• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÌNH TRẠNG KIỆT SỨC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI NĂM 2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "TÌNH TRẠNG KIỆT SỨC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI NĂM 2019"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TÌNH TRẠNG KIỆT SỨC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI NĂM 2019

Nguyễn Tiến Hoàng*, Biện Huỳnh San Đan**, Phạm Văn An**, Bùi Nguyễn Thành Long***, Nguyễn Thành Luân****

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Kiệt sức chính là 1 trong những nguyên nhân chính gây ra sự mất an toàn trong môi trường y tế; là 1 trong những yếu tố có thể thay đổi để cải thiện chất lượng và điều kiện làm việc.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiệt sức trên đối tượng bác sĩ và điều dưỡng và các yếu tố liên quan đến an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi năm 2019.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích được thực hiện trên 99 bác sĩ và 294 điều dưỡng tại 9 khoa nội. Sử dụng bộ câu hỏi MBI để đánh giá tình trạng kiệt sức. Các câu hỏi được đánh giá trên thang đo Likert 7 điểm.

Kết quả: 16,7% điều dưỡng có thái độ tiêu cực so với bác sĩ (14,1%), 15% bác sĩ và điều dưỡng đều không cảm thấy tốt về thành tích cá nhân. Có 15% điều dưỡng cho biết họ mắc lỗi, sai sót trong quá trình làm việc tại bệnh viện, con số này ở bác sĩ là 23%.

Kết luận: Đánh giá tình trạng kiệt sức của nhân viên là hoạt động nghiên cứu cần thực hiện nhằm phát hiện sớm và có các giải pháp chủ động nhằm phòng ngừa sự cố y khoa, đảm bảo an toàn người bệnh.

Từ khóa: kiệt sức công việc, bác sĩ, điều dưỡng, an toàn người bệnh

ABSTRACT

BURNOUT SYNDROME OF MEDICAL STAFFS AND THE CORRELATION WITH PATIENT SAFETY:

A SURVEY AT CU CHI GENERAL HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY 2019

Nguyen Tien Hoang, Bien Huynh San Dan, Pham Van An, Bui Nguyen Thanh Long, Nguyen Thanh Luan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 1 - 2020: 115 - 120 Background: Scientific evidences have revealed that burnout can lead to medical errors Burnout is deemed to be a major modifiable factor in improving the working conditions.

Objectives: To determine the rate of burnout among healthcare staff and the relationship with patient safety issues at Cu Chi General Hospital in Ho Chi Minh City.

Methods: A cross-sectional study was conducted on 99 physicians and 294 nurses from 9 internal departments. Burnout was assessed by MBI with high level of reliability and validity. Each item could be answered on a 7-point Likert scale.

Results: The result shows 16.7% high depersonalization, 15% low personal accomplishment and 15% major medical errors in the last 12 months among nurses. In addition, 14.1% of doctors reported high depersonalization, 15% low personal accomplishment and 23% major medical errors.

Conclusion: Burnout and medical errors should be taken into account and carefully researched by hospital

*Bệnh viện Quân y 175 **Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi

***Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh ****Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thành Luân ĐT: 0938224102 Email: ntluanytcc@ump.edu.vn

(2)

administrators. Risk factors and appropriate solutions should be clearly defined, as to elevate general health of the medical staff and patient safety.

Keywords: burnout, nurse, physician, patient safety

ĐẶT VẤN ĐỀ

Kiệt sức trong công việc hay còn gọi là Hội chứng Burnout là một phản ứng tâm lý kéo dài xảy ra ở những cá nhân làm “công việc liên quan đến con người”, được xác định bởi ba khía cạnh:

kiệt sức về tinh thần, thái độ tiêu cực, và làm giảm hiệu năng(1).

Y văn cho thấy bác sĩ và điều dưỡng là hai đối tượng phổ biến mắc phải kiệt sức trong công việc(2,3,4). Bác sĩ và điều dưỡng là đối tượng lao động y tế đặc thù, chức trách từng vị trí là khác nhau, mỗi chuyên khoa có đặc điểm riêng biệt nhưng tính chất công việc đòi hỏi tất cả phải đảm bảo sự chính xác, xử lí tình huống nhanh chóng và trách nhiệm cao trước tính mạng, sức khỏe bệnh nhân(5,6). Tại Việt Nam, môi trường làm việc, quá tải bệnh viện dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng về thể chất và tinh thần là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải kiệt sức trong công việc(1,7,8,9). Ngoài ra, hội chứng kiệt sức được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các hành vi sai sót y khoa và an toàn người bệnh(4,10,11,12,13).

Tại Mỹ, các nghiên cứu cho thấy kiệt sức trong công việc là yếu tố góp phần gây ra các sai sót y khoa(13). Tuy nhiên, mối liên quan này chưa thực sự thống nhất giữa các tài liệu khi nghiên cứu khác kết luận không tìm thấy mối liên quan giữa kiệt sức trong công việc và hành vi dẫn đến sai sót y khoa(14).

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên 393 điều dưỡng và bác sĩ của các khoa khoa nội, khoa ngoại, khoa cấp cứu, khoa sản, khoa nhi tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi.

Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Cắt ngang phân tích.

Công cụ thu thập số liệu

Thông tin nền và đặc tính công việc bao gồm các câu hỏi thuộc phần thông tin cá nhân của bộ câu hỏi tự điền HSOPSC của AHRQ năm 2004 được dịch sang tiếng Việt theo phiên bản của Sở Y tế TP. HCMinh.

Đây là bộ câu hỏi khảo sát văn hoá an toàn người bệnh dựa trên ý kiến của nhân viên y tế, gồm 42 câu, xoay quanh 12 khía cảnh khảo sát, gồm: làm việc nhóm trong khoa, lãnh đạo khoa khuyến khích an toàn người bệnh, học tập – cải tiến liên tục, phản hồi sai sót, cởi mở trong thông tin về sai sót, tình trạng nhân lực, hành xử không buộc tội khi có sai sót, hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện, làm việc nhóm giữa các khoa, bàn giao và chuyển bệnh, nhận thức về an toàn người bệnh và tần suất báo cáo sự cố. Ngoài ra, bổ sung thêm 8 câu hỏi lần lượt về Vị trí công tác, giới tính, năm sinh, trình độ học vấn, thời gian trực đêm, % làm việc chuyên môn và % làm việc, số lượng bệnh nhân chăm sóc/ngày.

Khảo sát tình trạng kiệt sức trong công việc, nghiên cứu sử dụng bộ công cụ được chuẩn hóa, Maslach Burnout Inventory (MBI;

Maslach et al,1996). Mỗi câu được cho điểm từ thang điểm 0 “không bao giờ” cho đến thang điểm 6 “mỗi ngày”.

Phân tích số liệu

Tìm mối liên quan và khác biệt về 3 khía cạnh kiệt sức trong công việc với các yếu tố nền, tính chất công việc và mối quan hệ, giao tiếp trong công việc.

Tìm mối liên quan và khác biệt về hành vi dẫn đến sai sót y khoa với các yếu tố nền, tính chất công việc và mối quan hệ, giao tiếp trong công việc.

Tìm mối liên quan và sự khác biệt giữa hành vi dẫn đến sai sót y khoa và 3 khía cạnh kiệt sức trong công việc.

(3)

KẾT QUẢ

Đặc tính nền

Số điều dưỡng, bác sĩ phản hồi trong nghiên cứu chiếm 97%.

Bảng 1: Đặc tính mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Bác sĩ (%) Điều dưỡng (%) Giới

Nữ 23,23 89,46

Nam 76,77 10,54

Nhóm tuổi

≤ 30 tuổi 45,45 24,15

31-40 tuổi 34,34 68,37

≥41 tuổi 20,20 7,48

Đa số các điều dưỡng là nữ (89,46%) thuộc nhóm tuổi từ 31 - 40 (68,37%). Đa số các bác sĩ tham gia nghiên cứu tập trung ở độ tuổi từ <30 tuổi (45,45%) với giới tính nam nhiều hơn nữ (lần lượt là 76,77% so với 23,23%) (Bảng 1).

Bảng 2: Tính chất công việc

Đặc điểm Bác sĩ (%) Điều dưỡng (%) Khoa/phòng

Cấp cứu 13,13 15,65

Ngoại chỉnh hình 10,1 9,18

Ngoại thần kinh 6,06 6,8

Ngoai tổng hợp 8,08 8,84

Nhi 8,08 11,9

Nội tổng hợp 18,18 16,33

Nội tim mạch 16,16 8,84

Sản 10,1 14,97

Nhiệm vụ

Chuyên môn 74.75 61,56

Hành chính 0 6,8

Cả 2 25.25 31,63

Trình độ học vấn

Trung cấp 0 75,34

Cao đẳng 0 1,03

Đại học 60,61 20,21

Sau đại học 39,39 3,42

Thời gian làm việc tại BV

1-5 năm 47,47 7,48

6-10 năm 28,28 54,42

11-15 năm 13,13 33,67

16-20 năm 5,05 1,36

≥ 20 năm 6,06 3,06

Thời gian làm việc tại khoa

1-5 năm 58,59 10,08

6-10 năm 26,26 55,44

11-15 năm 10,1 29,93

Đặc điểm Bác sĩ (%) Điều dưỡng (%)

16-20 năm 3,03 1,02

≥ 20 năm 2,02 2,72

Thời gian làm việc mỗi tuần

<40 giờ 68,69 0

40-59 giờ 29,29 65,99

60-79 giờ 2,02 30,95

Thời gian làm việc mỗi ca

8-9 tiếng 26,26 39,12

10-11 tiếng 20,2 16,67

12-13 tiếng 26,26 22,11

>13 tiếng 27,27 22,11

Trực đêm trung bình

0 đêm 6,80

1 đêm 21,21 17,35

2 đêm 58,59 56,80

3 đêm 20,2 19,05

Trung bình người bệnh chăm sóc mỗi tuần

68,21 ±

44,75 57,59 ± 39,76

Xét về khía cạnh nhiệm vụ đảm nhiệm, công tác chuyên môn được đảm nhận chủ yếu (61,58%). Trình độ học vấn đa số của điều dưỡng là trung cấp (75,34%). Về khía cạnh thời gian làm việc tại bệnh viện và khoa, các điều dưỡng làm việc từ 6-10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt là 54,42% và 55,44%). Trung bình trong một tuần, đa số các điều dưỡng làm việc tại bệnh viện từ 40-59 giờ (65,99%) với đa số mỗi ca kéo dài trên 8-9 tiếng (39,12%) với trung bình 2 đêm trực mỗi tuần (56,8%). Mỗi tuần, trung bình các điều dưỡng phải chăm sóc cho 57,59 ± 39,76 bệnh nhân nội trú. Trung bình trong một tuần, đa số các bác sĩ làm việc tại bệnh viện từ 40-59 giờ (68,69%) với đa số mỗi ca kéo dài trên 13 tiếng (27,27%) với trung bình 2 đêm trực mỗi tuần (58,59%). Mỗi tuần, trung bình các bác sĩ được khảo sát chăm sóc, khám bệnh cho 68,21 ± 44,75 bệnh nhân nội trú (Bảng 2).

Tình trạng kiệt sức ở từng đối tượng

Tình trạng kiệt sức chung được xác định ở mức tương đối thấp ở cả 2 đối tượng (15% ở Bác sĩ và 13% ở Điều dưỡng). Trong đó, điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao ở Thái độ tiêu cực, còn bác sĩ có thành tích cá nhân ở mức thấp chiếm tỷ lệ cao 23,2% (Hình 1).

(4)

Gây ra các sự cố, lỗi

Về số lượng hành vi dẫn đến sai sót y khoa được báo cáo trong 12 tháng qua, ghi nhận được 20,27% trên tổng số các điều dưỡng được nghiên cứu báo cáo sai. Với bác sĩ, ghi nhận 35,4% số bác

sĩ báo cáo có hành vi dẫn đến sai sót y khoa trong 12 tháng vừa qua. Cụ thể 20,3% bác sĩ trực tiếp mắc phải và 23,22% bác sĩ có liên quan đến các hành vi dẫn đến sai sót y khoa (Hình 2).

Hình 1: Tình trạng kiệt sức ở từng đối tượng

Hình 2: Tỷ lệ nhân viên gây ra sự cố, lỗi Mối liên quan giữa các khía cạnh kiệt sức và

các yếu tố

Bảng 3 là mô hình đa biến giữa cac biến độc lập là EE, DP và PA với các biên đặc tính nền.

Kết quả cho thấy các mối liên quan giữa các đặc tính nền với từng khía cạnh kiệt sức trong công việc được khảo sát. Trong đó ghi nhận số ca làm việc mỗi tuần và số giờ làm việc là 1 trong những yếu tố tác động mạnh lên tình trạng kiệt sức về mặt tinh thần (EE), trong ghi đó, những

người có thâm niên làm việc tại bệnh viện lại có sự giảm đáng kể về thành tích cá nhân (PA).

Xét mối liên quan giữa tình trạng kiệt sức và vấn đề an toàn người bệnh, nhận thấy sự liên quan giữa giảm thành tích cá nhân và thái độ tiêu cực với việc sai sót trong sử dụng thuốc và gây nhiễm khuẩn bệnh viện ở nhân viên y tế.

Kết quả cho thấy, người có điểm thành tích cá nhân giảm sẽ tăng nguy cơ gây sai sót trong sử dụng thuốc lên 2.44 lần và gây nhiễm khuẩn

(5)

bệnh viện lên 1,45 lần. Tương tự, người có thái độ tiêu cực cao sẽ có nguy cơ làm tăng khả năng

nhiễm khuẩn bệnh viện lên 1,54 lần (Hình 3).

Bảng 3: Mối liên quan giữa đặc tính nền, tính chất công việc với từng khía cạnh kiệt sức

EE DP PA

Giới tính (nam) 3,45 (1,33 – 9,38) 2,23 (1,24 – 4,03) 2,18 (1,16 – 4,1)

Tuổi 3,97 (1,2 – 13,6)

Trình độ học vấn ↑1,8 (1,1 – 3,12) 2,15 (1,2 – 3,8)

Số năm làm việc 4,2 (1,2 – 10)

Số giờ làm việc mỗi ca 8,21 (1,76 – 38,24) 2,35 (1,25 – 4,42)

Số ca làm việc mỗi tuần 5,47 (2,15 – 14,1) 2,78 (1,35 – 5,72)

Hài lòng với người bệnh 0,64 (0,24 – 0,87) 0,37 (0,22 – 0,6)

Hài lòng với lãnh đão 0,3 (0,12 – 0,77)

Hình 3: Mối liên quan giữa tình trạng kiệt sức và vấn đề an toàn người bệnh

BÀN LUẬN

Kiệt sức trong công việc là một phần quan trọng trong vấn đề chăm sóc sức khỏe lao động nhưng vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kiệt sức trong công việc và hành vi dẫn đến sai sót y khoa. Kết quả nghiên cứu gợi ý nếu giải quyết các vấn đề về thời gian và môi trường làm việc, các nhà quản lý bệnh viện có thể nâng cao chất lượng tinh thần, thái độ và hiệu năng của điều dưỡng, bác sĩ, góp phần giảm áp lực, kiệt sức trong công việc, gián tiếp cải thiện vấn đề an toàn người bệnh.

KẾT LUẬN

Đánh giá tình trạng kiệt sức của nhân viên là hoạt động nghiên cứu cần thực hiện nhằm phát hiện sớm và có các giải pháp chủ động nhằm

phòng ngừa sự cố y khoa, đảm bảo an toàn người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pirincci E, Vicdanli SS (2015). Burnout Levels of Assistant Physicians Working at a Turkish University Hospital. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 46(2):330-338.

2. Banerjee S, Califano R, Corral J, et al (2017). Professional burnout in European young oncologists: results of the European Society for Medical Oncology (ESMO) Young Oncologists Committee Burnout Survey. Ann Oncol, 28(7):1590-1596.

3. Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (2017). Tổng quan:

điều kiện làm việc của nhân viên y tê. URL:

http://nioeh.org.vn/tam-sinh-ly-lao-dong-ecgonomi/tong-quan- dieu-kien-lam-viec-cua-nhan-vien-y-te.

4. Nantsupawat A, Nantsupawat R, Kunaviktikul W, Turale S, Poghosyan L (2016). Nurse Burnout, Nurse-Reported Quality of Care, and Patient Outcomes in Thai Hospitals. J Nurs Scholarsh, 48(1):83-90.

5. Maslach C, Leiter MP (2016). Understanding the burnout experience: recent research and its implications for psychiatry.

World Psychiatry, 15 (2):103-111.

6. Scheepers RA, Boerebach BC, Arah OA, Heineman MJ, Lombarts KM (2015). A Systematic Review of the Impact of Physicians' Occupational Well-Being on the Quality of Patient Care. Int J Behav Med, 22(6):683-698.

(6)

7. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2012). Phân tích thực trạng và đề xuất sửa đổi bổ sung một số chế độ phụ cấp đối với cán

bộ, viên chức ngành y tế. URL:

http://www.hspi.org.vn/vcl/Phan-tich-thuc-trang-va-de-xuat- sua-doi-bo-sung-mot-so-che-do-phu-cap-doi-voi-can-bo-vien- chuc-nganh-y-te-t56-7942.html.

8. Lê Thu Thùy (2017). Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện trung ương trên địa bàn Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Kinh Tế.

9. Lebares CC, Guvva EV, Ascher NL, O'Sullivan PS, Harris HW, Epel ES (2018). Burnout and Stress Among US Surgery Residents: Psychological Distress and Resilience. J Am Coll Surg, 226(1):80-90.

10. Nguyễn Việt (2016). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quá tải bệnh viện tại một số khoa điều trị nội trú của bệnh viện Bạch Mai năm 2016. Đại học Y Hà Nội.

11. Chambers CN, Frampton CM, Barclay M, McKee M (2016).

Burnout prevalence in New Zealand's public hospital senior medical workforce: a cross-sectional mixed methods study. BMJ Open, 6(11):e013947.

12. de Oliveira GS, Chang R, Fitzgerald PC, et al (2013). The prevalence of burnout and depression and their association with adherence to safety and practice standards: a survey of United States anesthesiology trainees. Anesth Analg, 117(1):182-193..

13. Shanafelt TD, Balch CM, Bechamps G, et al (2010). Burnout and medical errors among American surgeons. Ann Surg, 251(6):995- 1000.

14. Van Bogaert P, Timmermans O, Weeks SM, van Heusden D, Wouters K, Franck E (2014). Nursing unit teams matter: Impact of unit-level nurse practice environment, nurse work characteristics, and burnout on nurse reported job outcomes, and quality of care, and patient adverse events--a cross-sectional survey. Int J Nurs Stud, 51(8):1123-1134.

Ngày nhận bài báo: 14/11/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/11/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan