barakat et. al., 2011) đưa ra các kỹ năng chính mà một sinh viên ngành MIS cần phải có. Bài báo cũng cho thấy các kỹ năng mềm được coi là một yếu tố quan trọng đối với sinh viên tốt nghiệp có việc làm liên quan đến MIS.

Bài viết của Jerod W. Wilkerson (2012) trình bày các kết quả của một cuộc khảo sát để đánh giá kỹ năng đối với sinh viên tốt nghiệp đại học ngành MIS của một trường đại học ở Mỹ trong vòng 10 năm, từ năm 2000 đến năm 2010, nhằm mục đích đưa ra các kỹ năng quan trọng để thành công trong công việc, khoảng cách giữa trình độ cần thiết và trình độ thực tế, và các kỹ năng được ưu tiên giảng dạy cho sinh viên ngành MIS. Các kỹ năng được chia nhỏ thành 104 loại gồm các khả năng, kỹ thuật, ngôn ngữ lập trình, và các công cụ cần thiết một cách chi tiết.

G. Kent Webb (G. Kent Webb, 2006) sử dụng kỹ thuật phân cụm để đưa ra các kỹ năng và kỹ thuật cần thiết nhất trong thị trường việc làm hiện nay cho sinh viên tốt nghiệp đại học ngành MIS dựa trên các quảng cáo việc làm trên trang Monster.

com. Bài báo chia các kỹ năng thành 4 nhóm: Cơ sở dữ liệu, mạng, phân tích hệ thống, và lập trình.

Đối với kỹ năng mềm, khả năng viết là yêu cầu quan trọng. Trong khi đối với kỹ năng cứng, hệ điều hành Windows, Linux, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle, MS-SQL, bộ công cụ trong văn phòng như MS-Word, MS-Excel lại được các nhà tuyển dụng mong muốn.

Chuck Litecky và cộng sự (2004) nhận định rằng, khảo sát của các nhà quản lý có xu hướng tập trung vào kiến thức tổng quát và khả năng học tập, trong khi khảo sát trên các quảng cáo việc làm lại cho thấy các kỹ năng về mặt kỹ thuật được lưu tâm hơn.Các nghiên cứu trên đây được thực hiện để xác định các kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm thông qua việcthu thập dữ liệu dựa trên các kênh khác nhau như các quảng cáo việc làm trên

(3)

báo giấy, các trang web, và khảo sát từ những người liên quan. Ngoài việc phân tích các kỹ năng cần thiết, chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp giúp những người làm công tác giáo dục, người lao động chuyên ngành MIS chuẩn bị các kiến thức phù hợp để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

3. Dữ liệu sử dụng trong bài báo

Xu hướng tìm kiếm việc làm trên thế giới và ở Việt Nam là dựa vào các trang web quảng cáo tuyển dụng. Tuy nhiên, trên các trang web tuyển dụng uy tín ở Việt Nam hiện nay như vietnam- works.com, careerbuilder.vn, mywork.com.vn, chưa có một nghề nghiệp cụ thể (thuật ngữ cụ thể) cho chuyên ngành MIS mà chỉ đề cập đến một số ngành liên quan như CNTT, tư vấn, tài chính/đầu tư. Do đó, các phương pháp lấy mẫu sẽ không cho phép tập trung cụ thể vào việc làm cho ngành MIS.

Bài báo này sử dụng dữ liệu đã được xử lý từ các trang web tìm việc làm của Mỹ để những người liên quan có cái nhìn tổng thể về ngành này. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thế giới nên việc sử dụng bộ dữ liệu này chấp nhận được.

Dữ liệu ở đây dựa trên một phương pháp lấy mẫu về các công việc trong thị trường việc làm của MIS, trong đó thu thập các kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Trước hết, một chương trình khai phá dữ liệu trên web được sử dụng để lựa chọn các quảng cáo từ ba websites việc làm lớn của Mỹ (SimplyHired.com, HotJobs.com và Monster.com), yêu cầu cụ thể những người tốt nghiệp ngành MIS và rút trích những kỹ năng được đề cập trong các quảng cáo có chứa các thuật ngữ như Hệ thống thông tin quản lý (MIS), Hệ thống thông tin máy tính (CIS) (Chuck Litecky et. al., 2010). Tiếp theo, các thuật ngữ kỹ thuật, kỹ năng mềm và kỹ năng kinh doanh để xác định và mô tả các kỹ năng làm việc được rút trích. Cuối cùng, tần suất xuất hiện của các thuật ngữ được sử dụng để đánh giá. Lưu ý rằng từ đồng nghĩa được tính là một từ duy nhất.

Trong bộ dữ liệu thu được, có rất nhiều kỹ năng được đề cập, tuy nhiên chúng tôi chỉ lựa chọn các kỹ năng xuất hiện nhiều lần trong các quảng cáo để đánh giá.

4. Các kỹ năng trong quảng cáo việc làm MIS

Mặc dù nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực thay đổi theo thời gian, quy mô, và công nghệ, tuy nhiên thị trường việc làm vẫn gồm một số kỹ năng nhất định. Samer M. Barakat và các cộng sự (2011) đã thu thập dữ liệu dựa trên cuộc khảo sát đối với nhu cầu của các sinh viên chuyên ngành MIS khi tìm kiếm việc làm. Bảng khảo sát với 50 câu hỏi chia thành ba nhóm kỹ năng chính, trong đó mỗi nhóm gồm một số kỹ năng cụ thể. Mỗi kỹ năng có các câu trả lời chi tiết tương ứng với năm mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, bình thường, không cần thiết, và rất không cần thiết. Các nhóm kỹ năng này bao gồm: kỹ năng kinh doanh, kỹ năng về kỹ thuật, và kỹ năng mềm. Việc chia nhỏ các kỹ năng nhằm làm tăng độ chính xác khi xử lý dữ liệu. Vì vậy, ở đây chúng tôi cũng dựa trên cách chia này để nghiên cứu.

4.1. Nhóm kỹ năng về kinh doanh

Kỹ năng kinh doanh bao gồm chiến lược, quản lý dự án, tài chính, kế toán, tiếp thị... Tim Goles và các cộng sự (2009) nghiên cứu kỹ năng kinh doanh dựa trên phỏng vấn các nhà lãnh đạo trong các công ty cho thấy, họ mong muốn chương trình ngành MIS đặc biệt chú trọng đến các học phần liên quan đến kỹ năng quản lý/giám sát. Tương tự, chúng ta có thể thấy kỹ năng này chiếm 45,83%

trong các quảng cáo về nhu cầu tuyển dụng (Bảng 1) và được coi là kỹ năng quan trọng nhất.

Kỹ năng tài chính chiếm khoảng 37% trong các quảng cáo, đứng thứ hai sau kỹ năng quản lý/giám sát, nghĩa là nhu cầu kiểm soát tài chính cũng rất cần thiết. Do đó, các học phần liên quan đến tài

Bảng 1. Nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhóm kỹ năng kinh doanh

Kỹ năng Nhu cầu

Quản lý/giám sát 45,83%

Tài chính 37%

Chiến lược kinh doanh 23%

Quản trị dự án 22%

Kế toán 19%

Hỗ trợ khách hàng 15%

Marketing 14,8%

Quản lý chuỗi cung ứng 10%

Nguồn: Chuck Litecky et. al., 2010

(4)

chính, kinh doanh cơ bản vẫn cần được duy trì.

Các kỹ năng chiến lược kinh doanh, quản trị dự án và kế toán nằm trong nhóm thứ ba với tần suất lần lượt xấp xỉ là 23%, 22% và 19% trong khi việc hỗ trợ khách hàng, marketing và quản lý chuỗi cung ứng chỉ có khoảng từ 10% đến 15% trong các quảng cáo. Tuy nhiên, tựu trung lại, các kỹ năng về kinh doanh vẫn là các kỹ năng quan trọng, cao hơn hẳn các nhóm kỹ năng khác mà chúng tôi sẽ trình bày ở những phần ngay dưới đây.

4.2. Nhóm kỹ năng về kỹ thuật

Bảng 2 hiển thị nhu cầu tuyển dụng trong nhóm kỹ năng về kỹ thuật trên các trang web khảo sát.

Bảng 2. Nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhóm kỹ năng về kỹ thuật

Kỹ năng Nhu cầu

Tích hợp các hệ thống 25,9%

Bảo mật 23%

Công cụ CASE 14%

Quản lý quan hệ khách hàng 14%

Nguồn: Chuck Litecky et. al., 2010 Đối với nhóm này, kỹ năng tích hợp các hệ thống và bảo mật là hai kỹ năng thường xuyên được yêu cầu nhất trong các quảng cáo. Đối với ngành MIS, nhu cầu về kỹ năng lập trình giảm đi so với ngành IT. Các công cụ Computer-Aided Software Engineering (CASE), quản lý quan hệ khách hàng (CRM) vẫn có tầm quan trọng nhất định đối với các nhà tuyển dụng. Hơn nữa, kỹ năng về kỹ thuật còn bao gồm kỹ năng lập trình, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống, và mạng (Chuck Litecky et. al., 2010) mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn trong các phần dưới đây.

4.2.1. Ngôn ngữ lập trình

Như minh họa trong Bảng 3, yêu cầu dành cho người làm về MIS không đòi hỏi quá cao về việc cần phải biết một ngôn ngữ lập trình cụ thể nào khi so với các kỹ năng khác.

Bảng 3. Nhu cầu của nhà tuyển dụng về khía cạnh ngôn ngữ lập trình

Kỹ năng Nhu cầu

HTML/XHTML 19%

SQL 17%

Java/J2EE/J2P 12,5%

C/C++ 6,9%

XML 6,1%

JavaScript 5,9%

Nguồn: Chuck Litecky et. al., 2010 Trong nhóm này, kỹ năng làm việc trên website sử dụng các ngôn ngữ như HTML/XHTML có nhiều nhu cầu nhất (19%). Kỹ năng về SQL cũng được đề cập đến thường xuyên trong số các ngôn ngữ thể hiện rằng việc phát triển, quản lý, duy trì cơ sở dữ liệu bởi nhân viên MIS là cần thiết. Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Java được yêu cầu gần gấp đôi so với C/C++ có thể chỉ ra rằng đối với nhân viên MIS, nhu cầu phát triển ứng dụng chuyên sâu không cao, họ chỉ cần có sự hiểu biết cơ bản về lập trình, phát triển hoặc bảo trì các ap- plet.

4.2.2. Quản trị cơ sở dữ liệu

Như số liệu trong Bảng 4, trong số các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Oracle có nhu cầu cao nhất 12,5% so với 9% đối với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft.

Kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu chỉ có khoảng 4,5% và 3,8% trong các quảng cáo về chuyên ngành MIS. Nhu cầu về kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở quá thấp có thể là do không có nhiều doanh nghiệp sử dụng đến nó.

Bảng 4. Nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhóm kỹ năng về cơ sở dữ liệu

Kỹ năng Nhu cầu

Oracle 12,5%

Microsof 9%

Quản trị cơ sở dữ liệu 4,5%

Kho dữ liệu 3,8%

Nguồn: Chuck Litecky et. al., 2010 4.2.3. Quản trị hệ thống

Bảng 5 thể hiện các nhu cầu về kỹ năng quản trị hệ thống.

Bảng 5. Nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhóm kỹ năng quản trị hệ thống

Kỹ năng Nhu cầu

Hệ điều hành Microsoft 13%

(5)

Hệ điều hành UNIX 8%

Hệ điều hành Linux 5%

Hệ điều hành Sun 3,9%

Nguồn: Chuck Litecky et. al., 2010 Hệ điều hành Microsoft dường như vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay nên kỹ năng để hiểu biết về hệ điều hành này có yêu cầu nhiều hơn hẳn so với các hệ điều hành khác. Một số hệ điều hành khác cũng được sử dụng trong doanh nghiệp như UNIX, hệ điều hành mã nguồn mở Linux, Sun nhưng không nhiều.

4.2.4. Mạng

Kỹ năng về mạng là kỹ năng ít có nhu cầu nhất so với tất cả các nhóm kỹ năng trên trong các doanh nghiệp, chiếm khoảng 6% quảng cáo việc làm ngành MIS. Tuy nhiên, người lao động tìm việc làm trong ngành này cũng cần phải biết.

4.2.5. Nhóm kỹ năng mềm

Như thể hiện trong Bảng 6, khoảng 30% các công việc đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo. Các kỹ năng khác như kỹ năng giải quyết vấn đề, tính trách nhiệm, viết tài liệu,... có yêu cầu thấp hơn hẳn (dưới 13%).

Mặc dù vậy, kỹ năng mềm vẫn được quan tâm trong các cuộc phỏng vấn trực tiếp (Tim Goles et.

al., 2009; Chuck Litecky et. al., 2006).

Bảng 6. Nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhóm kỹ năng mềm

Kỹ năng Nhu cầu

Lãnh đạo 30%

Giải quyết vấn đề 11%

Tinh thần trách nhiệm 10%

Viết tài liệu 10%

Nguồn: Chuck Litecky et. al., 2010 5. Giải pháp giúp sinh viên ngành MIS đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng

Việc sinh viên theo một ngành học nào đó có thể có nhiều lý do, nhưng cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường chính là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định chọn ngành học của họ. Khi đã lựa chọn một ngành học, chẳng hạn MIS, sinh viên phải tìm hiểu thật kỹ những kỹ năng mà mình cần có sau khi ra trường, đồng thời những người

làm công tác giáo dục cũng cần quan tâm đến những kỹ năng này để có những hoạch định trong việc đưa vào những nội dung cần giảng dạy. Dựa trên các số liệu thu thập được về yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với người lao động chuyên ngành MIS trên một số trang web lớn tại Mỹ cũng như các nghiên cứu khảo sát thị trường lao động, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giúp sinh viên có được những kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một cách tổng thể, hệ thống giáo dục trong các trường học cần xây dựng khung chương trình cho sinh viên sao cho đạt được các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Đối với sinh viên chuyên ngành MIS, các học phần nên tập trung vào ba khía cạnh chính bao gồm kỹ năng về kinh doanh, kỹ năng về kỹ thuật, và kỹ năng mềm.

Như đã phân tích ở phần trên, kỹ năng về kinh doanh được rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu trong đó phải kể đến kỹ năng quản lý/giám sát. Gần một nửa các công ty đều mong muốn tìm được người lao động hiểu biết về kỹ năng này, đứng đầu trong tất cả các kỹ năng. Tài chính và chiến lược kinh doanh có thấp hơn chút ít nhưng vẫn cao so với các kỹ năng còn lại. Chính vì thế, sinh viên cần nắm chắc kiến thức về các lĩnh vực này, đồng nghĩa với các học phần liên quan nên được chú trọng.

Về mặt kỹ thuật, do đặc thù của ngành không chuyên sâu về lập trình như ngành CNTT, do đó khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình để xây dựng được chương trình không được đề cập đến nhiều. Tuy nhiên, sinh viên vẫn cần phải có tư duy về lập trình. Trong khi chuyên ngành CNTT làm việc với ngôn ngữ lập trình C/C++, các nghiên cứu về chuyên ngành MIS cho thấy Java được ưa chuộng hơn hẳn. Khi đó, nhân viên có thể xây dựng được các applet đơn giản để nhúng vào các trang HTML và chạy trên web. Ngôn ngữ lập trình web được yêu cầu là HTML, cao hơn tất cả các ngôn ngữ lập trình khác. Theo các thống kê đã được nghiên cứu trước đây, hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một trong những kỹ năng cần phải có. Trong bộ dữ liệu mà chúng tôi thu thập được, Oracle là hệ quản trị cơ sở dữ liệu được mong muốn hơn. Tuy nhiên hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle đòi hỏi cấu hình máy chủ cao, giá thành cao và thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức chính phủ.

Trong khi đó, Microsoft SQL Server là một hệ

(6)

quản trị CSDL triển khai nhanh, dễ quản lý, và bảo trì. Lợi thế nữa của Microsoft SQL Server là có giá thành rẻ và chạy trên hệ điều hành Windows.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hiện vẫn có rất nhiều công ty vừa và nhỏ đang hoạt động. Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp, nhân viên MIS luôn phải làm việc với cơ sở dữ liệu của tổ chức cho nên kiến thức về cơ sở dữ liệu và cách truy vấn cơ sở dữ liệu sử dụng ngôn ngữ SQL là cần thiết.

Một kỹ năng nữa mà người làm về MIS nên biết đó là các công cụ CASE, trong đó Rational Rose là một trong các công cụ CASE được sử dụng rộng rãi hiện nay. Như vậy, trong nội dung học phần thiết kế phần mềm sử dụng các tiêu chuẩn định dạng như UML, nên có phần giới thiệu và sử dụng công cụ Rational Rose. Trong nhóm kỹ năng về kỹ thuật, một yếu tố được các doanh nghiệp tìm kiếm đó là kiến thức về bảo mật. Nó được đánh giá ngang với kiến thức về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.

Tại Khoa Hệ thống Thông tin Quản lý- Học viện Ngân hàng, những nội dung này đã được nhận thức rõ, nên khối kiến thức trên đã được Khoa đưa vào chương trình học và bước đầu đã được thị trường tuyển dụng đánh giá cao khi sinh viên MIS làm việc tại đơn vị của họ.

Đối với kỹ năng mềm, khả năng lãnh đạo là kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất. Thông thường, một số sinh viên luôn kết hợp với nhau thành một nhóm và có một trưởng nhóm duy nhất trong tất cả các học phần khi làm việc nhóm, bài tập lớn. Để sinh viên có thêm cơ hội thực hành khả năng lãnh đạo, một giải pháp đơn giản là: Thành viên trong mỗi nhóm có thể cố định, nhưng với mỗi học phần, trưởng nhóm sẽ được chọn tùy thuộc vào lĩnh vực sở trường của họ. Khi đó mỗi thành viên trong

nhóm sẽ phát huy được điểm mạnh của mình. Một kỹ năng mềm nữa cần có của sinh viên MIS đó là khả năng viết tài liệu, vì thế trong các học phần, sinh viên nên được cho nhiều cơ hội hơn, chẳng hạn làm bài tập tự luận.

6. Kết luận

Phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và công nghệ, quy mô và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, dẫn tới quá trình cần phát triển liên tục những kỹ năng của người lao động và kiến thức mà họ thu được sau quá trình học tập. Đây cũng chính là thách thức đối với các giảng viên và nhà trường, người nghiên cứu chương trình giảng dạy để đào tạo được những người có khả năng làm việc thực sự đúng chuyên ngành. Muốn thế, người học và người dạy cần xem xét và trang bị các kỹ năng cần thiết để đáp ứng phù hợp với nhu cầu thị trường.

Bài báo này đã trình bày các nghiên cứu trước đây về những kỹ năng cần thiết cho sinh viên MIS, thu thập dữ liệu và đề xuất giải pháp giúp sinh viên ngành MIS đáp ứng được yêu cầu của người tuyển dụng trong thị trường lao động. Bên cạnh đó, sinh viên và nhân viên chuyên ngành CNTT có thể sử dụng các dữ liệu này như một sự trợ giúp trong việc lựa chọn khóa học sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường lao động khi muốn chuyển đổi công việc. Người sử dụng lao động có thể tham khảo dữ liệu này để tìm kiếm nhân viên mới, so sánh các kỹ năng của nhân viên trong công ty với những yêu cầu trong thị trường lao động để từ đó đưa vào các khóa học nhằm nâng cao trình độ cho nhân viên.

Nhà giáo dục có thể sử dụng các kết quả này như một sự hỗ trợ trong việc thiết kế chương trình đào tạo để đáp ứng tốt hơn cho thị trường lao động. ■ Tài liệu tham khảo

1. Samer M. Barakat, Khalil Yaghi, and Zaina Hamdan. MIS Students Perception of Most Wanted MIS Job Market Skills. Com- puter and Information Science, 4(3): 33-42, 2011.

2. Tim Goles, Stephen Hawk, and Kate M. Kaiser. Information Technology Workforce Skills: The Software and IT Services Pro- vider Perspective. Information Systems Outsourcing, pp.105-125. Springer, 2009.

3. Nishtha Langer, Sandra A. Slaughter, and Tridas Mukhopadhyay. Project Managers’ Skills and Project Success in IT Out- sourcing. In The 29th International Conference on Information Systems, 2008.

4. Chuck Litecky, Kirk P. Arnett, and Bipin Prabhakar. The Paradox of Soft Skills versus Technical Skills in IS Hiring. Computer Information Systems, 45(1): 69-76, 2004.

5. Chuck Litecky, Kirk P. Arnett, and Bipin Prabhakar. The IT/IS Job Market: A Longitudinal Perspective. In The 2006 ACM SIGMIS CPR Conference on Computer Personnel Research, pp. 50-52. Claremont, CA: ACM, 2006.

6. Chuck Litecky, Andrew Aken, Altaf Ahmad, and H. James Nelson. Mining for Computing Jobs. IEEE., 27(1): 78-85, 2010.

7. Philip Moss and Chris Tilly. Stories Employers Tell: Race, Skill and Hiring in America. Russell Sage Foundation, 2001.

8. G. Kent Webb. The Market for IS and MIS Skills and Knowledge: Analysis of On-Line Job Postings. Information Systems, 7(1):

(7)

253-258, 2006.

9. Jerod W. Wilkerson. An Alumni Assessment of MIS Related Job Skill Importance and Skill Gaps. Information Systems Educa- tion, 2012.

Thông tin tác giả

Giang Thị Thu Huyền, Thạc sĩ

Khoa Hệ thống thông tin quản lý, Học viện Ngân hàng Email: gianghuyen.hvnh@gmail.com

Nguyễn Thị Thùy Anh, Tiến sĩ Đại học Thương mại

Email: thuyanh_dhtm@yahoo.com

Summary

Necessary skills for MIS students for a succesful job seeking

To improve the competitive abilities of graduated students in MIS in the current job market, we present requirement skills which are based on the results of a survey of demands of the job market. The outcome of the research is considered as a good reference for the designers of the MIS department curriculum programs to help their students gain neccessary skills and fulfill job market demands. Moreover, employers could use this data for recruitmenting employees or expanding the knowledge of their employees.

Keywords: MIS, skills, employees, job.

Huyen Thi Thu Giang, MSc.

Management Information Systems (MIS) Faculty, Banking Academy Anh Thi Thuy Nguyen, PhD.

Thuongmai University

tiếp theo trang

71

cùng chiều đến kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH xã.Để phát triển nhanh và bền vững, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi.

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao trình độ mọi mặt cả về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cũng như khả năng nói đi đôi với làm của cán bộ lãnh đạo;

Thứ hai, lãnh đạo chính quyền xã cần tăng cường hoạt động bám sát cơ sở, nắm bắt phong tục tập quán, tâm tư tình cảm, thấu hiểu cảm xúc của nhân dân;Thứ ba, tăng cường khả năng tuyên truyền, giải thích, thuyết phục để dân hiểu, dân tin và dân làm theo; khi đó chính quyền triển khai các quyết sách phát triển địa phương mới đạt hiệu quả cao;

Thứ tư, tiếp tục đổi mới tư duy, dám nghĩ dám làm, nhạy bén hơn để nắm bắt những cơ hội tốt cho đầu tư phát triển địa phương;

Thứ năm, tích cực tiếp cận với lãnh đạo huyện, tỉnh, nâng cao khả năng thuyết phục với lãnh đạo cấp trên để kêu gọi các nguồn vốn đầu tư vào xã,

thuyết phục lãnh đạo cấp trên cho phép và ủng hộ chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH phù hợp với tình hình cũng như điều kiện thực tiễn của địa phương. ■

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan