• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tác động của nợ công tới rủi ro thanh khoản của hệ thống

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Tác động của nợ công tới rủi ro thanh khoản của hệ thống"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tác động của nợ công tới rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng- một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

NCS. VŨ QUANG HUY

Nợ công tiếp tục diễn biến khá phức tạp tại nhiều nước, kể cả tại các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, gắn theo đó là hàng loạt các vấn đề đặt ra về kinh tế và xã hội.

Nợ công về bản chất không có gì mới, nó luôn song hành cùng với hoạt động kinh tế của các Nhà nước, song sẽ rất phức tạp nếu như nợ công vượt quá ngưỡng an toàn theo qui định và có thể xảy ra khủng hoảng. Hơn nữa, nếu như khủng hoảng nợ công lại gắn với khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng (NH) thì xử lý nó sẽ có thể kéo dài và phí tổn lớn.

Bài viết này sẽ tập trung làm rõ sự tác động của nợ công tới rủi ro thanh khoản của hệ thống NH, qua đó, rút ra một số vấn đề đối với Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Nợ công, rủi ro thanh khoản

1. Khái quát mối quan hệ tác động giữa khủng hoảng nợ công với khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng

Nợ công là vấn đề mang tính thường trực đối với hầu hết các nước khi mà nhu cầu chi tiêu của Chính phủ luôn gia tăng nhanh trong khi nguồn thu ngân sách (NS) bị giới hạn. Nợ công không phải là vấn đề lớn nếu như nó nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm rằng tỷ lệ nợ công luôn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng nó sẽ trở nên nghiêm trọng

nếu như nợ công tăng nhanh vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế.

Trong những năm qua, đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng nợ công với đặc trưng là có sự gắn kết khá chặt chẽ với khủng hoảng trong hệ thống NH (khủng hoảng thanh khoản NH). Chẳng hạn: Trong giai đoạn 1970- 2000, người ta đã chứng kiến có tới 45 cuộc khủng hoảng nợ, trong đó chỉ có 4 cuộc khủng hoảng nợ công thuần túy, 13 cuộc khủng hoảng nợ công gắn với khủng hoảng tiền tệ, 7 cuộc khủng hoảng nợ công gắn với khủng hoảng NH và có tới 21 cuộc khủng hoảng nợ công gắn

với khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng NH1. Từ sau năm 2000, đã xảy ra một số cuộc khủng hoảng nợ rất nghiêm trọng, chẳng hạn: Năm 2001, 2002 đã xảy ra 2 cuộc khủng hoảng nợ công gắn với khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng NH ở Argentina và Uruguay. Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, cuộc khủng hoảng nợ công ở EU cũng có sự gắn kết với khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng NH.

Thực tế cho thấy, khi khủng hoảng nợ công gắn với khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng NH thì nó sẽ làm cho mức độ khủng hoảng diễn ra sâu sắc hơn và việc thoát ra khỏi khủng hoảng luôn rất khó khăn2. Xuất phát từ thực tiễn này, vấn đề quản lý nợ công được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Hơn nữa, đặt ra vấn đề cấp bách nhằm tìm ra các biện pháp để “cách ly” khủng hoảng nợ

1 Bianca De Paoli, Glenn Hoggarth and Victoria Saporta (2006)

2 Cũng theo nghiên cứu của De Paoli và Saporta thì độ dài trung bình của khủng hoảng nợ đơn thuần là 3 năm, trong khi độ dài trung bình của khủng hoảng nợ gắn với khủng hoảng tiền tệ là 5 năm và khủng hoảng nợ nếu nó gắn với khủng hoảng NH thì thời gian kéo dài sẽ lên tới 8 năm, còn nếu khủng hoảng nợ công lại gắn với khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng NH thì thời gian có thể kéo dài trên 10 năm (Bianca De Paoli, Glenn Hoggarth and Victoria Saporta, 2006).

Quản trị ngân hàng & doanh nghiệp

(2)

công với khủng hoảng tiền tệ và NH, qua đó mới có thể khắc phục nhanh dư chấn của khủng hoảng nếu như nó thực sự xảy ra.

2. Tác động của khủng hoảng nợ công tới an toàn thanh khoản trong hệ thống ngân hàngQuan sát các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới cho thấy những hệ quả xấu đối an toàn thanh khoản trong hệ thống NH trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, làm thay đổi qui mô, cơ cấu vốn và tài sản của các NHTiền gửi của khách hàng (huy động vốn trên thị trường 1): Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn của các NH (thường chiếm trên 70%

tổng nguồn vốn của NH). Dưới sự tác động của khủng hoảng nợ công sẽ khiến đồng nội tệ bị mất giá. Khi đồng tiền bị mất giá cũng như niềm tin vào hệ thống NH bị giảm sút, người dân sẽ không muốn gửi tiền vào hệ thống NH, thay vào đó, họ có xu hướng tăng cường nắm giữ ngoại tệ, vàng hoặc mua hàng hóa để cất trữ. Kết quả là số lượng tiền gửi vào hệ thống NH sụt giảm, làm giảm nguồn vốn huy động từ thị trường 1 và kết cấu vốn của NH sẽ có sự thay đổi căn bản.

Tiền vay từ các tổ chức tín dụng (TCTD): Nguồn vốn này có được từ việc vay nợ các TCTD khác trên thị trường liên NH (vốn vay từ thị trường 2). Trong điều kiện khủng hoảng tài chính, lãi suất thị trường liên NH có xu hướng tăng cao, do các TCTD không sẵn lòng cho vay lẫn nhau (do

chưa xác định được mức độ rủi ro trong chính bản thân hệ thống NH). Kết quả là vốn huy động từ thị trường 2 cũng bị sụt giảm.

Tất cả những nhân tố trên làm gia tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản của toàn hệ thống NH.

Nhằm giải quyết những khó khăn về thanh khoản trong toàn hệ thống dưới sự tác động của khủng hoảng tài chính, ngân hàng trung ương (NHTƯ) sẽ đóng vai trò của một “cứu cánh cuối cùng” thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu kết hợp với các nghiệp vụ khác (như thị trường mở, cho vay tái cấp vốn…). Điều nãy sẽ làm tăng vốn khả dụng cho hệ thống NH. Song với việc sử dụng nghiệp vụ này của các NHTƯ cũng sẽ làm lạm phát trên toàn cầu diễn biến phức tạp hơn, bởi như đã đề cập ở trên, khi mà thị trường tài chính đã có sự hội nhập rất sâu, thì cho dù chỉ một quốc gia sử dụng chính sách tiền tệ để giải quyết nhu cầu thanh khoản cho hệ thống NH trong nước đó thì nó cũng làm cho lạm phát có nguy cơ tăng cao và sẽ gây hiệu ứng lây lan nhanh ra toàn cầu.

Thứ hai, gây khó khăn cho công tác quản lý thanh khoản của hệ thống NH

Khủng hoảng nợ khiến cho thị trường tài chính bất ổn, công tác quản lý thanh khoản của hệ thống NH cũng vì thế sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.

Với sự mất ổn định của thị trường tài chính làm suy giảm niềm tin của những người gửi tiền, nguy cơ người gửi tiền rút tiền ồ ạt là rất dễ xảy ra (cuộc khủng hoảng nợ công năm 2001- 2002 ở Argentina là minh chứng rõ

nét cho tình huống này). Khi đó, nguy cơ mất khả năng thanh khoản của một số NH nhỏ, hoạt động mạo hiểm là rất khó tránh khỏi. Đồng thời, do hoạt động NH có tính phụ thuộc nhau rất cao, nên một khi có một số NH bị khó khăn thanh khoản nghiêm trọng thường kéo theo sự khó khăn trong toàn hệ thống. Nếu không xử lý kịp thời và hiệu quả vấn đề thanh khoản thì sự đổ vỡ toàn hệ thống là rất khó tránh khỏi.

Thứ ba, rủi ro tín dụng và hối đoái diễn biến phức tạp, điều này tác động gián tiếp tới an toàn thanh khoản của NH Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, các NH thường phải thu hẹp tín dụng (TD) nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Nhưng điều này lại làm cho cầu TD gia tăng nóng và kéo theo lãi suất TD gia tăng (lãi suất TD tăng phần nhiều do sự tác động của sự tăng lên của lãi suất thị trường nếu xảy ra khủng hoảng nợ công). Khi lãi suất TD tăng sẽ khiến cho cầu tiền tệ và TD sụt giảm, các khoản nợ xấu có xu hướng tăng lên. Một số tài sản của NH (đặc biệt là các khoản cho vay) bị giảm giá trị, khó thu hồi nợ. Khi đó, rủi ro TD tăng cao do vốn chủ sở hữu của NH thường là rất nhỏ so với tổng tài sản của NH, nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ trong danh mục cho vay của NHTM có vấn đề sẽ có thể đẩy NH trước nguy cơ bị sụp đổ.

Khủng hoảng nợ công cũng sẽ dẫn tới hiện tượng tháo chạy khỏi đồng nội tệ. Sự tháo chạy này có thể để hướng vào việc nắm giữ một loại ngoại tệ nào đó (được cho là có thể ổn định giá trị hơn),

(3)

hoặc là hướng vào đầu tư trên thị trường vàng, bất động sản.

Cho dù dòng tiền hướng vào đầu tư trên bất cứ thị trường nào thì cũng gây hiệu ứng tới tỷ giá theo hướng đồng nội tệ bị mất giá.

Khi có sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá, NH thường phải gánh chịu nhiều rủi ro do: (1) Giá thị trường của tài sản của NH bị giảm xuống bằng hoặc thấp hơn các khoản nợ đối với người gửi tiền; (2) áp lực thanh khoản gia tăng dẫn tới chi phí đáp ứng yêu cầu về thanh khoản tăng lên. Sở dĩ như vậy là bởi một khi khoản mục tiền mặt và chứng khoán thanh khoản không đáp ứng được yêu cầu về thanh khoản gia tăng dưới tác động của khủng hoảng, các NH phải đi vay trên thị trường liên NH (như đã phân tích thì dưới tác động của khủng hoảng nợ, lãi suất trên thị trường liên NH gia tăng do mức độ rủi ro ngay trong hệ thống NH đã tăng lên), bán các doanh mục đầu tư hoặc cho vay- là các bộ phận tạo thu nhập chủ yếu cho các NH. Đồng thời, với việc phải bán khẩn cấp các danh mục đầu tư hay cho vay như vậy thường giá không cao, thậm chí bị giảm thấp nghiêm trọng (do tăng cung chứng khoán trên thị trường sẽ làm giá chứng khoán sụt giảm hoặc bán danh mục cho vay sẽ bị đối tác định lãi suất thấp do mức độ rủi ro TD tăng lên). Khi điều này xảy ra, nó sẽ làm thay đổi căn bản cơ cấu tài sản của NH, khiến qui mô tổng tài sản của NH sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.

Trong cuộc khủng hoảng Châu Á 1997, số nợ xấu trong hệ thống NH tại các nước Đông Á lên khá

cao (khoảng từ 15% đến 25%

tại các nước như Indonesia, Hàn Quốc, Thailand, Malaysia). Hơn nữa, do các doanh nghiệp tại hầu hết các nước Đông Á vay nợ bằng USD, nên trong điều kiện đồng nội tệ có sự mất giá mạnh dưới tác động của cuộc khủng hoảng, thì số nợ tính bằng nội tệ sẽ tăng lên tới mức chóng mặt, làm cho mức độ rủi ro càng tăng cao3.

Thứ tư, ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực tài chính Do tỷ lệ nợ xấu gia tăng, lợi nhuận của NH vì thế sẽ bị suy giảm.

Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực tài chính và khả năng tồn tại lành mạnh của NH, đặc biệt đối với các NHTM nhỏ sẽ rất dễ bị phá sản.

Lợi nhuận không đạt với những khoản nợ khó đòi kéo dài và chính NH cũng trở thành những con nợ với các khoản nợ khổng lồ và buộc phải đi đến kết cục bị phá sản hay bị thôn tính, sáp nhập. Chẳng hạn: Trong cuộc khủng hoảng nợ năm 1982 tại các nước khu vực Mỹ Latin, rất nhiều NH các nước phát triển cho vay ồ ạt các nước đang phát triển với tổng số nợ đọng lên đến khoảng 900 tỷ USD. Điều này đã làm suy giảm nghiêm trọng năng lực tài chính của các NH.

Và một khi các nước Mỹ Latin có nguy cơ vỡ nợ sẽ đặt các NH các nước phát triển (chủ nợ của các nước này) trước nguy cơ phá sản hàng loạt. Trong cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu hiện nay, tình trạng cũng đang diễn ra tương tự. Chẳng hạn: UBS là NH

3 Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á: Nguyên nhân và bài học.

NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1998

số 1 Thụy Sĩ, trong báo cáo kinh doanh quý 3/2012 đã lỗ 2,2 tỷ CHF- đồng tiền Thụy Sĩ (tương đương 2,3 tỷ USD), trong khi báo cáo cùng kỳ của năm 2011 NH này lãi ròng tới 1,02 tỷ CHF;

Monte dei Paschi di Siena (Italy) đã thông báo khoản thua lỗ 1,6 tỉ EUR trong nửa đầu năm 2012, và đã thua lỗ tới 4,7 tỉ EUR năm 2012; JPMorgan Chase lỗ ít nhất 2 tỷ USD năm 2012 vì sai lầm trong chiến lược phòng hộ rủi ro.

Theo một khảo sát của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC), tổng nợ xấu trong hệ thống NHTM châu Âu năm 2012 là 1,05 nghìn tỷ EUR (tương đương khoảng 1,85 nghìn tỷ USD), tăng 10% so với cuối năm 2011 (Lam, Bình, 2012).

Thứ năm, làn sóng sáp nhập, phá sản hàng loạt NH

Khủng hoảng nợ làm cho qui mô nợ khó đòi trong hệ thống NH tăng cao, trong khi giá trị thị trường của phần lớn các danh mục đầu tư chứng khoán bị sụt giảm do lãi suất tăng cao. Vốn chủ sở hữu của các NH bị sụt giảm nghiêm trọng. Một khi những người gửi tiền nhận ra được những dấu hiệu bất ổn của thị trường tài chính do khủng hoảng nợ gây ra, họ sẽ rút tiền về, các NH sẽ đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng về thanh khoản, nguy cơ kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt các NH, gây nên làn sóng sáp nhập, phá sản NH.

Chẳng hạn:

- Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 (có nguyên nhân chủ yếu từ khủng hoảng nợ của Thái Lan gây ra), có nhiều định chế tài chính và NHTM bị phá sản, trong

(4)

đó Thái Lan đóng cửa hàng loạt định chế tài chính4; Nhật Bản có các NH Takuasoky, Công ty chứng khoán Sanyo, Yamachi bị phá sản trong khi NH Tokyo và NH Mitsubishi đã sáp nhập với nhau để tạo thành một NH lớn nhất thế giới với tổng tài sản lúc bấy giờ lên tới trên 750 tỷ USD;

các tập đoàn tài chính Hàn Quốc như Hanbo, Sammi, Kia cũng dẫn đến phá sản.

- Khủng hoảng nợ Argentina năm 2001- 2002 đã khiến hệ thống NH nước này bị “rút”

gần như sạch vốn do Chính phủ quyết định chuyển các khoản cho vay của các NH có giá trị dưới 100.000 USD thành Peso, trong khi các khoản tiền gửi bằng USD lại không bị điều chỉnh (khoản

4 Chỉ tính từ tháng 7 đến tháng 9/1997, Chính phủ Thailand đã phải đình chỉ hoạt động của 58 trong tổng số 91 công ty tài chính. Lúc đầu, ước tính các khoản nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng Thái Lan chỉ khoảng 29 tỷ USD, song thực tế con số này lên tới 55 tỷ USD, tức là bằng khoảng 55% so GDP cùng năm của nước này (Nguyễn Xuân Thanh, 2003).

tiền gửi bằng USD được đổi sang Peso với tỷ lệ 1 USD = 1,4 Peso, trong khi đó khoản cho vay bằng USD lại bị đổi sang Peso với tỷ lệ 1 USD = 1 Peso). Chính việc chuyển đổi này đã đẩy các NH vào tình thế mất khả năng thanh toán và khiến hệ thống tài chính nước này trở nên trì trệ. Sự sụp đổ của hệ thống NH kéo theo sự sụt giảm về sản lượng, về đầu tư và sụt giảm về TD khác (Vũ Ngọc Duy, 2011).

Thứ sáu, khủng hoảng nợ công luôn rất khó xử lý, đặc biệt là trong những năm gần đây, khi mà các chính phủ thi nhau khởi xướng các gói NS khổng lồ để chống suy thoái kinh tế, đặt trong bối cảnh có sự “gối đầu” các cuộc khủng hoảng tài chính. Việc sử dụng các gói kích thích kinh tế khổng lồ và thiếu kiểm soát chặt chẽ đã dẫn tới những hệ lụy khôn lường là khiến dòng đầu tư càng bị thoái lui. Đối với các quốc gia có gánh nặng nợ nước ngoài lớn, lại dựa trên nền tảng tích lũy

trong nước thấp, thì vấn đề càng trở nên nguy hiểm bởi sẽ rất khó để ngăn chặn dòng vốn tháo chạy khỏi nền kinh tế và nguy cơ khủng hoảng thanh khoản càng hiện hữu. Đây luôn là mối đe dọa thường trực đối với hệ thống ngân hàng và vì thế, hệ thống giám sát tài chính các quốc gia này phải hết sức thận trọng và tăng cường giám sát chặt chẽ nếu như không muốn chứng kiến sự đổ vỡ hệ thống tài chính ngân hàng, đe dọa an ninh tài chính quốc gia.

3. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay

3.1. Khái quát tình hình nợ công của Việt Nam

Thời điểm cuối năm 2015, dự tính nợ công của Việt Nam khoảng trên 2,7 triệu tỷ đồng (Bích Diệp, 2015), cao hơn hẳn con số năm 2014 là trên 1,8 triệu tỷ đồng, trên 1,5 triệu tỷ đồng năm 2013 và năm 2010 là trên 889.000 tỷ đồng.

Nếu tính theo giá qui đổi sang USD, nợ công của Việt Nam cũng có sự gia tăng khá nhanh (Biểu đồ 1).

Xét về diễn biến nợ công, theo số liệu công bố của Bộ Tài chính, tổng nợ công của Việt Nam có xu hướng tăng dần theo thời gian:

Từ 40% GDP cuối năm 2007 lên khoảng 56,3% GDP vào cuối Biểu đồ 1. Diễn biến nợ công của Việt Nam giai đoạn 2010- 2014

Nguồn: An Ngọc, 2016

(5)

năm 2010, giảm đôi chút xuống còn 54,9% GDP vào năm 2011, tăng lên mức 55,4% GDP vào năm 20125, 54,2% năm 2013, 60,3% năm 2014 (Thanh Giang, 2014) và khoảng 64% GDP năm 2015. Đây là tỷ lệ không cao so với nhiều nước, song theo IMF, ngưỡng nợ công được coi là thận trọng cho các nước mới nổi là 40% GDP6. Với mức này, IMF khuyến cáo Việt Nam nên giảm mức nợ công, bởi nợ công của Việt Nam tính theo GDP có khả năng cao hơn nữa do các nguyên nhân sau: (i) Nhu cầu cho xây dựng kết cấu hạ tầng của Việt Nam khá cao, lên tới 11- 13%

5 Nợ công, những đe dọa từ DNNN.

www.vietnamnet.vn ngày 28/5/2013

6 Theo khuyến cáo của IMF và WB thì ngưỡng an toàn nợ công phải căn cứ theo chỉ số chất lượng thể chế và chính sách (CPIA), trong đó, với các nước có chỉ số CPIA yếu (CPIA≤3,25 điểm) thì ngưỡng an toàn ≤38% GDP;

với các nước có chỉ số CPIA trung bình (3,25 điểm <CPIA<3,75 điểm) thì ngưỡng an toàn ≤56% GDP; còn với các nước có CPIA tốt (CPIA>3,75 điểm) thì ngưỡng an toàn ≤74% GDP.

Đối với Việt Nam, do chỉ số CPIA đạt 3,78 điểm nên ngưỡng an toàn sẽ ở mức 74% GDP (Đinh Thị Nga, 2013).

Tuy vậy, xem xét ngưỡng nợ công cần phải toàn diện trên cơ sở các tiêu chí về sự ổn định kinh tế vĩ mô, mức thâm hụt NSNN (không vượt quá 3%

GDP), hiệu quả đầu tư công (hệ số ICOR thấp) cũng như các chỉ tiêu khác về “nợ ẩn”, trong đó đặc biệt là nợ xấu của các NH (dưới 3%), thâm hụt cán cân thương mại… Nếu căn cứ theo các tiêu chí này thì ngưỡng nợ công an toàn của Việt Nam cần phải được xem xét lại cho phù hợp. Cụ thể: Thâm hụt NS qua các năm của Việt Nam như sau: Năm 2005: -4,05%

GDP; Năm 2006: -5,06% GDP; Năm 2007: -5% GDP; Năm 2008: -4,95%;

Năm 2009: -6,9%; Năm 2010: -5,8%;

Năm 2011: -5,5% (Đỗ Đức Bình- Phạm Văn Hùng), năm 2012 là 5,36%

GDP, năm 2013 là 6,6% GDP, năm 2014 là 5,69% GDP và năm 2015 lại tăng lên 6,1% GDP (Ngọc Lan, 2016).

Tuy vậy, các tổ chức quốc tế lại có số liệu về thâm hụt NS của Việt Nam cao hơn. Hơn nữa, các chỉ tiêu về nợ xấu tại các NH, thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam vẫn là đáng quan ngại hiện nay.

GDP/năm. Trong đó, nhiều mặt hàng nguyên liệu cho xây dựng phải nhập khẩu như sắt, thép…

trong khi tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng cao; (ii) TD quốc tế của Chính phủ với các tổ chức quốc tế và NHTƯ các nước có thể vẫn tăng; (iii) xu hướng cắt giảm đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện nhưng chậm, phụ thuộc vào quyết tâm của Chính phủ; (iv) cơ chế quản lý tài chính công của Việt Nam chưa hoàn chỉnh; (v) khả năng thay thế cho việc tài trợ từ đầu tư công bằng các nguồn vốn khác là khó khăn; (vi) thâm hụt cán cân thương mại vẫn còn cao7. 3.2. Những vấn đề đặt ra Từ thực trạng nợ công của Việt Nam với vấn đề an toàn thanh khoản của hệ thống NHTM, một số vấn đề sau đây cần được chú ý:Thứ nhất, mặc dù theo tiêu chí chung để đánh giá, nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong

ngưỡng an toàn” (65% GDP), song theo khuyến cáo của WB thì nợ công của Việt Nam chỉ nên duy trì ở ngưỡng dưới 40%

GDP. Hơn nữa, hiện cách tính nợ công của Việt Nam chưa theo chuẩn quốc tế. Theo đó, nếu tính

7 Tỷ lệ thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam qua các năm gần đây như sau: 2005: 8,65%; 2006:

8,4%; 2007: 21,31%; 2008: 21,32%;

2009: 16,78%; 2010: 14,92%; 2011:

10,24%. Các năm 2012, 2013 và 2014: chuyển sang trạng thái thặng dư nhỏ (780 triệu USD năm 2012, 9,4 triệu USD năm 2013, trên 2 tỷ USD năm 2014. Năm 2015 tình trạng nhập siêu lại quay trở lại với số tuyệt đối lên tới trên 3,5 tỷ USD. Thâm hụt cán cân thương mại cao cũng có thể là nguyên nhân khiến nợ công tăng cao bởi do hầu hết các nước đang phát triển thường dùng biện pháp vay nợ nước ngoài để bù đắp.

đúng, nợ công của Việt Nam có thể sẽ lên rất cao, thậm chí vượt ngưỡng 100% GDP8. Hơn nữa, tốc độ tăng nợ công đang rất nhanh, vượt xa so tốc độ tăng trưởng GDP9, nên tìm các giải pháp kiểm soát tốc độ tăng nợ công cần được đặt ra một cách nghiêm túc. Tại kỳ họp Quốc hội tháng 11/2013, Quốc hội đã cho phép nâng “trần” bội chi NS lên 5,3% nhằm hoàn thiện các dự án đang dở dang khắp cả nước. Tuy vậy, từ nghiên cứu bài học quốc tế cho thấy khủng hoảng nợ công luôn có mối quan hệ chặt chẽ với thâm hụt NS. Điều này cũng có nghĩa rằng việc cho phép tăng trần bội chi của NS sẽ tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng nợ công trong tương lai nếu như chúng ta lơ là công tác kiểm soát thị trường tài chính và sử dụng kém hiệu quả các công cụ chính sách vĩ mô. Hơn nữa, do hiệu ứng tiêu cực từ khủng hoảng nợ công EU hiện nay vẫn rất phức tạp, trong khi thị trường tài chính của Việt Nam vẫn còn non yếu, dễ bị tổn thương, nên càng cần thiết phải cẩn trọng để tránh những hệ quả không mong đợi đối với hệ thống NHTM, đặc biệt việc tăng vay

8 Theo TS. Lưu Bích Hồ thì nợ công của Việt Nam năm 2011 theo cách hiểu của quốc tế là khoảng 128,9 tỷ USD, bằng 106% GDP, tức cao gần gấp đôi con số mà Bộ Tài chính cung cấp (là 66,8 tỷ USD, bằng 55%GDP).

(Xem thêm Nợ công-rủi ro và giải pháp tháo gỡ tại Thời báo kinh tế Việt Nam Số 112+113 ngày 10-11/5/2013).

9 Theo thống kê của The Economist Intelligence Unit thì trong 10 năm (2001-2010) GDP của Việt Nam tăng gấp 3 lần (từ 32,7 tỷ USD lên 102 tỷ USD). Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nợ công của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần, từ 11,5 tỷ USD (36% GDP) năm 2001 lên 55,2 tỷ USD (54,3% GDP) năm 2010 (Hương Lan-Song Hà, 2013).

(6)

nợ trong nước của Chính phủ (tăng phát hành trái phiếu Chính phủ) sẽ gây hiệu ứng chèn lấn thị trường tín dụng, khó khăn trong công tác kiểm soát lãi suất thị trường, kiểm soát tỷ giá- vốn dĩ là những biến số rất khó lường trong điều hành kinh tế vĩ mô ở nước ta những năm qua10.

10 Từ trường hợp “hậu Brexit” cho

Thứ hai, nợ công về nguyên tắc chủ yếu bắt nguồn từ sự vay nợ thiếu kiềm chế của Chính phủ để tài trợ thâm hụt NS, song một nguồn gốc khác cũng không thể không chú ý đó là bắt nguồn từ sự thâm hụt trong cán cân thương

thấy rất rõ sự dễ tổn thương của thị trường tài chính quốc tế, nhất là thị trường tài chính Việt Nam thông qua các các thị trường vàng và hối đoái.

mại, bởi các nước đang phát triển thường sử dụng vay nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt này, hệ quả là nợ nước ngoài gia tăng khó kiểm soát. Điều này tạo nguy cơ rủi ro lãi suất, tỷ giá, xói mòn NS trong tương lai và làm suy yếu chính sách tiền tệ quốc gia.

Là một nước bị thâm thủng cán

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bianca De Paoli, Glenn Hoggarth and Victoria Saporta (2006) Costs of sovereign default, Bank of England, July 2006.

2. Lam Bình (2012): Các “đại gia” ngân hàng của thế giới lâm nạn. www.cafef.vn ngày 5/11/2012.

3. Đỗ Đức Bình-Phạm Văn Hùng (2013): Nợ công ở Việt Nam: Khái quát hiện trạng và một số giải pháp hạn chế nợ công đến 2020.

Kỷ yếu Hội thảo “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh Châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Châu Âu - Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ngày 25/4/2013.

4. Hà Duy (2016): NS không đủ tiêu, Chính phủ vay nợ khắp nơi. www.vef.vn ngày 22/3/2016.

5. Vũ Ngọc Duy (2011): Khủng hoảng tài chính- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đề tài NCKH cấp Ngành. Mã số KNH 2010-07.

6. Bích Diệp (2015): Nợ công lên tới 2,7 triệu tỷ đồng: “Đóng băng” bội chi NS? www.dantri.vn ngày 4/11/2015

7. Thanh Giang (2014): Toàn văn nội dung phát biểu về nợ công của Thủ tướng Chính phủ. www.cafef.vn ngày 19/11/2014 8. Mỹ Hà (2015): Đến 2020 tổng dư nợ thị trường trái phiếu phải đạt 38% GDP. www.cafef.vn ngày 26/8/2015.

9. Vũ Hân (2015) Bội chi NS vượt 1,3% so với mức Quốc hội cho phép. www.cand.com.vn ngày 20/5/2015.

10. Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á: Nguyên nhân và bài học. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1998.

11. Hương Lan-Song Hà (2013): Nợ công – rủi ro và giải pháp tháo gỡ. Thời báo kinh tế Việt Nam Số 112+113 ngày 10-11/5/2013.

12. Ngọc Lan (2016): Vì sao nợ lại vượt trần? www.thesaigintime.vn ngày 7/3/2016.

13. Đinh Thị Nga (2013): Khủng hoảng nợ công và giải pháp ngắn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới Số 4 (204).

14. An Ngọc: Nợ công của Việt Nam trên 1,8 triệu tỷ đồng, nghĩa vụ trả nợ tăng chóng mặt. www.cafef.vn ngày 4/7/2016.

15. Nợ công-rủi ro và giải pháp tháo gỡ. Thời báo kinh tế Việt Nam Số 112+113 ngày 10-11/5/2013.

16. N.Trần Tâm (2013): Mỗi người Việt ‘gánh’ hơn 851 USD nợ công. www.thanhnien.vn ngày 21/10/2013.

17. Nguyễn Quốc Thái (2013): Kiểm soát nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Tạp chí Kinh tế và Dự báo Số 8 (544) Tháng 4/2013.

18. Nguyễn Xuân Thanh Khủng hoảng tài chính ở Đông Á – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (Fetp, 2002- 2003). www.

fetp.edu.com.vn SUMMARY

Public debt threatens the liquidity of the banking system- some issues raised to Vietnam

Public debt is complicated movements in many countries, led to a series of issues raised about the social and economic.

Public debt associated with economic activity of the state, but would be very complicated if public debt exceeds the prescribed safety and probable crisis. Moreover, if public debt crisis linked to currency crises and banking crises then it will be able to handle long and large costs.

This article will focus on understanding the impact of public debt to the liquidity risk of the banking system, thereby, to draw some problem for Vietnam.

Keywords: Public Debt, Payment Risk Huy Quang Vu, Fellows

Working Organization: Sai Gon Commercial Bank, Bac Ninh Branch.

Field of study: Banking of Monetary, Public Debt.

Magazines have published articles: Journal of Economic research; Banking magazine.

THÔNG TIN TÁC GIẢ Vũ Quang Huy, Nghiên cứu sinh

Đơn vị công tác: Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Bắc Ninh.

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tiền tệ ngân hàng, nợ công.

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Ngân hàng.

Email: huyvq@scb.com.vn

xem tiếp trang

78

(7)

HƯỚNG TỚI 55 NĂM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG (1961 - 2016)

giáo ở Viện Đào tạo quốc tế- Học viện Ngân hàng, những người đã luôn sát cánh cùng sinh viên trong cả hoạt động học thuật và hoạt động xã hội. Các thầy cô đã luôn lắng nghe chúng em để hoàn thiện chương trình ngày một tốt hơn.

Bên cạnh đó, chúng em cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc tới những thầy cô giảng viên của HVNH, những thầy cô trẻ, tâm huyết và luôn hết lòng vì sinh viên.

Một lời cảm ơn nữa, chúng em xin nồng ấm gửi tới các giảng viên tuyệt vời từ trường CityU.

Những người rất nghiêm khắc khi hướng dẫn sinh viên qua blackboard nhưng lại rất ấm áp, bao dung khi được gặp thực tế đến nỗi cả lớp đều ước mong khóa học đừng bao giờ kết thúc và có thể là thầy đừng về nước nữa. Những bài chữa tỉ mỉ từ dấu câu, cách dùng từ cho đến những lời khích lệ ấm áp các thầy dành riêng cho từng cá nhân đã khiến chúng em vô cùng xúc động. Có

thể nói, chưa bao giờ, chúng em được truyền cảm hứng học tập nhiều đến thế.

Và lời cảm ơn sâu kín nhất, to lớn nhất, chúng con xin gửi tới các đấng sinh thành.Từ tận đáy lòng, chúng con rất biết ơn sự chăm sóc, dạy bảo, ủng hộ hết mình để chúng con có được thành tựu như ngày hôm nay. Kể từ hôm nay, chúng con sẽ phải bước ra khỏi vòng tay của cha mẹ để tự lập. Chúng con biết “Con dù lớn vẫn là con cha mẹ”, cha mẹ vẫn sẽ luôn dõi theo những bước đi của chúng con sau này. Chúng con hứa sẽ không phụ công lòng mong mỏi của cha mẹ.

Các bạn sinh viên thân mến, chúc mừng các bạn khóa I hôm nay đã trở thành những tân cử nhân.

Ngày hôm nay sẽ là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của các bạn. Chúng ta có thể tự hào về thành quả, nỗ lực trong suốt 4 năm học qua và sẵn sàng để đón chào một chân trời mới với những cơ hội, thử thách mới. Hãy

theo đuổi giấc mơ của các bạn, tin tưởng vào bản thân mình. Tôi xin chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn.

Với các em sinh viên hiện đang học tập tại chương trình, hãy tin tưởng vào con đường mình đã chọn. Sau khi tốt nghiệp, các em sẽ thấy các em được nhiều hơn các em nghĩ. Chúc các em học hành chăm chỉ, rèn luyện đạo đức tốt để xứng đáng là sinh viên ITP, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của sinh viên Học viện Ngân hàng.

Một lần nữa, thay mặt 25 sinh viên tốt nghiệp, chúng em xin chúc các vị đại biểu, các vị khách quý sức khỏe và hạnh phúc.

Chúng em muốn gửi tặng những bó hoa tươi thắm thay lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám đốc Học viện Ngân hàng, Trường Đại học CityU, tập thể cán bộ Viện Đào tạo quốc tế và các thầy cô giáo.

Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

cân thương mại11 triền miên, Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng vốn vay nước ngoài để bù đắp, làm tăng nợ công trong tương lai nếu như thâm hụt cán cân thương mại không được kiểm soát hiệu quả.

Thứ ba, với tỷ lệ nợ nước ngoài cao trên tổng nợ công hàng năm12, nên nguy cơ rủi ro thanh

11 Năm 2008 mức nhập siêu của Việt Nam đạt mức kỷ lục với trên 18 tỷ USD, các năm 2009 và 2010 mức nhập siêu đều trên 10 tỷ USD. Năm 2011, mức nhập siêu hạ nhiệt chỉ còn ở mức 9,8 tỷ USD. Bắt đầu từ năm 2012, cán cân thương mại của Việt Nam đã được cải thiện tích cực và chuyển từ một nước nhập siêu thành xuất siêu.

12 Theo thống kê, trong tổng số nợ

khoản ngoại tệ sẽ là rất cao trong hệ thống NHTM Việt Nam nếu như vấn đề kiểm soát dòng vốn ngoại kém hiệu quả.

Thứ tư, do nhu cầu phát hành trái phiếu để tài trợ NS hàng năm khá lớn, nên không ít giai đoạn thị trường trái phiếu Chính phủ có xu hướng chèn lấn thị trường TD13,

công của Việt Nam thì phần vay nợ nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Cụ thể: Năm 2006: 73,2%; Năm 2007: 71,3%; Năm 2008: 67,9%; Năm 2009: 79,6%; Năm 2010: 74,6%; Năm 2011: 76,9%. Như vậy có thể thấy dư nợ vay nước ngoài trong cơ cấu nợ công của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây (Nguyễn Quốc Thái, 2013).

13 Về quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ, theo thống kê dư nợ thị

tiếp theo trang

64

kết hợp với nhu cầu vốn TD tăng

nóng, đã khiến cho việc kiểm soát lãi suất cho vay và thị trường TD tại Việt Nam khó khăn, gây nên những rủi ro trên thị trường TD, tác động xấu đến an toàn thanh khoản của hệ thống NHTM. Điều này đặt ra vấn đề cần tăng cường kiểm soát thị trường trái phiếu, nhằm tránh những rủi ro do hiệu ứng chèn lấn thị trường trái phiếu đối với thị trường TD. ■

trường trái phiếu là 867.876 tỷ đồng (thời điểm cuối tháng 8/2015), đạt khoảng 22% GDP năm 2014; riêng dư nợ trái phiếu Chính phủ là 581.497 tỷ đồng, đạt khoảng 14% GDP năm 2014. (Mỹ Hà, 2015)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan