• Không có kết quả nào được tìm thấy

thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

197 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI

Nguyễn Thị Ngọc Châu

Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức

Tóm tắt: Bài viết sử dụng phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn sâu để khảo sát: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi; thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ;

thực trạng vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi; kết quả 210 giáo viên mầm non đã nhận thức được sự cần thiết phải phát triển vốn từ cho trẻ. Tuy nhiên, họ mới chỉ nhận thức phát triển vốn từ cho trẻ chủ yếu về mặt số lượng, chưa chú ý nhiều đến chất lượng. Giáo viên chưa linh hoạt khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học; chưa khai thác được ưu thế của hoạt động khám phá khoa học đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi. Kết quả khảo sát 120 trẻ cho thấy vốn từ của trẻ chưa cao, chưa đồng đều giữa bé trai và bé gái; có sự chênh lệch lớn giữa trẻ ở thành phố và nông thôn. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện pháp giúp giáo viên tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi nói riêng một cách hiệu quả hơn.

Từ khóa: Khám phá khoa học, phát triển vốn từ, trường mầm non, trẻ 3 - 4 tuổi.

1. Mở đầu

Hoạt động KPKH có nhiều lợi thế trong việc PTVT cho trẻ. Khi trực tiếp tham gia hoạt động này, trẻ được tận mắt nhìn, sờ, ngửi, nghe, cảm nhận bằng các giác quan… từ đó trẻ sẽ thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp, khám phá thế giới xung quanh. [1]. Vì vậy, việc tiếp thu kiến thức và lĩnh hội VT của trẻ sẽ trở nên hiệu quả hơn. Thực tế ở các trường MN, khi tổ chức hoạt động KPKH, GV thường chú trọng tới mục tiêu phát triển nhận thức, ít chú ý đến PTVT cho trẻ.

Việc PTVT chưa được đặt trong tính hệ thống, trong sự kết hợp giữa các hoạt động khác nhau.

Trẻ chưa có nhiều cơ hội được giao tiếp, chia sẻ, diễn đạt ý tưởng của mình; các hoạt động KPKH chưa thực sự tạo được môi trường ngôn ngữ tích cực cho trẻ. Mặt khác, đa số giáo viên còn gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm biện pháp PTVT cho trẻ trong hoạt động KPKH.

Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ, PTVT, hoạt động KPKH của trẻ, đã được nhiều tác giả trong nước và nước ngoài quan tâm, với nhiều phương diện khác nhau: Đinh Hồng Thái [2,tr 34], Hoàng Thị Phương [3], Linda & Catherine [4], Owens [5], Lưu Thị Lan [6], Nguyễn Xuân Khoa [7], Nguyễn Thị Nga [8], Nguyễn Thị Thu Hiền [9], Worth, K [10], Nguyễn Thị Ngọc Châu [11]... Các công trình nghiên cứu trên, đều tập trung vào các biện pháp tổ chức hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ như hoạt động đọc, kể chuyện, hệ thống trò chơi… nhưng đi sâu nghiên cứu tổ chức hoạt động KPKH như là phương tiện để PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tiến hành một cách có hệ thống. Trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi muốn tìm hiểu nhận thức của GV khi tổ chức hoạt động KPKH cho Ngày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021.

Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Châu. Địa chỉ email: nguyenthingocchau@hdu.edu.vn

(2)

198

trẻ 3 - 4 tuổi; mức độ VT của trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN. Qua đó, chúng ta thấy được vì sao hoạt động này chưa được sử dụng nhiều để phát triển VT, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp khắc phục, để GV có thể tổ chức hoạt động KPKH nhằm phát triển VT cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi nói riêng, và phát triển các lĩnh vực khác đạt hiệu quả hơn.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

*Khách thể và địa bàn: 210 GV dạy lớp 3 - 4 tuổi ở một số trường MN Thanh Hóa; 120 trẻ 3 – 4 tuổi của ở 04 trường MN trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trưsờng MN Lam Sơn, Trường MN Thực Hành - ĐHHĐ, Trường MN Hợp Thắng – Triệu Sơn, Trường MN Lương Sơn- Thường Xuân). Mỗi trường MN được khảo sát, lựa chọn 1 lớp 3 - 4 tuổi, mỗi lớp chọn ngẫu nhiên 30 trẻ để nghiên cứu, trong đó cân đối giữa bé trai – bé gái.

*Nội dung điều tra: Nhận thức của GV về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ PTVTcho trẻ 3 - 4 tuổi. Thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ: Việc lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi khi tổ chức hoạt động KPKH; biện pháp được sử dụng trong tổ chức hoạt động KPKH, hình thức tổ chức hoạt động KPKH; những thuận lợi, khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động KPKH; các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động KPKH PTVTcho trẻ 3 - 4 tuổi. Thực trạng VT của trẻ 3 - 4 tuổi

*Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (Ankets) GVMN; thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu; đo vốn từ của trẻ gồm VT tiếp nhận và VT biểu đạt bằng công cụ của Pham, G., &

Tipton,T (2018) [12]; xử lí số liệu điều tra bằng phương pháp SPSS và Microsoft Excel 2010.

*Thời gian điều tra: Khảo sát được tiến hành từ tháng 01/ 2019 đến tháng 04/2019 2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.1. Nhận thức của GV về tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

a. Về mức độ cần thiết và mục tiêu PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Biểu đồ 1. Nhn thc ca GV v mức độ cn thiết ca vic PTVT

Đa số GV đều cho rằng PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi rất cần thiết (chiếm 92,86%), chỉ có 15/210 GV (chiếm 7.14%) cho rằng cần thiết. Không có GV nào phủ nhận sự cần thiết của việc PTVT đối với trẻ 3 - 4 tuổi. Điều này càng khẳng định, PTVTcho trẻ 3-4 tuổi nói riêng và trẻ MN nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục MN, giúp trẻ có

92.86 7.14

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

(3)

199 vốn từ vựng phong phú.

Bng 1. Nhn thc ca GV v mc tiêu PTVT cho tr mu giáo 3 - 4 tui

STT Mục tiêu Số lượng

(n = 210)

Tỉ lệ (%)

1 Giúp trẻ gia tăng số lượng từ 210 100.00

2 Giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ 197 93.81

3 Giúp trẻ sử dụng từ trong tình huống giao tiếp phù hợp 181 86.19

4 Mục tiêu khác… (VD: phát âm đúng) 80 38.09

Bảng 1 cho thấy: 100% GV cho rằng mục tiêu PTVT là để Giúp trẻ gia tăng số lượng từ.

Tiếp đó, các mục tiêu khác cũng được GV đánh giá cao là Giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ (197/210, chiếm 93.81%). Mục tiêu Giúp trẻ sử dụng từ trong tình huống giao tiếp phù hợp (181/210, chiếm 86.19%). Thực tế, hầu hết GV nhận thức được mục tiêu PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi, GV cho rằng PTVT là nhiệm vụ rất quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, thông qua đó sẽ giúp trẻ giao tiếp tốt với mọi người xung quanh, diễn đạt ý kiến của mình cho người khác hiểu.

b. Nhận thức của GV về nhiệm vụ PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Bng 2. Nhn thc ca GV v nhim v PTVT cho tr mu giáo 3 - 4 tui

STT Nhiệm vụ Số lượng (n = 210) Tỉ lệ (%)

1 Gia tăng số lượng từ 210 100.00

2 Cơ cấu từ loại hợp lí trong vốn từ của trẻ 193 91.90

3 Giúp trẻ hiểu nghĩa của từ 187 89.05

4 Giúp trẻ tích cực hóa vốn từ 179 85.24

5 Ý kiến khác... 78 37.14

Bảng 2 cho thấy: Hầu hết GV đã nhận thức được các nhiệm vụ PTVT cho trẻ 3-4 tuổi với hơn 85% GV được khảo sát đã lựa chọ cả 4 nhiệm vụ PTVT là Giúp trẻ tích cực hóa vốn từ.

Đặc biệt, tất cả 100% GV cho rằng Gia tăng số lượng từ là nhiệm vụ PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi.

Kết quả phỏng vấn sâu cũng thống nhất với kết quả khảo sát bằng phiếu: Nhiều GV cho rằng PTVT là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ, nhằm giúp trẻ có thêm nhiều từ và các kĩ năng khác như: thể hiện mong muốn, ý nghĩ, nhu cầu của bản thân.

Nhiệm vụ giúp trẻ tích cực hóa vốn từ được nhiều GV lựa chọn nhưng chưa phải là nhiệm vụ được GV lựa chọn nhiều nhất. Đây chính là hạn chế trong nhận thức của GV bởi vì mục đích cuối cùng của PTVT cho trẻ là trẻ có thể sử dụng được từ trong giao tiếp. Hiểu được điều này, GV sẽ tạo cơ hội cho trẻ được sử dụng từ trong các tình huống có ý nghĩa.

2.2.2. Thực trạng giáo viên tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi a. Mức độ lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi khi tổ chức hoạt động KPKH

Bng 3. Mức độ lng ghép mc tiêu PTVT cho tr 3 - 4 tui khi t chc hoạt độngKPKH

Mục tiêu

Mức độ (n=210)

Điểm TB

Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh

thoảng

Không bao giờ SL Tỉ lệ

(%)

SL Tỉ lệ (%)

SL Tỉ lệ (%)

Gia tăng số lượng từ ở trẻ 65 30.95 145 69.05 0 0 1.31 1

(4)

200

Trẻ hiểu được nghĩa của từ 59 28.10 151 71.90 0 0 1.28 2 Trẻ biết sử dụng từ trong các

hoàn cảnh giao tiếp có ý nghĩa 29 13.81 181 86.19 0 0 1.14 3 b. Nội dung PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi trong các chủ đề của hoạt động KPKH.

Bng 4. Mức độ lng ghép ni dung PTVT cho tr 3 - 4 tui vào các ch đề KPKH

Chủ đề KPKH

Mức độ (n=210)

Điểm TB

Thứ bậc Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL Tỉ lệ

(%)

SL Tỉ lệ (%)

SL Tỉ lệ (%)

Động vật 85 40.48 125 59.52 0 0 1.40 1

Đồ vật 75 35.71 135 64.29 0 0 1.36 2

Một số hiện tượng tự nhiên 58 27.62 152 72.38 0 0 1.28 5 Các bộ phận của cơ thể con

người 61 29.05 149 70.95 0 0 1.29 4

Thực vật 62 29.52 148 70.48 0 0 1.30 3

Như vậy, hầu hết GV đều thực hiện đảm bảo mục tiêu PTVT thông qua các nội dung của KPKH. Tuy nhiên, nội dung chủ đề động vật được GV tiến hành mức độ lồng ghép PTVT ở mức cao nhất, sau đó lần lượt đến chủ đề Đồ vật, Thực vật, Các bộ phận của cơ thể con người, Một số hiện tượng tự nhiên. Các GV cho biết: Động vật xuất hiện xung quanh, trẻ có thể nhìn thấy tận mắt, sờ mó… nên rất hứng thú và lĩnh hội vốn từ rất nhanh”. Tương tự như thế, đối với các chủ đề đồ vật, thực vật, các bộ phận cơ thể con người, các GV cho biết: “Đây là những thứ xung quanh trẻ, trẻ có thể trực tiếp tiếp xúc nên trẻ tiếp thu rất nhanh các từ ngữ chỉ các chủ đề này.” Đối với chủ đề Một số hiện tượng tự nhiên, GV cho rằng đây là chủ đề xa với trẻ, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc nên việc tiếp thu vốn từ vựng về chủ đề này khó khăn hơn các từ thuộc chủ đề khác, vì vậy, vốn từ chủ đề này của trẻ ít hơn”.

c. Biện pháp GV đã sử dụng trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi Bảng 5 cho thấy: Các biện pháp có mức độ sử dụng thường xuyên nhất là Tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với từng chủ đề khám phá,biện pháp Tăng cường cho trẻ quan sát đối tượng kết hợp với sử dụng câu hỏi mở Sử dụng trò chơi PTVT. Điều này cho thấy GV đã biết áp dụng các biện pháp phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc trưng của hoạt động KPKH. Qua trao đổi với GV, chúng tôi thấy, hầu như GV chủ yếu sử dụng các biện pháp truyền thống. Các biện pháp ít được sử dụng là do lớp đông, hơn nữa biện pháp này được thực hiện thông qua các biện pháp khác nên ít thực hiện hơn.

Bng 5. Các bin pháp s dng trong t chc hoạt động KPKH PTVT cho tr 3 - 4 tui

Biện pháp

Mức độ (n=210)

Điểm TB

Thứ bậc Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL Tỉ lệ

(%)

SL Tỉ lệ (%)

SL Tỉ lệ (%)

Tăng cường cho trẻ quan sát đối 109 51.90 45 21.43 56 26.67 1.25 2

(5)

201 Biện pháp

Mức độ (n=210)

Điểm TB

Thứ bậc Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL Tỉ lệ

(%)

SL Tỉ lệ (%)

SL Tỉ lệ (%) tượng kết hợp với sử dụng câu hỏi mở

Sử dụng đa dạng, phong phú đồ

dùng trực quan PTVT 97 46.19 52 24.76 61 29.05 1.17 5 Sử dụng trò chơi PTVT 114 54.29 23 10.95 73 34.76 1.20 3 Sử dụng tình huống có vấn đề gắn

với ngữ cảnh cụ thể tạo cơ hội cho

trẻ được giao tiếp 95 45.24 60 28.57 55 26.19 1.19 4 Tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn

với từng chủ đề khám phá 76 36.19 114 54.29 20 9.52 1.27 1 Sử dụng thí nghiệm khoa học đơn

giản 28 13.33 116 55.24 66 31.43 0.82 6

Sử dụng dự án khám phá khoa học 18 8.57 76 36.19 116 55.24 0.53 7 d. Về hình thức tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Bng 6. Các hình thc t chc hoạt động KPKH nhm PTVT cho tr 3 - 4 tui

Các hình thức

Mức độ (n=210)

Điểm TB

Thứ bậc Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL Tỉ lệ

(%)

SL Tỉ lệ (%)

SL Tỉ lệ (%)

Trò chơi 86 0.95 118 56.19 6 2.86 1.38 1

Hoạt động tham quan, dạo

chơi 73 34.76 135 64.29 2 0.95 1.34 2

Hoạt động lao động 75 35.71 117 5.71 18 8.57 1.27 3 Hoạt động trong sinh hoạt

hàng ngày 27 12.86 117 55.71 66 31.43 0.81 4

Bảng 6 cho thấy, hình thức tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua trò chơi được GV sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là hình thức: Hoạt động tham quan, dạo chơi; Hoạt động lao động; Hình thức được GV ít sử dụng nhất là hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày: ăn, ngủ, Qua thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu chúng tôi thấy GV đều nhìn nhận vai trò của trò chơi đối với việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ. Chính vì vậy, họ đã nhận thấy được mức độ ảnh hưởng và tác động sư phạm của tổ chức hoạt động KPKH đối với phát triển ngôn ngữ, trong đó có VT ở trẻ.

e. Về những thuận lợi, khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm PTVTcho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

* Thuận lợi

Đa số GV biết cách tổ chức các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ luôn hào hứng, thích thú khi tham gia các HĐKPKH, trẻ tự tin, linh hoạt. Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo

(6)

202

dục gia đình và nhà trường cũng là điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức HĐKPKH nhằm PTVT cho trẻ.

* Khó khăn

Phần lớn GV đều nhận thấy khi tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT từ cho trẻ 3 - 4 tuổi có rất nhiều khó khăn. Phần lớn “GV chưa linh hoạt khi sử dụng các biện pháp tổ chức HĐKPKH”.

Ngoài ra “Áp lực công việc của GV MN trong một ngày; thiếu thời gian chuẩn bị tổ chức các HĐKPKH” và "GV chưa nhận thức rõ về bản chất và ý nghĩa, nhiệm vụ PTVT cho trẻ" là những khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức các hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ.

Trao đổi với GV ở các trường khảo sát, chúng tôi ghi nhận thêm thông tin: GV chủ yếu tìm kiếm các giáo án sẵn có trên Internet, sử dụng năm này qua năm khác mà ít chỉnh sửa, bổ sung hoặc lấy từ các giáo án soạn sẵn; những nguồn tư liệu này không thể hiện rõ tổ chức hoạt động KPKH hướng tới PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi.

g. Về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động KPKH PTVTcho trẻ MG 3 – 4 tuổi.

Bng 7. Các yếu t ảnh hưởng đến t chc hoạt động KPKH nhm PTVT cho tr mu giáo 3 - 4 tui

Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ (n=210)

Điểm TB

Thứ bậc Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ SL Tỉ lệ

(%)

SL Tỉ lệ (%)

SL Tỉ lệ (%) Phương pháp, biện pháp tổ

chức hướng dẫn của GV 123 58.57 78 37.14 9 4.29 1.54 1 Cơ sở vật chất trang thiết bị,

tài liệu, môi trường giáo dục

ở trường mầm non 115 54.76 91 43.33 4 1.90 1.53 2

Nội dung hoạt động giáo dục 99 47.14 97 46.19 14 6.67 1.40 4 Sự phối hợp của nhà trường

với gia đình 93 44.29 112 53.33 5 2.38 1.42 3

Bảng 7 cho thấy: GV nhận thức được vai trò của mình trong việc PTVT cho trẻ giúp GV chú ý hơn đến cách sử dụng các phương pháp giảng dạy linh hoạt hơn. Như vậy, việc xây dựng biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi là cần thiết giúp GV dễ dàng áp dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động nói chung và hoạt động KPKH nói riêng.

2.2.3. Thực trạng mức độ PTVTcủa trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

* Kết quả chung về mức độ PTVTcủa trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Bng 8. Kết qu chung v mức độ PTVT ca tr mu giáo 3 - 4 tui N

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn Vốn từ tiếp nhận (40 từ) 120 21.00 40.00 28.55 3.86

Vốn từ biểu đạt (80 từ) 120 37.00 59.00 47.70 5.33

Bảng 8 cho thấy: Trung bình VT của trẻ 3 - 4 tuổi chưa cao. Vốn từ tiếp nhận của trẻ đạt mức trung bình là 28.55/40 từ. Trong đó, có trẻ đạt được mức tối đa là hiểu được 40/40 từ. Trẻ đạt được mức độ thấp nhất là hiểu được 21/40 từ. Khi trực tiếp quan sát trẻ trong các hoạt động

(7)

203 cho thấy, nhiều trẻ chưa hiểu yêu cầu của cô giáo hoặc chưa biết phải thực hiện yêu cầu đó như thế nào. Cụ thể: Chúng tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi bán hàng, nhiều trẻ lúng túng không biết tham gia thế nào. Khi được hướng dẫn cụ thể, trẻ không biết hỏi và trả lời thế nào. Nhiều trẻ quay sang nghịch đồ chơi, trêu bạn. Nhìn chung, trẻ chưa hiểu được yêu cầu của cô và chưa chủ động tham gia hoạt động. Như vậy, kết quả khảo sát và quan sát cho thấy, phần lớn trẻ chưa chủ động thể hiện ý kiến của mình, chưa chịu khó giao tiếp nhằm hình thành vốn từ cho mình. Điều này cho thấy, trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, GV chưa quan tâm đến phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy, vốn từ của trẻ chưa được nâng cao.

* Vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi theo giới tính

Bng 9. Vn t ca tr mu giáo 3 - 4 tui theo gii tính

Vốn từ tiếp nhận Vốn từ biểu đạt

Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái

N 68 52 68 52

Giá trị nhỏ nhất 21.00 21.00 37.00 37.00

Giá trị lớn nhất 35.00 40.00 59.00 59.00

Giá trị trung bình 28.20 29.08 47.22 48.25

Độ lệch chuẩn 3.62 4.19 5.06 5.72

Bảng 9 cho thấy: Về vốn từ tiếp nhận: Mặc dù, giá trị nhỏ nhất trong vốn từ tiếp nhận của bé trai và bé gái như nhau, đều là 21/40 từ, song có sự khác nhau về giá trị lớn nhất. Bé trai đạt kết quả cao nhất là hiểu được 35/40 từ, trong khi đó, bé gái đạt được 40/40 từ. Vốn từ tiếp nhận trung bình của bé gái cũng cao hơn bé trai (29.08 và 28.20). Về vốn từ biểu đạt: Mặc dù, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất trong vốn từ biểu đạt của bé trai và bé gái như nhau (37/80 từ và 59/80 từ nhưng vốn từ biểu đạt trung bình của bé gái cao hơn bé trai (48.25 và 47.22). Như vậy, từ góc độ giới tính, chúng tôi nhận thấy vốn từ của bé trai và bé gái ở độ tuổi này cũng có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Quan sát thực tế chúng tôi thấy, bé trai thường biết các từ chỉ các phương tiện giao thông nhiều hơn bé gái, bé gái biết các từ chỉ rau, củ, quả và chỉ loài vật thường cao hơn các bé trai.

Bé trai thường có sở thích thích các phương tiện giao thông, nên thường biết các phương tiện ô tô, xe máy, xe tải… Bé gái thường có sở thích các loại rau củ quả đồ dùng gia đình, con vật nên thường biết các từ ngữ liên quan đến các đồ vật con vật này.

* Vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi theo khu vực

Bng 10. Vn t ca tr mu giáo 3 - 4 tui theo khu vc Vốn từ tiếp nhận Vốn từ biểu đạt Thành phố Nông thôn Thành phố Nông thôn

N 60 60 60 60

Giá trị nhỏ nhất 24.00 21.00 39.00 37.00

Giá trị lớn nhất 40.00 34.00 59.00 51.00

Giá trị trung bình 29.06 28.40 48.0 47.40

Độ lệch chuẩn 3.19 3.420 4.86 3.41

Bảng 10 cho thấy: Mức độ PTVT có sự chênh lệch lớn theo khu vực, cụ thể như sau: Trẻ em ở thành phố trong nghiên cứu này có vốn từ cao hơn trẻ em ở nông thông, thể hiện: Số lượng từ trung bình trong vốn từ tiếp nhận và vốn từ biểu đạt của trẻ thành phố cao hơn nông thôn (Vốn từ tiếp nhận là được 29.06/40 từ và 28.40/40 từ; Vốn từ biểu đạt là 48.00/80 từ và 47.40/80 từ). Tương tự như vậy, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong vốn từ biểu đạt của trẻ thành

(8)

204

phố cũng cao hơn trẻ nông thôn. Giá trị lớn nhất của vốn từ tiếp nhận trẻ thành phố là 40/40 từ;

trẻ nông thôn là 34/40 từ. Giá trị lớn nhất của vốn từ biểu đạt trẻ thành phố là 59/80 từ; trẻ nông thôn là 51/80 từ. Giá trị nhỏ nhất của vốn từ tiếp nhận trẻ thành phố là 24/40 từ; trẻ nông thôn là 21/40 từ. Giá trị nhỏ nhất của vốn từ biểu đạt trẻ thành phố là 39/80 từ; trẻ nông thôn là 37/80 từ.

* Vốn từ của trẻ theo tần suất xuất hiện của từ

Bng 11. Tn sut xut hin ca các t được đánh giá trong vốn t tiếp nhn

Tần suất Số lượng từ Ghi chú

1. Tất cả các trẻ hiểu

được 9/40 em bé, bàn/cái bàn, con cá, con chim, con heo/con lợn, khăn/ cái áo, con mèo, bút/cái bút, mưa

2. Trên 75% trẻ hiểu

được 9/40

con khỉ, trái chanh/quả chanh, quần, con trai, lá/cái lá, lỗ tai, con gấu, cái muỗng/ cái thìa, nón/cái mũ

3. 50% → ≤ 75% trẻ

hiểu được 9/40 Bác sĩ, con gà, con cọp/con hổ, con gái, gương, gối/

cái gối, con cua, trái chuối/quả chuối.

4. 25% → < 50% trẻ

hiểu được 5/40 Hộp/cái hộp, vua/ông vua, chìa khóa, xương, trái cam/quả cam

5. Dưới 25% trẻ hiểu

được 8/40 Quyển sách, Lá cờ, đường/ con đường, tóc/ mái tóc, mây, tô/bát, con thỏ, bánh mì

Bảng 11 cho thấy vốn từ tiếp nhận của trẻ 3 - 4 tuổi chưa cao. Thực tế, trong quá trình quan sát hoạt động dạy học của GV, chúng tôi thấy, trẻ chưa chủ động tham gia các hoạt động học, chỉ trả lời câu hỏi của GV. Do đó, vốn từ của trẻ 3-4 tuổi chưa cao. Có sự khác biệt lớn về sự xuất hiện của các từ trong vốn từ của trẻ, có những từ xuất hiện với tần số lớn, tất cả các trẻ đều hiểu nhưng ngược lại có những từ xuất hiện với tần số ít, nghĩa là rất ít trẻ hiểu được từ này. Từ tất cả các trẻ đều hiểu được và từ xuất hiện với tần số cao là những từ chỉ những đối tượng gần gũi với trẻ, trẻ tiếp xúc thường xuyên nên dễ nhận biết hơn các từ khác. Từ xuất hiện với tần số trung bình hoặc thấp là những từ chỉ các đối tượng, hiện tượng không gần gũi với trẻ nhưng trẻ có thể đã được nhìn thấy hoặc trực tiếp hoặc qua tranh ảnh, ti vi.

Bng 12. Tn sut xut hin ca các t được đánh giá trong vốn t biểu đạt Tần suất Số

lượng từ Ghi chú

1. Tất cả các trẻ nói được

36/80 tay/ bàn tay; nhà/ ngôi nhà; cây/ cái cây; ghế/ cái ghế; (con) ngựa; (con) chó; hoa/ bông hoa; xe/tàu lửa/ tàu điện; đĩa/

dìa; bánh/xe; đồng hồ; (con) ruồi; mắt kính; (quả) táo;

(con) chuột; vớ/tất; dù/ ô/ cái ô; (con) kiến; (con) nhện;

nhòm/ nhìn/ coi; ngồi; coi/ xem; lái/ chạy; cắt; cười; khóc;

thổi; nấu/ chiên/ rán; hôn/ thơm; quét; tuột/ trượt/ xuống;

bò; đánh; quỳ; sủa/ kêu; tưới.

2. Trên 75%

trẻ nói được

8/80 Giường, ngồi, chụp/ bắt, khóc, váy/ cái váy, con rắn, con bướm, gửi/đưa thư

3. 50% → ≤ 75% trẻ nói được

3/80 Quạt, cây nến, vẫy/ quắc tay/ chào

4. 25% → <

50% trẻ nói

5/80 Cửa sổ, hình, tim, quét, núi

(9)

205 được

5. Dưới 25%

trẻ nói được

11/80 Giấy, nghĩ, nói chuyện, coi/xem, thuyền/tàu, con dao, bánh ngọt, ngửi, nút/cúc/khuy (áo), râu, bò

6. Không trẻ nào nói được

17/80 Nhòm/nhìn/coi, té/ngã/rớt, cầu, cười, tuột/ trượt, lắc/rung, đánh, trèo/leo, thổi, lọ muối, khoai (tây/lang), ma/con ma, bơi/lội, đánh, uốn / cuốn, chìm, sủa/kêu

Bảng 12 cho thấy, mức độ PTVTbiểu đạt của trẻ 3 - 4 tuổi còn thấp. Mặc dù, một số ít trẻ có vốn từ biểu đạt phong phú, song vẫn còn nhiều trẻ vốn từ còn nghèo nàn. Những trẻ có số lượng từ ít, thường gặp khó khăn về biểu đạt. Tuy nhiên, có nhiều trẻ đã có vốn từ vựng nhất định, nhưng việc diễn đạt, cách dùng từ ngữ vào ngữ cảnh giao tiếp còn hạn chế. Thực tế, trong quá trình quan sát hoạt động dạy học của GV, chúng tôi thấy, GV thường đưa ra nhiệm vụ nhận thức cho trẻ thực hiện, GV chỉ hỏi và trẻ chỉ việc trả lời theo nên trẻ ít có cơ hội để được chia sẻ, trao đổi, trò chuyện, khám phá những hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ. Do đó, mức độ PTVTcủa trẻ 3 - 4 tuổi chưa cao. Có sự khác biệt lớn về sự xuất hiện của các từ trong vốn từ biểu đạt của trẻ, có những từ xuất hiện với tần số lớn, có những từ xuất hiện với tần số ít. Giống như vốn từ tiếp nhận, trong vốn từ biểu đạt. Từ xuất hiện với tần số trung bình hoặc thấp là những từ chỉ các đối tượng, hiện tượng không gần gũi với trẻ.

3. Kết luận

Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi, chúng tôi thấy đa số GVMN đã nhận thức được sự cần thiết phải PTVT cho trẻ. Tuy nhiên, họ mới chỉ nhận thức PTVT của trẻ chủ yếu về mặt số lượng. GV khẳng định việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó ảnh hưởng nhất là yếu tố năng lực sư phạm của GV. Kết quả khảo sát cho thấy, vốn từ tiếp nhận và vốn từ biểu đạt của trẻ chưa cao. Những hạn chế trong thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ là:

GV chưa linh hoạt khi tổ chức hoạt động KPKH; chưa khai thác được ưu thế của hoạt động KPKH đối với việc PTVT cho trẻ. Các hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: GV chưa xác định đúng mục tiêu PTVT cho trẻ; chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trực tiếp tham gia các hoạt động KPKH; còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3-4 tuổi. Những phát hiện về thực trạng này là cơ sở quan trọng để chúng tôi nghiên cứu đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thông tư sô 51/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/ TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi và bổ sung bởi thông tư số 28/2016/ TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[2] Đinh Hồng Thái, 2011. Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3] Hoàng Thị Phương, 2009. Lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4] Linda Clark & Catherine Ireland, 1994. Learning to talk talking to learn, A Bay Books Publication, Australia.

[5] Owens, R, 1986. Communication, langguage and speech. In G. Shames & E. Wiig (Eds), Human communication disorders: An introduction. Columbus, OH: Merrill.

(10)

206

[6] Lưu Thị Lan, 1994. Sự phát triển ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Báo cáo tổng kết đề tài B26, Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học, Hà Nội

[7] Nguyễn Xuân Khoa, 1999. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[8] Nguyễn Thị Nga, 2019. Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục, Việt Nam.

[9] Nguyễn Thị Thu Hiền, 2008. Trò chơi thí nghiệm tìm hiểu môi trường thiên nhiên cho trẻ 5-6 tuổi. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10] Worth, K., n.d, 2010. Science in Early Childhood Classrooms: Content and Process, Center for Science Education, Education Development Center, Inc.,. Newton, Massachusetts

[11] Nguyễn Thị Ngọc Châu , 2019. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động khám phá các hiện tượng tự nhiên”. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 64, Issue 7A, tr.122 - 130.

[12] Trang web của Trường Đại học San Diego State (Mỹ) tại địa chỉ VietSLP.Sdsu.edu ABSTRACT

The situation of organizing activities of scientific discovery to develop vocabulary for kingergarten children from 3 to 4 years old

Nguyen Thi Ngoc Chau Faculty of Preschool Education, Hong Duc University The article uses the method of investigasion,observation and the method of in-depth surveying. Monitoring: Teachers’ perceptions of children's involvement, goals, andtasks 3 to 4 years old: the current status of organizing activities to explore science and develop non-fatal children; improve the vocabulary for3 to 4 years old teachers: more than 210 preschool teachers are aware of the need to develop children's vocabulary. However, they have been aware of children's vocabulary development mainly in term of quantity only, but they have not been fully aware of quality. Teachers haven’t been flexible when organizing scientific discovery activities;

have not exploited the advantages of scientific discovery activities for the vocabulary development for children 3-4 years old. Through a survey of 120 children's receptive and expressive vocabulary is not high and not equal between boys and girls; there is a big difference between the vocabulary of children in urban and rural areas. This training is an important factor in the promotion of methods to help teachers express themselves activities to examine the scientific phase of the development of word for young children in general and children 3-4 years old speaks in a more better way.

Keywords: Scientific discovery, developing vocabulary, kingergarten, 3 - 4 years old children.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tuy nhiên, tình hình phổ biến đối với các tổ chức phi chính phủ là họ được thành lập để thỏa mãn sự nhận thức về một nhu cầu chưa được đáp ứng,

Hoạt động 1 trang 23 VTH Hoạt động trải nghiệm 2: Các dụng cụ trong hình dưới đây được sử dụng để chăm sóc cây xanh.. Em hãy nêu công dụng và lưu ý để sử dụng an

- HS thảo luận các chỉ tiêu phấn đấu trong tuần, trong tháng của tổ và biện pháp thực hiện để đăng kí chỉ tiêu phấn đấu với lớp.. - HS thực hiện cam kết thi đua

Tạo điều kiện cho học sinh ngắm khuôn mặt mình trong gương để nhận ra đặc điểm khác biệt nổi bật của mình và nói ra được điều đó, tự hào về điều đó.. Hoạt động

Kết quả cho thấy đối tượng tham gia khảo sát nhận thức rõ về thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên nhà trường, bài viết tập trung đánh giá thực trạng

- Tăng cường tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động GDKNS Để tổ chức, chỉ đạo tốt hoạt động GDKNS cần tiến hành đồng bộ, khoa học các nội dung sau: thành lập ban chỉ đạo hoạt động

Tuy nhiên, thi hành án hình sự là hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp, thể hiện qua việc quản lý, tổ chức các biện pháp tác động đối với người bị kết án hình sự buộc họ

Thời gian qua, đội ngũ giáo viên GV tin học ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu BRVT từng bước phát triển về số lượng, nhưng qua thực tế cho thấy kết cấu nội dung chương trình còn chưa phù hợp,