• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình trạng kiệt sức của điều dưỡng chi viện miền Nam phòng ...

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Tình trạng kiệt sức của điều dưỡng chi viện miền Nam phòng ..."

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tình trạng kiệt sức của điều dưỡng chi viện miền Nam phòng chống dịch COVID-19

Đỗ Minh Sinh1, Mai Thị Lan Anh1, Vũ Văn Đẩu1, Vũ Thị Thúy Mai1 TÓM TẮT

Đặt vấn đề:Điều dưỡng chịu áp lực tâm lý cao độ và liên tục trong quá trình tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Mục tiêu: Mô tả tình trạng kiệt sức của điều dưỡng tham gia chi viện miền Nam phòng, chống dịch COVID-19.

Phương pháp:Nghiên cứu cắt ngang. Bộ công cụ Burnout Assessment Tool (BAT), sau khi Việt hóa và kiểm tra độ tin cậy được áp dụng trên 355 điều dưỡng tại các cơ sở y tế miền Bắc và miền Trung tham gia chi viện miền Nam phòng, chống dịch COVID-19. Giá trị trung vị của biến tổng điểm thang đo kiệt sức được sử dụng làm điểm cắt để phân chia đối tượng thành 02 nhóm có và không bị kiệt sức.

Kết quả:Tỷ lệ kiệt sức của điều dưỡng là 48,5%. Điểm trung bình của tình trạng kiệt sức tạm thời, kiệt sức liên quan đến giới hạn tinh thần, kiệt sức liên quan đến suy giảm cảm xúc, kiệt sức liên quan đến suy giảm nhận thức lần lượt là: 1,80; 0,91; 0,79 và 0,70. Điểm trung bình các biểu hiện thứ cấp của tình trạng kiệt sức liên quan đến rối loạn tâm lý và rối loạn tâm thần là 2,0 và 1,78.

Kết luận: Tình trạng kiệt sức của điều dưỡng tham gia chi viện miền Nam phòng, chống dịch COVID-19 là rất phổ biến.

Từ khóa:COVID-19, kiệt sức, điều dưỡng, sức khỏe tâm thần.

The burnout status of nurses participating in support for COVID-19 prevention and control in the South of Vietnam

Do Minh Sinh1, Mai Thi Lan Anh1, Vu Van Dau1, Vu Thi Thuy Mai1

5

Background:Nurses are under high and constant psychological pressure during their involvement in prevention and control of the COVID-19 pandemic.

Objective:To describe the exhaustion of nurses participating in delivery of support to hospitals in

(2)

Southern Vietnam for COVID-19 prevention and control

Methods: A cross-sectional study was conducted. The Burnout Assessment Tool (BAT), after Vietnameseization and reliability testing, was applied to 355 nurses at medical facilities in the North and Central region participating in support for COVID-19 pandemic response in the South.

The median value of the total burnout scale variable was used as the cuto to divide the study subjects into 02 groups with and without burnout.

Results: The nurses’ burnout rate was 48.5%. The average scores of temporary burnout, mental exhaustion, emotional distress and cognitive impairment were: 1.80, 0.91, 0.79 and 0.70, respectively. The mean scores for secondary symptoms (BAT-S) of burnout related to psychological and psychotic disorders were 2.0 and 1.78, respectively.

Conclusion:The The exhaustion of nurses participating in support of COVID-19 response in the South of Vietnam was very common.

Keywords:COVID-19, burnout, nurses, mental health.

Tác giả:

1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Email: dmsinh@ndun.edu.vn

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống y tế ứng phó với đại dịch COVID-19 vì họ là một trong những nhóm nhân viên y tế tuyến đầu trực tiếp tham gia điều trị và chăm sóc người bệnh1,2. Trong suốt quá trình tham gia phòng, chống dịch, các điều dưỡng phải chịu áp lực về thể chất và tâm lý cao độ và liên tục vì họ phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 ở mức độ rất cao và cường độ lao động lớn. Điều này làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề sức khỏe trong lao động đặc biệt là các vấn đề sức khỏe tân thần2

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy điều dưỡng là nhóm có nguy cơ cao hơn gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong số các nhân viên y tế tuyến đầu2. Phân tích tổng hợp của Maria

Rosaria Gualano và cộng sự cho thấy, tỷ lệ kiệt sức (sử dụng nhiều thang đo khác nhau) của điều dưỡng có xu hướng cao hơn trong số nhân viên y tế tuyến đầu . Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh, tình trạng kiệt sức của các điều dưỡng tuyến đầu chống dịch là rất phổ biến.

Năm 2020, một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp 16 nghiên cứu bao gồm 18.935 điều dưỡng cho thấy tỷ lệ chung của tình trạng kiệt sức về cảm xúc, suy sụp cá nhân cách và sụt giảm thành tích cá nhân lần lượt là 34,1%, 12,6% và 15,2%1. Điều này đã được khẳng định lại trong một phân tích tổng hợp khác được công bố năm 2021

Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, Việt Nam đã ghi nhận gần 600.000 ca bệnh (Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế. Bản tin cập nhật COVID-19 từ 27/4/2021 -10/9/2021) trong đó tập trung chủ

(3)

yếu ở các tỉnh phía Nam. Để giải quyết vấn đề, ngành y tế đã tổ chức các đoàn cán bộ y tế từ miền Bắc và miền Trung chi viện miền Nam phòng, chống dịch COVID-19. Hàng ngàn điều dưỡng từ các cơ sở y tế thuộc các tỉnh khu vực miền Bắc và miền Trung đã tham gia chi viện miền Nam chống dịch. Đây là lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, phải huy động một lực lượng nhân lực y tế lớn như vậy để hỗ trợ chống dịch. Mặc dù vậy dữ liệu về tình trạng kiệt sức của nhóm điều dưỡng này còn rất hạn chế. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả tình trạng kiệt sức của điều dưỡng chi viện miền Nam phòng, chống dịch COVID-19.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là những điều dưỡng từ các tỉnh của miền Bắc và miền Trung tham gia chi viện cho các tỉnh miền Nam phòng, chống dịch COVID-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 tính từ ngày 27/4/2021 -30/10/2021.

- Tiêu chuẩn lựa chọn: những điều dưỡng tham gia chi viện cho các tỉnh miền Nam chống dịch.

Các điều dưỡng trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người bệnh F0. Các điều dưỡng đang và đã kết thúc thời gian chi viện phòng, chống COVID-19 trong vòng 30 ngày (bao gồm cả thời gian cách ly) tính đến thời điểm tham gia điền phiếu khảo sát. Các điều dưỡng đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2021- 12/2021. Trong đó thời gian thu thập số liệu trong tháng 10/2021.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Áp dụng công thức cho nghiên cứu:

2 1− 2 2

Trong đó: n là số lượng điều dưỡng. Z (1-α/2)là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị α; trong nghiên cứu này lấy α = 0,05 với

Z(1-α/2) = 1,96 và độ tin cậy 95%. p: ước lượng

tỷ lệ kiệt sức của điều dưỡng trong COVID-19, theo một nghiên cứu trước chọn p = 0,44 ε: mức độ chính xác tương đối, trong nghiên cứu này chọn = 0,15. Thay vào công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là n = 257. Thực tế đã có 355 điều dưỡng tham gia hoàn thiện phiếu khảo sát, cao hơn 1,38 lần so với cỡ mẫu tối thiểu.

2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu

Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện để lựa chọn các đối tượng tham gia nghiên cứu. Thư mời tham gia nghiên cứu và hoàn thiện khảo sát được gửi tới các điều dưỡng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 qua nhiều kênh khác nhau (xem phần thu thập số liệu).

2.2.4. Công cụ nghiên cứu

- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:

thông tin nhân khẩu học, vị trí việc làm, thời gian làm việc/ngày, thời gian tham gia phòng, chống dịch.

- Bộ công cụ đánh giá tình trạng kiệt sức được xây dựng dựa trên công cụ Burnout Assessment Tool (BAT)5. Bộ công cụ gồm 02 phần:

(4)

+ Tình trạng kiệt sức gồm 18 câu đánh giá tần suất xuất hiện các biểu hiện đặc trưng của tình trạng kiệt sức của điều dưỡng trong COVID-19. Có 04 nhóm biểu hiện đặc trưng của tình trạng kiệt sức: kiệt sức tạm thời, giới hạn về tinh thần, suy giảm nhận thức và suy giảm cảm xúc. Có 05 mức độ biểu hiện gồm:

Không bao giờ xuất hiện, hiếm khi xuất hiện, thỉnh thoảng xuất hiện, hường xuyên xuất hiện, luôn luôn xuất hiện. Cách xác định điểm cắt của các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này chưa được các tác giả đề cập, bên cạnh đó các hướng dẫn về việc xác định điểm cắt của thang đo likert là chưa rõ ràng. Trong nghiên cứu này chúng tôi đề xuất cách phân loại thang điểm thành phần và của tổng thang đo như sau. Sử dụng giá trị trung bình tổng điểm của mỗi câu hỏi để phân thứ hạng tần suất xuất hiện các biểu hiện tình trạng kiệt sức của điều dưỡng trong COVID-19. Theo đó, biểu hiện có điểm trung bình càng cao thì tần suất xuất hiện càng nhiều.

Đối với tình trạng kiệt sức của điều dưỡng, giá trị trung vị (giá trị 15) của biến tổng điểm thang đo kiệt sức được sử dụng làm điểm cắt để phân chia đối tượng thành 02 nhóm có và không bị kiệt sức.

+ Các biểu hiện thứ cấp của tình trạng kiệt sức bao gồm 10 câu hỏi đánh giá tần suất xuất hiện các biểu hiện thứ cấp của tình trạng kiệt sức của điều dưỡng. Có 02 trạng thái biểu hiện gồm:

rối loạn tâm lý (Psychological complaints) và rối loạn tâm thần (psychosomatic complaints).

Có 05 mức độ biểu hiện gồm: không bao giờ xuất hiện, hiếm khi xuất hiện, thỉnh thoảng xuất hiện, hường xuyên xuất hiện, luôn luôn xuất hiện. Sử dụng giá trị trung bình tổng điểm của mỗi câu hỏi để phân thứ hạng tần suất xuất hiện

các biểu hiện tình thứ cấp của trạng kiệt sức thứ cấp của điều dưỡng trong COVID-19.

Các bộ công cụ được sử dụng làm tham chiếu cho việc xây dựng thang đo trong nghiên cứu này được công bố trên tạp chí theo hệ thống truy cập mở (Creative Commons (CC BY)).

Nhóm tác giả cam kết đã tuân thủ đúng các quy định về chính sách truy cập mở. Công cụ sử dụng cho nghiên cứu có bản gốc bằng tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt theo hướng dẫn của WHO. Điều tra thử trên 38 điều dưỡng chi viện miền Nam phòng, chống dịch theo các tiêu chuẩn lựa chọn ở trên để kiểm tra độ tin cậy. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo “Tình trạng kiệt sức” và thang đo “Các biểu hiện thứ cấp của tình trạng kiệt sức” lần lượt là 0,932 và 0,931.

2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin

Sử dụng ứng dụng KoBoTool Box để triển khai thu thập số liệu trực tuyến. Đường link khảo sát có tại địa chỉ https://ee.kobotoolbox.org/x/

WrBm4zJm. Thư mời tham gia và công cụ nghiên cứu được gửi đến Trưởng các đoàn cán bộ y tế của miền Bắc và miền Trung tham gia chi viện miền Nam phòng, chống dịch COVID và nhờ nhóm người này chuyển đường link khảo sát đến các điều dưỡng trong đoàn. Thư mời tham gia và công cụ nghiên cứu cũng sẽ được gửi tới các điều dưỡng thông qua kênh điều dưỡng trưởng của các bệnh viện có đoàn cán bộ y tế chi viện miền Nam phòng, chống dịch COVID. Gửi thư mời và công cụ nghiên cứu đến các điều dưỡng thông qua các kênh mạng xã hội như Zalo, Faceboook… Tổng số đã có 355 điều dưỡng thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đã tham gia hoàn thiện phiếu khảo sát.

(5)

2.2.6. Phân tích số liệu

Các phân tích được thực hiện bằng IBM-SPSS phiên bản 20.0. Sử dụng bảng tần số và tỷ lệ phần trăm để mô tả các các đặc điểm chung và tình trạng kiệt sức của đối tượng nghiên cứu.

Sử dụng phân tích trung bình (từng câu hỏi cho cả mẫu) và phân thứ hạng đối với các biểu hiện đặc trưng và thứ cấp của tình trạng kiệt sức.

2.2.7. Đạo đức nghiên cứu

Sự chấp thuận về đạo đức cho nghiên cứu này đã được cung cấp bởi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định theo Giấy chứng nhận số 2173/GCN-HĐĐĐ, ngày 01/10/2021”. Quá trình triển khai đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức được nêu trong Tuyên bố Helsinki năm 1975, được sửa đổi vào năm 2000.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3. 1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=355)

Biến số Đặc tính Số lượng Tỷ lệ %

Giới tính Nam 197 55,5

Nữ 158 44,5

Tình trạng hôn nhân

Đã kết hôn 250 70,4

Chưa kết hôn 95 26,8

Khác 10 2,8

Nhóm tuổi ≤ 30 136 38,3

> 30 219 61,7

Bằng cấp

Thạc sĩ/Chuyên khoa I 11 3,1

Đại học 136 38,3

Cao đẳng 160 45,1

Trung cấp 48 13,5

Vị trí làm việc Bệnh viện dã chiến 270 76,1

Bệnh viện điều trị 85 23,9

Trong tổng số 355 điều dưỡng tham gia phản hồi, tỷ lệ điều dưỡng nam giới tham gia chi viện nhiều hơn nữ giới; đa số đối tượng đã kết hôn (70,4%); tỷ lệ đối tượng có tuổi đời > 30 gấp khoảng 1,8 lần so với đối tượng ≤ 30 tuổi, phần

lớn điều dưỡng tham gia chi viện có trình độ cao đẳng và đại học; số điều dưỡng làm việc tại bệnh viện dã chiến cao hơn gấp 3,2 lần so với điều dưỡng làm việc tại bệnh viện điều trị.

(6)

3.2. Tình trạng kiệt sức

Bảng 3. 2. Các biểu hiện đặc trưng của tình trạng kiệt sức ở điều dưỡng trong COVID-19 (n=355)

Biểu hiện đặc trưng tình trạng kiệt sức Điểm trung bình

Thứ hạng

1 Tình trạng kiệt sức tạm thời 1,80 1

1.1 Tất cả mọi thứ tôi làm trong công việc đòi hỏi rất nhiều nỗ lực 2,63 1 1.2 Sau một ca làm việc, tôi cảm thấy khó phục hồi năng lượng của

mình 1,86 2

1.3 Vào cuối ca làm việc, tôi cảm thấy tinh thần kiệt quệ 1,82

1.4 Trong quá trình làm việc, tôi cảm thấy kiệt quệ về mặt tinh thần 1,81 4 1.5 Trong quá trình làm việc, tôi cảm thấy kiệt quệ về thể chất 1,8 5 1.6 Khi tôi cố gắng hết sức trong công việc, tôi nhanh chóng cảm

thấy mệt mỏi 1,66 6

1.7 Buổi sáng thức dậy, tôi thiếu năng lượng để bắt đầu một ngày

làm việc mới. 1,65 7

1.8 Tôi muốn chủ động trong công việc, nhưng tôi rất khó khăn để

thực hiện 1,19 8

2 Kiệt sức liên quan đến giới hạn về tinh thần của điều dưỡng 0,91 2 2.1 Tôi phải tự đấu tranh với bản thân để có sự nhiệt tình cho công

việc của mình 1,55 1

2.2 Trong quá trình làm việc, tôi không nghĩ nhiều về những gì tôi

đang làm và tôi hoạt động trên chế độ lái tự động 1,18 2 2.3 Tôi cảm thấy thờ ơ với công việc của mình 0,77

Kiệt sức liên quan đến suy giảm cảm xúc của điều dưỡng 0,79 3.1 Trong quá trình làm việc, tôi cảm thấy khó khăn để kiểm soát

được cảm xúc 0,87 1

3.2 Tôi có cảm giác khó chịu hoặc buồn bã trong khi công mà không

biết tại sao 0,85 2

Trong quá trình làm việc, tôi rất dễ nổi cáu khi mọi thứ không

theo ý mình 0,78

3.4 Trong quá trình làm việc, tôi có thể vô tình phản ứng thái quá 0,65 4 4 Kiệt sức liên quan đến suy giảm nhận thức của điều dưỡng 0,70 4

4.1 Trong quá trình làm việc, tôi khó tập trung 0,76 1

4.2 Tôi hay quên và mất tập trung trong công việc 0,68 2 4.3 Tôi hay mắc sai sót trong quá trình làm việc 0,67

(7)

“Đòi hỏi rất nhiều nỗ lực để hoàn thành công việc” là biểu hiện đặc trưng nhất của tình trạng kiệt sức tạm thời ở điều dưỡng. Tiếp đến là khả năng khó phục hồi năng lượng và tinh thần kiệt quệ khi kết thúc ca làm việc. Các biểu hiện ít gặp gồm thiếu năng lượng để bắt đầu một ngày làm việc mới và thiếu tính chủ động trong công việc. Khó tập trung là biểu hiện suy giảm nhận thức hay gặp nhất ở điều dưỡng trong COVID-19, tiếp theo là hay quên và mất tập trung, biểu hiện ít gặp nhất trong nhóm này là gặp sai sót trong công việc. Khó kiểm soát kiểm xúc là biểu hiện hay gặp nhất ở nhóm suy

giảm cảm xúc, tiếp theo là cảm giác khó chịu hoặc buồn vô cớ.

Bảng 3. 3. Phân loại tình trạng kiệt sức của điều dưỡng chi viện miền Nam phòng, chống dịch COVID-19 (n=355)

Tình trạng kiệt sức Số lượng Tỷ lệ %

Có 172 48,5

Không 183 51,5

Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ kiệt sức theo thang đo BAT của điều dưỡng trong nghiên cứu là 48,5%.

Bảng 3. 4. Các biểu hiện thứ cấp của tình trạng kiệt sức ở điều dưỡng trong COVID-19 (n=355) Các biểu hiện thứ cấp của tình trạng kiệt sức Điểm trung bình Thứ hạng

1 Các biểu hiện rối loạn tâm lý 2,0 1

1.1 Tôi khó ngủ hoặc hay tỉnh giấc và khó ngủ lại 2,14 1

1.2 Tôi cảm thấy căng thẳng và áp lực 1,78 2

1.3 Tôi có xu hướng lo lắng 1,76

1.4 Tiếng ồn và đám đông làm phiền tôi 1,32 4

1.5 Tôi bị các cơn hoảng loạn hoặc găp ác mộng 1,0 5

2 Các biểu hiện rối loạn tâm thần 1,78 2

2.1 Tôi bị đau cơ, ví dụ như ở cổ, vai hoặc lưng 1,92 1

2.2 Tôi bị đau đầu 1,72 2

2.3 Tôi bị bệnh về dạ dày và/hoặc đường ruột 1,68

2.4 Tôi thường xuyên bị ốm 0,95 4

2.5 Tôi bị đánh trống ngực hoặc đau ngực 0,89 5

Khó ngủ hoặc hay tỉnh giấc và khó ngủ lại là các biểu hiện hay gặp nhất về rối loạn tâm lý ở điều dưỡng trong COVID-19. Căng thẳng/áp lực và xu hướng lo lắng là các biểu hiện hay gặp tiếp theo. Các triêu chứng/biểu hiện đau cơ và đau đầu được các điều dưỡng báo cáo là các biểu hiện rối loạn tâm thần hiện hay gặp nhất.

IV. BÀN LUẬN

Sức khỏe tâm thần của điều dưỡng trong đại

dịch COVID-19 rất quan trọng, vì điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của họ và làm giảm chất lượng chăm sóc được cung cấp.

Nghiên cứu này nhằm khám phá tình trạng kiệt sức cũng như những biểu hiện đặc trưng và thứ cấp của tình trạng kiệt sức ở điều dưỡng trong COVID -19.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ kiệt sức của điều dưỡng trong COVID-19 là 48,5%. Kết

(8)

quả này cũng tương đồng so với nhiều nghiên cứu trước đây. Một báo cáo gần đây tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ các điều dưỡng bị kiệt sức mức độ cao theo thang đo Maslach Burnout Inventory (MBI) của từng nhóm yếu tố là từ 12,5% đến 54,2%; mức độ trung bình là từ 37,5% đến 51,7%4. Kết quả tương tự cũng được lặp lại trong một nghiên cứu được thực hiện giữa các điều dưỡng ở Hàn Quốc, nơi tình trạng kiệt sức cao có liên quan đến kiệt sức về cảm xúc, suy giảm cá nhân và năng lực cá nhân thấp6. Nghiên cứu được thực hiện ở Vũ Hán - Trung Quốc vào thời kỳ đầu bùng phát COVID-19 cho thấy mức độ kiệt sức cao hơn ở các điều dưỡng tuyến đầu với 41,5%, 27.6% và 39,5% điều dưỡng có báo cáo trong tình trạng kiệt sức về cảm xúc, suy giảm nhân cách và thành tích cá nhân7. Như vậy có thể thấy mặc dù các nghiên cứu ở các không gian, thời gian khác nhau và công cụ đo lường không đồng nhất nhưng cùng đưa ra một bức tranh chung đó là tình trạng kiệt sức của điều dưỡng trong COVID-19 là rất phổ biến.

Kiệt sức là một phản ứng đối với căng thẳng quá mức trong công việc, được đặc trưng bởi cảm giác kiệt quệ và thiếu nguồn cảm xúc (kiệt sức về cảm xúc); phản ứng tiêu cực và tách rời với người khác, thậm chí mất lý tưởng (phi cá nhân hóa) và suy giảm cảm giác về năng lực và hiệu suất trong công việc (giảm thành tích cá nhân). Kiệt sức có thể dẫn đến năng suất làm việc thấp, tăng sự cố y khoa, giảm số ngày làm việc, mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp và người bệnh, lạm dụng các chất kích thích và thuốc an thần, trầm cảm, tự tử, giảm chất lượng chăm sóc và sự hài lòng của người bệnh8. Kiệt sức của điều dưỡng là một trong các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với những tác động và hệ

lụy rất lớn không chỉ cho bản thân điều dưỡng mà còn với cả người bệnh và hệ thống chăm sóc sức khỏe của mỗi quốc gia9. Hiểu được tỷ lệ kiệt sức và đặc điểm của nhóm nguy cơ cao này trong bối cảnh COID-19 sẽ cung cấp bằng chứng hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách y tế để phát triển tốt hơn các quy trình sàng lọc nhằm xác định các chuyên gia chăm sóc sức khỏe dễ bị tổn thương cũng như thực hiện các biện pháp tổng thể tích cực thích hợp ngay lập tức.

Các yếu tố nguy cơ chính làm tăng tình trạng kiệt sức của điều dưỡng khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19 bao gồm: tuổi trẻ hơn, giảm hỗ trợ xã hội, mức độ sẵn sàng của gia đình và đồng nghiệp thấp để ứng phó với sự bùng phát COVID-19, gia tăng mối đe dọa từ COVID-19, thời gian làm việc lâu hơn trong khu vực cách ly, làm việc trong một môi trường rủi ro cao, làm việc trong các bệnh viện với nguồn nhân lực và cơ sở vật chất không đủ và không đảm bảo, khối lượng công việc tăng lên và trình độ đào tạo chuyên ngành thấp hơn về COVID-191

Một phát hiện nữa trong nghiên cứu này cũng cần được đề cập, trong 04 nhóm yếu tố gây kiệt sức của thang đo BAT thì các yếu tố thuộc về kiệt sức tạm thời được xếp hàng đầu. Các biểu hiện thứ cấp của tình trạng kiệt sức liên quan đến rối loạn tâm lý hay gặp hơn các biểu hiện liên quan đến rối loạn tâm thần. Kết quả này cũng có nhiều điểm tương đồng so với báo cáo nghiên cứu trên các điều dưỡng tuyến đầu chống dịch tại Vũ Hán và Thượng Hải, Trung Quốc năm 202010. Chúng tôi suy đoán rằng điều này có thể liên quan đến số người bệnh

(9)

phải chăm sóc (tại thời điểm nghiên cứu), mức độ nghiêm trọng và tiến triển nhanh chóng của nhiễm trùng COVID-19. Tại thời điểm nghiên cứu vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ nhưng nhiều bệnh nhân nhanh chóng suy kiệt và tử vong. Điều này có thể làm người điều dưỡng nhanh chóng bị kiệt sức, làm giảm sự tự tin và cảm giác hoàn thành công việc cá nhân của điều dưỡng.

Mặc dù đã mô tả được tình trạng, kiệt sức của điều dưỡng chi viện miền Nam chống dịch, tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn có nhiều hạn chế. Trước tiên phương pháp lấy mẫu thuận tiện có thể làm giảm tính tổng quát của kết quả nghiên cứu này. Ngoài ra, nghiên cứu này là một nghiên cứu quan sát cắt ngang nên chưa thể đánh giá được các tác động tâm lý ngắn hạn và dài hạn của dịch bệnh đối với các điều dưỡng tuyến đầu chống dịch.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về tình trạng kiệt sức của điều dưỡng chi viện miền Nam chống dịch COVID-19. Kết quả cho thấy tình trạng kiệt sức của điều dưỡng trong COVID-19 là rất phổ biến (48,5%). Thứ tự xuất hiện các biểu hiện đặc trưng của tình trạng kiệt sức ở điều dưỡng là: kiệt sức tạm thời, kiệt sức liên quan đến giới hạn về tinh thần, kiệt sức liên quan đến suy giảm cảm xúc, kiệt sức liên quan đến suy giảm nhận thức. Các biểu hiện thứ cấp của tình trạng kiệt sức liên quan đến rối loạn tâm lý hay gặp hơn các biểu hiện liên quan đến rối loạn tâm thần.

Cần có các nghiên cứu khám phá những tác

động tâm lý ngắn hạn và dài hạn của COVID-19 đối với các điều dưỡng. Đồng thời nghiên cứu các phương pháp ứng phó và biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho các điều dưỡng tuyến đầu chống dịch để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

TUYÊN BỐ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Các tác giả khẳng định không có xung đột lợi ích đối với các nghiên cứu, tác giả, và/hoặc xuất bản bài báo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. P G, I V, D F, A B, D K. Nurses’ burnout and associated risk factors during the COVID-19 pandemic: A systematic review and meta- analysis. Journal of advanced nursing 2021;77(8). doi:10.1111/jan.14839

2. Vizheh M, Qorbani M, Arzaghi SM, Muhidin S, Javanmard Z, Esmaeili M. The mental health of healthcare workers in the COVID-19 pandemic: A systematic review.

J Diabetes Metab Disord. 2020;19(2):1967- 1978. doi:10.1007/s40200-020-00643-9

3. Gualano MR, Sinigaglia T, Lo Moro G, et al. The Burden of Burnout among Healthcare Professionals of Intensive Care Units and Emergency Departments during the COVID-19 Pandemic: A Systematic Review. Int J Environ Res Public Health. 2021;18(15):8172.

doi:10.3390/ijerph18158172

4. Jose S, Dhandapani M, Cyriac MC. Burnout and Resilience among Frontline Nurses during COVID-19 Pandemic: A Cross-sectional Study in the Emergency Department of a Tertiary Care Center, North India. Indian J Crit Care Med. 2020;24(11):1081-1088. doi:10.5005/jp-

(10)

journals-10071-23667

5. Burnout Assessment Tool (BAT)- Development, Validity, and Reliability - PubMed. Accessed December 14, 2021. https://

pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33352940/

6. Jang Y, You M, Lee H, et al. Burnout and peritraumatic distress of healthcare workers in the COVID-19 pandemic.BMC Public Health 2021;21(1):2075. doi:10.1186/s12889-021- 11978-0

7. Hu D, Kong Y, Li W, et al. Frontline nurses’ burnout, anxiety, depression, and fear statuses and their associated factors during the COVID-19 outbreak in Wuhan, China: A large-scale cross-sectional study.

EClinicalMedicine. 2020;24:100424.

doi:10.1016/j.eclinm.2020.100424

8. Poghosyan L, Clarke SP, Finlayson M, Aiken LH. Nurse Burnout and Quality of Care: Cross- National Investigation in Six Countries. Res Nurs Health. 2010;33(4):288-298. doi:10.1002/

nur.20383

9. Prevalence and predictors of burnout among nurses during COVID-19: a cross-sectional study in hospitals in central Uganda | BMJ Open. Accessed February 10, 2022. https://

bmjopen.bmj.com/content/11/9/e054284 10. Yuxia Zhang, Chunling Wang, Wenyan Pan, et al. Stress, Burnout, and Coping Strategies of Frontline Nurses During the COVID-19 Epidemic in Wuhan and Shanghai, China - PubMed. Accessed December 14, 2021. https://

pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33192686/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đa số người dân chưa từng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà và phần đông người dân và hộ gia đình của họ sẵn sàng tham gia các dịch vụ này trong

Nghiên cứu này có mục tiêu cơ bản là xác định các yếu tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của