• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tăng cường hợp tác quốc tẽ phát triển kinh tế biển bền vững

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Tăng cường hợp tác quốc tẽ phát triển kinh tế biển bền vững"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tăng cường hợp tác quốc tẽ phát triển kinh tế biển bền vững

o NGỌC ANH

Viện Chiến lược, chỉnh sách tài nguyên và môi trường

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và chủ quyển đường bờ biển, vùng biển đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển và hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Trước những cơ hội và thách thức để bảo vệ và khai thác nguồn lợi biển một cách hiệu quả, phát triển kinh tế biển bền vững, Việt Nam luôn quan tâm và chú trọng mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế biển, đặt vấn đề này trong các chủ trương đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế và khu vực.

Tiềm năng kinh tế biển thu hút cơ hội hợp tác quốc tế

Với hơn3nghìn km đường bờ biển Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển (KTB), đónggóp vàosự tăng trưởng KT- XH của đất nước. Việt Nam đã, đang tăngcường mở rộng hợptác quốc tế trên mọi lĩnh vực, tham gia vào chuỗi giá trị toàncầu, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển KTB bền vững được coi làxu thế tất yếu. Trước tiênlà lợi thế về giao thông giao thương, Việt Nam có nhiều lợi thế khi nằm gần các tuyến đường hàng hải kết nối quốc tế và khu vực, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành hàng hải,công nghiệp tàu thủyvà dịch vụ vận tải.Mạng lưới cảng biển được hình thành cùng các tuyến đường bộ, đường sắt ven biển nối với các tỉnh, thành phố sâu trong đất liền giúp vận chuyển nhanh chóng hàng hóa xuất nhập khẩu đến và đi ở mọi miền đấtnước.

Vùng biển Việt Nam nằm tại khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, có các vịnh kín, độ sâu lớn,thuận lợilàmcảng nước sâu, là cầu nối giaothương giữa nhiều cường quốc kinh tế trên thê giới.

Bên cạnh đó, nhắcđến tiềm năng

KTBViệtNam khôngthê' thiếu sự phát triển củangành khaithácvà chế biến khoáng sản. Vùng biển Việt Nam có trên 30 loại hình khoáng sản với trữ lượng khai thác khác nhau thuộc các nhóm:

Nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý, khoáng sản lỏng,...

Trong đó, tiềm năng khai thác dầu khí có vai trò quan trọng trong việc đảmbảo an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp to lớn vào tăng trưởng chung của đất nước. Vùng ven biển còn phát hiện đượccácsa khoáng, khoáng vật nặngcủa các nguyên tốquý hiếm như: Titan, ziacon, xeri,...

dưới đáy biển còn có các mỏ cát vật liệu xây dựng với trữ lượng lớn; nguồn năng lượng tiềm tàng từ nước biển cũng là những tiềm lực lớn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

VỊ trí vùng biển ViệtNam còn được coilàđắc địavới hơn 3.260 km đường bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, hình thành các vịnh, ghềnh đá,... đem lại cho nước ta hơn700.000 km2 vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Công ước Luật Biển năm 1982). Việt Nam còn có hơn 3000 hòn đảo lớn,

nhỏ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do những yếu tô' phức tạp của lịch sử, địa lý và pháp lý, tại Biển Đông cũng có nhiều tranh chấp liên quan đến Việt Nam về chủ quyền,lãnhthổ và phân định biển chưa được giải quyết. Hơn nữa, với bờ biển chạy dọc Biển Đông, môi trường phát triển củađất nước liên quan mật thiết đến tình hình an ninh, truyền thống và phi truyền thống, tại vùng biển này.

Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng trên 120 bãi biển đẹp, trongđó, mộtsô' bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãi biển và vịnh đẹp hàng đầu thế giới, như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nang), Phú Quốc (Kiên Giang), Eo Gió (BìnhĐịnh),vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, vịnh Hạ Long,... Sự phong phú, đa dạng về tài nguyên tự nhiên và văn hóađặc trưng vùng biển, đảo cũng góp phần tạo ra những tiềm năng to lớn và lợi thê' so sánh cho du lịch biển Việt Nam. Vùng biển Việt Nam lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều khu vực ấm quanh năm, tạothuận lợi thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Do đó, biển,hảiđảo Việt Nam hội tụ đầy đủ những yếu tô' thuận lợi phát Tàinguyênvà Môi trương 4E

Kỳ 1-Tháng 3/2021

(2)

triển để phát triển du lịch biển, đặc biệttrong bối cảnh du lịch đã, đang được Chính phủ quan tâm đẩy mạnh phát triển như một ngành công nghiệp “không khói” mũi nhọn. Mặt khác, đường bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam cũng đặt ra những yêu cầu cấp thiếtvềđảm bảo chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải. Đó là một trong những thựctiễn khách quan đòi hỏi việc thúc đẩy sự mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển để không chỉkhai thác tối đa các tiềm năng, phát triển KTB bền vững mà còn đảm bảocáccông ước quốctế về biển được tôntrọng, bảovệ chủ quyền lãnhthổ và lãnh hải ViệtNam.

Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về biển

Việt Nam đã thiết lập và mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế với nhiều quốc gia có tiềm lực mạnh, qua đó tạo nền tảng cho việc hợp tác cũng như tận dụng sự hỗ trợ để phát triểntoàn diện về kinh tế, KHCN vàBVMT biến.

Các hoạt động đối ngoại nói chung và hợptácquốc tế về biển nói riêng đãgópphầnquantrọng vào việc tăng cường sự tin cậy chính trị, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới; từng bước giải quyết các tranh chấp trên biển;

tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để phát triển; đồngthời, giúp huy động các nguồn lực, tri thức cần thiết để phục vụ công cuộc CNH-HĐH đainước.

Trước bối cảnh phát triển kinh tế trong tình hình mới, Hội nghị lầnthứ Tám, BanChấp hành Trung ương Đảng (Khoá XII) đã ban hành Nghị quyết số 36- NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 36). Đây là một trong số ít Nghị quyết có tầm định hướng dài hạn và có ý nghĩa đặc

OC Tài nguyênvà Môi trưởng Kỳ 1-Tháng 3/2021

biệt quantrọng đối với công cuộc phát triển KTB và đảm bảo QP-AN trên hướng biển. Trong đó, vấn đề chủ động,tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển là 1 trong 7 giải pháp cơ bản được đề ra để phát triển KTB bền vững song song với đảm bảo QP-AN trong dài hạn,... Các vấn đề về hợp tác quốc tế phát triển bền vững KTB được đặt ra trong 6 nhiệm vụ cụ thể và xuyên suốt, gồm: Quản trị biển và đại dương, quản lý tổng hợp vùng bờ; phát triển KTB, venbiển; nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển; điều tra cơ bản, nghiên cứu KH-CN, phát triển nguồn nhân lực biển; BVMT biển, phòng tránh thiên tai, ứng phó với BĐKH và nước biển dâng; bảo đảm QP-AN, đối ngoại và thông tin tuyên truyền.

Trong phát triển KTB, ven biển có chú trọng đến phát triển kếtcấu hạtầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, trong đó có pháttriển du lịch tàu biển và hệ thống cảng biển du lịch. Phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, đặc biệtcác cảng nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợpcông nghiệp, dầu khí, khoáng sản, năng lượng tái tạo,... Tăng cường mối liên kết chuyênngành giữa các cảng lớn trong nước với các cảng khu vực và quốc tế;

phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

Xây dựng kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp có tính dẫn dắt và hạtnhân cho chuỗi hoạtđộng dầu khí và khoáng sản; nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh cung cấp dịch vụ dầu khí, tiến hành có hiệu quả các hoạt động

đầu tư về dầu khí nước ngoài.

Mở rộng hệ thống mạng lưới tuyến đường ống vận chuyển dầu khí dưới biển đểtăng tính kết nối nội địa, từng bước kết nối vào mạng lưới đường ống khuvực.

Pháttriển đồng bộ hệ thống kếtcấu hạ tầng thuỷ sản, gắn kết các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần nghề cá, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và tiêu thụ. Tăng cường bảo vệ, tái tạo nguồn lợithủy sản, nhất là các giống loài thủy sản quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng; nghiên cứu ngư trường phục vụ quy hoạch phát triển các ngành, nghề thủy sản hiệu quả cao, bền vững; nghiên cứu tham gia cáchiệpđịnh nghề cá khu vực và thế giới.

Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao ở vùng ven biển thân thiện với môitrường, công nghiệp nền tảng, công nghệ nguồn. Phát triển hợp lý các ngành sửa chữa và đóng tàu, lọc hoá dầu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ.

Việt Nam đặt ra mục tiêu chung thúc đẩy đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển bền vững KTB nhằm huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tri thức, kinh nghiệm vàtranh thủ tối đa sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế và các đối tác, góp phần thực hiện thành công các quan điểm, mục tiêu, chủ trương lớn, khâu đột phá và giải pháp chủ yếu được đề ratại Nghị quyết 36; đónggóp tích cựcvà có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế về vấn đề biển và đại dương;

nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vựcvàtrêntrường quốc tế.B

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động xúc tiến du lịch Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế cần được đẩy mạnh để thu hút khách du lịch và nâng cao uy tín, chất lượng của khu du

Thứ hai, cần có cơ chế thúc đẩy thu hút các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển các dự án nhằm

Câu 41: Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các nước của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là do.. sự hợp tác,

Trong tiến trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các chính sách đổi mới, thu hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chức

Du lịch bên vững se co ke hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu câu vê kinh tê, xã hội, thâm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự tọÉm vẹn vê văn hóa đa

Hình thức thu thập thông tin 158 chỉ tiêu phát triển bền vững được thu thập thông qua các nguồn sau: - 65 chỉ tiêu thu từ Điều tra thống kê, trong đó chủ yếu là thu từ các cuộc điều

Nên, vấn đề đặt ra cho việc phát triển sinh kế bền vững của người K’ho ở Lâm Đồng hiện nay là cần những giải pháp để phát triển các nguồn vốn của tộc người này ở tương lai nhằm đạt được

Các doanh nghiệp chỉ tập trung khai thác nguồn lực, chưa thực sự tiến hành chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý Việc các nhà đầu tư FDI chưa thực sự thúc đẩy hoạt động chuyển