• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập

Phạm Tiến Đạt

Ngày nhận: 24/03/2017 Ngày nhận bản sửa: 15/05/2017 Ngày duyệt đăng: 22/05/2017

Sau khi sáp nhập, cùng với sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các ngân hàng đã chủ động trong việc xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng một cách toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả hoạt động sau sáp nhập của các ngân hàng thương mại (NHTM) này vẫn chưa thực sự có những chuyển biến đáng kể: tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong mẫu nghiên cứu đều giảm đi qua các năm và ở mức rất thấp. Điều này cho thấy sự hợp nhất của các ngân hàng chưa tạo ra được hiệu ứng tích cực về hiệu quả kinh doanh, các ngân hàng mới chưa tận dụng được hết các yếu tố đầu vào để tạo ra các nhân tố đầu ra đạt mức cao nhất. Bài viết nghiên cứu đánh giá thực trạng, và gợi ý giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam sau sáp nhập, nghiên cứu trường hợp 04 NHTMCP gồm: NHTMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB), NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Đại chúng Việt Nam (PVcombank) và NHTMCP phát triển Thành phố HCM (HDBank).

Từ khóa: sáp nhập, ngân hàng thương mại, năng lực tài chính

1. Đặt vấn đề

uyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015” xác định rõ quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2015, trong đó quan điểm cơ bản là tập trung lành mạnh hóa tình hình tài chính của các NHTM, trước hết là tập trung vào một số

các ngân hàng hoạt động yếu kém, không hiệu quả. Giải pháp được đưa ra trong đề án là khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện nhằm tăng nhanh quy mô vốn và lành mạnh tình hình tài chính của các TCTD, góp phần vào việc phát triển hệ thống ngân hàng với số lượng, quy mô các ngân hàng hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam, hoạt động theo hướng hiện đại, an toàn và hiệu quả.

Kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu TCTD thông qua sáp nhập các NHTM thời gian vừa qua đã

(2)

có những chuyển biến tích cực, đem lại hiệu quả kinh doanh khả quan và góp phần làm lành mạnh tài chính các NHTM sau sáp nhập. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu đã giảm, quản trị thanh khoản, hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng sau sáp nhập đều có những chuyển biến khả quan. Tuy nhiên, nhìn lại một cách tổng thể thì việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam mới thành công bước đầu và được xem như một bức tranh đang còn dở dang1. Một trong những vấn đề đặt ra trong quá trình sáp nhập, hợp nhất, mua lại các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng là vấn đề hiệu quả tài chính sau sáp nhập. Thất bại về các chính sách tài chính, sự sụt giảm lợi nhuận, không thành công trong mục tiêu cắt giảm tài chính... là các nguyên nhân dẫn đến thất bại của thương vụ sáp nhập.

Bài viết phân tích 04 thương vụ tiêu biểu trong số 08 thương vụ sáp nhập trong giai đoạn từ 2011- 2015 theo Đề án 254, bao gồm NHTMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB), NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Đại chúng Việt Nam (PVcombank) và NHTMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)2. Đặc trưng của 04 thương vụ nói riêng và các thương vụ tái cơ cấu TCTD trong giai đoạn này là có ít nhất một bên tham gia là ngân hàng nhỏ, hoạt động kém, chứa đựng nhiều rủi ro, tình hình tài chính khó khăn... Đồng thời kết quả hoạt động sau sáp nhập đều giảm sút. Điều này cho thấy sự hợp nhất của các ngân hàng chưa tạo ra được hiệu ứng tích cực về hiệu quả kinh doanh, các ngân hàng mới chưa tận dụng được hết các yếu tố đầu vào để tạo ra các nhân tố đầu ra đạt mức cao nhất.

Do đó nâng cao năng lực tài chính đối với các

1 Tổng quan nghiên cứu về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam// Tạp chí Kinh tế và phát triển Số 190, 4/2013, Tr. 3- 6.

2 Bài viết được rút ra từ kết quả khảo sát thực trạng 04 Ngân hàng nói trên nằm trong nội dung nghiên cứu của đề tài cấp Ngành Ngân hàng “Quản trị tài chính các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập” mã số DTNH.13/2015, năm 2015 do tác giả làm chủ nhiệm đề tài, đã được nghiệm thu.

NHTM sau sáp nhập là hết sức cần thiết và quan trọng trong việc giúp các NHTM tận dụng được các thế mạnh của hai bên, hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.

2. Thực trạng năng lực tài chính các ngân hàng thương mại sau sáp nhập

2.1. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản

Sau khi sáp nhập, tổng tài sản của 04 NHTM đều có sự tăng trưởng đáng kể (Bảng 1). Cơ cấu tài sản của các NHTM đều chiếm phần lớn ở khoản cho vay khách hàng, và tiếp đến là mục chứng khoán đầu tư.

Cụ thể với từng trường hợp ngân hàng cho thấy, SCB có khoản cho vay khách hàng chiếm trên 50% trên tổng tài sản hàng năm, chứng khoán đầu tư chiếm 18,13% trên tổng tài sản trong 20143; SHB tương tự với tỷ trọng của khoản mục cho vay khách hàng trên tổng tài sản tăng dần từ 40%

trong năm 2011 lên đến 61% trong năm 2014, nhưng khoản mục chứng khoán đầu tư lại giảm xuống còn 8% trên tổng tài sản trong năm 20144; PVcombank với khoản cho vay khách hàng chiếm trên 40% trên tổng tài sản, trong đó tập trung chủ yếu vào khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2014 PVcombank tập trung giảm bớt đầu tư vào chứng khoán sẵn sàng để bán và tăng giá trị chứng khoán nợ5. Việc chuyển hướng đầu tư này vừa đảm bảo khả năng sinh lời, vừa đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng trong điều kiện khó khăn về tài chính. Tổng tài sản của HDBank tăng mạnh trong năm 2013 (tăng 63,36% so với 2012)

3 Số liệu tác giả tính toán từ báo cáo thường niên của SCB.

4 Số liệu tác giả tính toán từ báo cáo thường niên của SHB.

5 Số liệu tác giả tính toán từ báo cáo thường niên của Pvcombank.

Bảng 1. Tình hình biến động Tổng Tài sản của 04 NHTM giai đoạn 2012- 2014

Đơn vị: Tỷ đồng NHTM Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 ± (2014/2013) ± (2013/2012) ± (2012/2011)

SCB 242.222 181.018 149.205 33,81% 21,32%

SHB 169.035 143.625 116.537 70.989 17,69% 23,24% 64,16%

PVcombank 108.298 101.124 7,09%

HDBank 99.524 86.226 52.782 45.025 15,42% 63,36% 17,23%

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, SHB, PVcombank và HDBank (2011- 2014)

(3)

là do tăng đột biến trong tỷ trọng khoản cho vay khách hàng vào năm 2013 do một phần từ hoạt động sáp nhập, khoản chứng khoán đầu tư cũng được HDBank khá chú trọng, luôn chiếm tỉ trọng dao động quanh mức 22% và

tăng mạnh trong năm 20146. 2.2. Chất lượng tài sản

Số liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các NHTM sau sáp nhập đều tăng lên- là hệ quả của việc sáp nhập nguyên trạng. Tuy nhiên, mỗi NHTM sau sáp nhập đã có những giải pháp riêng của mình để giảm tỷ lệ nợ xấu, thu hồi được nợ, giảm thiểu tối đa các khoản chi phí xử lý nợ xấu. Tỉ lệ nợ xấu của SCB đã giảm đáng kể sau sáp nhập (19 lần), đặc biệt là trong những năm gần đây, nhất là nợ có khả năng mất vốn giảm xuống mức rất thấp. Tỉ trọng nợ đủ tiêu chuẩn tăng lên trên 98% năm 2013 và năm 2014 tăng lên 99%. SHB ngay sau khi sáp nhập Habubank, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên gấp 4 lần so với năm trước đó. Tuy nhiên cho đến 2014, tỷ lệ nợ xấu của SHB đã giảm đáng kể và đạt mức 2%.

Còn với HDB đã kiểm soát nợ xấu phát sinh năm 2014 ở mức 1,2%. Cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu là 1,40%, đạt mức an toàn theo quy định của NHNN7. Để giải quyết nợ xấu thành công, một số phương thức chung đã được các NHTM sau sáp nhập sử dụng để xử lý nợ xấu, bao gồm: i) Bán nợ cho VAMC; ii) Trích lập dự phòng rủi ro; iii) hỗ trợ của NHNN thông qua tái cấp vốn; và iv) tăng cường các biện pháp thu hồi nợ, gắn trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, thực hiện chính sách thận trọng trong việc cấp tín dụng, rà soát đánh giá lại tình hình tài chính của từng khách hàng để điều chỉnh hạn mức tín dụng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.

6 Số liệu tác giả tính toán từ báo cáo thường niên của HDBank.

7 Số liệu báo cáo thường niên của SCB, SHB, PVcB, HDB.

2.3. Quy mô, cơ cấu huy động vốn

Quy mô vốn của 04 NHTM sau sáp nhập đều tăng lên, tiếp tục khả quan ở những năm sau đó. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ và ít thay đổi sau sáp nhập, tăng vốn chủ sở hữu chủ yếu ngay sau khi sáp nhập do hợp vốn của các NHTM tham gia sáp nhập. Những năm sau đó, vốn chủ sở hữu được bổ sung từ nguồn lợi nhuận, tuy nhiên không đáng kể. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của NHTM sau sáp nhập chưa thực sự tốt để tăng niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như cổ đông đầu tư tăng vốn điều lệ cho các NHTM.

Xem xét từng ngân hàng cụ thể cho thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu của SCB có xu hướng giảm qua từng năm (5,4% năm 2014), xu hướng này cũng thấy xuất hiện ở 03 ngân hàng còn lại. Trong khi đó, tổng tiền gửi của khách hàng tại SCB tăng 35% so với năm 2013 và tăng mạnh ở tiền gửi của khách hàng tổ chức kinh tế (đóng góp 20,6% vào tăng trưởng huy động của năm 2014). Song song với những tăng trưởng về quy mô huy động vốn, SCB cũng có những bước tiến đáng kể trong việc điều chỉnh cơ cấu nguồn huy động, tập trung nhiều vào tiền gửi không kỳ hạn (tăng 240,9% so với năm 20138). Nhờ đó, SCB không những đảm bảo ổn định thanh khoản mà còn có cơ sở phát triển kinh doanh, đáp ứng hiệu quả các nhu cầu thanh toán của khách hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và cải thiện các tỷ lệ an toàn hoạt động.

Còn SHB trước khi sáp nhập với Habubank thì tỷ trọng vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm 58% và từ tổ chức kinh tế là 41% tổng Nợ phải trả (năm 2011). Sau khi sáp nhập, tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân lên đến 68% (năm 2012).

Tuy nhiên sau đó ngân hàng đã dần điều chỉnh

8 Tính toán từ Báo cáo Tài chính của ngân hàng qua các năm

Bảng 2. Cơ cấu nguồn vốn của các NHTM sau sáp nhập qua các năm ĐVT: % NHTM sau

sáp nhập

Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 CSHVốn Vốn huy

động Vốn

CSH Vốn huy động Vốn

CSH Vốn huy động Vốn

CSH Vốn huy động SCB 5,4 94,6 7,2 92,8 7,6 92,4

SHB 6,2 93,8 6,7 93,3 8,2 91,8 8,2 91,8 PVcombank 8,9 91,1 9,5 90,5

HDBank 8,9 91,1 9,9 90,1 10,2 89,8 7,8 92,2 Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, SHB, PVcombank và HDBank

(4)

hướng huy động, giảm tỷ trọng này xuống còn 55% (năm 2014) và chú trọng vào việc huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế.

PVcombank cũng có tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn, tăng từ 48,55% năm 2013 đến 65,52% năm 20149. Xét về cơ cấu tiền gửi của khách hàng tại HDB, tiền gửi của cá nhân thường chiếm tỉ trọng lớn song có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012- 2014, giảm từ 73% (năm 2012) xuống còn 60% (năm 2014)10. Thay vào đó là sự tăng lên về tỉ trọng của nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế.

2.4. Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh

Một đặc điểm chung của các NHTM sau sáp nhập là thu nhập nhận được chủ yếu từ hoạt động tín dụng do có lợi thế từ việc mở rộng danh mục khách hàng sau sáp nhập (thu nhập từ lãi thuần của SCB chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng thu nhập từ các hoạt động (66,98%); năm 2014 tăng so với năm 2013 3,04%. Tuy nhiên, tỉ trọng thu nhập từ lãi thuần lại có sự giảm đi trong những năm gần đây; xu hướng tăng của khoản cho vay khách hàng11 đã góp phần lớn vào thu nhập lãi của SHB với tỷ trọng tương ứng 56%, 72% và 78%. Trong cơ cấu thu nhập lãi thuần của PVcombank, hoạt động tín dụng không mang lại lợi nhuận mà lợi nhuận lại đến từ nhóm các hoạt động khác. Đối với HDB, tỉ trọng nguồn thu nhập từ lãi thuần liên tục giảm từ 104,98% năm 2011 xuống còn 55,84%

năm 2012 và chỉ còn 22,53% vào năm 2013…

Chi phí hoạt động các NHTM sau sáp nhập cũng không nhỏ, với tỷ trọng chi phí trên doanh thu vẫn chiếm trên 50% do các NHTM sau sáp nhập không thể tính hết được các vấn đề phát sinh từ hoạt động này để tối thiểu hóa được chi phí, trong đó chi phí cho nhân viên chiếm tỷ trọng lớn. Đồng thời những khoản nợ xấu nhận từ ngân hàng mục tiêu cần nhiều thời gian, chi phí để xử lý. Để khắc phục những tồn tại này, các NHTM sau sáp nhập

9 So sánh với ngân hàng Phương Tây trước khi hợp nhất thì tỷ lệ này của PVcombank vẫn thấp hơn. Cụ thể, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nguồn vốn của ngân hàng Phương Tây đạt 59,79%; 61,45% và 72,3% lần lượt trong ba năm 2010, 2011 và 2012

10 Tính toán từ Báo cáo Tài chính của ngân hàng qua các năm

11 2012: 48%, 2013: 52% và 2014: 61% tổng tài sản sinh lãi

cần phải mất một thời gian với những kế hoạch tài chính được lập cụ thể để thực hiện.

Về khả năng sinh lời, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các NHTM sau sáp nhập đều ở mức thấp, là hệ quả từ việc chi phí tăng cao trong quá trình thực hiện sáp nhập. Tuy nhiên, xu hướng chung là các NHTM dần lấy lại “phong độ” của mình sau một thời gian sắp xếp, cơ cấu lại tài chính và hoạt động của NHTM sau sáp nhập.

Đối với SCB, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của SCB sau sáp nhập vẫn còn ở mức rất thấp.

Chỉ tiêu NIM năm 2014 giảm nhẹ so với 2013 và 2012 và vẫn ở mức thấp. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của SCB không được cải thiện so với những năm trước. Tăng trưởng tín dụng tăng cao nhưng NIM vẫn ở mức thấp là do trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu tăng khiến khả năng sinh lời của SCB giảm. Thời gian qua, nợ xấu của SCB vẫn ở mức cao đồng nghĩa với lãi phải thu sẽ giảm, từ đó dẫn đến NIM vẫn ở mức thấp.

Đối với SHB, ROA giảm đột biến từ 1,06% năm 2011 trước khi sáp nhập xuống chỉ còn 0,03%

năm 2012. Nguyên nhân trước hết là do lợi nhuận còn lại của ngân hàng gần như bằng 0 sau khi

Bảng 3. Khả năng sinh lời của các NHTM sau sáp nhập giai đoạn 2011- 2014

Đơn vị tính: % tiêuChỉ Năm

2014 Năm

2013 Năm

2012 Năm 2011 SCB

NIM 1,31 1,76 1,94

ROA 0,04 0,03 0,04 1,82

ROE 0,69 0,35 0,56 12,16

SHB

ROS 24,27 35,89 0,89 33,79

ROA 0,51 0,65 0,03 1,06

ROE 7,87 8,89 0,35 13,00

Pvcombank

NIM (0,001) (0,00) 0,00 0,00 ROA 0,00 0,00 0,00 0,00 ROE 0,00 0,00 0,00 0,00

HDBank

NIM 2,10 0,60 2,20 4,10

ROA 0,51 0,31 0,67 1,07

ROE 5,46 3,12 7,29 14,43

Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên của 04 NHTM

(5)

thừa hưởng khoản lỗ lũy kế 1.661 tỷ đồng mà Habubank chuyển giao sau sáp nhập12. Nguyên nhân thứ 2 của sự sụt giảm ROA là do tổng tài sản đã tăng lên 64% so với năm 2011. Sau đó ROA đã hồi phục khá nhanh, tuy chưa thật sự ổn định, đạt 0,65% (năm 2013) và 0,51% (năm 2014). Ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc giải quyết nợ xấu, nhờ đó ghi nhận được một khoản đáng kể hoàn nhập dự phòng đưa lợi nhuận thuần lên 850 tỉ đồng (năm 2013), quay trở lại top 10 NHTM hàng đầu xét về lợi nhuận thuần. Sau sáp nhập, tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng mạnh, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế không thể tăng cùng tốc độ tăng của tài sản, mà có độ trễ. Trong giai đoạn này, ngân hàng phải giải quyết vấn đề về cơ cấu tổ chức và tái cấu trúc lại Ngân hàng nên sẽ làm ảnh hưởng phần nào tới lợi nhuận sau thuế. Ngân hàng cần có thời gian điều chỉnh để tối đa hóa được hiệu quả sử dụng.

Từ năm 2009 đến 2011, ROE thể hiện xu hướng tăng ổn định ở mức 13%. Tuy nhiên ngay trong sau thương vụ sáp nhập với Habubank năm 2012, ROE đã sụt giảm nhanh chóng chỉ đạt mức 0,35%.

Sự sụt giảm của ROE chủ yếu là do tỷ suất sinh lời doanh thu (ROS) giảm xuống 0,89%. Điều này có thể dự đoán được do tổng tài sản tăng vọt trong khi NIM có chiều hướng giảm và SHB chưa thể tối đa hóa được kịp thời hiệu quả sử dụng vốn cũng như tài sản của Ngân hàng. Sau thời điểm đó, ROE có sự phục hồi nhanh chóng và đạt được giá trị 8,89%

(năm 2013) nhưng vẫn chưa thực sự có xu hướng tăng ổn định, đạt mức 7,87% vào năm 2014. Rõ ràng SHB vẫn cần có thời gian để hoạch định lại một kế hoạch mới cho thời gian phát triển tiếp theo. Vấn đề đặt ra đối với SHB chính là việc sử dụng tài sản chưa hiệu quả, hay nói cách khác danh mục đầu tư của ngân hàng vào những tài sản sinh lời cần được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Về PVcombank, sau khi PVcombank được thành lập trên cơ sở hợp nhất PVFC với ngân hàng Phương Tây, hai chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận ROA, ROE của PVcombank đều thấp hơn nhiều những chỉ tiêu này của ngân hàng Phương Tây trước hợp nhất. Điều này là do tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của PVcombank đã tăng lần lượt gần 6 lần và 3 lần (do cộng gộp tài sản của hai đơn vị sáp nhập) so với ngân hàng Phương Tây nhưng mức tăng lợi

12 https://www.stockbiz.vn/Handlers/DownloadReport.

ashx?ReportID (Báo cáo phân tích được lập và phát hành bởi Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)

nhuận lại không thể theo kịp sự lớn mạnh về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu này do đây là giai đoạn ngân hàng cần tái cấu trúc, cần thời gian để xử lý những tồn đọng sau hợp nhất nên lợi nhuận bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi.

Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh của ngân hàng năm 2014 có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kì năm 2013. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 đạt gần 182 tỷ đồng, tăng 160 tỷ đồng so với năm 2013.

Sự tăng trưởng lợi nhuận này dẫn đến tỷ lệ ROA và ROE của PVcombank trong năm 2014 đều đạt mức tăng khá tốt so với năm đầu sau hợp nhất. Nỗ lực giải quyết nợ xấu của ngân hàng cũng đã mang lại khoản hoàn nhập dự phòng trong hai năm 2013, 2014 lần lượt là 6.200 và 48.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý về cơ cấu lợi nhuận của PVcombank là với tỷ trọng cho vay khách hàng chiếm gần 40% trong tổng tài sản, hoạt động tín dụng thông thường sẽ mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng nhưng trên thực tế lại bị lỗ;

mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư chiếm hơn 20% tổng tài sản cũng đem lại lợi nhuận khá khiêm tốn; trong khi lợi nhuận từ hoạt động khác lại tăng cao13.

Sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên so với tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng PVcombank phản ánh việc quản lý chi phí và danh mục tài sản sinh lợi chưa hiệu quả. Điều này cũng diễn ra tương tự với ngân hàng Phương Tây trước khi hợp nhất.

Trường hợp HDBank, ROA có xu hướng giảm vào thời điểm trước khi sáp nhập. Chỉ tiêu này đạt 1,07% năm 2011 sau đó giảm dần xuống 0,67%

năm 2012 và chạm mức 0,31% vào cuối năm 2013.

Sự suy giảm đó bắt nguồn từ việc quản lý tài sản- nguồn vốn kém hiệu quả của ngân hàng, dẫn đến lợi nhuận liên tục giảm trong khoảng thời gian trước và trong sáp nhập. Trong khi đó, tổng tài sản của HDBank liên tục tăng, đặc biệt là sau thương vụ sáp nhập với DaiABank vào tháng 11/2013 lại càng làm cho hệ số ROA giảm đi rõ rệt. Thực tế cho thấy vào thời điểm năm 2013, Ngân hàng phải giải quyết những yếu kém của các đơn vị tham gia vào quá trình sáp nhập, đồng thời xử lý nợ xấu chuyển giao từ bên bị sáp nhập sang. Sau 1 năm của quá trình điều chỉnh những vấn đề hậu sáp nhập, ROA đã có xu hướng hồi phục, đạt 0,51%

13 Vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn do hạn chế về mặt thông tin.

(6)

năm 2014. Sự biến động của ROE cũng giống như sự biến động của ROA do hệ số nhân vốn hầu như không có gì thay đổi trong giai đoạn trước, trong và sau sáp nhập. ROE đạt giá trị thấp nhất là 3,12% vào cuối năm 2013 (thời điểm sáp nhập).

Năm 2014, ROE đã có sự tăng trở lại, tuy chưa đạt được giá trị cao như trong suốt thời gian hoạt động trước đó của Ngân hàng nhưng cũng có xu hướng khả quan. Mặc dù vậy, HDBank cần có thời gian thêm để tích hợp thông tin từ đơn vị sáp nhập vào và từ đó có các biện pháp điều chỉnh cơ cấu nhân sự, bộ máy quản lý nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau sáp nhập

Để nâng cao năng lực tài chính trong hoạt động của các NHTM sau sáp nhập, vấn đề hoàn thiện quản trị tài chính trong đó tập trung vào xử lý vấn đề nợ xấu (ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của NHTM) và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong các NHTM là quan trọng. Do đó, bài viết đề cập một số khuyến nghị để thực hiện giải pháp trên như sau:

Một là, áp dụng đa dạng và linh hoạt các biện pháp xử lý nợ xấu

Nợ xấu cao chính là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất thanh khoản của các ngân hàng bị sáp nhập trong giai đoạn từ 2011- 2015, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của NHTM.

Tập trung giải quyết nợ xấu luôn phải được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh mua bán, sáp nhập các ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay. Để giải quyết nợ xấu, các nhà quản trị ngân hàng phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp, phù hợp với từng khoản nợ.

Thứ nhất, liên tục đôn đốc bộ phận tín dụng và bộ phận thu hồi nợ sát sao với tình hình khách hàng.

Biện pháp cần được thực hiện hợp lý theo thời gian, sao cho mang lại hiệu quả cao nhất trong việc xử lý nợ xấu. Các ngân hàng thực hiện mua bán, sáp nhập thường đã có một công ty con chuyên về xử lý nợ xấu (AMC). Đó đều là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nên cuối niên độ phải hợp nhất báo cáo tài chính về ngân hàng mẹ.

Vì thế nợ xấu vẫn nằm trong báo cáo các ngân

hàng sau hợp nhất. Vì vậy, ngân hàng mẹ dù đã chuyển giao nợ xấu sang các AMC vẫn phải có phương án để xóa dần những khoản nợ này:

- Nếu doanh nghiệp phát sinh nợ xấu có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động… có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn. Điều này nhằm hỗ trợ thanh khoản và giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển.

- Nếu nhận thấy sau tái cấu trúc, doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển thì nợ xấu có thể được xem xét chuyển thành cổ phần. Đồng thời, chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần. Sau đó, các ngân hàng cần tiếp tục có những hỗ trợ về vốn và kinh nghiệm quản trị để vực dậy doanh nghiệp hay dự án. Điều kiện cơ bản để tiến trình chứng khoán hóa được thành công, trong vai trò đồng chủ nợ các ngân hàng cần tích cực nâng cao tính cộng đồng, phối hợp với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu. Đồng thời, ngoài công ty con AMC, các ngân hàng nên sử dụng dịch vụ tư vấn của các công ty khác như công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ để tham gia chủ động vào tiến trình chứng khoán hóa.

Đây là cách thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ quốc tế và nếu thành công, không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của các ngân hàng.

Thứ hai, ngân hàng có thể bán một phần nợ xấu cho các công ty mua bán nợ như công ty Quản lý tài sản (VAMC) thuộc NHNN và Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) thuộc Bộ Tài chính. Mỗi đơn vị vận hành một cách khác nhau nên tầm ảnh hưởng lên thị trường cũng khác nhau.

Hai là, tăng cường năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Các ngân hàng cần chủ động nghiên cứu và thí điểm ứng dụng tiêu chuẩn Basel II vào quản trị, trên cơ sở đó đánh giá kết quả thí điểm và triển khai rộng đến toàn hệ thống ngân hàng.

Đối với rủi ro tín dụng, cần quản trị chặt chẽ, nghiêm ngặt vì hoạt động tín dụng đóng vai trò chủ chốt với tất cả các NHTM. Cần rà soát lại toàn bộ quy trình thực hiện và quản lý rủi ro của hoạt động liên quan đến tín dụng như cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại … và áp dụng một cách nghiêm ngặt trong toàn hệ thống. Song song với đó, các

(7)

biện pháp phân tán rủi ro tín dụng cũng phải được thực hiện nghiêm túc và có quy định rõ ràng như:

đa dạng hóa danh mục đầu tư, cho vay đồng tài trợ và sử dụng bảo hiểm tín dụng.

Ngoài ra, vấn đề con người cũng rất quan trọng trong quản trị rủi ro. Ngoài việc áp dụng các quy trình chuẩn mực và giám sát rủi ro chặt chẽ, thì hiệu quả của quản trị rủi ro chỉ đạt được khi những con người thực hiện phải có trách nhiệm, có đạo đức. Do vậy, những nhân sự đảm trách các nhiệm vụ liên quan tới hoạt động tín dụng hay cung cấp dịch vụ đến từ ngân hàng bị sáp nhập phải được đánh giá, sàng lọc và thử thách kỹ càng trước khi giao nhiệm vụ.

Ba là, điều chỉnh tỷ lệ đòn bẩy thường xuyên, chú trọng tăng vốn chủ sở hữu

Việc tăng vốn chủ sở hữu thành công sẽ giúp các ngân hàng có ba lợi thế trong giai đoạn đầu sau sáp nhập: i) Giúp cho ngân hàng có thêm nguồn vốn lâu dài để hoạt động; ii) Thể hiện niềm tin của nhà

Tài liệu tham khảo

1. Số liệu báo cáo thường niên của SCB, SHB, PVcB, HDB

2. Walter, I. (2004). Mergers and Acquisitions in Banking and Finance: What Works, What Fails, and Why?. OUP Catalogue.

3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013). Nhìn lại hoạt động M&A trong tái cấu trúc ngân hàng, Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

4. Đề tài cấp Ngành Ngân hàng Nhà nước”Quản trị tài chính các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập” mã số DTNH.13/2015, nghiệm thu tháng 5/2016, Phạm Tiến Đạt chủ nhiệm đề tài.

5. Lê Quốc Hội (2013). Tổng quan nghiên cứu về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển.

Thông tin tác giả

Phạm Tiến Đạt, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Học viện Ngân hàng

Email: datpt@hvnh.edu.vn

Summary

Improving financial ability of the Vietnam joint stock commercial banks after merger

After the merger, under the supervision of the central bank, most banks have taken the initiative in developing the plan to restructure the bank in a comprehensive manner in finance, operations, bank management. However, the indicator reflecting the performance of commercial banks after the merger has not really significant changes: the ratio of net interest income in the sample are reduced through the year and at very low. This shows the merger of the banks have not created a positive effect on business performance, the banks have not made full use of new inputs and to generate the best outputs. This articles about the financial ability improvement of commercial banks after the merger Vietnam following research on the financial situation after the merger of 04 commercial banks including Saigon- Hanoi commercial Bank (SHB), Saigon Commercial Bank (SCB) and Public Vietnam Bank (PVcombank), Hanoi Development Bank (HD Bank).

Keywords: mergers, commercial bank, financial ability.

Dat Tien Pham, Assoc.Prof. PhD.

Banking Academy

đầu tư vào tương lai của ngân hàng sau sáp nhập;

iii) Giúp ngân hàng giảm tỷ lệ đòn bẩy, từ đó có thêm room cho huy động mà không lo đến rủi ro do tỷ lệ đòn bẩy cao.

Tỷ lệ đòn bẩy cũng nên được điều chỉnh thường xuyên trong kế hoạch bán niên để phù hợp với thực trạng kinh doanh và nhanh chóng đáp ứng được thay đổi của thị trường. Khi doanh thu, tổng tài sản, lợi nhuận tăng trưởng tốt trong khi tỷ lệ nợ xấu vẫn giữ ở mức ổn định sau một thời gian hậu sáp nhập, ngân hàng có thể cân nhắc đẩy mạnh huy động, tăng đòn bẩy để nâng dần ROE, EPS.

Thông thường, việc tăng tỷ lệ đòn bẩy nên thực hiện khi ngân hàng đã cho thấy xu hướng vững chắc đối với doanh thu, lợi nhuận và có kết quả dương khá tốt với giá trị của chỉ tiêu ROA, ROE.

Trong thời gian thực hiện sáp nhập chứa khá nhiều rủi ro, do vậy thời gian đó các nhà quản trị ngân hàng chưa nên thực hiện. ■

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan