• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tác động của giao dịch ký quỹ đến hiệu quả hoạt động của các

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Tác động của giao dịch ký quỹ đến hiệu quả hoạt động của các"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam

Ngô Thị Hằng - Trần Nguyễn Yến Nhi

Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng

Ngày nhận: 15/09/2021 Ngày nhận bản sửa: 10/10/2021 Ngày duyệt đăng: 03/11/2021

Tóm tắt: Công ty chứng khoán (CTCK), một trong số những chủ thể có đóng góp quan trọng và tích cực vào sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 20 năm qua, đã không ngừng đổi mới, phát triển các sản phẩm hỗ trợ giao dịch cho nhà đầu tư, trong đó có giao dịch ký quỹ, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và cơ hội đa dạng hoá kênh đầu tư cho nhà đầu tư, sau cùng góp phần cải thiện quy mô giao dịch và thanh khoản của thị trường (Văn Giáp, 2021).

Đồng thời, việc triển khai giao dịch ký quỹ cũng gia tăng cơ hội tạo lợi nhuận cho chính các CTCK, tạo động lực và nguồn lực cho tiến trình phát triển của các CTCK.

Bài nghiên cứu này, thông qua ứng dụng mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên, đã góp phần cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm, khẳng định tác động tích cực của giao dịch ký quỹ tới hiệu quả hoạt động của 27 CTCK niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2014- 2020. Từ đó, một số giải pháp đã được đề xuất nhằm thúc đẩy việc cung ứng dịch vụ này tại các CTCK.

The Impact of buy-on-margin service on the performance of Vietnamese brokerage firms Abstract: Brokerage firms, one of the market participant types significantly contributing to the general development of the stock market of Vietnam over past 20 years, have never ceased to develop their products supporting investors’ stock tradings, including buy-on-margin (BoM) service to provide investors with better market access and more porfolio diversification opportunities, eventually contribute to improve the trading volume and market liquidity (Van Giap, 2021). Besides, developing BoM service could increase the profitability of brokerage firms, creating motivation and financial resource for their further development paths. This paper, by deploying fixed effect and random effect models, extracts empirical evidences, assuring the positive impact of BoM service on the performance of 27 listed brokerage firms in Vietnam during the period of 2014-2020. Thereby, some policy recommendations are drawn to promote this service at brokerage firms.

Keywords: Buy-on-margin service, Performance, Brokerage firms Ngo, Thi Hang

Email: ngohang@hvnh.edu.vn Tran, Nguyen Yen Nhi

Email: nhitran11299@gmail.com

Organization of all: Faculty of Finance, Banking Academy of Vietnam

(2)

Từ khóa: Giao dịch ký quỹ, Hiệu quả hoạt động, Công ty chứng khoán

1. Giới thiệu

Tại các thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển trên thế giới, hoạt động giao dịch ký quỹ đã hình thành và phát triển từ lâu.

Tuy nhiên tại Việt Nam, giao dịch ký quỹ chính thức được phép triển khai và cung cấp bởi các CTCK kể từ năm 2011 theo Thông tư số 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 01/6/2011, 11 năm sau thời điểm mở cửa TTCK Việt Nam.

Giao dịch ký quỹ (GDKQ) là dịch vụ hỗ trợ tài chính cho các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư (NĐT), được cung cấp bởi các CTCK. Khái niệm về GDKQ đã được quy định cụ thể tại Khoản 10, Điều 2, Thông tư số 120/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2020: “Giao dịch ký quỹ là giao dịch mua chứng khoán có sử dụng tiền vay của CTCK, trong đó chứng khoán vừa mua và các chứng khoán được phép ký quỹ khác của khách hàng được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay nêu trên”.

Về cơ bản, GDKQ đem lại một số lợi ích nhất định với các NĐT, đặc biệt là các NĐT có tiềm lực tài chính tương đối hạn chế so với nhu cầu giao dịch (mua) chứng khoán. Cụ thể, sử dụng đòn bẩy tài chính giúp NĐT tận dụng nguồn vốn vay, tăng quy mô đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó có cơ hội để gia tăng lợi nhuận đầu tư của mình. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ tài chính từ GDKQ, NĐT có thể thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư vào nhiều hạng mục đầu tư thuộc nhiều tổ chức phát hành khác nhau, giúp giảm thiểu được rủi ro đầu tư, điều mà sẽ tương đối khó thực hiện nếu quy mô vốn đầu tư chứng khoán hạn chế.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, việc sử dụng GDKQ chính là sử dụng nợ vay, sử dụng đòn bẩy tài chính. Do đó, GDKQ có thể cung cấp cơ hội khuyếch đại lợi nhuận, đồng thời cũng có thể khuyếch đại mức thua lỗ đầu tư của NĐT trong những giai đoạn TTCK diễn biến bất lợi, giá chứng khoán giảm mạnh, gây ra sự suy giảm nghiêm trọng trong năng lực thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan tới GDKQ của NĐT đối với CTCK. Điều này có thể đưa tài khoản GDKQ đứng trước nguy cơ bị CTCK gọi ký quỹ hoặc bán bớt một phần danh mục đầu tư với giá bất lợi cho NĐT để đảm bảo an toàn tài chính cho CTCK (Nguyễn Lê Nguyên Vĩ, 2020).

Đối với CTCK và TTCK, ngoài việc cung cấp nguồn thu từ phí dịch vụ, thì GDKQ với mục đích chính là hỗ trợ giao dịch của NĐT, thông qua đó, thúc đẩy phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của công ty, giúp CTCK nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó các CTCK đã tích cực triển khai dịch vụ này tới NĐT của mình. Nguồn lực tài chính của CTCK để triển khai dịch vụ này chủ yếu đến từ nguồn vốn chủ sở hữu của CTCK, nguồn tín dụng ngân hàng và huy động vốn thông qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, khi nhu cầu sử dụng dịch vụ GDKQ của NĐT tăng lên, đặc biệt trong những giai đoạn TTCK vận động tích cực, đã thúc đẩy các CTCK gia tăng vốn chủ sở hữu, để hỗ trợ mở rộng GDKQ, hỗ trợ khách hàng. Từ đó, quy mô giao dịch của NĐT được khuyếch đại nhờ GDKQ, và thanh khoản thị trường theo đó cũng được cải thiện. Theo thống kê, trong quý I/2021, quy mô dòng tiền mới đổ vào TTCK chỉ đạt 85.000 tỷ đồng trong khi thanh khoản thị trường đạt giá trị cao kỷ lục với 23.000

(3)

tỷ đồng tới 30.000 tỷ đồng mỗi phiên giao dịch, tăng gấp 3 tới 4 lần so với trước đây, phản ánh dòng tiền chủ yếu hỗ trợ thanh khoản tới từ GDKQ (Hạnh Nguyễn, 2021).

Thống kê dư nợ ký quỹ CTCK cung cấp cho các NĐT trong quý I /2021 đạt 101.000 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 25% so với quý IV/2020 (Văn Giáp, 2021).

Với những lợi ích GDKQ đem lại cho các thành phần khác nhau tham gia TTCK nói riêng và đối với toàn bộ TTCK nói chung, việc đánh giá được tác động của việc cung cấp dịch vụ GDKQ cho khách hàng tới hiệu quả hoạt động của các CTCK đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược kinh doanh và cung cấp sản phẩm dịch vụ đòn bẩy tài chính an toàn của các CTCK nói riêng và phát triển bền vững TTCK nói chung.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của bài viết, ngoài phần Giới thiệu, Mục 2 trình bày tóm tắt các nghiên cứu liên quan tới giao dịch ký quỹ và hiệu quả hoạt động của CTCK; Mục 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, đồng thời dữ liệu nghiên cứu cũng được mô tả chi tiết trong phần này; Mục 4 trình bày và thảo luận các kết quả nghiên cứu chính, là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp trong Mục 5 đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn trong tương lai.

2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của giao dịch ký quỹ tới hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán

Sự xuất hiện của GDKQ đã đem lại những mặt tích cực và hạn chế đối với TTCK nói chung và các thành phần tham gia thị trường nói riêng. Trên thế giới cũng như trong nước đã có một số nghiên cứu phân tích sự tác động của GDKQ đối với nhà đầu tư và tới hoạt động của các CTCK cũng như biến động của TTCK. Do sự hạn chế

về nguồn dữ liệu GDKQ, một số nghiên cứu chưa phân tích về tác động của GDKQ tới hiệu quả hoạt động CTCK, hoặc nếu có thì mới chỉ tiếp cận GDKQ từ góc độ phân tích định tính.

Đơn cử, Okay và Kose (2015), sử dụng phương pháp TOPSIS nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các CTCK niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) Istanbul, tìm ra tầm quan trọng của các tỷ số tài chính ảnh hưởng tới hoạt động CTCK như tỷ số thanh toán, tỷ số cấu trúc tài chính, tỷ số hoạt động; đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính cung cấp cho NĐT tại các CTCK trong bối cảnh thị trường môi giới ngày một cạnh tranh hơn. Tương tự, Miransari (2016) tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của 107 CTCK niêm yết trên SGDCK Tehran, đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ NĐT đối với tương lai phát triển của CTCK. Ratul (2019) cũng chủ yếu dựa trên việc phân tích định tính, thực hiện chấm điểm và xếp hạng các yếu tố như khả năng thanh khoản, tổng tài sản, nợ hay tỷ suất sinh lời để đánh giá hiệu quả hoạt động về mặt tài chính của ba CTCK lớn nhất Bangladesh, tuy nhiên, chưa đề cập tới GDKQ.

Một số ít các nghiên cứu khác tập trung đánh giá tác động của quy mô GDKQ tới thanh khoản và biến động của TTCK. Đơn cử, Yang và Wu (2011) nghiên cứu về tác động của GDKQ đối với thanh khoản và biến động của TTCK Thượng Hải trước và sau khi xuất hiện GDKQ, đã đưa ra kết luận rằng, GDKQ có tác động đến TTCK Thượng Hải theo chiều hướng tích cực, thúc đẩy sự gia tăng thanh khoản cho thị trường và đóng vai trò khá tích cực trong việc giảm thiểu mức độ biến động của chỉ số thị trường. Chen (2016) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô GDKQ và

(4)

biến động chỉ số TTCK khi thị trường tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, Wu và cộng sự (2017) đưa ra kết luận tương đối tích cực rằng GDKQ chứng khoán trong năm 2010 đã làm giảm đáng kể sự biến động chỉ số TTCK Trung Quốc do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới.

Không đồng quan điểm với Wu và cộng sự (2017), Lv và Wu (2019) chỉ ra những ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực của GDKQ đến biến động giá cổ phiếu trên TTCK. Nhóm tác giả kết luận rằng việc lạm dụng GDKQ dẫn đến việc cổ phiếu bị định giá quá cao trong khi thông tin về giá cổ phiếu bị hạn chế, do đó dẫn đến khả năng TTCK dễ bị sụp đổ hơn trong tương lai.

Tại Việt Nam, những nghiên cứu định lượng về hiệu quả hoạt động của CTCK còn tương đối hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng GDKQ tới hiệu quả hoạt động CTCK. Phần lớn các nghiên cứu hiện nay liên quan tới GDKQ tại Việt Nam đều là các nghiên cứu định tính và mới chỉ tập trung vào:

Thứ nhất, phân tích GDKQ dưới góc độ là một nghiệp vụ kinh doanh tại phạm vi một CTCK cụ thể như CTCK Sài Gòn (Lê Thế Tài, 2015), CTCK Thành phố Hồ Chí Minh (Đỗ Văn Khiêm, 2015) hay hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Công thương Việt Nam (Nguyễn Hồng Linh, 2008). Hầu hết các bài nghiên cứu kể trên đi sâu phân tích ảnh hưởng của nghiệp vụ GDKQ đối với từng CTCK thông qua chính sách lãi suất ký quỹ hay các quy trình, quy định trong việc cho vay ký quỹ của từng CTCK và từ đó, đề xuất những chính sách, giải pháp phù hợp.

Ngoài ra, Huỳnh Thị Phúc Thuần (2011) đã phân tích thực trạng hoạt động các CTCK và thực trạng ký quỹ tại các CTCK, tìm hiểu sự cần thiết, lợi ích và khó khăn khi thực hiện nghiệp vụ này, đưa ra các giải pháp nhằm mục tiêu phát triển hoạt động

GDKQ tại các CTCK được hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho cả CTCK và TTCK.

Thứ hai, đánh giá nguy cơ rủi ro của GDKQ đối với TTCK nói riêng và đối với hệ thống tài chính nói chung, thông qua xem xét mối liên hệ liên ngành giữa CTCK và hệ thống NHTM trong việc cung ứng dịch vụ GDKQ. Nguyễn Thanh Phương và cộng sự (2013) đã tìm hiểu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay kinh doanh chứng khoán của NHTM, đồng thời đánh giá vai trò của cho vay kinh doanh chứng khoán trong hoạt động của NHTM, đưa ra các định hướng, giải pháp hỗ trợ phát triển hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, Trần Hồng Hà (2017) đã chỉ ra những vướng mắc trong cơ chế ký quỹ chứng khoán trên thị trường cơ sở, đưa ra điều kiện và khuyến nghị lộ trình thực hiện nới lỏng các yêu cầu về ký quỹ giao dịch trên thị trường cơ sở.

Như vậy, theo tổng quan nghiên cứu của nhóm Tác giả, cho đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu đánh giá tác động tới hiệu quả hoạt động của các CTCK trong mối liên hệ với việc thực hiện nghiệp vụ GDKQ.

3. Phương pháp nghiên cứu mô hình đề xuất

Nghiên cứu lựa chọn sử dụng các mô hình kinh tế lượng đối với dữ liệu bảng bao gồm: mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Square- Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model- FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model- REM) để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các CTCK, từ đó, đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của GDKQ.

Dựa theo Ratul (2019), Miransari (2016), và Okay và Kose (2015), nhóm tác giả xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động

(5)

của các CTCK (đại diện bởi tỷ suất sinh lời tổng tài sản- ROA, hoặc tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu- ROE) với các biến giải thích khác nhau, trong đó có các biến liên quan tới GDKQ (mô tả biến trong mô hình đề xuất tại Bảng 1).

Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Square- Pooled OLS):

Đây là mô hình sử dụng để xác định ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Trong đó các hệ số của các biến độc lập đều giữ nguyên theo thời gian và từng quan sát. Mặc dù vậy, để mô hình có ý nghĩa, nhiều giả định đã được đưa ra như: phương sai sai số không đổi, không có hiện tượng tự tương quan, không có hiện tượng đa cộng tuyến, không bỏ sót các biến quan trọng và phải tuân thủ theo phân phối chuẩn. Chính vì vậy, có rất ít mô hình có thể thoả mãn các điều kiện này một cách chặt chẽ.

Phương trình hồi quy đề xuất như sau:

ROA = β0 + β1*Bdi,t + β2*Fdi,t + β3*Asseti,t + β4*Debti,t + β5*Equityi,t + β6*S_mg/Asti,t + β7*S_blph/Asti,t + β8*S_lk/Asti,t + β9*S_tv/

Asti,t + β10*S_margin/Asti,t + β11*S_td/Asti,t + β12*S_dtgv/Asti,t + β13*Ptri,t + β14*Sei,t + Ɛi,t ROE = β0 + β1*Bd i,t + β2*Fdi,t + β3*Asseti,t + β4*Debti,t + β5*Equityi,t + β6*S_mg/Asti,t + β7*S_blph/Asti,t + β8*S_lk/Asti,t + β9*S_tv/

Asti,t + β10*S_margin/Asti,t + β11*S_td/Asti,t + β12*S_dtgv/Asti,t + β13*Ptri,t + β14*Sei,t + Ɛi,t Trong đó:

β0: là hệ số chặn i: là doanh nghiệp thứ i

β1…β14: là hệ số của các biến độc lập tương ứngƐ: là sai số ngẫu nhiên

Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model, FEM):

FEM phân tích mối tương quan này giữa

phần dư của mỗi quan sát với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không thay đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để có thể ước lượng được những ảnh hưởng thực tế của biến giải thích lên biến phụ thuộc.

Phương trình hồi quy của mô hình tác động cố định như sau:

ROA = β1*Bdi,t + β2*Fdi,t + β3*Asseti,t + β4*Debti,t + β5*Equityi,t + β6*S_mg/Asti,t + β7*S_blph/Asti,t + β8*S_lk/Asti,t + β9*S_tv/

Asti,t + β10*S_marg/Asti,t + β11*S_td/Asti,t + β12*S_dtgv/Asti,t + β13*Ptri,t + β14*Sei,t + αi + ui,t

ROE = β1*Bdi,t + β2*Fdi,t + β3*Asseti,t + β4*Debti,t + β5*Equityi,t + β6*S_mg/Asti,t + β7*S_blph/Asti,t + β8*S_lk/Asti,t + β9*S_tv/

Asti,t + β10*S_marg/Asti,t + β11*S_td/Asti,t + β12*S_dtgv/Asti,t + β13*Ptri,t + β14*Sei,t + αi + ui,t

Trong đó:

β1…β9: là hệ số của các biến độc lập tương ứng; i: là doanh nghiệp thứ i;

ui,t: là nhiễu trắng (sai số);

αi : là hệ số chặn theo đối tượng (doanh nghiệp) i

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM):

Khi sử dụng mô hình FEM, nếu sự biến động của các quan sát riêng lẻ không tương quan đến biến giải thích thì tác giả sẽ sử dụng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM.

Không giống với mô hình tác động cố định (FEM), biến số giữa các chủ thể được giả định là ngẫu nhiên và không tương quan với dự đoán hoặc biến độc lập có trong mô hình.

Phương trình hồi quy của mô hình tác động ngẫu nhiên như sau:

ROA= β1*Bdi,t + β2*Fdi,t + β3*Asseti,t + β4*Debti,t + β5*Equityi,t + β6*S_mg/Asti,t + β7*S_blph/Asti,t + β8*S_lk/Asti,t + β9*S_tv/

(6)

Asti,t + β10*S_marg/Asti,t + β11*S_td/Asti,t + β12*S_dtgv/Asti,t + β13*Ptri,t + β14*Sei,t + αi + Ɛi,t + ui,t

ROE= β1*Bdi,t + β2*Fdi,t + β3*Asseti,t + β4*Debti,t + β5*Equityi,t + β6*S_mg/Asti,t + β7*S_blph/Asti,t + β8*S_lk/Asti,t + β9*S_tv/

Asti,t + β10*S_marg/Asti,t + β11*S_td/Asti,t + β12*S_dtgv/Asti,t + β13*Ptri,t + β14*Sei,t + αi + Ɛi,t + ui,t

Trong đó:β1…β9: là hệ số của các biến độc lập tương ứng;

i: là doanh nghiệp thứ i;

ui,t: nhiễu trắng (sai số);

αi : đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được có sự khác biệt giữa các CTCK nhưng không thay đổi theo thời gian, ví dụ như văn hoá kinh doanh, định hướng

& chiến lược kinh doanh của CTCK, nhóm mã chứng khoán được thực hiện GDKQ,…;

Ɛi,t : đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được thay đổi theo thời gian nhưng không khác biệt giữa các đối tượng, ví dụ như các quy định pháp lý liên quan tới tín dụng GDKQ…

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu bảng của toàn bộ 27 CTCK hiện tại niêm yết trên SGDCK khoán Hà Nội (HNX) và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HSX/

HOSE) được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) hàng quý của các CTCK trong khoảng thời gian từ năm 2007- 2020 và được dùng để tính toán các chỉ tiêu đại diện cho các biến phụ thuộc- đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp (chỉ tiêu ROE- tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu; ROA- tỷ suất sinh lời tổng tài sản) và các chỉ tiêu đại diện cho các biến độc lập- các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thông tin chi tiết về cách thức tính toán, hình thành dữ liệu các biến trong mô hình nghiên cứu được trình bày chi tiết tại Bảng 1. Trong quá trình ước lượng các tham số của mô hình, để đảm bảo dữ liệu chạy mô hình là dữ liệu bảng dạng cân xứng, nhóm

tác giả đã tiến hành rút ngắn thời gian mẫu nghiên cứu từ giai đoạn nghiên cứu 14 năm (từ 2007 tới 2020) xuống còn 7 năm (từ 2014 tới 2020), do sự hạn chế số liệu cung cấp bởi một số CTCK và do một số CTCK được thành lập hoặc bắt đầu cung ứng giao dịch ký quỹ từ năm 2014.

4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mô tả mẫu

Bảng 2 tóm tắt đặc điểm thống kê của dữ liệu hai thước đo khả năng sinh lời là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE), cũng như các yếu tố (bao gồm các biến liên quan tới GDKQ, Dmarg và S_marg/Ast) có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 27 CTCK niêm yết tại TTCK Việt Nam giai đoạn 2014- 2020.

Trong đó, chỉ tiêu ROA và ROE bình quân của 27 CTCK đều khá thấp, dưới 5%. Thực tế này là do nhiều CTCK có quy mô tài sản gia tăng mạnh theo thời gian (biến Tổng tài sản (Asset) có giá trị dao động trong khoảng từ 68 tỷ đến hơn 30 nghìn tỷ, trung bình xấp xỉ 3 nghìn tỷ), trong khi đó một số CTCK ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm trong nhiều năm (biến Ptr).

Biến nghiệp vụ GDKQ (Dmarg) cho biết một CTCK có cung cấp nghiệp vụ GDKQ không và bắt đầu từ năm nào. Giá trị trung bình của biến là khoảng 0,6 phản ánh thực tế về một số bộ phận CTCK chưa triển khai dịch vụ này tới khách hàng, đa phần các CTCK đều chỉ mới cung cấp nghiệp vụ GDKQ những năm gần đây. Theo đó, dư nợ ký quỹ trên tổng tài sản (S-marg/Ast) cũng chỉ đạt trung bình 23,84%.

4.2. Thảo luận kết quả

Trước khi thực hiện hồi quy, nhóm tác giả sử dụng ma trận Hệ số tương quan Pearson

(7)

và Hệ số phóng đại (VIF) kiểm tra các khuyết tật của mô hình. Số liệu trong ma trận hệ số tương quan (Hình 1) cho thấy các biến đều có mức độ tương quan với nhau trong khoảng (-0,8;0,8), nên chưa có cơ sở để kết luận là có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình khảo sát.

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến với VIF, kết quả thu được từ Bảng 3 (Mẫu nghiên cứu 1) cho thấy hầu hết các hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 3, ngoại trừ ba biến có hệ số phóng đại phương sai VIF lớn hơn 10 là Asset, Debt, Equity, do đó trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến. Xuất Bảng 1. Bảng thống kê các biến của mô hình nghiên cứu

Tên biến Ký hiệu Cách đo lường

Biến độc lập

Nghiệp vụ giao dịch ký quỹ Dmarg Biến nhị phân: giá trị 1- CTCK có GDKQ; giá trị 0- CTCK không có GDKQ

Số lượng thành viên HĐQT Bd Thống kê số lượng thành viên Số lượng thành viên HĐQT là người

nước ngoài Fd Thống kê số lượng thành viên là người nước ngoài

Tổng tài sản Asset

Số liệu thống kê từ BCTC đã kiểm toán

Nợ phải trả Bebt

Vốn chủ sở hữu Equity

Top 5 thị phần môi giới* Mars Biến nhị phân: giá trị 1- CTCK thuộc Top 5;

giá trị 0- CTCK không thuộc Top 5 Giá trị vốn hóa thị trường Marc

Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành x Giá đóng cửa

Số liệu giá và số lượng cổ phiếu được thống kê từ Investing.com

Doanh thu môi giới/tổng tài sản S_mg/Ast Doanh thu môi giới/tổng tài sản Doanh thu bảo lãnh phát hành/tổng

tài sản S_blph/Ast Doanh thu bảo lãnh phát hành/tổng tài sản Doanh thu tự doanh/tổng tài sản S_td/Ast Doanh thu tự doanh/tổng tài sản

Doanh thu lưu ký/tổng tài sản S_lk/Ast Doanh thu lưu ký/tổng tài sản Doanh thu tư vấn/tổng tài sản S_tv/Ast Doanh thu tư vấn/tổng tài sản Dư nợ ký quỹ/tổng tài sản S_marg/Ast Dư nợ ký quỹ/tổng tài sản Doanh thu đầu tư chứng khoán, góp

vốn/tổng tài sản S_dtgv/Ast Doanh thu đầu tư chứng khoán, góp vốn/

tổng tài sản

Sàn niêm yết Se Biến nhị phân: giá trị 1- CTCK niêm yết trên HOSE; giá trị 0- Không niêm yết trên HOSE Lợi nhuận sau thuế Ptr Số liệu thống kê từ BCTC đã kiểm toán

Biến phụ thuộc

Tỷ suất lợi sau thuế trên tổng tài sản ROA LNST / Tổng tài sản Tỷ suất lợi sau thuế trên vốn chủ sở

hữu ROE LNST / VCSH

Ghi chú: * Nhóm tác giả tổng hợp từ SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (2021) Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm tác giả

(8)

phát từ ý nghĩa kinh tế cũng như kết quả ma trận hệ số tương quan Pearson, hai biến Debt và Equity đều là các biến quan trọng trong việc giải thích biến động của ROE, do đó, để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến, nhóm tác giả quyết định thay thế hai biến này bằng biến đòn bẩy tài chính (Leverage) được tính bằng cách lấy biến Debt chia cho biến Equity. Và kết quả hệ số phóng đại với biến thay thế- Leverage- cho kết luận mô hình không còn hiện tượng đa cộng tuyến (Bảng 3, Mẫu nghiên cứu 2).

Từ kết quả ước lượng tại Bảng 4, có thể thấy đánh giá hiệu quả hoạt động của các CTCK niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam thông qua việc phân tích chỉ tiêu ROE và ROA thì việc lựa chọn phân

tích chỉ tiêu ROA sẽ cho kết quả đánh giá chính xác hơn, bởi các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu giải thích được tốt hơn biến động của chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của CTCK theo ROA. Việc lựa chọn này đồng nhất với một số nghiên cứu trước đây như Ratul (2019), Okay và Kose (2015).

Theo kết quả ước lượng trình bày tại Bảng 4, dựa trên R2, mô hình tại cột số (8) &

(9) được lựa chọn để tiến hành kiểm định Hausman với cặp giả thuyết: H0: Lựa chọn mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM);

H1: Lựa chọn mô hình ảnh hưởng cố định (FEM). Kết quả kiểm định Hausman đối với hai mô hình trên cho thấy có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là lựa chọn mô hình FEM cho nghiên cứu với biến khả Bảng 2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu: 27 CTCK, giai đoạn 2014 - 2020

Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa

Dmarg 0,6414 0,4798 0 1

Bd 5,2986 1,2705 2 10

Fd 0,6811 1,3924 0 9

Asset 2,95e+12 4,31e+12 6,84e+08 3,58e+13

Debt 1,45e+12 2,60e+12 2,06e+08 2,59e+13

Equity 1,43e+12 1,68e+12 4,78e+08 9,87e+12

Mars 0,2549 0,4361 0 1

Marc 1,04e+12 2,60e+12 1761200 2,76e+13

S_mg/Ast 0,0506 0,5759 0 13,06814

S_blph/Ast 0,0006 0,0026 0 0,0305

S_lk/Ast 0,0008 0,0022 -0,0284 0,0290

S_tv/Ast 0,0017 0,1138 -2,8765 0,8627

S_marg/Ast 0,2384 0,4791 0 8,0319

S_td/Ast 0,0081 0,0559 0 0,5082

S_dtgv/Ast 0,0039 0,0336 0 0,8773

Ptr 4,25e+10 7,46e+10 -1,37e+11 5,22e+11

Se 0,3953 0,4893 0 1

ROE 0,0234 0,0358 -0,1802 0,3091

ROA 0,0211 0,0938 -0,1635 1,7277

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Stata 15

(9)

năng sinh lời của doanh nghiệp là ROA phù hợp hơn mô hình REM. Như vậy, kết quả ước lượng của mô hình (8) được sử dụng cho các kết luận nghiên cứu dưới đây.

Giả thuyết 1: Quy mô nghiệp vụ GDKQ có tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK.

Hệ số ước lượng của dư nợ ký quỹ (S_marg/

ast) tại mô hình (8) (Bảng 4) có tương quan cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với chỉ tiêu ROA. Nghĩa là đối với các công ty có cung ứng sản phẩm cho vay kí quỹ đối với khách hàng, thì việc gia tăng quy mô cho vay ký quỹ (dư nợ ký quỹ) sẽ có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của công ty.

Có thể thấy, sự xuất hiện của GDKQ đã đem lại cho các CTCK nhiều lợi ích, không

những giúp gia tăng lợi nhuận từ việc cung cấp nghiệp vụ này, mà còn gia tăng được nguồn thu từ nghiệp vụ môi giới khi từ việc gia tăng số lượng tài khoản khách hàng và quy mô giao dịch, tăng thu phí môi giới.

GDKQ đã đem đến cho các CTCK những cơ hội phát triển mới, không chỉ đối với các CTCK lớn, đã niêm yết trên sàn giao dịch, mà còn đối với cả các CTCK nhỏ, mới phát triển.

Giả thuyết 2: Hiệu quả hoạt động giữa các CTCK có và không có nghiệp vụ GDKQ có sự khác biệt nhất định.

Giả thuyết này được kiểm định thông qua kết quả ước lượng của biến GDKQ (Dmargin) là biến nhị phân có giá trị 1- nếu CTCK có thực hiện GDKQ, và có giá trị Bảng 3. Hệ số phóng đại (VIF) của các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến Mẫu nghiên cứu 1 Mẫu nghiên cứu 2

VIF 1/VIF VIF 1/VIF

Dmarg 1,40 0,714883 1,38 0,725714

Bd 1,83 0,545810 1,82 0,549217

Fd 1,53 0,652027 1,53 0,651946

Asset 51,44 0,019441 2,95 0,338530

Debt 19,68 0,050808

Equity 14,38 0,069533

Mars 2,24 0,446857 2,23 0,447724

Marc 1,51 0,660873 1,52 0,659776

S_mg/Ast 1,03 0,967532 1,03 0,969901

S_blph/Ast 1,02 0,984094 1,02 0,984127

S_lk/Ast 1,64 0,611365 1,63 0,614117

S_tv/Ast 1,49 0,671304 1,49 0,672568

S_marg/Ast 1,26 0,795242 1,24 0,804619

S_td/Ast 1,11 0,901826 1,11 0,901930

S_dtgv/Ast 1,01 0,988201 1,01 0,988840

Ptr 2,72 0,367740 2,62 0,382038

Se 1,55 0,646871 1,52 0,659292

Leverage 1,04 0,961133

Nguồn: Kết quả từ Stata 15

(10)

0- nếu CTCK không cung ứng dịch vụ này cho khách hàng. Theo kết quả ước lượng của mô hình (8) tại Bảng 4, có thể thấy, giá trị ước lượng tương ứng với biến Dmargin không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% thậm chí 10%. Như vậy, chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng việc cung ứng GDKQ cho khách hàng góp phần tạo ra sự khác biệt về hiệu quả hoạt động giữa các CTCK có và không có dịch vụ này. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế hoạt động của các CTCK Việt Nam bởi:

Thứ nhất, GDKQ mới chỉ thật sự phát triển và trở nên phổ biến trong một vài năm trở lại đây. Trước đó, nghiệp vụ đem về nguồn thu lớn nhất cho các CTCK thường là các nghiệp vụ như nghiệp vụ môi giới, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành hay nghiệp vụ tư vấn đầu tư. Các CTCK vẫn có thể gia tăng doanh thu, mở rộng thị phần, tăng vốn thông qua việc cung cấp tốt các nghiệp vụ trên cho khách hàng. Bên cạnh đó, nguồn vốn thực hiện GDKQ chủ yếu tới từ các CTCK, do đó việc cung ứng GDKQ cho NĐT, đòi hỏi CTCK phải giảm vốn phân bổ vào các nghiệp vụ kinh doanh khác, và ngược lại, không tập trung phát triển sản phẩm GDKQ, thì tiềm lực tài chính sẽ được các CTCK chuyển vào các nghiệp vụ kinh doanh khác.

Thứ hai, quy mô dư nợ ký quỹ ở các CTCK cũng chiếm một tỷ lệ không quá cao trong tổng tài sản của các CTCK có thực hiện việc cung cấp nghiệp vụ này. Hầu hết các CTCK vẫn xem nghiệp vụ môi giới như mối quan tâm hàng đầu vì khi càng có nhiều khách hàng mở tài khoản và cần được tư vấn để giao dịch, doanh thu của các CTCK mới tăng lên đáng kể. Hơn thế nữa, đặc trưng của nghiệp vụ GDKQ là tính rủi ro cao. Tính rủi ro cao này không chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng cả đến các CTCK. Mặc dù lãi suất cho vay ký quỹ thường được các CTCK đưa ra ở

Bảng 4. Kết quả khi sử dụng các mô hình Pool OLS, FEM và REM

Biến độc lập ROEROA FE (1)RE (2)FE (3)RE (4)FE (5)RE (6)

PO (7) FE (8)RE (9)FE (10)RE (11)FE (12)RE (13) PO (14)

Dmargin

-0,12 (0,908) 1,48 (0,140) -1,51 (0,132) -0,69 (0,491) 0,11*** (0,003) 0,53 (0,594) 1,73* (0,083) -0,06 (0,952) 0,74 (0,460) 0,23 (0,816) 0,99 (0,322) 0,06* (0,084)

bd

-0,63 (0,531) 0,88 (0,378) 0,08** (0,044) -0,20 (0,843) -1,60 (0,109) -0,07 (0,109)

fd

-1,84* (0.067) -2,66*** (0.008) -0,13*** (0,000) -0,26 (0,793) -0,06 (0,952) -0,0025 (0,952)

Asset

-5,13*** (0,000) -8,07*** (0,000) -5,9*** (0,000) -7,6*** (0,000) -5,85*** (0,000) -6,76*** (0,000) -0,55*** (0,003) -1,55 (0,121) -2,46** (0,014) -1,88* (0,060) -2,92*** (0,003) -2,01** (0,044) -2,93*** (0,003) -0,14** (0,014)

Leverage

-1,81* (0,071) -2,14** (0,032) -0,07** (0,018) -0,39 (0,694) -0,38 (0,708) -0,01 (0,708)

Mars

-0,69 (0,492) 0,31 (0.753) 0,08* (0,059) 0,29 (0,775) 0,00 (0,999) 0,00 (0,999)

(11)

Biến độc lập ROEROA FE (1)RE (2)FE (3)RE (4)FE (5)RE (6)

PO (7) FE (8)RE (9)FE (10)RE (11)FE (12)RE (13) PO (14)

Marc

-0.97 (0,335) -1,57 (0,117) -0,09** (0,015) -0,39 (0,696) -0,88*** (0,000) -0,037 ( 0,378)

S_mg/Ast

0,02 (0,985) 0,24 (0,811) 0,012 (0,688) 11,2*** (0,000) 11,7*** (0,000) 12,8*** (0,000) 13,4*** (0,000) 0,4*** (0,000)

S_blph/ Ast 1,37 (0,171) 1,75* (0,081) 0,85 (0,394) 0,98 (0,326) 0,07** (0,018) 0,24 (0,810) -0,03 (0,972) 0,28 (0,776) -0,27 (0,788) -0,001 (0,972)

S_lk/Ast

1,00 (0,316) 0,66 (0,512) 0,87 (0,383) 0,81 (0,418) 0,016 (0,677) 7,62*** (0,000) 8,55*** (0,000) 8,42*** (0,000) 9,97*** (0,000) 8,53*** (0,000) 9,5*** (0,000) 0,4*** (0,000)

S_tv/Ast

0,04 (0,966) 0,30 (0,764) 0,02 (0,983) 0,09 (0,928) 0,01 (0,646) -4,05*** (0,000) -4,28*** (0,000) -4,35*** (0,000) -4,85*** (0,000) -4,38*** (0,000) -4,6*** (0,000) -0,2*** (0,000)

S_marg/ Ast 0,966 (0,776) -0,50 (0,615) -0,85 (0,398) -0,87 (0,386) -0,029 (0,392) 2,59*** (0,010) 3,45*** (0,001) 2,78*** (0,006) 3,86*** (0,001) 3,01*** (0,002) 3,67*** (0,000) 0,1*** (0,001)

S_td/Ast

0,09 (0,928) -1,11 (0,268) 0,03 (0,978) -0,43 (0,665) -0,07** (0,031) -0,13 (0,898) 0,43 (0,665) -0,07 (0,944) 0,08 0,940) 0,0156 (0,665)

S_dtgv/ Ast -0,45 (0,652) -0,17 (0,867) 0,70 (0,482) 0,84 (0,401) -0,001 (0,955) -0,83 (0,405) -0,14 (0,885) -0,70 (0,483) 0,63 (0,530) -0,005 (0,886)

Ptr

20,0*** (0,000) 19,9*** (0,000) 19,6*** (0,000) 20,1*** (0,000) 19,5*** (0,000) 19,8*** (0,000) 0,96*** (0,003) 3,61*** (0,000) 3,44*** (0,001) 4,22*** (0,000) 3,82*** (0,000) 4.51*** (0,000) 4,30*** (0,000) 0.2*** (0,001)

Se

-0,39 (0,695) 0,64 (0,520) -3,38 (0,001) -1,98 (0,048) 0,0588 (0,121) 1,08 (0,279) 1,65* (0,098) 0,069* (0,099)

n534534748748552552534534534748748 748 748534 R2 0,47880,65300,4269 0,47610,40590,49790,51090,57600,71380,51590,43590,63770,6557 0,3930 F-test 0,0000***0,0000***0,0000***0,000***0,0167**0,0001***0,0001***0,0000 Hausman (a)

0,0033***0,76880,0024***0,0033***0,99990,0000 *** Ghi chú: *, **, *** có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% , p_value trình bày trong dấu ngoặc đơn; (a) Giá trị xác xuất của giá trị thống kê theo kiểm định Khi bình phương (Prob>chi2) Nguồn: Kết quả ước lượng từ Stata 15

(12)

Ghi chú: * Có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% Nguồn: Kết quả thu được từ Stata 15 Hình 1. Ma trận hệ số tương quan Pearson mức cao, nhưng rủi ro khi

NĐT thực hiện giao dịch này không có đủ khả năng chi trả, thậm chí khi giải chấp toàn bộ tài khoản của khách hàng, thì khoản lợi nhuận thu về của các CTCK từ nghiệp vụ này có thể coi như bằng không. Do đó, tác động của nghiệp vụ GDKQ để tạo nên sự khác biệt về hiệu quả hoạt động giữa các CTCK có và không có nghiệp vụ này có thể chưa đáng kể.

5. Kết luận, gợi ý chính sách Kết quả nghiên cứu (Bảng 4) cho thấy việc cung cấp cũng như mở rộng nghiệp vụ GDKQ (Dư nợ ký quỹ) có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động (ROA) của 27 CTCK niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2014- 2020. Thêm vào đó, với nhu cầu sử dụng GDKQ của NĐT ngày càng gia tăng, hỗ trợ hiệu quả hoạt động nghiệp vụ môi giới của CTCK, đặc biệt cân nhắc đóng góp tích cực của GDKQ tới quy mô giao dịch, thanh khoản cũng như tới việc thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của TTCK, các CTCK có thể cân nhắc phát triển việc cung cấp dịch vụ này cho khách hàng. Tuy nhiên, với tính chất là dịch vụ kinh doanh có rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán cao, để đảm bảo sản phẩm GDKQ được triển khai thực hiện, duy trì và phát triển bền vững, các

(13)

CTCK cần lưu ý một số giải pháp sau:

Thứ nhất, các CTCK có thể nghiên cứu tiếp cận các kênh huy động vốn khác nhau nhằm đảm bảo nguồn tài trợ vốn dồi dào cho việc cung cấp GDKQ tới NĐT.

Thứ hai, các CTCK cần tập trung phát triển đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, phát triển sản phẩm đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Bên cạnh đó, các CTCK còn cần tập trung phát triển công nghệ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai, đem đến sự hài lòng cho NĐT, đồng thời tạo cơ sở để giảm thiểu lãi suất cho vay, nâng cao mức độ hấp dẫn của sản phẩm.

Thứ ba, các CTCK cần tăng cường cơ chế quản trị rủi ro đối với GDKQ thông qua việc thiết lập một hệ thống, khung quản trị rủi ro và chính sách rủi ro đạt chuẩn phù hợp với chính sách và mức lãi suất mà từng CTCK cung cấp cho khách hàng cũng như xem xét đến việc xây dựng đội ngũ, bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt để có thể đưa ra các phương án kiểm soát, giám sát

và xử lí rủi ro một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Do sự hạn chế về khả năng tiếp cận và truy cập dữ liệu, nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi 27 CTCK niêm yết trên tổng số 89 CTCK đang hoạt động (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, 2021), dẫn đến kết luận được đưa ra bởi nghiên cứu có thể chưa mang tính bao quát cho toàn bộ các CTCK tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa đi sâu vào phân tích các chính sách cũng như các quy định GDKQ được đưa ra bởi các CTCK cho khách hàng, bởi vì mỗi CTCK lại có những chính sách riêng, phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển.

Do đó, các nghiên cứu sau có thể mở rộng thêm mẫu nghiên cứu bao phủ được số lượng CTCK lớn hơn và theo đó có thể sử dụng phương pháp so khớp điểm xu hướng (Propensity Score Matching) để so sánh hiệu quả hoạt động giữa hai nhóm CTCK có và không có dịch vụ GDKQ có đặc điểm kinh doanh tương đồng để đem lại kết quả đáng tin cậy hơn ■

Tài liệu tham khảo

Chen, M. (2016), “The Impact of Margin Trading on Volatility of Stock Market: Evidence from SSE 50 Index”, Journal of Financial Risk Management, Vol. 5, pp. 179-186.

Đỗ Văn Khiêm (2015), “Hoạt động giao dịch ký quỹ tại công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Hạnh Nguyễn (2021), “Thanh khoản thị trường ‘bùng nổ’ chủ yếu đến từ vay giao dịch ký quỹ”, truy cập ngày 15/8/2021, từ <https://www.vietnamplus.vn/thanh-khoan-thi-truong-bung-no-chu-yeu-den-tu-vay-giao-dich-ky- quy/723630.vnp>

Huỳnh Thị Phúc Thuần (2011), “Phát Triển hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

Lê Thế Tài (2015), “Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán Sài Gòn”, Luận văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

Lv, D. & Wu, W. (2019), “Margin-trading volatility and stock price crash risk”, Pacific-Basin Finance Journal, Vol.

56, pp. 179-196.

Miransari, M. (2016), “Review the performance of brokerage firms and their role on increasing investment trust and the degree of stock liquidity”, Journal of Fundamental and Applied Sciences, J. Fundam. Appl. Sci., 2016, 8(2S), pp. 1606-1618;

Nguyễn Hồng Linh (2008), “Phát triển sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam”, Luận văn, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Lê Nguyên Vĩ (2020), “Làm sao để tránh bị Force-sell”, truy cập ngày 03/7/2021, từ < https://online.hsc.com.

vn/tin-tuc/de-dau-tu-chung-khoan-hieu-qua/lam-sao-de-tranh-bi-force-sell.html>

Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Xuân Anh, Ngô Thị Hằng, Dương Ngân Hà, Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Vũ Thúc Lanh,

(14)

Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Phương Luyến, “Quan điểm và định hướng về cho vay kinh doanh chứng khoán để đảm bảo an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại”, Đề tài, Học viện Ngân hàng.

Okay, G. & Kose, A. (2015), “Financial Performance Analysis of Brokerage Firms Quoted on the Istanbul Stock Exchange Using the TOPSIS Method of Analysis”, International Journal of Business and Social Science, Vol. 6, No. 8(1), pp. 68-77

Ratul, M. R. R. (2019), “Report On Financial Performance Analysis of the Top Three Brokerage Firms in Bangladesh and Ranking Based on Standardize Score Method”, truy cập ngày 15/8/2021, từ <https://www.academia.

edu/41642554>

Trần Hồng Hà (2017), “Cơ chế ký quỹ giao dịch chứng khoán trên thị trường cơ sở- kinh nghiệm quốc tế và gợi ý về giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam”, truy cập ngày 03/7/2021, từ <http://www.srtc.org.vn/index.php

?name=Book&op=ndetail&nc=28&n=899>

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (2021), “Thị phần môi giới”, truy cập ngày 10/4/2021, từ

<https://www.hsx.vn/Modules/StockMember/Web/BrokerageReport/39329?fid=a6e1d4a86f884292871761b1e90 47ef4>

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (2021), “Cơ sở dữ liệu công ty”, truy cập ngày 28/9/2021, từ <https://ssc.gov.vn/ubck/

faces/vi/vimenu/vipages_vicsdlcty/ctychungkhoan?_adf.ctrl-state=dmgokx98q_81&_afrLoop=21492517016000>

Văn Giáp (2021), “Công ty chứng khoán cẩn trọng khi cho vay ký quỹ”, truy cập ngày 15/8/2021, từ <https://bnews.vn/

cong-ty-chung-khoan-can-trong-khi-cho-vay-giao-dich-ky-quy/201159.html>

Yang, D. and Wu. (2011), “The impact of margin trading on the liquidity and volatility of the securities market based on the empirical research of the Shanghai security market”, The 2011 International Conference on Business Management and Electronic Information, Institute of Electrical and Electronic Engineers, pp. 415-419.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan