• Không có kết quả nào được tìm thấy

phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại trực tràng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại trực tràng"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG Nguyễn Lê Gia Kiệt*, Phạm Văn Năng

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

*Email: nglegiakiet@gmail.com TÓM TẮT

Đặt vấn đề : Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ác tính thường gặp của đường tiêu hóa.

Phẫu thuật nội soi đã được áp dụng nhiều nơi và đạt được kết quả khả quan trong điều trị ung thư đại trực tràng. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu trên 89 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại trực tràng được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 05/2017 đến tháng 05/2019. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là 1,96/1. Có 15 trường hợp mắc UTĐTT trước 50 tuổi, trẻ nhất là 25 tuổi.

Nồng độ CEA trước mổ ≥5ng/mL ở 46/89 bệnh nhân. Tỉ lệ biến chứng sau mổ là 13,5%, xì miệng nối chiếm tỉ lệ 3,4% và tất cả đều nằm ở đoạn đại tràng xa. Thời gian nằm viện trung bình là 12 ± 3,1 (ngày). Carcinôm tuyến biệt hóa vừa chiếm phần lớn các trường hợp (77,5%). Xét nghiệm tế bào học dịch rửa phúc mạc có 2/81 trường hợp phát hiện được tế bào lạ, 1 trường hợp giai đoạn T3 và 1 trường hợp giai đoạn T4a. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị UTĐTT là khả thi và an toàn. Bệnh nhân ít đau sau mổ hơn và thời gian phục hồi sớm hơn so với mổ mở.

Từ khóa: ung thư đại trực tràng, phẫu thuật nội soi.

ABSTRACT

LAPAROSCOPIC SURGERY FOR COLORECTAL CANCER

Nguyen Le Gia Kiet, Pham Van Nang Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Colorectal cancer is a common malignant disease of gastrointestinal tract.

Laparoscopic surgery has been applied and achieved positive results in colorectal cancer treatment. We perform this study to evaluate the role of laparoscopic surgery in treating colorectal cancer. Materials and Methods:A cross-sectional prospective study was conducted with 89 colon cancer patients who were diagnosed with colorectal cancer and undergoing laparoscopic surgery at Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital from May 2017 to May 2019. Results: Male/Female was 1.96/1. There were 15 patients under 50 years old, the youngest was 25. Among 89 cases of colorectal cancer, 46 cases had preoperative CEA concentrations ≥5ng/mL. The incidence of postoperative complication was 13.5%, anastomotic leakage was 3.4% and located at right-side colon. The median length of hospital stay was 12 ± 3,1 (days). Most of these cases were moderately differentiated adenocarcinoma (77.5%). Malignant cells were detected in the intraoperative peritoneal lavage cytology samples from 2/81 patients.

Conclusion: Laparoscopic surgery for colorectal cancer is feasible and safe. Patients have less postoperative pain and recovery time earlier than open surgery.

Keywords: colorectal cancer, laparoscopic surgery.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) có tỉ lệ mắc nhiều thứ hai trong số các bệnh lý ác tính của đường tiêu hóa, đây là bệnh lý ung thư thường gặp thứ ba ở nam và thứ hai ở nữ giới, với 1,8 triệu trường hợp mắc mới mỗi năm và gần 861000 ca tử vong theo GLOBOCAN 2018 [9]. Tại Việt Nam, đa phần các trường hợp UTĐTT đều được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, điều này làm tăng gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân và gây khó khăn trong việc điều trị triệt để.

(2)

Điều trị UTĐTT là điều trị đa mô thức, kết hợp giữa phẫu trị, hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính cho UTĐTT. Từ năm 1991, sau khi Jacobs và cộng sự thực hiện thành công cắt đại tràng nội soi, kỹ thuật này phát triển không ngừng với nhiều phương tiện và dụng cụ hiện đại như máy cắt đốt siêu âm (Harmonic scapel), máy cắt đốt điện LigasureTM, máy khâu nối ống tiêu hóa tự động.

Tại Việt Nam, phẫu thuật cắt đại trực tràng nội soi bắt đầu được thực hiện từ năm 2000 tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ và cho kết quả rất khả quan. Gần đây hơn, nhiều trung tâm đã cải tiến kỹ thuật cắt đại tràng nội soi với số lượng lỗ vào ổ bụng bằng một đường mổ hoặc lấy bệnh phẩm qua ngả tự nhiên và thu được kết quả khá tốt [3].

Từ khi thành lập vào năm 2011 cho đến nay Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã thực hiện nhiều trường hợp điều trị ung thư đại – trực tràng bằng phẫu thuật nội soi và đã đạt được kết quả đáng khích lệ [7]. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong muốn đánh giá được các đặc tính bệnh lý, việc chọn lựa phương pháp phẫu thuật và kết quả sớm phẫu thuật nội soi ở những bệnh nhân ung thư đại – trực tràng, qua đó rút ra kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và các giá trị cận lâm sàng trong ung thư đại - trực tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2019.

- Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi ung thư đại – trực tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017- 2019.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu

Những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại trực tràng có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 05/2017 đến tháng 05/2019.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Những bệnh nhân không cắt được u, phẫu thuật mang mục đích điều trị giảm nhẹ như:

+ Không cắt được u chỉ nội soi thám sát, sinh thiết sau đó đóng bụng.

+ Không cắt được u chỉ mở hậu môn nhân tạo giải áp.

+ Không cắt được u chỉ mở hồi tràng ra da.

+ Không cắt được u chỉ nối tắt đại tràng để duy trì lưu thông ruột.

- Có bệnh lý nội khoa chống chỉ định phẫu thuật nội soi: bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu, có phân tích.

2.2.1. Cỡ mẫu: n=89, chọn mẫu thuận tiện.

2.2.2. Thu thập số liệu:

Bệnh nhân được chẩn đoán qua hỏi bệnh sử và tiền sử, thăm khám lâm sàng, nội soi đại tràng, chụp cắt lớp vi tính bụng chậu và thực hiện các xét nghiệm thường quy khác.

Nếu có chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân và gia đình sẽ được giải thích về tình trạng bệnh, phương pháp mổ và nếu đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu thì chọn vào mẫu nghiên cứu. Đêm trước ngày phẫu thuật, bệnh nhân được nhịn ăn và chuẩn bị ruột bằng dung dịch Fortrans (polyethylene glycol). Các dụng cụ thao tác bao gồm các dụng cụ nội soi thẳng

(3)

3

tiêu chuẩn như: kẹp Kelly, kẹp Grasper, kẹp ruột, kẹp mang kim, kéo, Hem-O-Lok kích thước 5mm và 10mm; các dụng cụ cắt đốt sử dụng năng lượng điện như: dao đốt đơn cực, LigaSure™ hoặc Harmonic; kính soi thân thẳng, đường kính 10 mm, góc nhìn 300 của hãng Karl – Storz và các dụng cụ khâu nối tự động trong và ngoài cơ thể.

* Phương pháp phẫu thuật:

Bắt đầu bằng việc thám sát toàn bộ khoang phúc mạc để đánh giá vị trí u, mức độ xâm lấn và di căn của khối u. Tiếp theo, 50ml nước muối sinh lý được bơm vào khoang phúc mạc phía trên và xung quanh khối u. Sau 30 giây, toàn bộ lượng nước muối sinh lý này được rút ra và cho vào lọ đựng bệnh phẩm gửi làm Cell-block. Di động đại tràng có khối u, cột và thắt các mạch máu chính của đại tràng và cắt đại tràng thành nguyên khối với các cấu trúc dính vào khối u. Đối với ung thư đại tràng phải, giới hạn cắt bao gồm 10cm đoạn cuối hồi tràng đến đại tràng ngang, cắt bó mạch hồi đại tràng, đại tràng phải và nhánh phải động mạch đại tràng giữa. Ung thư đại tràng ngang được phẫu thuật với cả hai phương pháp cắt đại tràng phải mở rộng hoặc cắt đại tràng ngang, chỉ cắt động mạch đại tràng giữa. Ung thư đại tràng trái cần thắt động mạch mạc treo tràng dưới tận gốc. Đối với ung thư trực tràng, tùy thuộc vào độ cao của khối u, tình trạng cơ thắt và tình trạng của bệnh nhân để lựa chọn các phương pháp như cắt trước, cắt trước thấp, cắt trước cực thấp hoặc phẫu thuật Miles. Mặt cắt của bệnh phẩm sau mổ phải được quan sát cẩn thận ngay tại phòng mổ để chắc chắn diện cắt cách khối u ít nhất 2cm (và 5cm đối với ung thư biệt hóa kém). Đánh giá giải phẫu bệnh phải thực hiện đối với 12 hạch mạc treo. Sau mổ, bệnh phẩm được cố định bằng Formol 10% sau đó làm giải phẫu bệnh. Nếu kết quả mô học không phải ung thư thì loại khỏi nghiên cứu. Ghi nhận các biến số về đặc điểm chung (tuổi, giới, nghề nghiệp...), lâm sàng và cận lâm sàng (triệu chứng cơ năng, thực thể và các xét nghiệm đã cho), kết quả phẫu thuật (phương pháp mổ và khâu nối, chiều dài vết mổ, tỉ lệ chuyển đổi phương pháp mổ, các thông tin về bệnh phẩm sau mổ, tỉ lệ biến chứng, thời gian trung tiện và thời gian ra viện...).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung

Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Đặc điểm chung

Tuổi trung bình 62,1 ± 12,96 (25-92)

Nhóm tuổi <50 15 (16,9%)

≥50 74 (83,1%)

Giới Nam 59 (66,3%)

Nữ 30 (33,7%)

BMI 20,73 ± 2,86kg/m2

ASA

1 45 (50,6%)

2 39 (43,8%)

3 5 (5,6%)

Bệnh kèm theo 41 (46,1%)

Phẫu thuật bụng trước đây 13 (14,6%)

Vị trí u theo phôi thai học

Đại tràng gần 9 (10,1%)

Đại tràng xa 32 (36%)

Trực tràng 48 (53,9%)

(4)

4 * Phân biệt đoạn đại tràng gần (đại tràng phải) và đoạn đại tràng xa (đại tràng trái) dựa trên nguồn gốc phôi thai học của chúng. Đại tràng phải có nguồn gốc từ ruột giữa bao gồm: manh tràng, ruột thừa, đại tràng lên, đại tràng góc gan và 2/3 bên phải của đại tràng ngang. Phần còn lại là 1/3 trái đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng có nguồn gốc từ ruột sau được gọi là đại tràng trái.

3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc được chẩn đoán thường từ 1 đến 6 tháng (chiếm 58,4%).

Bảng 2. Liên quan giữa tiêu ra máu và phân đoạn đại tràng theo phôi thai học Đoạn ĐT

Tiêu máu

Đại tràng gần Đại tràng xa Trực tràng p

Không 8 14 10

<0,001

1 18 38

Tổng 9 32 48

Bảng 3. Phân bố theo đặc điểm cận lâm sàng Cân lâm sàng

Siêu âm bụng phát hiện u 23 (25,8%)

CT-scan bụng có cản quang phát hiện u 85 (95,5%)

CEA <5 ng/mL 43 (48,3%)

≥ 5ng/mL 46 (51,7%)

Thiếu máu

Nhẹ 27 (73%)

Vừa 8 (21,6%)

Nặng 2 (5,4%)

* Chẩn đoán thiếu máu dựa vào Hemoglobin xét nghiệm khi bệnh nhân nhập viện theo khuyến cáo của WHO (nam <13g/dL, nữ <12g/dL). Mức độ nhẹ (10g/dl≤Hb<12g/dl), vừa (8g/dl≤ Hb<10 g/dl), nặng (6g/dl≤ Hb<8g/dl), rất nặng (Hb<6g/dl).

3.3. Kết quả sớm

Bảng 4. Kết quả phẫu thuật

Kết quả phẫu thuật

(5)

5

Biểu đồ 1. Phân tích ANOVA thời gian mổ theo phương pháp phẫu thuật

Phân tích ANOVA thời gian mổ tùy theo phương pháp phẫu thuật (df=7, F=2,142, p<0,05).

Bảng 5. Kết quả sau phẫu thuật

Kết quả sau mổ

Biến chứng sau mổ

Chảy máu sau mổ 1 (1,1%)

Nhiễm trùng vết mổ 4 (4,5%)

Xì miệng nối 3 (3,4%)

Tắc ruột sớm sau mổ 2 (2,2%)

Viêm phổi 3 (3,4%)

Mô bệnh học khối u

Carcinôm tuyến biệt hóa tốt 10 (11,3%) Carcinôm tuyến biệt hóa vừa 71 (79,8%) Carcinôm tuyến biệt hóa kém 6 (6,7%)

Carcinoid đại tràng 1 (1,1%)

Lymphôm tế bào lớn 1 (1,1%)

Diện cắt còn tế bào ung thư 3 (3,4%)

CRM dương tính (n=48) 2 (4,2%)

XN tế bào học dịch rửa phúc mạc thấy tế bào lạ (n=81) 2 (2,5%)

Giai đoạn khối u (AJCC 8)

I 10 (11,2%)

II 13 (14,6%)

III 66 (74,2%)

IV 0

IV. BÀN LUẬN

4.1. Về đặc điểm chung

Từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2019 chúng tôi chọn được 89 bệnh nhân UTĐTT đủ các tiêu chuẩn tham gia vào nhóm nghiên cứu, trong đó tỉ lệ nam gấp đôi nữ, độ tuổi trung bình 62,1±12,96 (tuổi). Có 15 trường hợp trong nhóm nghiên cứu mắc UTĐTT trước 50 tuổi, đặc biệt trường hợp trẻ nhất là 25 tuổi. Lứa tuổi mắc bệnh ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung ngày càng trẻ hóa, nghiên cứu ở bang New Jersey, Hoa Kỳ của tác

Phương pháp

Cắt ĐT phải 1 (1,1%)

Cắt ĐT phải mở rộng 6 (6,7%)

Cắt ĐT ngang 2 (2,2%)

Cắt ĐT trái 3 (3,4%)

Cắt ĐT trái mở rộng 7 (7,9%)

Cắt ĐT sigma 4 (4,5%)

Cắt trước 10 (11,2%)

Cắt trước thấp 32 (36%)

Cắt trước cực thấp 24 (27%)

Chuyển mổ mở 0

Thời gian phẫu thuật 205,8 ± 43,2 (phút)

Trung vị số hạch nạo vét được 10 (hạch) (4-15)

Trung vị thời gian trung tiện 2 (ngày) (12 giờ - 2 ngày)

Thời gian nằm viện trung bình 12 ± 3,1 (ngày)

Số ca tử vong trong thời gian nằm viện 0

(6)

giả Amanda B. Crosbie cho thấy từ năm 1979-2014 có 181909 ca UTĐTT, trong đó có 12080 (6,6%) nằm trong độ tuổi từ 20-49 [11]. Hầu hết các bệnh nhân được phân loại ASA 1 và 2, có khả năng chịu được các cuộc phẫu thuật lớn. Về mặt phôi thai học, khối u nằm ở đoạn đại tràng xa (89,9%) gặp nhiều hơn các khối u ở đại tràng gần (10,1%).

4.2. Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Thời gian từ lúc khởi bệnh cho đến lúc được phát hiện là điều vô cùng quan trọng trong các bệnh lý ung thư nói chung và UTĐTT nói riêng, thời gian phát hiện bệnh càng chậm trễ tiên lượng của bệnh nhân càng xấu. Thời gian phát hiện bệnh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 3,4 tháng, có 1 trường hợp đến khá trễ sau 12 tháng từ khi khởi phát bệnh. Đi tiêu ra máu chính là nguyên nhân thường gặp khiến bệnh nhân lo lắng và đến gặp bác sĩ (chiếm 64,1%). Năm 2005, William Hamilton và cộng sự nghiên cứu các triệu chứng của UTĐTT với 349 trường hợp được chọn làm nhóm bệnh và 1744 trường hợp nhóm chứng tại Exeter, Devon, Anh, kết quả cho thấy đi tiêu ra máu có giá trị tiên đoán dương (PPV) là 2,4% [13]. Bên cạnh đó, qua phân tích sự liên quan giữa 2 nhóm đi tiêu ra máu và phân đoạn đại tràng theo phôi thai học, kết quả cho thấy khối u ở đoạn đại tràng xa và trực tràng thường làm cho bệnh nhân đi tiêu ra máu hơn khối u ở đoạn gần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân đều được làm xét nghiệm định lượng CEA trước mổ. Kết quả cho thấy có 46/89 bệnh nhân có nồng độ CEA trước mổ ≥5ng/mL, chiếm 51,7% và 43/89 bệnh nhân có CEA dưới 5ng/mL, chiếm 48,3%. Kết quả này tương đương với Nguyễn Minh Hiệp [4], Won Kyung Cho [10] Tuy nhiên, các tác giả đều cho rằng CEA không phải là chất chỉ điểm của UTĐTT mà chỉ có ý nghĩa trong việc phối hợp với các xét nghiệm khác để tăng độ chính xác của chẩn đoán và CEA ít có ý nghĩa trong việc sử dụng làm cơ sở cho chỉ định phẫu thuật. Chúng tôi cũng thống nhất với các nghiên cứu của Phạm Văn Năng (2013) [6], Renáta Bor (2016) [8], Lê Thanh Nhật Minh (2018) [5], siêu âm bụng có thể phát hiện được khối u nhưng đây không phải là một phương tiện đặc hiệu để phát hiện thương tổn của ống tiêu hóa nói chung và u đại trực tràng nói riêng. Trong nhóm mẫu có 41,6% các bệnh nhân có thiếu máu khi nhập viện, chủ yếu là thiếu máu mức độ nhẹ (27 trường hợp). Năm 1998, Sotaro Sadahiro và cộng sự cho rằng mức độ thiếu máu ở bệnh nhân UTĐTT có liên quan đến độ tuổi, vị trí và kích thước khối u [14]. Ngược lại, các yếu tố mức độ xâm lấn của khối u, di căn hạch được cho là không liên quan đến mức độ thiếu máu.

4.3. Về kết quả điều trị sớm

Phân tích ANOVA thời gian mổ giữa các phương pháp phẫu thuật tùy theo vị trí khối u cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hầu như phẫu thuật cắt đại tràng phải và đại tràng sigma chiếm ít thời gian hơn so với cắt trước thấp và cắt trước cực thấp, kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Mai Phan Tường Anh năm 2010 [1].

Điều này có thể lý giải được vì khi phẫu thuật khối u ở trực tràng, khoảng không gian thao tác khá chật chội do vùng tiểu khung hẹp (nhất là ở nam giới) gây khó khăn cho việc cắt u và thực hiện miệng nối nên thường mất nhiều thời gian hơn so với phẫu thuật u ở những vị trí còn lại. Không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở hay thay đổi phương pháp phẫu thuật. Trung vị số hạch nạo vét được là 10 hạch (4-15 hạch), kết quả này tương đương nghiên cứu của Lê Thanh Nhật Minh [5] là 12 hạch (3-18 hạch). Thời gian trung tiện sau mổ có trung vị là 2±1,2 ngày, kết quả này cũng không khác nhiều so với nghiên cứu của

(7)

7

tác giả khác trong và ngoài nước, chủ yếu do sự chăm sóc sau mổ khác nhau của từng đơn vị nghiên cứu.

Có 6 trường hợp chúng tôi phải tiến hành mổ lại, trong đó có 4 ca xì miệng nối, 2 ca tắc ruột sau mổ và trường hợp còn lại là chảy máu miệng nối. Xì miệng nối sau mổ UTĐTT là biến chứng nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân và kéo dài thời gian điều trị nếu được chẩn đoán muộn. Tỉ lệ xì miệng nối của chúng tôi khá tương đồng với Phạm Văn Năng (2013) (3%), tuy nhiên tương đối thấp với báo cáo của các tác giả trong và ngoài nước (3-21%). Cả 3 trường hợp xì miệng nối đều xảy ra từ ngày hậu phẫu thứ 3 đến ngày hậu phẫu thứ 5 và khối u đều nằm ở đoạn đại tràng trái theo phôi thai học, bệnh nhân được làm lại miệng nối và mở hồi tràng ra da. Giai đoạn hậu phẫu bệnh ổn định và được đóng lại hồi tràng 4 tuần sau đó. Cả 2 trường hợp tắc ruột sau mổ đều xảy ra ở ngày hậu phẫu thứ 10, các bệnh nhân đều đã được cho xuất viện về nhà và quay trở lại vì chướng bụng và bí trung đại tiện. Một trường hợp dính ruột sớm sau mổ được chỉ định mổ lại gỡ dính, trường hợp còn lại do hẹp miệng nối đại tràng ngang được mổ cắt đoạn miệng nối hẹp và phục hồi lưu thông. Sau mổ lại, cả 2 trường hợp đều ổn định và xuất viện sau 10 ngày.

Các trường hợp nhiễm trùng vết mổ chỉ giới hạn ở lớp da và lớp dưới da cùng với viêm phổi đều được điều trị nội khoa thành công, bệnh nhân ổn định và xuất viện. Do những trường hợp có biến chứng sau mổ thường nằm viện lâu hơn và làm kéo dài thời gian nằm viện của nhóm nghiên cứu. Do đó, khi tính trung bình thời gian nằm viện chúng tôi đã loại ra những trường hợp có biến chứng sau mổ. Kết quả này không khác biệt nhiều so với các tác giả trong nước nhưng tương đối dài hơn nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Điều này có thể lý giải do môi trường và hệ thống chăm sóc sức khỏe tại chỗ ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện như ở các nước phát triển nơi mà bệnh nhân sau mổ có thể được xuất viện sớm và điều trị tại nhà.

Kết quả mô bệnh học sau mổ cho thấy phần lớn các khối u có bản chất là Carcinôm tuyến (97,8%), trong đó Carcinôm tuyến biệt hóa vừa chiếm tỉ lệ áp đảo với 71 trường hợp (79,8%). Tham khảo một số nghiên cứu khác trong và ngoài nước cũng cho tỉ lệ tương tự như Nguyễn Văn Tuấn (Carcinôm tuyến chiếm 100% và biệt hóa vừa chiếm đa số), Mai Phan Tường Anh và công sự (Carcinôm tuyến chiếm 98%). Đặc biệt, có 1 trường hợp cho kết quả là Carcinoid đại tràng và 1 trường hợp khác là Lymphôm tế bào lớn. Theo Adam C. Fields và các cộng sự, carcinoid có nguồn gốc từ tế bào thần kinh nội tiết và là dạng thường gặp của u thần kinh nội tiết đại tràng. Tác giả nghiên cứu hồi cứu trên 2472 bệnh nhân mắc u thần kinh nội tiết lấy từ cơ sở dữ liệu của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy số lượng hạch di căn có liên quan đến thời gian sống nói chung của bệnh.

Xét nghiệm tế bào học dịch rửa phúc mạc được thực hiện ở 81 bệnh nhân, có 2 trường hợp xem trên kính hiển vi thấy tế bào lạ. Hai trường hợp xét nghiệm dương tính, 1 trường hợp ở giai đoạn T3 và 1 trường hợp ở T4a. Năm 2012, Rita Temesi tiến hành xét nghiệm tế bào học dịch rửa phúc mạc trên 145 bệnh nhân UTĐTT ở bệnh viện Borsod County, Hungary. Các tế bào ác tính được phát hiện trong mẫu xét nghiệm của 25 trường hợp, các trường hợp khối u ở T3 và T4 chiếm phần lớn. Qua thời gian theo dõi 47 tháng, có 14/25 trường hợp tái phát tại chỗ hoặc di căn xa. Ngược lại, trong nhóm không thấy tế bào là chỉ có 28/120 bệnh nhân tái phát hoặc di căn.

V. KẾT LUẬN

Phẫu thuật nội soi điều trị UTĐTT là một phương pháp an toàn, hiệu quả, có tỉ lệ biến chứng sau mổ chấp nhận được chiếm 14,6%, bệnh nhân ít đau sau mổ hơn và thời gian phục hồi sớm hơn so với mổ mở. Tất cả các trường hợp xì miệng nối đều xảy ra ở đoạn đại tràng gần theo phôi thai học. Kết quả mô học Carcinôm tuyến biệt hóa vừa chiếm phần lớn các trường hợp (77,5%). Xét nghiệm tế bào học dịch rửa phúc mạc có 2/81 trường hợp phát hiện được tế bào lạ, 1 trường hợp giai đoạn T3 và 1 trường hợp giai đoạn T4a.

(8)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Phan Tường Anh và cộng sự (2010), "Kết quả sớm của cắt đại tràng nội soi trong ung thư đại tràng", Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14(4), 20-24.

2. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh (2010), "Vai trò của phẫu thuật nội soi trong xử trí biến chứng của phẫu thuật nội soi trực tràng", Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14(1), 124-126.

3. Nguyễn Minh Hải, Hồ Cao Vũ (2010), "Phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng lấy bệnh phẩm qua ngả tự nhiên", Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14(2), 147-150.

4. Nguyễn Minh Hiệp (2016), Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số tiên lượng, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viên Quân Y, Hà Nội.

5. Lê Thanh Nhật Minh (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi một vết mổ điều trị ung thư đại tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.

6. Phạm Văn Năng (2014), Nghiên cứu cắt đại trực tràng nội soi trong điều trị ung thư đại trực tràng, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Trường, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.

7. Nguyễn Văn Tuấn (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật nội soi cắt trước cực thấp trong ung thư trực tràng tại Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.

8. Bor R., Fábián A., Szepes Z. (2016), "Role of ultrasound in colorectal diseases", World J Gastroenterol. 22(43), 9477-9487.

9. Bray F., et al. (2018), "Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries", CA: A Cancer Journal for Clinicians. 68(6), 394-424.

10. Cho W. K., et al. (2017), "Elevated CEA is associated with worse survival in recurrent rectal cancer", Oncotarget. 8(62), 105936-105941.

11. Crosbie A. B., et al. (2018), "Trends in colorectal cancer incidence among younger adults- Disparities by age, sex, race, ethnicity, and subsite", Cancer Med. 7(8), 4077-4086.

12. Fields Adam C., et al. (2019), "Colon Neuroendocrine Tumors: A New Lymph Node Staging Classification", Annals of Surgical Oncology. 26(7), 2028-2036.

13. Hamilton W., et al. (2005), "Clinical features of colorectal cancer before diagnosis: a population-based case-control study", Br J Cancer. 93(4), 399-405.

14. Sadahiro S., et al. (1998), "Anemia in patients with colorectal cancer", Journal of gastroenterology. 33, 488-494.

15. Temesi R., et al. (2012), "Impact of positive intraabdominal lavage cytology on the long- term prognosis of colorectal cancer patients", World J Surg. 36(11), 2714-2721.

(Ngày nhận bài: 07/07/2019- Ngày duyệt đăng: 24/08/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mẫu nghiên cứu là mẫu không xác xuất, thu thập tất cả các bệnh án có bệnh nhân được phẫu thuật u nang buồng trứng trong quá trình mang thai tại BVPSTƯ từ

Trong nghiên cứu này, trên 1072 bệnh nhân ung thƣ đại trực tràng di căn đã thất bại với các phác đồ trƣớc đó (bao gồm cả những bệnh nhân sử dụng

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp ở một số Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh chƣa nhiều, những khó khăn về trang thiết bị của phẫu

Các phƣơng pháp chẩn đoán hình ảnh nhƣ chụp cắt lớp vi tính có độ chính xác không cao trong chẩn đoán di căn hạch, siêu âm nội trực tràng có thể giúp phát hiện

Phẫu thuật nội soi (PTNS) có nhiều ưu điểm và hoàn toàn có thể thay thế PT mở bụng.. (*) Duraisamy, Kavitha Yogini, Devi Balasubramaniam, and

đại đa số bệnh nhân được chụp CLVT trước mổ (80/81 trường hợp), phù hợp với nghiên cứu từ IRAD, với tỉ lệ bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán LĐMC loại A

Minh chứng cho nhận định này, vào năm 2004 một dữ liệu nghiên cứu mở rộng được công bố sau khi thẩm vấn 990 bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú cho thấy những bệnh

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp lâm sàng trên 71 bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán VTGMT ổn định có thủng màng nhĩ được điều trị phẫu