• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SỬ DỤNG LIỀU LƯỢNG CỦA BÀI THUỐC SÀI HỒ QUẾ CHI THANG (THƯƠNG HÀN LUẬN) TRÊN CÁC BÁO CÁO LÂM SÀNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SỬ DỤNG LIỀU LƯỢNG CỦA BÀI THUỐC SÀI HỒ QUẾ CHI THANG (THƯƠNG HÀN LUẬN) TRÊN CÁC BÁO CÁO LÂM SÀNG"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SỬ DỤNG LIỀU LƯỢNG

CỦA BÀI THUỐC SÀI HỒ QUẾ CHI THANG (THƯƠNG HÀN LUẬN) TRÊN CÁC BÁO CÁO LÂM SÀNG

Nguyễn Thị Thúy*, Đoàn Mỹ Hạnh*

TÓM TẮT4

Đặt vấn đề: Sài hồ Quế chi thang là bài thuốc cổ phương trong cuốn Thương hàn luận đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị. Mục tiêu:

nghiên cứu quy luật sử dụng bài thuốc trong điều trị các bệnh được mô tả trong các báo cáo lâm sàng. Phương pháp: thu thập các bài báo đã đăng có báo cáo các ca bệnh sử dụng Sài hồ Quế chi thang điều trị bệnh trên 2 kho dữ liệu điện tử https://www.cnki.net (CNKI) https://www.wanfangdata.com.cn (WANFANG DATA) thu được 320 trường hợp, thông qua phần mềm Excel tiến hành phân tích và ra kết quả. Kết quả: Các ca bệnh xuất hiện ở cả 2 giới với tỉ lệ nam: nữ đạt 1:1,5, độ tuổi trung bình là 41, 61±16,57 tuổi, diện bệnh bao gồm tất cả các mặt bệnh, trong đó chủ yếu ở các khoa hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp và tâm thần kinh. Trên lâm sàng, việc sử dụng liều lượng của các vị thuốc trong bài thuốc Sài hồ Quế chi thang được biến hóa rất linh hoạt, tùy thuộc từng cá thể, từng loại bệnh mà gia giảm cho phù hợp. Xác định được liều lượng thường dùng nhất cho các vị thuốc trong bài: Sài hồ 10-15g, Quế chi 6-10g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 10g, Bạch thược 10-15g, Đảng sâm 10-15g, Cam thảo 6g, Sinh khương 10g hoặc 3 lát, Đại táo 10g hoặc 3-6 quả. Kết luận: Xác định được phạm vi sử dụng liều lượng

*Trường Đại học Y Dược Hải Phòng Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thúy Email: ntthuy@hpmu.edu.vn

Ngày nhận bài: 22.3.2021

Ngày phản biện khoa học: 17.4.2021 Ngày duyệt bài: 23.5.2021

của từng vị thuốc, liều tối đa, tối thiểu và liều thường dùng của bài thuốc Sài hồ quế chi trong điều trị các bệnh trên thực tế lâm sàng.

Từ khóa: Sài hồ quế chi thang, Thương hàn luận

SUMMARY

STUDYING THE REGULATION DOSAGE OF CHAIHU GUIZHI DECOCTION (SHANGHANLUN) ON

CLINICAL REPORT

Background: Chaihu Guizhi decoction (CGD) is an ancient medicine. Objective:To study the regulation dosage of CGD on clinical report. Methods: Collecting articles that report using the Chaihu guizhi decoction for treatment on the 2nd largest database of China is CNKI and WANFANG DATA, obtained 320 cases, through Excel software to analyze and produce results.

Resuls: Both gender could be suffered from diseases, male: female 1: 1.5, the average age was 41, 61 ± 16.57 years old, the disease area includes all disease aspects, of which in the respiratory diseases, digestive diseases, rheumatic diseases and neuropsychiatric diseases. Clinically, the use of medicinal herbs in the remedy of CGD is transformed very flexibly, depending on the individual, each type of disease, and decrease accordingly. Determine the most commonly used dosage for the herbs in the article: Radix bupleuri 10-15g, Cassia twig 6- 10g, Radix Scutellariae 10g, Pinellia 10g, Radix paeoniae alba 10-15g, Codonopsis pilosula 10- 15g, Licorice 6g, Ginger 10g or 3 slices, Jujube

(2)

10g or 3-6 pieces. Conclusion: Determining the dosage range of each medicine, the maximum, minimum and usual dose of the remedy for the treatment of diseases in clinical practice.

Keywords: Chaihu guizhi decoction, Shanghanlun

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sài hồ Quế chi thang được nhắc đến trong cuốn sách Thương hàn luận, một trong tứ đại kinh điển của Y học cổ truyền, của tác giả Trương Trọng Cảnh (cuối đời Hán-Trung Quốc). Nội dung: “Thương hàn 6, 7 ngày, sốt, hơi sợ lạnh, các khớp đau nhức, nôn, vùng dưới tim đau trướng, đó là do ngoại tà chưa giải hết, dùng Sài hồ Quế chi thang”[1],[4].Bài thuốc là sự kết hợp giữa Quế chi thang và Tiểu sài hồ thang với tác dụng điều hòa dinh vệ, hòa giải Thiếu dương. Với sự tham gia Quế chi thang, có tác dụng giải cơ phát biểu, điều hòa dinh vệ, Tiểu sài hồ thang hòa giải Thiếu dương, sơ can lý khí, điều hòa tỳ vị. Do đó, bài Sài hồ Quế chi thang có thể điều trị các triệu chứng thuộc phần biểu “các khớp đau nhức, sốt, sợ lạnh”, lại có thể điều trị chứng Thiếu dương bất hòa

“nôn, vùng dưới tim đầy trướng”[4].

Thành phần bài thuốc theo Thương hàn luận bao gồm: Sài hồ 4 lạng, Quế chi 1,5 lạng, Thược thược 1,5 lạng, Nhân sâm 1,5 lạng, Bán hạ chế 2,5 nắm, Hoàng cầm 1,5 lạng, Chích cam thảo 1 lạng, Sinh khương 2,5 lạng, Đại táo 6 quả[2-4],.

Trên lâm sàng các thầy thuốc YHCT thường ứng dụng bài thuốc Sài hồ Quế chi đối với những bệnh nhân có chứng biểu ở kinh Thái dương và Thiếu dương kết hợp, với liều lượng đa dạng, phong phú, và đã thay đổi đơn vị đo sang gam (g) để phù hợp với đơn vị đo hiện tại.[5-8]

Mục tiêu nghiên cứu: nhận xét quy luật dùng liều lượng của các vị thuốc trong bài thuốc Sài hồ Quế chi thang trên các báo cáo lâm sàng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Lấy số liệu từ các bài báo đã đăng từ những năm 1960 đến tháng 10 năm 2019, nội dung có báo cáo các ca bệnh được dùng bài thuốc Sài hồ Quế chi thang. Số liệu được tải về từ 2 khó dữ liệu điện tử lớn là CNKI và WANFANG DATA.

Tiêu chuẩn chọn lựa bài báo và ca bệnh: Bài báo có từ khóa hoặc tiêu đề là “Sài hồ Quế chi thang”, là các bài báo cáo lâm sàng. Các ca bệnh được dùng bài Sài hồ Quế chi thang (gồm Sài hồ, Quế chi, Hoàng câm, Bán hạ chế, Bạch thược, Nhân sâm hoặc Đảng sâm, Chích cam thảo, Đại táo, Sinh khương) với số vị thuốc gia giảm không vượt quá 7 vị, có đầy đủ thông tin của tứ chẩn.

Phương pháp nghiên cứu: Sau khi thu thập từ hơn 1.200 bài báo có từ khóa là “Sài hồ quế chi thang”, tác giả dùng phần mềm trích dẫn và quản lý tài liệu NoteExpress để tiến hành phân loại và chọn lọc theo tiêu chuẩn lựa chọn. sau khi loại bỏ những bài báo trùng lặp, nội dung ít liên quan, thu được 229 bài báo có các ca bệnh được sử dụng bài thuốc Sài hồ quế chi, dữ liệu trong các bài báo được nhập vào phần mềm Excel 2016, xử lý dữ liệu ra kết quả và tiến hành phân tích.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả thu được 229 bài báo có báo cáo các ca bệnh ở tất cả các mặt bệnh. Sau khi được nhập vào biểu Excel, tiến hành xử lý cho được kết quả chi tiết như sau:

4.3 Giới tính, độ tuổi và phổ bệnh

(3)

Giới tính: Trong số 320 ca bệnh ghi nhận sử dụng bài thuốc thì thấy bệnh xuất hiện đều ở cả nam giới và nữ giới. Trong đó nữ giới là 194 trường hợp chiếm 60,63%, nam giới là 126 trường hợp chiếm 39,37%. Tỉ lệ nam: nữ đạt 1: 1,5.

Tuổi trung bình: Ghi nhận được là 41,61±16,57 tuổi, bao gồm tất cả các lứa tuổi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là bệnh nhi 1 tuổi, cao tuổi nhất là bệnh nhân 82 tuổi chia theo các khung tuổi của WHO. Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm 40-49 tuổi chiếm 26,88%, thứ hai là nhóm 50-59 tuổi chiếm 18,75%, thứ ba là nhóm 30-39 tuổi chiếm 16,25%, thứ tư là nhóm 20-29 tuổi, 4 nhóm tuổi này chiếm tổng tỉ lệ là 77,82%.

Như vậy thấy rằng nhóm tuổi lao động từ 20- 59 là nhóm tuổi thường mắc bệnh với các triệu chứng phù hợp để dùng bài thuốc Sài hồ Quế chi thang.

Phổ bệnh: Ghi nhận trên 320 bệnh nhân, thu được 108 loại bệnh theo chẩn đoán YHHĐ, bao gồm bệnh thuộc khoa Sản-phụ, khoa Nhi, khoa hô hấp, khoa tiêu hóa, khoa tâm-thần kinh, khoa cơ xương khớp và các khoa khác. Trong đó có 4 khoa có số bệnh nhân chiếm tỉ lệ cao nhất bao gồm khoa hô hấp 26,56%, khoa tiêu hóa 18,44%, khoa cơ xương khớp chiếm 17,5% và khoa tâm-thần kinh chiếm 14,38%. Chứng tỏ bài thuốc Sài hồ Quế chi thang có ưu thế điều trị trên các mặt bệnh trên.

4.4 Phân tích quy luật sử dụng liều lượng của các vị thuốc trong bài 4.4.1 Sài hồ và Quế chi

Hình 1: Liều lượng thường dùng vị thuốc Quế chi và Sài hồ Nhận xét:

Sài hồ: Nghiên cứu thu thập trên 320 bệnh nhân được dùng bài thuốc Sài hồ Quế chi thang, tần số sử dụng vị thuốc Sài hồ chiếm 100%, chia ra 18 loại liều lượng, trong

đó liều cao nhất được ghi nhận là 50g, có 2 trường hợp, chiếm 0,63%, liều nhỏ nhất là 5g, có 2 bệnh nhân chiếm 0,63%; thường dùng nhất là Sài hồ 10g, Sài hồ 15g và Sài hồ 12g lần lượt chiếm tỷ lệ 26,25%; 23,75%;

(4)

16,88%.

Quế chi: Tần số sử dụng Quế chi trong bài thuốc Sài hồ Quế chi thang là 320/320 lần, chiếm 100%, chia ra 13 loại liều lượng, trong đó liều cao nhất ghi nhận được là 30g,

chiếm 0,63%, lượng nhỏ nhất là 4g chiếm 1,56%; liều lượng thường dùng có Quế chi 10g, Quế chi 6g, Quế chi 12g, Quế chi 9g, Quế chi 15g với tỉ lệ lần lượt 45,3%;

14,69%; 10,0%; 9,38%; 8,44%.

4.4.2 Hoàng cầm và Bán hạ

Hình 2: Liều lượng thường dùng vị thuốc Hoàng cầm và Bán hạ Nhận xét:

Hoàng cầm: Ghi nhận được 13 loại liều lượng dùng khác nhau của vị thuốc Hoàng cầm, trong đó liều lượng cao nhất là 20g chiếm 0,63%, liều lượng nhỏ nhất là 3g chiếm tỉ lệ 0,32%; các liều lượng thường dùng là Hoàng cầm 10g, Hoàng cầm 9g, Hoàng cầm 12g, Hoàng cầm 6g, Hoàng cầm 15g chiếm tỉ lệ lần lượt là 43,75%; 14,06%;

11,88%; 11,56%; 9,69%.

Bán hạ: Ghi nhận được 13 loại liều lượng dùng khác nhau của vị thuốc Hoàng cầm, trong đó liều lượng cao nhất là 25g chiếm 0,63%, liều lượng nhỏ nhất là 3g chiếm tỉ lệ 0,63%; các liều lượng thường dùng là Bán hạ 10g, Bán hạ 9g, Bán hạ 15g, Bán hạ 12g, Bán hạ 6g, chiếm tỉ lệ lần lượt là 49,69%;

13,13%; 9,38%; 9,06%; 7,81%

4.4.3 Thược dược và Nhân sâm

Bảng 1: Liều lượng thường dùng của vị thuốc Thược dược và Nhân sâm

Liều lượng (gam)

Vị thuốc Bạch thược (Tần số)

Vị thuốc Xích thược(Tần số)

Vị thuốc Nhân sâm (Tần số)

Vị thuốc Đảng sâm

(Tần số)

40 1 0 0 0

30 11 0 7 9

(5)

25 1 0 0 0

20 17 3 12 7

18 6 1 2 0

15 47 3 52 8

14 0 0 1 0

12 59 3 23 2

10 134 5 96 25

9 14 1 15 2

8 1 0 4 0

7 2 0 1 0

6 17 0 8 10

5 2 0 1 3

3 0 0 0 1

Nhận xét:

Thược dược: Nghiên cứu 320 bệnh nhân thấy vị thuốc Thược dược dùng ở 2 dạng Bạch thược và Xích thược, có trường hợp dùng cả Bạch thược và Xích thược. Bạch thược có tổng 13 loại liều lượng với liều cao nhất là 40g, chiếm 0,32%, liều nhỏ nhất là 5g, chiếm 0,63%; liều lượng thường dùng là Bạch thược 10g, Bạch thược 12g, Bạch thược 15g với tỉ lệ là 41,88%; 18,44%;

14,69%. Xích thược được dùng 6 loại liều lượng, cao nhất là 20g, thấp nhất là 9g; liều

lượng thường dùng là Xích thược 10g chiếm 15,6%.

Nhân sâm: Nhân sâm được sử dụng ở 2 loại Nhân sâm và Đảng sâm, trong đó Nhân sâm được dùng 9 loại liều lượng, liều cao nhất là 30g, nhỏ nhất là 3g, liều thường dùng là Nhân sâm 10g chiếm 7,81%. Đảng sâm được ghi nhân 12 loại liều lượng, liều cao nhất là 30g, nhỏ nhất là 5g, liều thường dùng là Đảng sâm 10g, Đảng sâm 15g chiếm tỷ lệ 30,0% và 16,25%.

4.4.4 Cam thảo, Sinh khương, Đại táo

Bảng 2: Liều lượng thường dùng của vị thuốc Cam thảo, Sinh khương và Đại táo Liều lượng Tần số Liều lượng Tần số Liều lượng Tần số

Cam thảo 15g 7 Sinh khương18g 2 Đại táo 30g 1

Cam thảo 12g 7 Sinh khương 15g 8 Đại táo 20g 3

Cam thảo 10g 48 Sinh khương 12g 4 Đại táo 18g 2

Cam thảo 9g 11 Sinh khương 10g 68 Đại táo 15g 8

Cam thảo 8g 5 Sinh khương 9g 9 Đại táo 12g 3

Cam thảo 6g 176 Sinh khương 8g 2 Đại táo 10g 65

Cam thảo 5g 26 Sinh khương 6g 36 Đại táo 9g 5g

Cam thảo 4g 1 Sinh khương 5g 4 Đại táo 6g 4

Cam thảo 3g 22 Sinh khương 3g 10 Đại táo 5g 4

(6)

Cam thảo 2g 1 Sinh khương 2.5g 1 Đại táo 3g 2 Sinh khương 1g 1 Đại táo 10 quả 10 Sinh khương 10 lát 1 Đại táo 8 quả 1

Sinh khương 6 lát 3 Đại táo 7 quả 6 Sinh khương 5 lát 19 Đại táo 6 quả 43 Sinh khương 4 lát 3 Đại táo 5 quả 59 Sinh khương 3 lát 87 Đại táo 4 quả 8 Sinh khương 2 lát 14 Đại táo 3 quả 33 Sinh khương 1 lát 1 Đại táo 2.5 quả 1

Đại táo 2 quả 7 Đại táo 1 quả 7 Nhận xét:

Cam thảo: Ghi nhận được 10 loại liều lượng, trong đó liều cao nhất là Cam thảo 15g chiếm 2,19%, liều nhỏ nhất là 2g chiếm 0,32%; liều lượng thường dùng là Cam thảo 6g chiếm 55%.

Sinh khương: Ghi nhận được 18 loại liều lượng Sinh khương, chia thành 2 đơn vị đo là gam và lát. Trong đó ở đơn vị đo gam ghi nhận được liều lượng cao nhất là Sinh khương 18g, thấp nhất là 1g; đơn vị lát cao nhất là 10 lát, nhỏ nhất là 1 lát; liều lượng thường dùng là Sinh khương 10g và Sinh khương 3 lát, chiếm tỉ lệ 21,25% và 27,19%.

Đại táo: Ghi nhận 20 loại liều lượng của vị thuốc Đại táo, chia thành 2 loại đơn vị đo bao gồm gam và quả. Ở đơn vị gam, liều cao nhất là 30g, nhỏ nhất 3g, đơn vị quả có liều cao nhất là 10 quả, thấp nhất là 1 quả; liều lượng thường dùng là Đại táo 10g, Đại táo 5 quả, Đại táo 6 quả, Đại táo 3 quả với tỉ lệ lần lượt là 20,31%; 18,44%; 13,44%; 10,31%.

IV. BÀN LUẬN

Từ các kết quả trên cho thấy, đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu có các đặc

điểm như tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới, tuổi mắc bệnh trung bình ở nhóm tuổi lao động, cường độ lao động cao, áp lực trong cuộc sống và công việc đều có thể là những yếu tố thuận lợi dẫn đến mắc bệnh.

Diện bệnh gặp trên tất cả các khoa, trong đó chủ yếu là những bệnh phù hợp với triệu chứng của bài thuốc Sài hồ Quế chi thang.

Sài hồ vị bạc khí thăng, chủ dương khí hạ hãm, có thể dẫn thanh khí thượng hành mà thanh nhiệt tà ở Thiếu dương, Quyết âm, tuyên thông khí huyết, tán kết điều kinh, là biểu dược của Thiếu dương, trị thương hàn tà nhiệt, đàm nhiệt kết thực, hư lao cơ nhiệt, ẩu thổ tâm phiền. Trong nghiên cứu Sài hồ được dùng liều cao nhất cá biệt lên đến 50 trong các trường hợp bệnh ngoại cảm có sốt. Liều thường dùng từ 10-15g,

Quế chi khí bạc sinh phù năng trị thương phong đầu thống, trúng phong tự hãn, điều hòa dinh vệ. Trong nghiên cứu này, Quế chi được dùng phổ liều từ 4-30g, tùy trường hợp sẽ dùng với liều lượng thích hợp, liều thường dùng nhất ghi nhận được là 6-10g.

Hoàng cầm vị đắng tính lạnh, đắng vào Tâm, hàn thắng nhiệt, tả thực hỏa ở trung

(7)

tiêu, trừ thấp nhiệt Tỳ Vị, điều trị lỵ tật phúc thống, huyết bế khí nghịch hoàng đản ngũ lâm và các chứng thất huyết. Trong nghiên cứu này, Hoàng cầm được dùng liều từ 3- 20g, trong đó liều thường dùng nhất là Hoàng cầm 10g.

Bán hạ vị cay hơi có độc, năng tẩu năng tán, hòa Vị kiện Tỳ bổ Can nhuận Thận, trừ thấp hóa đàm, phát biểu khai uất, hạ nghịch khí, chỉ phiền ẩu, lợi thủy đạo. Trong nghiên cứu này Bán hạ được dùng liều từ 3-25g, trong đó liều thường dùng nhất là Bán hạ 10g.

Nhân sâm vị cam, vi khổ, vi hàn, quy kinh Tỳ, Phế, Tâm, Thận, đại bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, bổ Tỳ ích Phế, sinh tân dưỡng huyết, an thần ích trí. Trong bài gốc, vị thuốc được dùng là Nhân sâm, tuy nhiên trong thực tế lâm sàng thấy, hiện nay chủ yếu dùng Đảng sâm để thay thế Nhân sâm, với tần số Đảng sâm 222/320, liều Đảng sâm ghi nhận được là 5-30, với liều thường dùng là 10- 15g, vẫn có các bệnh nhân được dùng Nhân sâm với liều lượng từ 3-30g, liều thường dùng là Nhân sâm 10g.

Thược dược tính vị khổ, toan, vi hàn quy kinh Can Tỳ, dưỡng huyết điều kinh, liễm âm chỉ hãn, nhu can chỉ thống, bình can trừ phiền. Trong nghiên cứu, Thược dược được dùng ở 2 loại, Bạch thược và Xích thược, trong đó chiếm đa số là Bạch thược với tần số 312/320 lượt dùng, liều lượng từ 5-40g, trong đó liều thường dùng là 10-15g, bộ phận nhỏ bệnh nhân được dùng Xích thược với liều lượng dao động từ 9-20g, phổ biến nhất là Xích thược 10g.

Cam thảo vị cam tính bình, bổ Tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, khư đàm chỉ khái, hoãn

cấp chỉ thống, điều hòa bài thuốc. Trong nghiên cứu, Cam thảo được dùng liều dao động từ 2-15g, với liều phổ biến là Cam thảo 6g

Sinh khương tính vị tân ôn, giải biểu tán hàn, ôn trung chỉ ẩu, hóa đàm chỉ khái, giải độc tôm cá. Trong nghiên cứu, Sinh khương được dùng dưới 2 dạng, gam và lát với liều dao động từ 1-18 g và 1-10 lát, liều phổ biến là Sinh khương 10g và Sinh khương 3 lát.

Đại táo tính vị cam bình, an thần, trợ 12 kinh, bình Vị khí, thông cửu khiếu, bổ khí sinh tân, hòa bách dược. Trong nghiên cứu này Đại táo được mô tả dưới 2 dạng đơn vị, gam và quả, liều dao động từ Đại táo 3-30g và 1-10 quả, trong đó liều phổ biến là Đại táo 10g và Đại táo 3-6 quả.

V.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Quy luật sử dụng bài thuốc Sài hồ quế chi thang thể hiện như sau:

①Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Các ca bệnh xuất hiện ở cả 2 giới với tỉ lệ nam: nữ đạt 1:1,5, độ tuổi trung bình là 41, 61±16,57 tuổi, diện bệnh bao gồm tất cả các mặt bệnh, trong đó chủ yếu ở các khoa hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp và tâm thần kinh.

②Xác định được liều lượng thường dùng nhất cho các vị thuốc trong bài: Sài hồ 15- 30g, Quế chi 6-10g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 10g, Bạch thược 10-15g, Đảng sâm 10-15g, Cam thảo 6g, Sinh khương 10g hoặc 3 lát, Đại táo 10g hoặc 3-6 quả.

5.2. Kiến nghị

Do nghiên cứu này chỉ tập trung thu thập các bài báo ứng dụng bài thuốc Sài hồ quế chi phát hành từ khi 2 kho dữ liệu trên được

(8)

thành lập đến nay (những năm 1960 trở lại đây), chỉ phản ánh một phần rất nhỏ quy luật ứng dụng của bài thuốc cổ phương này so với thời gian ra đời và ứng dụng của cuốn sách Thương hàn luận cũng như bài thuốc Sài hồ quế chi thang. Hy vọng trong các nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan hơn về quy luật sử dụng bài thuốc này trong ứng dụng lâm sàng Y học cổ truyền.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Đại học Y Hà Nội (2008). Thương hàn luận.

Nhà xuất bản Y học.

[2] Trần Văn Kỳ (2008). 250 bài thuốc Đông y cổ truyền chọn lọc. Nhà xuất bản thanh niên Việt Nam.

[3] Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

Tiếng Trung

[4]郝万山,仲景,王叔和 (2005).伤寒论 [M].

北京: 人民卫生出版社.

[5]珍明.本草[M].北京:光明日报出版 社,2016..

[6]丁玲,崔向宁.柴胡桂枝汤临床应用及研究概 述[J].辽宁中医药大学学报,2018,20(10):212 -216.

[7]姚海强.柴胡桂枝研究[D].北京中医 药大学,2013.

[8]曹卓青.柴胡桂枝汤证治思路及应用规律研 究[D].山西中医药大学,2018.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan