• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "THỰC TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2020"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THỰC TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2020

Đinh Thị Thanh Mai1, Thái Văn Chương2, Vũ Văn Thái1, Võ Thị Thanh Hiền1

TÓM TẮT35

Đặt vấn đề: Loãng xương ở phụ nữ là vấn đề ngày càng được quan tâm do ước tính ảnh hưởng đến 200 triệu người trên toàn thế giới. Đây là bệnh lý toàn thể của khung xương đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương, tổn thương vi cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Mục tiêu: Mô tả thực trạng loãng xương ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, năm 2020.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành ở 720 phụ nữ có đo mật độ xương, chưa điều trị loãng xương bao giờ, tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Kết quả: Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ là 54,31%, trong đó loãng xương nặng chiếm 8,33%. Tỷ lệ loãng xương tăng dần theo tuổi, thấp nhất ở nhóm tuổi < 50 chiếm 16,67%, cao nhất ở nhóm ≥ 70 tuổi chiếm 71,94%. Tỷ lệ loãng xương cao ở những người có nghề nghiệp tĩnh tại chiếm 63,57%, người mù chữ chiếm 80,00%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ loãng xương giữa nông thôn và thành thị.

Từ khóa: loãng xương.

SUMMARY

THE SITUATION OF OSTEOPOROSIS

1Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

2BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Chịu trách nhiệm chính: Đinh Thị Thanh Mai Email: dtthanhmai@hpmu.edu.vn

Ngày nhận bài: 18.3.2021

Ngày phản biện khoa học: 16.4.2021 Ngày duyệt bài: 19.5.2021

IN WOMEN EXAMINED AT HUU NGHI GENERAL HOSPITAL IN NGHE

AN IN 2020

Rationale: Osteoporosis in women is a growing concern as it is estimated to affect 200 million people worldwide. This is a holistic pathology of the skeleton characterized by a decrease in bone mass, damage to bone microstructure, and an increased risk of fractures.

Objectives: To describe the situation of osteoporosis in women examined at Huu Nghi General Hospital in Nghe An in 2020.

Subjects and research methods: A cross- sectional study was conducted in 720 women who had their bone density measured with no osteoporosis treatment before and voluntarily participated in the study.

Results: The rate of osteoporosis in women is 54.31%, severe osteoporosis is 8.33%. The rate of osteoporosis gradually increases with age. The lowest is in the age group <50, accounting for 16.67%, whereas the highest is in the age group

≥ 70, accounting for 71.94%. The rate of osteoporosis is high in people with sedentary jobs (63.57%) and illiterate people account for 80.00%. There is no difference in the proportions of osteoporosis between urban and rural areas.

Key word: osteoporosis

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của khung xương, gia tăng nguy cơ gãy xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống có thể

(2)

gây tử vong ở người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ [4]. Đây là bệnh lý toàn thể của khung xương đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương, tổn thương vi cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy xương [5]. Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ từ 50 đến 84 tuổi ở các quốc gia Đức, Pháp, Ý, Anh là 21% [10]. Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi ở miền Bắc Việt Nam năm 2015 là 58,4% [4]. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các phương pháp điều trị loãng xương. Tuy nhiên, loãng xương là bệnh lý thầm lặng do vậy đánh giá thực trạng loãng xương ở phụ nữ là thực sự cần thiết. Để góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:

Mô tả thực trạng loãng xương ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, năm 2020.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm phòng chống bệnh.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu

Khoa Khám bệnh, Bệnh Viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Phụ nữ đi kiểm tra sức khỏe và các bệnh nhân đến khám tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ

Tiêu chuẩn lựa chọn - Nữ giới.

- Có đo mật độ xương.

- Chưa điều trị loãng xương bao giờ.

- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân đã hoặc đang điều trị loãng xương.

hoặc trí nhớ kém ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin chính xác.

- Đã thay khớp háng nhân tạo.

2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2020.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Theo phương pháp nghiên cứu ngang mô tả.

2.4.1. Cỡ mẫu

Công thức tính cỡ mẫu:

2 2

2 / 1

) 1 (

=

pp Z

n

: Mức ý nghĩa thống kê.

∆: Khoảng sai lệnh mong muốn.

p: Xác suất loãng xương ở phụ nữ theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan [4].

Với  = 0,05; ∆ = 0,04; p = 0,584. Thay vào công thức ta có n = 584. Thực tế chúng tôi lựa chọn được 720 người trong diện nghiên cứu.

2.4.2. Cách chọn mẫu

- Chọn mẫu thuận tiện: Mỗi ngày đến khám và đo loãng xương tại phòng khám của bệnh viện có 10 - 15 phụ nữ. Các đối tượng đủ tiêu chuẩn được phỏng vấn đưa vào nghiên cứu.

- Lấy đến khi đủ số lượng nghiên cứu.

2.4.3. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu

- Thông tin chung: địa dư, học vấn, nghề nghiệp, tuổi, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể (BMI)

- Thực trạng loãng xương: Mật độ xương trung bình, tỷ lệ loãng xương theo vị trí, tỷ lệ loãng xương chung, phân loại mật độ xương, tỷ lệ loãng xương: theo tuổi, theo nghề nghiệp, theo trình độ học vấn, theo địa dư

2.4.4 Phương pháp thu thập thông tin 2.4.4.1. Công cụ thu thập số liệu

(3)

thống nhất bao gồm các chỉ số và biến số để tìm hiểu về thực trạng

- Đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép.

2.4.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

*Thăm khám lâm sàng và đánh giá kết quả.

- Cân nặng:

- Chiều cao:

- BMI: Được tính theo công thức:

BMI = m/h2 m: Cân nặng (kg) h: Chiều cao (m)

Phân loại BMI: Sử dụng phân loại BMI theo tiêu chuẩn năm 2000 của WHO dành cho các nước Châu Á Thái Bình Dương.

+ Gầy: BMI < 18,5 kg/m2

+ Bình thường: 18,5 ≤ BMI ≤ 22,9 kg/m2 + Thừa cân và béo phì: BMI ≥ 23 kg/m2 - Giảm chiều cao trên 3 cm: Coi là có khi bệnh nhân có chiều cao thấp hơn ít nhất trên 3 cm so sánh với chiều cao khi khám sức khỏe tuổi thanh niên [4].

*Đo mật độ xương

- Thiết bị đo: Bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual energy Xray abssorptiometry - DXA).

- Vị trí đo tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi.

+ Đánh giá mật độ xương theo tiêu chuẩn của WHO năm 1994 [ 8 ].

Bình thường: Mật độ xương ≥ -1

Khối lượng xương thấp: Mật độ xương từ -1 đến -2,5

Loãng xương: Mật độ xương ≤ -2,5

Loãng xương nặng: Mật độ xương ≤ -2,5 và có ≥ 1 lần gãy xương

2.5. Sai số và cách hạn chế

- Sai số lớn nhất có thể gặp trong nghiên cứu này là người bệnh không dám đưa thông tin thật sẽ làm sai lệch kết quả.

- Khống chế sai số:

+ Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn rõ ràng, dễ hiểu.

+ Tập huấn kỹ cho điều tra viên là cán bộ y tế để lấy số liệu thống nhất.

+ Giải thích rõ cho người bệnh về mục tiêu nghiên cứu, tính bảo mật, quyền từ chối hoặc dừng tham gia trả lời phỏng vấn.

+ Giám sát quá trình thu thập số liệu nghiên cứu.

+ Kiểm tra ngẫu nhiên 5% số phiếu thu thập thông tin, nếu chưa đạt tiêu chuẩn đề nghị làm lại.

+ Làm sạch số liệu trước khi tiến hành phân tích.

2.6. Xử lý và phân tích số liệu

Nhập số liệu và xử lý số liệu trên máy vi tính bằng phần mềm STATA 14.0.

- Tính giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, các tỷ lệ phần trăm.

- Dùng thuật toán 2 để so sánh các tỷ lệ quan sát, dùng test T-student để so sánh các giá trị trung bình, sự khác biệt khi p < 0,05.

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được sự đồng ý của lãnh đạo Khoa khám bệnh, Ban giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An .

- Các đối tượng tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện, được cung cấp đầy đủ các thông tin về nghiên cứu, các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật.

Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được thăm khám bệnh và phỏng vấn theo một mẫu phiếu điều tra thống nhất.

(4)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n = 720)

Thông tin chung n Tỷ lệ (%)

Địa dư Thành thị 200 27,78

Nông thôn 520 72,22

Nghề nghiệp Hoạt động 278 38,61

Tĩnh tại 442 61,39

Trình dộ học vấn

Mù chữ 40 5,56

Tiểu học 192 26,67

Trung học cơ sở 377 52,36

Phổ thông trung học 79 10,97

Cao đẳng và Đại học 32 4,44

Nhận xét:

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và làm nghề nghiệp có tính chất tĩnh tại chiếm tỷ lệ tương ứng 72,22% và 61,39%.

- Nhóm đối tượng nghiên cứu có học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 52,36% và nhóm có học vấn cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ thấp nhấp 4,44%.

Bảng 3.2. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu (n = 720)

Tuổi (năm) n Tỷ lệ (%)

Nhóm tuổi

< 50 60 8,33

50-59 149 20,69

60-69 201 27,92

≥ 70 310 43,06

Tuổi trung bình ( ± SD) 66,2 ± 12,04

Nhận xét: Tuổi trung bình 66,2 ± 12,04, trong đó nhóm phụ nữ ≥ 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 43,06% và nhóm < 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,33%.

Bảng 3.3. Chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu (n = 720)

Chỉ số nhân trắc Trung bình ( ± SD) Min Max

Chiều cao (cm) 148,6 ± 6,07 130 167

Cân nặng (kg) 49,8 ± 8,58 25 80

BMI (kg/m2) 22,5 ± 3,20 11,9 35,6

Nhận xét:

- Chiều cao trung bình: 148,6 ± 6,07; Cao nhất: 167 cm; Thấp nhất: 130 cm.

- Cân nặng trung bình: 49,8 ± 8,58; Cao nhất: 80 kg; Thấp nhất: 25 kg.

- BMI trung bình: 22,5 ± 3,20 (kg/m2); Cao nhất: 35,6 kg/m2;

(5)

Hình 3.1. Phân loại BMI của đối tượng nghiên cứu (n = 720)

Nhận xét: Tỷ lệ thừa cân và béo phì chiếm 39,58%, những người gầy chiếm chiếm 8,47%.

3.2. Thực trạng loãng xương ở phụ nữ nghiên cứu

Bảng 3.4. Mật độ xương trung bình của đối tượng nghiên cứu (n = 720)

Mật độ xương (g/cm2) Trung bình ( ± SD) p BMD cột sống thắt lưng 0,731 ± 0,1584

< 0,01

BMD cổ xương đùi 0,717 ± 0,1479

Nhận xét: Mật độ xương trung bình cột sống thắt lưng 0,731 ± 0,1584 g/cm2 cao hơn cổ xương đùi 0,717 ± 0,1479 g/cm2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.5. Tỷ lệ loãng xương theo vị trí của đối tượng nghiên cứu (n = 720)

Chỉ số n Tỷ lệ (%)

Loãng xương tại cột sống thắt lưng 369 51,25

Loãng xương tại cổ xương đùi 186 25,83

Nhận xét: Tỷ lệ loãng xương mà đối tượng nghiên cứu được đo vị trí cột sống thắt lưng chiếm 51,25% cao hơn so với đo vị trí cổ xương đùi 25,83%.

Bảng 3.6. Tỷ lệ loãng xương chung của đối tượng nghiên cứu (n = 720)

Số mẫu nghiên cứu Số mẫu (+) Tỷ lệ (%)

720 391 54,31

Nhận xét: Tỷ lệ loãng xương chung của đối tượng nghiên cứu chiếm 54,31%.

(6)

Hình 3.2. Phân loại mật độ xương ở đối tượng nghiên cứu (n = 720) Nhận xét: Tỷ lệ loãng xương nặng của đối tượng nghiên cứu chiếm 8,33%.

Hình 3.3. Tỷ lệ loãng xương theo tuổi (n = 720)

Nhận xét: Tỷ lệ loãng xương ở độ tuổi < 50 là 16,67%, tăng dần theo tuổi và đạt 71,94%

ở tuổi ≥ 70, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 3.7. Tỷ lệ loãng xương theo nghề nghiệp (n = 720) Nhóm

mật độ xương Nghề nghiệp

Loãng xương n (%)

Không loãng xương

n (%)

Tổng

n (%) p

Tĩnh tại 281 (63,57) 161 (36,43) 442 (100)

< 0,001 Hoạt động 110 (39,57) 168 (60,43) 278 (100)

Tổng 391 (54,31) 329 (45,69) 720 (100)

Nhận xét: Tỷ lệ loãng xương của nhóm đối tượng nghiên cứu làm nghề nghiệp có tính

(7)

có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 3.8. Tỷ lệ loãng xương theo trình độ học vấn (n = 720) Nhóm

mật độ xương Trình dộ học vấn

Loãng xương n (%)

Không loãng xương

n (%)

Tổng

n (%) p

Mù chữ 32 (80,00) 8 (20,00) 40 (100)

< 0,001 Tiểu học 113 (58,85) 79 (41,15) 194 (100)

Trung học cơ sở 208 (55,17) 169 (44,83) 377 (100) Phổ thông trung học 29 (36,71) 50 (63,29) 79 (100) Cao đẳng và Đại học 9 (28,13) 23 (71,88) 32 (100) Tổng 391 (54,31) 329 (45,69) 720 (100)

Nhận xét: Tỷ lệ loãng xương của nhóm đối tượng nghiên cứu cao nhất người mù chữ (80%) và thấp nhất ở người có trình độ cao đẳng và đại học (28,13%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 3.9. Tỷ lệ loãng xương theo địa dư (n = 720) Nhóm

mật độ xương Địa dư

Loãng xương n (%)

Không loãng xương

n (%)

Tổng

n (%) p Thành thị 103 (51,50) 97 (48,50) 200 (100)

> 0,05 Nông thôn 288 (55,30) 232 (44,70) 520 (100)

Tổng 391 (54,31) 329 (45,69) 720 (100)

Nhận xét: Tỷ lệ loãng xương của nhóm đối tượng nghiên cứu không có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, p > 0,05.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

- Trong nghiên cứu của chúng tôi có 720 phụ nữ được điều tra, các đối tượng chủ yếu tập trung vùng nông thôn chiếm 72,22%, làm nghề nghiệp có tính chất tính tại chiếm 61,39% và có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 52,36% (Bảng 3.1).

Độ tuổi trung bình là 66,2 ± 12,04, trong đó nhóm tuổi ≥ 70 chiếm tỷ lệ cao nhất 43,06%

và nhóm < 50 tuổi chiếm 8,33% (Bảng 3.2), kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự (2015) khi nghiên cứu mật độ xương trên 988 phụ nữ trên 50

tuổi tại miền Bắc Việt Nam tuổi trung bình là 64,38 ± 9,27 [4]. (Nghề nghiệp tĩnh tại: Bao gồm giáo viên,bác sỹ, luật sư, kế toán, nhà văn, cán bộ hành chính sự nghiệp…Nghề nghiệp hoạt động: Bao gồm công nhân, nông dân, vận động viên thể thao…)

- Chiều cao trung bình của đối tượng nghiên cứu là 148,6 ± 6,07 cm (Bảng 3.3) tương tự của Tào Minh Thúy (2013) là 152,1

± 5,7 cm [5], của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015) là 149,89 ± 6,05 cm [4].

- Cân nặng trung bình của đối tượng nghiên cứu là 49,8 ± 8,58 kg (Bảng 3.3), tương tự như kết quả của Tào Minh Thúy (2013) là 52,91 ± 8,43 kg [5], của Nguyễn

(8)

Thị Ngọc Lan (2015) là 51,75 ± 9,07 kg [4].

BMI trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 22,5 ± 3,20 kg/m2 (Bảng 3.3), trong đó tỷ lệ người gầy chiếm 8,47% và tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm 39,58% (Hình 3.1). Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả của Tào Minh Thúy (2013) là 22,86 ± 3,31 kg/m2 [5], Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015) là 22,98 ± 3,48 kg/m2 [4].

4. 2. Thực trạng loãng xương ở phụ nữ 4. 2.1. Đặc điểm mật độ xương của đối tượng nghiên cứu

- Theo kết quả bảng 3.4 mật độ xương trung bình ở cột sống thắt lưng và cổ xương đùi tương ứng là 0,731 ± 0,1584 (g/cm2) và 0,717 ± 0,1419 (g/cm2), mật độ xương trung bình ở cột sống thắt lưng cao hơn mật độ xương trung bình ở cổ xương đùi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Về phương diện lý thuyết các xương đốt sống là xương xốp nên có tỷ lệ mất xương sớm hơn và nhiều hơn cổ xương đùi (xương bè), do đó mật độ xương ở cột sống thắt lưng thấp hơn ở cổ xương đùi [1]. Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng nhiều và nặng hơn, có nhiều gai xương, mỏ xương có thể làm mật độ xương ở cột sống thắt lưng tăng lên một cách giả tạo.

4. 2.2. Tỷ lệ loãng xương

- Tỷ lệ loãng xương theo nghiên cứu của chúng tôi là 54,31% (Bảng 3.6), trong đó loãng xương có kèm gãy xương (Loãng xương nặng) chiếm 8,33%, loãng xương không kèm gãy xương chiếm 45,97% và giảm mật độ xương là 34,31% (Hình 3.2). Tỷ lệ loãng xương tại vị trí cột sống thắt lưng là 51,25% và tại vị trí cổ xương đùi là 25,83%

(Bảng 3.5). Kết quả chúng tôi thấp hơn của Hoàng Thị Bích (2014) nghiên cứu 650 phụ

trong đó loãng xương nặng chiếm 18,7% [1].

Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015) nghiên cứu 988 phụ nữ trên 50 tuổi, tỷ lệ loãng xương 58,4% [4]. Bởi vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm tất cả phụ nữ tuổi trưởng thành, do vậy tỷ lệ loãng xương thấp hơn các tác giả khác khi nghiên cứu ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc trên 50 tuổi hoặc 60 tuổi.

- Ngoài ra theo nhiều chuyên gia loãng xương tại Việt Nam: Lý do cần sử dụng giá trị tham chiếu cho người Việt đã đề cập tới vai trò của giá trị tham chiếu khi tính giá trị T-score cho người Việt Nam [3]. Tỷ lệ chẩn đoán loãng xương “oan” là 10% dân số tuổi từ 50 trở lên (9,1% ở nữ giới) nếu sử dụng giá trị tham chiếu của nước ngoài do đó chúng ta cần phải tính chỉ số T-score theo khối lượng xương đỉnh của người Việt Nam để ra kết quả chính xác nhất. Như vậy, có thể giải thích cho sự khác nhau về tỷ lệ loãng xương trong nghiên cứu của chúng tôi và một số tác giả trong nước [2].

4.2.3. Tỷ lệ loãng xương theo tuổi

- Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ loãng xương của các đối tượng nghiên cứu tăng theo sự gia tăng của tuổi. Tuổi càng cao tỷ lệ loãng xương càng tăng. Tỷ lệ loãng xương ở độ tuổi < 50 là 16,67%, tăng lên 35,56% ở độ tuổi 50 - 59 và 53,73% ở độ tuổi 60 - 69 tuổi và 71,94% ở tuổi ≥ 70, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <

0,01 (Hình 3.3). Kết quả này tương đương với kết quả của tác giả Hoàng Thị Bích (2014) với tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ từ 70 - 79 tuổi là 77,8% [1].

- Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ tuổi càng cao mật độ xương càng giảm. Loãng xương tuổi già xuất hiện ở cả nam và nữ thường trên 70 tuổi, đây là hậu quả của sự mất xương từ từ trong nhiều năm

(9)

xương đùi và gãy lún đốt sống do tổn thương xuất hiện đồng đều cả trên xương đặc cũng như xương xốp. Ở người già có sự mất cân bằng giữa tạo xương và huỷ xương. Chức năng của tạo cốt bào bị suy giảm là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất xương ở người già. Một nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự mất xương ở người già là sự suy giảm hấp thu canxi ở ruột và sự giảm tái hấp thu canxi ở ống thận. Tham gia vào quá trình hấp thu canxi ở ruột có vai trò của 1,25 Dihydroxycholecalciferol. Ở người già nồng độ 25 Hydroxycholecalciferol (tiền chất của 1,25 Dihydroxycholecalciferol) trong máu cũng giảm do chế độ dinh dưỡng và do giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra cơ chế của loãng xương ở phụ nữ đã được chứng minh là có sự tham gia của yếu tố lão hóa do sự thiếu hụt estrogen, cường cận giáp trạng và giảm tạo cốt bào [7].

- Thực tế quá trình mất xương tiến triển một cách thầm lặng, nhiều năm và khi mà khối lượng xương đã mất đáng kể những biểu hiện lâm sàng thường mới xuất hiện.

Đối với nữ giới thường khi có gãy xương mới biết mắc loãng xương và hậu quả chất lượng cuộc sống giảm một cách đáng kể [6], [7].

4.2.4. Tỷ lệ loãng xương theo nghề nghiệp

- Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ có nghề nghiệp tĩnh tại chiếm 63,57% cao hơn người có nghề nghiệp hoạt động, có ý nghĩa thống kê với p

< 0,001 (Bảng 3.7). Một số tác giả trong nước cũng nhận thấy có mối liên quan giữa nghề nghiệp và loãng xương. Năm 2007, Đỗ Thị Khánh Hỷ nghiên cứu mật độ xương trên 1.224 phụ nữ mãn kinh khám tại Viện Lão khoa Trung ương cho kết quả tương tự [2].

Tác giả Hoàng Thị Bích (2014) nghiên cứu

mật độ xương 650 phụ nữ trên 60 tuổi nhận thấy có mối liên hệ giữa nghề nghiệp tĩnh tại và loãng xương [1]. Có tình trạng này là do người có nghề nghiệp tĩnh tại ít vận động hơn người có nghề nghiệp hoạt động mà sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương, ngược lại sự giảm vận động dẫn đến mất xương nhanh.

4. 2.5. Tỷ lệ loãng xương theo trình độ học vấn

-Theo Bảng 3.8 trình độ học vấn có liên quan đến mật độ xương, người có trình độ học vấn thấp có tỷ lệ loãng xương cao hơn.

Tỷ lệ loãng xương ở người mù chữ chiếm 80,00% cao hơn nhiều so với những người có trình độ cao đẳng hoặc đại học (28,13%), p < 0,001. Những người học vấn cao có hiểu biết nhiều hơn về loãng xương và các yếu tố nguy cơ của nó, từ đó có thể có các phương pháp dự phòng, điều trị phù hợp dẫn đến tỷ lệ loãng xương thấp hơn.

Kết quả này tương tự với Tian và cộng sự (2017) nghiên cứu 3.359 phụ nữ mãn kinh, tỷ lệ loãng xương ở những người có mù chữ chiếm 35,18% ngược lại những phụ nữ có trình độ cao đẳng trở lên tỷ lệ loãng xương chiếm 4,63% với p < 0,01 [9].

4.2.6. Tỷ lệ loãng xương theo địa dư - Theo Bảng 3.9 người sống ở nông thôn có tỷ lệ loãng xương 55,30%, ở thành thị là 51,50%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả của chúng tôi tương tự tác giả Tian và cộng sự (2017) nghiên cứu 3.359 phụ nữ mãn kinh, nhận thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ loãng xương giữa thành thị và nông thôn ( OR = 1,101, 95%CI = 0,830 - 1,445, p = 0,49) [9].

Như vậy, tỷ lệ loãng xương ở thành thị và nông thôn thay đổi tùy thuộc vào vùng, miền và điều kiện sống ở mỗi quốc gia. Có sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi so

(10)

với các nghiên cứu khác phải chăng hiện nay điều kiện sống tại Nghệ An ngày càng được cải thiện, chế dinh dưỡng tốt hơn, người dân được tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như nhau nên mật độ xương không có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị.

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 720 phụ nữ đến khám và kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

+ Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ là 54,31%, trong đó loãng xương nặng chiếm 8,33%.

+ Tỷ lệ loãng xương tăng dần theo tuổi, thấp nhất ở nhóm tuổi < 50 chiếm 16,67%, cao nhất ở nhóm ≥ 70 tuổi chiếm 71,94%.

+ Tỷ lệ loãng xương cao ở những người có nghề nghiệp tĩnh tại chiếm 63,57%, người mù chữ chiếm 80,00%.

+ Không có sự khác biệt về tỷ lệ loãng xương giữa nông thôn và thành thị.

KIẾN NGHỊ

Phụ nữ đặc biệt là các đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ nên được kiểm tra mật độ xương định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh loãng xương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Thị Bích, Nguyễn Thị Ngọc Lan và Hoàng Hoa Sơn (2014), "Khảo sát yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 60 tuổi trở lên", Tạp Chí Nội Khoa, tr. 185 -190.

2. Đỗ Thị Khánh Hỷ (2007), "Một số yếu tố liên quan gây loãng xương ở người cao tuổi", Tạp chí nghiên cứu y học. 53(5), tr. 144-149.

3 Hồ Phạm Thục Lan, Phạm Ngọc Hoa và Lại Quốc Thái (2011), "Chẩn đoán loãng xương: ảnh hưởng của giá trị tham chiếu",

4. Nguyễn Thị Ngọc Lan và các cộng sự.

(2015), "Khảo sát yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ Việt Nam từ 50 tuổi trở lên và nam giới từ 60 tuổi trở lên", Tạp chí Nghiên cứu y học. 75(5), tr. 91-98.

5. Tào Minh Thúy và Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013), "Khảo sát các yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ miền Bắc Việt Nam từ 50 tuổi trở lên", Tạp chí Nội khoa, tr. 243 -249.

6. Boschitsch E.P., Durchschlag E.and Dimai H.P. (2017), Age-related prevalence of osteoporosis and fragility fractures: real- world data from an Austrian Menopause and Osteoporosis Clinic, Climacteric, 20,(2), pp.

157-163.

7. Lee Jongseok, Lee Sungwha, Jang Sungokand et al. (2013), Age-Related Changes in the Prevalence of Osteoporosis according to Gender and Skeletal Site: The Korea National Health and Nutrition Examination Survey 2008-2010, Endocrinology and metabolism (Seoul, Korea), 28,(3), pp. 180-191.

8. Orimo Hajime, Nakamura Toshitaka, Hosoi Takayukiand et al. (2012), Japanese 2011 guidelines for prevention and treatment of osteoporosis--executive summary, Archives of osteoporosis, 7,(1-2), pp. 3-20.

9. Tian Limin, Yang Ruifei, Wei Lianhuaand et al. (2017), Prevalence of osteoporosis and related lifestyle and metabolic factors of postmenopausal women and elderly men: A cross-sectional study in Gansu province, Northwestern of China, Medicine, 96,(43), p.

e8294.

10. Shuler F.D., Conjeski J., Kendall D.and et al. (2012), Understanding the burden of osteoporosis and use of the World Health Organization FRAX, Orthopedics, 35,(9), pp.

798-805.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan