• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực hành hỗ trợ tuân thủ điều trị của người chăm sóc ...

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Thực hành hỗ trợ tuân thủ điều trị của người chăm sóc ..."

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thực hành hỗ trợ tuân thủ điều trị của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt quản lý tại trạm y tế xã, phường, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình năm 2021

Đỗ Thị Hạnh Trang1, Nguyễn Thị Ngọc2 TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng thực hành hỗ trợ tuân thủ điều trị (TTĐT) cho bệnh nhân tâm thần phân liệt (TTPL) của người chăm sóc chính (NCSC) và các yếu tố liên quan.

Phương pháp:Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện qua phỏng vấn 317 NCSC của người bệnh TTPL đang được quản lý tại các trạm y tế thuộc thành phố Hoà Bình năm 2021, sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc.

Kết quả:Tỷ lệ NCSC có thực hành đạt là 76,3%. Có kiến thức tốt về bệnh TTPL, có điều kiện kinh tế gia đình ở mức trung bình trở lên và chăm sóc người bệnh có thời gian uống thuốc trên 5 năm là các yếu tố liên quan đến thực hành hỗ trợ TTĐT.

Kết luận:Tỷ lệ thực hành đạt của NCSC chưa cao. Nghiên cứu gợi ý sự cần thiết của các can thiệp nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về hỗ trợ TTĐT của NCSC cho bệnh nhân TTPL, đặc biệt là ở nhóm có điều kiện kinh tế khó khăn và có thời gian chăm sóc người bệnh chưa lâu.

Từ khóa:người chăm sóc chính, tâm thần phân liệt, thực hành, tuân thủ điều trị, Hoà Bình.

Primary caregivers’ support for treatment adherence among patients with schizophrenia managed by commune health stations in Hoa Binh city, Hoa Binh province, 2021

Do Thi Hanh Trang1, Nguyen Thi Ngoc2 5

Objective: This study aimed to explore practice among primary caregivers related to treatment adherence support of patients with schizophrenia managed by commune health stations in Hoa Binh city, Hoa Binh province.

Methods:This was a cross-sectional study. Data were collected from 317 primary caregivers of

(2)

patients with schizophrenia managed by commune health stations in Hoa Binh city, Hoa Binh province in 2001 through face-to-face interview, using a structured questionnaire.

Results: The proportion of primary caregivers who practiced proper care was 76.3%. Factors associated with proper practices related to treatment adherence include adequate knowledge about caring for patients with schizophrenia, family income at normal level or above, and caring for patients having been treated for more than 5 years.

Conclusion: The study suggests the importance of interventions aimed to enhance knowledge and practice among primary caregiversin supporting treatmentadherence ofpatients withschizophrenia, especially for those from low-income family and having short-time experience of care.

Key words:primary caregivers, schizophrenia, practice, treatment adherence, Hoa Binh.

Tác giả:

1 Trường Đại học Y tế Công cộng

2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hoà Bình Email: dtht@huph.edu.vn

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó bao gồm các bệnh lý về sức khỏe tâm thần (SKTT). Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh lý tâm thần nặng với các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Tổn thương của bệnh thể hiện ở các rối loạn về nhận thức, tư duy, tri giác, cảm xúc, hành vi... của người bệnh1

Điều trị TTPL là quá trình mất rất nhiều thời gian và công sức. Việc điều trị tại cộng đồng với các liệu pháp hoá dược phối hợp với liệu pháp lao động phục hồi chức năng tâm lý xã hội là những liệu pháp chủ đạo để thực hiện mục tiêu tái hoà nhập người bệnh với gia đình và cộng đồng. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã nhận định việc TTĐT ở người bệnh TTPL là điều kiện tiên quyết trong việc điều trị thành công và không tái phát bệnh1-3. Người bệnh

TTPL do không hoàn toàn ổn định về sức khỏe nên thường không tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, không tự điều trị được nên cần có sự hỗ trợ, giám sát từ người chăm sóc khi điều trị tại cộng đồng, trong đó vai trò của người hỗ trợ chăm sóc, giám sát rất quan trọng; họ là những người sẽ nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng, đủ theo hướng dẫn của bác sỹ, đưa đi khám định kỳ, hỗ trợ người bệnh tái hòa nhập với cộng đồng4. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về thực hành hỗ trợ TTĐT của NCSC của người bệnh TTPL.

Tại thành phố Hòa Bình, số lượng người bệnh TTPL có xu hướng tăng dần qua các năm (năm 2016 là 288 người, năm 2017 là 297 người, năm 2018 là 314 người, năm 2019 là 323 người), tỷ lệ người bệnh tái khám định kỳ là thấp so với các huyện khác trong tỉnh5. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng thực hành hỗ trợ TTĐT và các yếu tố liên quan

(3)

của NCSC bệnh nhân TTPL quản lý tại trạm y tế (TYT) thuộc thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình và các yếu tố liên quan, cung cấp bằng chứng cho các chính sách và can thiệp nhằm nâng cao năng lực chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân TTPL của NCSC, từ đóp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và quản lý bệnh nhân TTPL tại địa phương.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế:Nghiên cứu có thiết kế cắt ngang Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình trong thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021.

Đối tượng nghiên cứu:Số liệu được thu thập trên 317 NCSC của bệnh nhân TTPL được quản lý điều trị ngoại trú tại các TYT thuộc thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình và thoả mãn các điều kiện: 1) có tuổi từ 18 trở lên; 2) đã đăng ký tại TYT là NCSC cho người bệnh TTPL có hồ sơ bệnh án đang quản lý điều trị ngoại trú tại các TYT thuộc thành phố Hoà Bình; 3) Cư trú thường xuyên tại địa phương và là người trực tiếp đưa người bệnh TTPL đến khám và lĩnh thuốc hàng tháng tại TYT (được xác nhận bởi cán bộ TYT); và 4) đồng ý tham gia nghiên cứu.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:

Cỡ mẫu được tính toán dựa trên công thức ước lượng 1 tỷ lệ :

1− 22 2

Trong đó

n: là cỡ mẫu tối thiểu

z: là hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì z = 1,96

p là tỷ lệ NCSC có thực hành chăm sóc người bệnh TTPL về TTĐT đúng, p = 0,452

d: sai số tuyệt đối chấp nhận, d = 0,07

Thay số vào công thức trên ta có n = 194,04, làm tròn thành 195. Dự phòng 10% đối tượng nghiên cứu bỏ cuộc, như vậy cỡ mẫu tối thiểu là 215 NCSC. Tại thời điểm thu thập số liệu, trên địa bàn thành phố Hòa Bình có 317 người bệnh TTPL đang được quản lý tại các TYT.

Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ, mỗi người bệnh lựa chọn 01 NCSC thỏa mãn yêu cầu lựa chọn đối tượng để đánh giá dựa trên khung mẫu là danh sách NCSC đã đăng ký tại TYT. Trên thực tế có tổng số 317 NCSC tham gia nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc. Các câu hỏi được thiết kế dựa trên tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh TTPL của Bộ Y tế (6), nội dung chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng năm 2020 đang triển khai thực hiện tại các TYT thuộc thành phố Hòa Bình, đồng thời có ý kiến tư vấn của bác sỹ điều trị TTPL tại thành phố Hòa Bình, đảm bảo phù hợp, dễ hiểu cho đối tượng là NCSC. Điều tra viên là các cán bộ y tế có kinh nghiệm tham gia chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm thần (SKTT) tại các xã, phường của thành phố Hoà Bình, được tập huấn trước khi thu thập số liệu. Các thông tin trong bộ câu hỏi đều được so sánh, đối chiếu với bệnh án đang được lưu trữ trên địa bàn nhằm đảm bảo tính chính xác. Ngày phỏng vấn được lựa chọn trùng với ngày cấp phát thuốc định kỳ tại TYT hàng tháng, thực hiện tại 1 phòng trống trong

(4)

TYT nhằm tận dụng không gian, thời gian và được thông báo trước để NCSC của người bệnh sắp xếp thời gian tham gia. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài trung bình 20 phút.

Biến số nghiên cứu:nghiên cứu gồm các nhóm biến số chính sau:

+ Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, bao gồm các thông tin nhân khẩu học như năm sinh, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu thập hộ gia đình, quan hệ với người bệnh;

năm người nhà bắt đầu điều trị bệnh và tình trạng bệnh của người nhà khi điều trị tại cộng đồng, khoảng cách từ nhà đến TYT, và kiến thức về bệnh và TTĐT bệnh TTPL(bao gồm hiểu biết về: biểu hiện của bệnh, nguyên tắc điều trị bệnh, thời điểm cần đi khám, tần suất cần đi khám và lĩnh thuốc tại trạm y tế xã hàng tháng, cách thức người bệnh uống thuốc điều trị, cách thức giúp người bệnh hòa nhập cộng đồng, biện pháp phòng bệnh TTPL)

+ Thực hành chăm sóc hỗ trợ TTĐT, bao gồm những hoạt động đã thực hiện để chăm sóc người bệnh TTPL tại nhà, thời gian đưa đi khám và lĩnh thuốc tại trạm y tế, cách thức hỗ trợ người bệnh sử dụng thuốc, theo dõi phản ứng phụ của thuốc sau uống, giúp người bệnh hòa nhập cộng đồng và xử lý khi người bệnh có biểu hiện tái phát.

Phân tích số liệu:

Số liệu được làm sạch, nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1 và phân tích SPSS 20.0. Thống kê mô tả và thống kê suy luận được sử dụng.

Tiêu chuẩn đánh giá thực hành chăm sóc người bệnh TTPL dựa trên hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế tại Quyết định số 2058/QĐ-BYT ngày 14/5/20206, bao gồm 6 câu hỏi. Trả lời đúng

mỗi câu hỏi đánh giá thực hành được 1 điểm, tổng điểm tối đa về thực hành là 6 điểm. Tổng điểm thực hành chung của đối tượng từ 4 điểm trở lên (trên 60% tổng số điểm) được cho là có thực hành đạt về hỗ trợ TTĐT cho người bệnh

3 2

Kiểm định Khi bình phương, tỷ số chênh OR và khoảng tin cậy 95% và mức ý nghĩa p<0.05 được sử dụng nhằm xác định mối liên quan giữa thực hành với các biến độc lập.

Đạo đức nghiên cứu:Nghiên cứu được sự cho phép của TTYT thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình và được thực hiện khi đã đươc Hội đồng Đạo đức Trường Đại học Y tế Công cộng thông qua tại Quyết định số 51/2021/YTCC-HD3 ngày 17/02/2021.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Nội dung (n=317) n (%)

Giới tính Nam 129 (40,7%)

Nữ 188 (59,3%)

Tuổi

Dưới 60 tuổi 239 (75,4%) Từ 60 tuổi trở

lên 78 (24,6%)

Nghề nghiệp

Nông dân 119 (37,5%) Nội trợ 53 (16,7%) Hưu trí 32 (10,1%) Công nhân

viên chức 74 (23,3%) Tự do 39 (12,3%)

(5)

Trình độ học vấn

Dưới THPT 104 (32,8%) THPT trở lên 213 (67,2%) Tình trạng

kinh tế hộ gia đình

Nghèo/cận

nghèo 192 (60,6%) Bình thường

trở lên 125 (39,4%) Khoảng

cách từ nhà đến TYT

Dưới 3 km 184 (58,0%) Từ 3 km trở

lên 133 (42,0%) Kiến thức

về bệnh và TTĐT

bệnh 3

Đạt 74 (23,3%)

Không đạt 243 (76,7%)

Kết quả bảng 1 cho thấy, NCSC tham gia vào nghiên cứu là nữ chiếm tới 59,3%, cao hơn so với tỷ lệ nam giới (40,7%). Phần lớn đối tượng nghiên cứu có độ tuổi dưới 60 tuổi, chiếm 75,4%. Người nhiều tuổi nhất là 81 tuổi, ít tuổi nhất là 22 tuổi. Độ tuổi trung bình của NCSC là 49,6 tuổi. Đối tượng nghiên cứu là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất, 37,5%, công nhân viên chức chiếm 23,3%, chỉ có 10,1% là hưu trí và 12,3% làm nghề tự do. Có tới 67,2% NCSC có trình độ học vấn từ THPT trở lên. Tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, có 192 NCSC ở hộ gia đình nghèo/cận nghèo (chiếm 60,6%). Khoảng cách từ nhà đối tượng nghiên cứu đến trạm y tế phần nhiều là dưới 3 km (chiếm 58,0%). Tỷ lệ NCSC có kiến thức về bệnh và TTĐT bệnh TTPL đạt chỉ chiếm tỷ lệ 23,3%.

3.2. Thực hành hỗ trợ TTĐT bệnh TTPL của NCSC

Bảng 2. Thực hành chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt

Nội dung (n=317) Đạt (n; %) Chăm sóc hỗ trợ sinh hoạt cho

người bệnh tại nhà

164 (51,7%) Đưa người bệnh đến khám và lĩnh

thuốc tại trạm y tế hàng tháng đúng thời điểm

317 (100%) Hỗ trợ người bệnh uống thuốc

điều trị đúng cách

232 (73,2%) Thực hiện theo dõi phản ứng phụ

của thuốc điều trị sau khi người bệnh đã uống thuốc

277 (87,4%) Xử trí đúng khi người bệnh có

biểu hiện tái phát

215 (67,8%) Giúp người bệnh hòa nhập cộng

đồng (hỗ trợ tham gia các hoạt động lao động, trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt đoàn thể…)

317 (100%)

Thực hành chung về hỗ trợ TTĐT 242 (76,3%) Kết quả ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ NCSC thực hiện đưa người bệnh đến khám và lĩnh thuốc tại TYT hàng tháng đúng thời điểm và tỷ lệ hỗ trợ người bệnh hoà nhập cộng đồng đạt tỷ lệ tuyệt đối, chiếm 100%. Trong khi đó, tỷ lệ NCSC thực hiện các hoạt động chăm sóc hỗ trợ sinh hoạt cho người bệnh tại nhà, xử trí đúng cách khi người bệnh có biểu hiện tái phát, hỗ trợ người bệnh uống thuốc điều trị đúng cách và theo dõi phản ứng phụ của thuốc chiếm tỷ lệ thấp hơn khá nhiều, lần lượt là 51,7%, 67,8%, 73,2% và 87,4%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NCSC có thực hành chung hỗ trợ TTĐT cho người bệnh TTPL đạt chỉ chiếm 76,3%.

(6)

3.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành hỗ trợ TTĐT của NCSC

Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến thực hành hỗ trợ TTĐT bệnh TTPL của NCSC Yếu tố

Thực hành TTĐT

p OR

(95% CI) Không đạt n

(%) Đạt n (%)

Giới tính Nam 93 (72,1%) 36 (27,9%)

0,141 0,67 (0,39-1,18)

Nữ 149 (79,3%) 39 (20,7%)

Nhóm tuổi Dưới 60 tuổi 188 (78,7%) 51 (21,3%)

0,089 1,64 (0,88-3,00) Từ 60 tuổi trở lên 54 (69,2%) 24 (30,8%)

Trình độ học vấn Dưới THPT 83 (79,8%) 21 (20,2%)

0,310 1,34 (0,74-2,50) THPT trở lên 159 (74,6%) 54 (25,4%)

Tình trạng kinh tế hộ gia đình

Bình thường trở lên 109 (87,2%) 16 (12,8%)

0,001

3,02 (1,60 – 5,94) Nghèo/cận nghèo 133 (69,3%) 59 (30,7%)

Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế

3 km trở xuống 136 (73,9%) 48 (26,1%)

0,232 0,72 (0,40-1,27) Trên 3 km 106 (79,7%) 27 (20,3%)

Kiến thức về bệnh và TTĐT

bệnh TTPL

Đạt 67 (90,5%) 7 (9,5%)

0,001 3,72 (1,59-10,05) Không đạt 175 (72%) 68 (28,0%)

Thời gian người bệnh dùng thuốc

Trên 5 năm 102 (82,3%) 22 (17,7%)

0,047 1,76 (1,01 – 3,23) 5 năm trở xuống 140 (72,5%) 53 (27,5%)

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thực hành hỗ trợ TTĐT bệnh TTPL của NCSC gồm tình trạng kinh tế hộ gia đình, kiến thức về bệnh và TTĐT bệnh TTPL và thời gian người bệnh dùng thuốc. Những NCSC ở các hộ gia đình có điều kiện kinh tế từ mức bình thường trở lên có khả năng có thực hành đạt cao gấp 3 lần so với NCSC ở các hộ nghèo hoặc cận nghèo (OR

=3,02, KTC 95%: 1,60-5,94). Tương tự như vậy, những NCSC có kiến thức về bệnh TTPL và TTĐT bệnh đạt có khả năng thực hành đạt cao gấp gần 4 lần so với NCSC có kiến thức không đạt (OR=3,72, KTC95%: 1,59-10,05).

NCSC chăm sóc người bệnh TTPL đã dùng thuốc trên 5 năm có khả năng có thực hành hỗ trợ TTĐT bệnh TTPL đạt cao gần gấp 2 lần so với NCSC chăm sóc người bệnh TTPL đã dùng thuốc trong thời gian từ 5 năm trở xuống (OR=1,76, KTC95%: 1,01-3,23).

4. BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi bước đầu cung cấp bằng chứng về thực trạng thực hành hỗ trợ TTĐT đối với bệnh nhân TTPL và các yếu tố liên quan của NCSC cho những bệnh nhân TTPL đang được quản lý tại các trạm y tế thuộc thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình . Đây cũng

(7)

là một trong số ít những nghiên cứu đề cập đến vấn đề quan trọng này tại Việt Nam hiện nay.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% NCSC thực hiện đưa người bệnh đến khám và lĩnh thuốc tại TYT hàng tháng đúng thời điểm. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây của Đinh Quốc Khánh thực hiện năm 2010 tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc (91%)2và của Hồ Xuân thực hiện năm 2001 tại Tiên Du, Bắc Ninh (74,5%)

7. Tỷ lệ NCSC giúp người bệnh hòa nhập cộng đồng như tham gia lao động, sinh hoạt xã hội hòa nhập cộng đồng chiếm tới 100%. Kết quả này của chúng tôi cao hơn hẳn so với kết quả tại các nghiên cứu khác đã tiến hành trước đây2,7 Các kết quả trên gợi ý cho thấy công tác chăm sóc SKTT tại cộng đồng phần nào đã có sự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, so với nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh và nghiên cứu của Hồ Xuân nêu trên, tỷ lệ NCSC hỗ trợ người bệnh uống thuốc điều trị đúng cách trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn thấp hơn (73,2% so với 90%2 và 84,3%7). Tỷ lệ NCSC theo dõi phản ứng phụ của thuốc điều trị sau khi người bệnh uống thuốc (87,4%), thực hiện các hoạt động chăm sóc người bệnh tại nhà (51,7%) và xử trí đúng cách khi người bệnh có biểu hiện tái phát (67,8%) vẫn còn ở mức thấp. Các kết quả này cho thấy, mặc dù y tế địa phương đã có nhiều nỗ lực trong thúc đẩy công tác chăm sóc SKTT tại cộng đồng, việc đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và hỗ trợ thay đổi hành vi cho người chăm sóc bệnh nhân TTPL để họ hiểu đúng, đủ và thực hiện tốt việc hỗ trợ TTĐT cho người bệnh là rất quan trọng. Tỷ lệ NCSC có thực hành hỗ trợ TTĐT chung trong nghiên cứu của chúng tôi đạt 76,3%, cao hơn đáng kể so với nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh năm 2010 tại

Vĩnh Phúc (44%)2. Sự khác nhau này có thể do sự cải thiện hiệu quả trong công tác chăm sóc SKTT tại cộng đồng tại thời điểm nghiên cứu so với 10 năm trước đó. Sự khác biệt cũng có thể do những khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội ở hai địa bàn nghiên cứu khác nhau. Cần có thêm các nghiên cứu khác với cùng chủ đề để cung cấp thêm bằng chứng về thực trạng thực hành hỗ trợ TTĐT của NCSC của người bệnh TTPL ở Việt Nam, làm cơ sở cho việc cải thiện chính sách cũng như các can thiệp nhằm tăng cường hiệu quả công tác chăm sóc SKTT thần tại cộng đồng.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy NCSC có kiến thức đạt về bệnh và TTĐT đối với bệnh TTPLđạt có khả năng có thực hành hỗ trợ TTĐT đạt cao gấp gần 4 lần so với NCSC có kiến thức chưa đạt (OR=3,719, KTC95%: 1,628-8,507).

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh tiến hành năm 2010 tại Vĩnh Phúc2. Kết quả này góp phần khẳng định sự cần thiết phải duy trì và cải thiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc người bệnh TTPL của NCSC đang thực hiện tại Thành phố Hoà Bình, từ đó mang lại hiệu quả nâng cao thực hành của họ.

Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng kinh tế hộ gia đình với thực hành hỗ trợ TTĐT của NCSC, trong đó NCSC thuộc hộ gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn có khả năng thực hành tốt viêc hỗ trợ TTĐT cao hơn. Điều này có thể giải thích do NCSC khi có gánh nặng kinh tế, phải lo lắng để chi trả cho các nhu cầu tối thiểu của các thành viên trong gia đình sẽ không có nhiều thời gian và không thể bỏ nhiều công sức chăm sóc người bệnh TTPL,

(8)

họ cũng không có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc chăm sóc người bệnh8. Kết quả nghiên cứu này gợi ý rằng các can thiệp nhằm đẩy mạnh chăm sóc SKTT tại cộng đồng cần đặt ưu tiên cho các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. Việc nâng cao nhận thức cho NCSC cũng cần đi kèm với các biện pháp hỗ trợ nguồn lực, ổn định sinh kế, phát triển kinh tế gia đình cho những hộ gia đình có điều kiện kinh tế ở mức thấp.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm NCSC đang chăm sóc người bệnh bắt đầu dùng thuốc điều trị tại nhà trên 5 năm có khả năng có thực hành chăm sóc người bệnh TTPL về TTĐT đạt cao gấp 2 lần nhóm NCSC đang chăm sóc người bệnh bắt đầu dùng thuốc điều trị tại nhà từ 5 năm trở xuống. Vấn đề này cũng dễ hiểu do NCSC khi thực hiện chăm sóc người bệnh TTPL, thời gian người bệnh dùng thuốc càng lâu thì dần sẽ hình thành thói quen hỗ trợ cho NCSC, từ đó thực hành chăm sóc của họ cũng sẽ tốt hơn những trường hợp mới dùng thuốc điều trị tại nhà trong thời gian ngắn. Điều này góp phần gợi ý các chiến lược nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hỗ trợ TTĐT của NCSC cho bệnh nhân TTPL có thể đặt ưu tiên cao hơn đối với nhóm NCSC mới thực hiện chăm sóc người bệnh. Bên cạnh đó, những NCSC lâu năm có thể là nguồn lực tham gia chia sẻ các kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh của họ với những NCSC mới, chưa có nhiều kinh nghiệm.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Nghiên cứu của chúng tôi là một trong số ít nghiên cứu ở Việt Nam tìm hiểu thực trạng thực hành hỗ trợ TTĐT của NCSC cho bệnh nhân TTPL và các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên

cứu cho thấy tỷ lệ thực hành hỗ trợ TTĐT của NCSC còn ở mức chưa cao, đạt 76,3%. Có kiến thức về bệnh TTPL và TTĐT bệnh tốt, sống trong hộ gia đình có điều kiện kinh tế ở mức trung bình trở lên và có thời gian chăm sóc người bệnh TTPL trên 5 năm là các yếu tố có chiều hướng thúc đẩy thực hành hỗ trợ TTĐT ở NCSC. Các kết quả này gợi ý sự cần thiết của các can thiệp nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về hỗ trợ TTĐT của NCSC cho bệnh nhân TTPL, đặc biệt là ở nhóm có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn và nhóm có thời gian chăm sóc người bệnh còn chưa lâu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Thị Tuyết. Đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân tâm thần phân liệt tại 3 xã Đa Tốn, Phù Đổng, Dương Xá huyên Gia Lâm, thành phố Hà Nội năm 2004. 2004.

2. Đinh Quốc Khánh. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà và một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc ở 3 xã, thị trấn huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc năm 2010, Đại học Y tế công cộng; 2010.

3. Hou S, et al. Exploring the burden of the primary family caregivers of schizophrenia patients in Taiwan. Psychiatry Clin Neurosci.

2008;62(5).

4. WHO. World Mental Health Day - A hidden illness. https://www.who.int/vietnam/vi/news/

detail/09-10-2008-world-mental-health-day- a-hidden-illness. Published 2008. Accessed

(9)

September 20th, 2021.

5. Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình.Báo cáo tổng kết chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.2019.

6. Bộ Y tế. Quyết định số 2058/QĐ-BYT ngày 14/5/2020 về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp”. In. Hà Nội 2020

7. Hồ Xuân. Đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc bệnh tâm thần phân liệt tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 2001.

8. Acosta FJ, Bosch E, al. e. Evaluation of noncompliance in schizophrenia patients using electronic monitoring (MEMS) and its relationship to sociodemographic, clinical and psychopathological variables Schizophr Res.

2009;107:213-217.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bài năm 2012 về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về SKSS của học sinh các trƣờng trung học phổ

Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã tiến hành thu thập các tài liệu sơ cấp bao gồm: Kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm về quản lý rừng của các nước trên thế giới; thể