• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Phạm Văn Cường* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước hiện nay, thời gian học tập ở trên lớp của sinh viên được rút ngắn, sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu nhiều. Trước phương thức đào tạo mới có nhiều thay đổi trên liệu sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) có thích ứng được hay không? Bài báo này chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng mức độ thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của 422 sinh viên DTTS đang học tại 02 trường là: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Tây Bắc.

Bài báo cũng chỉ ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến mức độ thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, đồng thời đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên DTTS thích ứng nhanh hơn với phương thức đào tạo mới.

Từ khóa: Thích ứng, đào tạo, tín chỉ, sinh viên, dân tộc thiểu số.

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Đào tạo theo học chế tín chỉ là mô hình đào tạo đã được áp dụng tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc từ tám năm trước đây (2009).

Mô hình này tỏ ra thích hợp với những sinh viên tích cực, chủ động, tự giác, có ý thức học tập tốt. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ sinh viên người dân tộc thiểu số (DTTS) khu vực miền núi phía Bắc trong học tập có tính thụ động, ỷ lại khá cao. Do đó, việc học tập theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ gặp không ít khó khăn. Nghiên cứu để phát hiện thực trạng mức độ thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS miền núi phía Bắc, trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp nâng cao khả năng thích ứng cho sinh viên DTTS là một việc làm mang tính khoa học và cần thiết. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp ích rất nhiều cho các giảng viên ở các tỉnh miền núi góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

KHÁI NIỆM THÍCH ỨNG

Khái niệm thích ứng xuất phát từ tiếng Latinh là adapto. Trong từ điển tiếng Việt, thuật ngữ

“thích ứng” có hai nghĩa “1/ Có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới; 2/ Như thích nghi, tức là có những biến

*Tel: 0982.03.06.80, Email: pvc.dhsptn@gmail.com

đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường mới” [5, tr.906]. Trong tiếng Anh thích ứng là adaptation. Khi chuyển sang tiếng Việt, adaptation được hiểu là thích ứng hay thích nghi. Trong tiếng Việt, khái niệm thích nghi và thích ứng nhiều khi được hiểu đồng nhất với nhau. Về nội hàm, hai khái niệm này đều chỉ sự biến đổi của chủ thể để tồn tại trong môi trường sống, hoàn cảnh hay tình huống của cuộc sống [1; tr. 57].

Qua nghiên cứu tài liệu chúng tôi thấy rằng thực chất thích ứng là quá trình thay đổi của con người trong môi trường mới, qua đó, hình thành ở họ những phương thức ứng xử phù hợp, tính chủ động, hiệu quả trong hành vi và có được những cấu tạo tâm lý mới.

Thích ứng thể hiện ở chỗ con người không thụ động chịu tác động như con vật mà chủ động tạo ra các kích thích tác động lại môi trường, tạo ra những cấu tạo tâm lý mới.

Thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS là quá trình sinh viên DTTS tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ của bản thân để tạo ra hiệu quả hoạt động trong phương thức đào tạo này.

Thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS khu vực miền núi phía Bắc có thể đánh giá trên nhiều khía cạnh, với những tiêu chí khác nhau. Trong bài

(2)

Phạm Văn Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 15-18 báo này chúng tôi lựa chọn 4 khía cạnh thích

ứng là: Thích ứng với quá trình học tập; thích ứng với phương pháp giảng dạy; thích ứng với quy định học tập; thích ứng với các mối quan hệ học tập. Các khía cạnh trên được nghiên cứu ở mặt hành vi thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS khu vực miền núi phía Bắc.

Theo tâm lí học Macxit thì tâm lí, ý thức phải được bộc lộ ra ngoài thành hành vi và hoạt động. Như vậy, hành vi thích ứng được xem là hình thái bên ngoài, là tiêu chí để đánh giá khách quan nhất mức độ thích ứng.

KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Khách thể nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 422 sinh viên DTTS ở 2 trường đại học thuộc khu vực miền núi phía Bắc là: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Tây Bắc. Kết quả thể hiện ở bảng 1.

Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Nghiên cứu tài liệu, trò chuyện và phỏng vấn sâu, nghiên cứu điển hình, điều tra viết, quan sát, toán thống kê... Trong đó, phương pháp điều tra viết là phương pháp cơ bản nhất. Nó được sử dụng với mục đích để khảo sát các mặt, các khía cạnh khác nhau trong sự thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS. Kết quả tổng hợp được xử lý trên phần mềm xử lý số liệu SPSS, phiên bản 16.0

Căn cứ theo tổng điểm, điểm trung bình (ĐTB) và độ lệch chuẩn (ĐLC) của mẫu nghiên cứu, sinh viên DTTS được phân về 1 trong 3 nhóm thích ứng: nhóm thích ứng cao gồm những sinh viên DTTS có tổng điểm lớn hơn hoặc bằng (ĐTB + ĐLC); nhóm thích ứng thấp gồm những sinh viên DTTS có tổng điểm nhỏ hơn hoặc bằng (ĐTB – ĐLC);

nhóm thích ứng trung bình gồm những sinh viên DTTS có tổng điểm nằm trong khoảng từ (ĐTB – ĐLC) đến (ĐTB + ĐLC) [4].

Bảng 1. Khách thể nghiên cứu Tiêu chí phân loại

Số lượng

(422)

% Trường ĐHSP - ĐHTN 251 59,5

ĐH Tây Bắc 171 40,5

Giới tính Nam 159 37,7

Nữ 263 62,3

Hệ đào tạo

Chính quy 260 61,6

Không chính quy 162 38,4

Thành phần dân

tộc thiểu số

Tày 139 30.8

Sán Dìu 02 0,4

Thái 73 16.2

Lào 03 0,7

Khơ Mú 01 0,2

Hà Nhì 01 0,2

Nùng 75 16.6

Dao 16 3.5

Mường 62 13.7

Cao Lan 04 0,9

H’ mông 31 6.9

Dáy 04 0,9

Hoa 04 0,9

Sán Chỉ 07 1.6

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 2. Đánh giá chung về các mặt thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS (ĐTB và ĐLC)

Các mặt thích ứng ĐTB (ĐLC) ĐTB (ĐLC)

Tày, Nùng Thái, Mường DTTS khác Thích ứng với quá trình học tập 6,09 (1,25) 6,11 (1,25) 6,21 (1,18) 5,80 (1,32) Thích ứng với phương pháp giảng dạy 5,36 (1,68) 5,38 (1,67) 5,54 (1,67) 4,98 (1,72) Thích ứng với các quy định học tập 6,81 (0,85) 6,87 (0,83) 6,82 (0,86) 6,60 (0,83) Thích ứng với các mối quan hệ trong học tập 6,67 (1,29) 6,55 (1,25) 7,10 (1,12) 6,24 (1,48) Thích ứng chung 6,23 (0,96) 6,23 (0,97) 6,42 (0,92) 5,91 (0,93)

(3)

Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS miền núi phía Bắc

Biến phụ thuộc: Thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS

Biến độc lập:

R2 Beta Sig Ảnh

hưởng I/ Đơn nhất

1. Tính cởi mở 0,57 0,65 0,00 Có

2. Định hướng nghề nghiệp 0,62 0,71 0,00 Có

3. Số lượng bạn bè 0,59 0,68 0,00 Có

4. Mức độ hài lòng về các mặt trong cuộc sống 0,60 0,70 0,00 Có

5. KN giao tiếp 0,51 0,60 0,04 Có

II/ Hỗn hợp

Các yếu tố (Tính cởi mở, định hướng nghề nghiệp, số lượng bạn bè, mức độ hài lòng)

0,73 -- 0,00 Có

Số liệu bảng 2 cho thấy mức độ thích ứng của sinh viên DTTS khu vực miền núi phía Bắc đạt điểm trung bình 6,23/10, tương ứng với mức độ thích ứng trung bình. Các mặt biểu hiện của sự thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ sinh viên DTTS có mức độ thích ứng khác nhau. Thích ứng tốt nhất ở nội dung “Thích ứng với các yêu cầu, quy định học tập” (ĐTB = 6.81). Nguyên nhân của thực trạng này do, phần lớn các em sinh viên DTTS miền núi phía Bắc có đặc trưng tâm lý là sự thật thà, ngoan ngoãn và nghe lời [2, tr.216], [3, tr.68] nên yêu cầu, quy định nhà trường, thầy cô nhắc nhở được các em thực hiện tốt hơn cả. Thích ứng kém nhất là “Thích ứng với phương pháp giảng dạy của giảng viên” (ĐTB = 5,36). Nguyên nhân của thực trạng này là do sự khác biệt về phương pháp giảng dạy ở đại học theo học chế tín chỉ và cách thức học tập đã hình thành ở phổ thông.

Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đơn nhất và hỗn hợp đến thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS chúng tôi tiến hành điều tra các nguyên nhân, kết quả thu được trình bày trên bảng 3.

Qua bảng số liệu bảng 3, ta thấy, hệ số Beta (hệ số hồi quy chuẩn hóa) của các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS có độ mạnh, yếu khác nhau. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là “định hướng nghề nghiệp”(Beta = 0,71) và “mức độ

hài lòng các mặt trong cuộc sống” (Beta = 0,70). Điều này cho thấy những yếu tố chủ quan thuộc về bản thân sinh viên DTTS có ảnh hưởng mạnh đến mức độ thích ứng học tập. Hệ số R bình phương hiệu chỉnh (hệ số hồi quy) của 3 yếu tố đơn nhất cao nhất, lần lượt là: “Định hướng nghề nghiệp” (R2 = 0.62), “Mức độ hài lòng về các mặt trong cuộc sống” (R2 = 0.60), “Số lượng bạn bè

(R2 = 0.59). Điều này cho biết mức độ phần trăm là: 62% thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ do định hướng nghề nghiệp; 60% thích ứng do mức độ hài lòng các mặt trong cuộc sống; 59% thích ứng do số lượng bạn bè. Như vậy, các yếu tố đơn nhất trên ảnh hưởng mạnh đến thích ứng với học tập nhóm của sinh viên DTTS. Nghiên cứu các yếu tố hỗn hợp chúng tôi nhận thấy, mức độ ảnh hưởng của 4 yếu tố (Tính cởi mở, định hướng nghề nghiệp, số lượng bạn bè, mức độ hài lòng) ảnh hưởng rất mạnh mức độ thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS (R2 =0.73).

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu như trên, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:

- Tổ chức các hội nghị, diễn đàn về phương pháp học tập theo học chế tín chỉ ở đại học dành cho sinh viên DTTS để các em lựa chọn, tìm ra cách thức học tập phù hợp với bản thân, khắc phục khó khăn về phương pháp học tập. Mỗi giảng viên cần nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của sinh viên DTTS để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đặc

(4)

Phạm Văn Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 15-18 điểm nhận thức của sinh viên DTTS, nâng

cao hiệu quả giảng dạy.

- Thay đổi nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với định hướng nghề nghiệp, định hướng việc làm để giúp sinh viên DTTS khi ra trường dễ dàng xin việc, tạo động lực phấn đấu trong học tập của các em.

- Trường đại học cần nghiên cứu cơ chế chính sách đối với sinh viên DTTS để xây dựng chế độ đặc thù để khuyến khích sinh viên như:

chế độ học bổng, ưu tiên nơi ở, tổ chức các hoạt động Đoàn mang bản sắc văn hóa dân tộc…hỗ trợ các sinh viên DTTS về mặt vật chất, tinh thần để các em phấn đấu học tập.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…đa dạng phong phú phù hợp với bản sắc văn hóa các dân tộc để tạo ra những sân chơi bổ ích, môi trường học tập thân thiện, bổ trợ cho hoạt động học tập.

Tóm lại, chất lượng đào tạo là một trong những nhân tố cơ bản quyết định số lượng

sinh viên theo học của mỗi trường và việc nâng cao chất lượng đào tạo là một chiến lược phát triển bền vững, sống còn trong giai đoạn phát triển trước mắt. Chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu bước đầu sẽ góp phần xây dựng biện pháp tác động hợp lý đến SV DTTS, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo ở các trường đại học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Dũng (2012), Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội.

2. Vũ Dũng (2013), Tâm lý học dân tộc, Nxb Khoa học Xã hội,Hà Nội.

3. Phùng Thị Hằng (2010), “Nghiên cứu đặc trưng tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số khu vực Đông Bắc Việt Nam”, đề tài cấp Bộ trọng điểm, mã số:

B2010 – TN03 – 32TĐ.

4. Phan Thị Mai Hương (2013), Phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng.

SUMMARY

STUDYING ADAPTATION TO THE TRAINING MENTHOD OF THE CREDIT FOR NORTHERN MOUNTAINOUS ETHNIC MINORITY STUDENTS

Pham Van Cuong* University of Education – TNU Nowadays, in the training mode under credit system at universities and colleges in Vietnam, learning time in the classroom of students is shortened, and the time of self-researching and self- studying is getting longer. Can the ethnic minority students adapt with this training mode or not?

In this article we studied the reality of the degree of adapting the training methods under credit system of 422 ethnic minority students at 02 universities: University of Education - Thai Nguyen University and Tay Bac University. The article also points out the subjective and objective causes that impact the levels of adapting the training mode under credit system, and then proposed some sollutions to help the ethnic minority students adapt the new training mode faster.

Keywords: Adaptation, training, credit system, student, ethnic minority.

Ngày nhận bài: 16/5/2017; Ngày phản biện: 06/6/2017; Ngày duyệt đăng: 28/9/2017

*Tel: 0982.03.06.80, Email: pvc.dhsptn@gmail.com

(5)

soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

SOCIAL SCIENCE – HUMANITIES – ECONOMICS

Content

Page

Luu Binh Duong, Nguyen Van Tien - "Sacred" fundamental structure of customary law 3 Nguyen Thi Mai Chanh, Bui Thuy Linh - The characters of mythology in “The Republic of Wine” by

Guan Moye 9

Pham Van Cuong - Studying adaptation to the training menthod of the credit for northern mountainous ethnic

minority students 15

Bui Linh Phuong, Mai Thi Ngoc Ha - Analysis and comparison of mathematical content in the forestry

agricultural sector training program of a number of universities in the world 19 Trinh Thi Kim Thoa - The situation and the solutions to improve the quality of teaching and learning Ho Chi

Minh ideology at University of Information and Communication Technology – TNU 25 Than Thi Thu Ngan - The 90th anniversary of the publication of "Duong Kach menh" book (1927 – 2017)

Theoretical and practical meaning of the work “Duong Kach menh” of the leader Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh 31 Ma Thi Ngan - Some features should be regarded when building a physical education program to increase the

learning result of students 35

Duong Thi Huong Lan, Nguyen Vu Phong Van, Nguyen Hien Luong - Applied experiential learning activities in an English speaking lesson of University of Economics and Business Administration - Thai

Nguyen University 41

Le Ngoc Nuong, Nguyen Thi Ha, Nguyen Hai Khanh - Building the theory of integrity of satisfaction in the

work of laborers at Thai Nguyen Traffic Trading and Management Joint Stock Company 47 Doan Quang Thieu - Establishing the standard sample system of occurred economic operations and accounting

vouchers for students' practice 53 Do Thi Ha Phuong, Doan Thi Mai, Chu Thi Ha, Nguyen Thi Giang - Factors influencing willingness to pay

for safety food in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province 59

Nguyen Thi Thanh Thuy - Analysis of FPT Joint Stock Company 's financial situation 65 Vu Hong Van, Luong Thi Mai Uyen - Strengthen competitive capability of mechanical industry in the process

of international economic integration 71

Nguyen Thi Linh Trang, Bui Thi Ngan - The development of non - cash payment service at military JSC Bank

– Thai Nguyen branch 77

Nguyen Thi Lan Anh, Nong Thi Van Thao - Building the system of management support in scoring staffs at

Vietcombank transaction deparment 85

Nguyen Thu Nga, Kieu Thi Khanh, Hoang Van Du - Investigation of commercial bank’s efficiency with

credit risk incorporated 91

Nguyen Thi Van, Nguyen Bich Hong - Solutions to promote the economic structural transformation in Bac

Giang province towards industrialization and modernization to 2020 with a vision to 2030 97 Dam Thi Phuong Thao, Nguyen Tien Manh - Estimating the effect of some factors on operational efficiency

of real estate companies posted up in Viet Nam stock market 103

Pham Thi Huyen - Precedent and the application of precedent in Vietnam law system 109 Duong Thi Huyen - The relationship of the English's factory in Hirado (1613- 1623) with Japan government 115 Tran Nguyen Si Nguyen - Subtle mass mobilization is core of political activism art of Ho Chi Minh 121

Journal of Science and Technology

N¨m

2017

(6)

Dinh Thi Giang - J. Locke’s thoughts of the origin and characteristics of civil society 127 Tran Bao Ngoc, Le Thi Luu, Bui Thanh Thuy et al - The pharmaceutical students’ perception of educational

environment at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy by DREEM questionnare 131 Luong Ngoc Huyen - A current issue of applying mathemarics into teaching practice and assessing,

evaluating the result of learning mathemarics of 10th grade students in high schools in Tuyen Quang city,

causes and solutions 137 Nguyen Thi Hong, Nguyen Xuan Truong, Hoang Thi Giang - Geographical approaches in research of the

relationship between economic development and ensuring national defense and security for border communes,

Ha Giang province 143

Do Thi Quyen, Nguyen Thi Kim Tuyen - Study psychological factors which affect to the buy online behavior of

consumers in Thai Nguyen province 149

Phuong Huu Khiem, Nguyen Dac Dung, Nguyen Ngoc Ly - Developing the output product market for forest

plantations followed sustainable trend in Dong Hy district, Thai Nguyen province 155 Phan Thi Thanh Huyen, Ha Xuan Linh - Study on residental land price in Soc Son district, Ha Noi city 161 Nguyen Thi Van Anh - Attracting investment – motivation and foundation to develop sustainable economic in

Thai Nguyen province 167

Van Thi Quynh Hoa, Nguyen Lan Huong - The effects of information technology in teaching English to first

year students at University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University 173 Mai Van Can - Using the character of Thach Sanh in teaching English practice at secondary school 179 Do Thi Huong Lien - Discussion on revolution of Hoang Dinh Kinh (Cai Kinh) and relationship with

contemporary revolutions 185

Pham Van Quang, Nguyen Huy Anh - Solutions to enhance the activeness of study of students physical

education and sport faculty at Thai Nguyen University of Education 191

Nguyen Thi Minh Thu, Bui Thi Ngoc Anh - Folk songs in fishing village of Ha Long Bay - characterristics of

sea culture 197

Dang Anh Tuan, Ngo Thi Minh Hang, Pham Thi Trung Ha - Recovering of real estate market and business

risk of real estate companies 203

Le Van Tho, Vu Anh Tuan - Assessment land use in urban areas in Viet Tri city – Phu Tho province from

2011 to 2016 209

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan