• Không có kết quả nào được tìm thấy

THCS An Thới Đông

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "THCS An Thới Đông"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 50. Bài 3. PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN A-Mục tiêu:

1. Kiến thức : Hiểu được định nghĩa phương trình bậc hai một ẩn : Dạng tổng quát , dạng đặc biệt khi b hoặc c bằng 0 hoặc cả b và c bằng 0 . Luôn chú ý nhớ a  0, thấy được tính thực tế của phương trình bậc hai một ẩn .

2. Kỹ năng : Học sinh biết phương pháp giải riêng các phương trình dạng đặc biệt , giải thành thạo các phương trình thuộc hai dạng đặc biệt đó .

B-Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài học:

Học sinh chuẩn bị : SGK, tập trắng, đồ dùng học tập (viết, compa, máy tính) C-Tiến trình bài giảng:

I.Bài toán mở đầu.(đọc hiểu)

- Học sinh đọc bài toán trong SGK (trang 40) 2 lần rồi nghiên cứu phần hướng dẫn giải trong SGK rồi trả lời câu hỏi :

Phương trình nào được gọi là phương trình bậc hai một ẩn ?

(Cung cấp kiến thức : Diện tích hình chữ nhật = chiều dài . chiều rộng) II. Định nghĩa :

- Học sinh đọc định nghĩa SGK trang 40 rồi thực hiện ?1 SGK vào tập ? III.Một số ví dụ về giải phương trình bậc hai một ẩn .

Ví dụ 1 : SGK (trang 41)

- Học sinh đọc phần hướng dẫn cách giải.

- Đây là phương trình bậc hai có dạng tổng quát là gì ?

(gợi ý : ax2 + bx + c = 0 hoặc ax2 + bx = 0; hay ax2 + c = 0; …) - Đây là cách giải đưa về phương trình nào đã học ở lớp 8 ? - Học sinh làm vào tập : Giải phương trình : 4x2 + 3x = 0 (Nhắc thêm: nhớ cách giải phương trình dạng này)

Ví dụ 2 : Giải phương trình : x2 – 3 = 0

Cách 1 : Giải theo cách đưa về phương trình tích (lớp 8) Cách 2 :

x2 – 3 = 0 x2 = 3 (chuyển vế) x =  3 (đã học : x2 = a x =  a với a không âm)

Vậy phương trình có nghiệm : x1 = 3, x2 =  3 - Phương trình x2 – 3 = 0 có dạng tổng quát nào ?

- Học sinh làm ví dụ vào tập : Giải phương trình : 2x2 – 32 = 0 Ví dụ 3 : Giải phương trình : x2 – 4x + 3 = 0

- Đây là phương trình thuộc dạng tổng quát nào ? Cách 1 : Đưa phương trình tích

Cách 2 : Đưa về cách giải thứ 2 của ví dụ 2 (nhưng khó hơn, cần nhớ hằng đẳng thức lớp 8)

x2 – 4x + 3 = 0

 x2 – 4x + 3 + 1 – 1 = 0 (thêm bớt)

 x2 – 4x + 4 – 1 = 0 (3 + 1 = 4)

(2)

 (x – 2)2 – 1 = 0 (hằng đẳng thức : A2 – 2AB + B2 = (A – B)2 )

(x – 2)2 = 1 (chuyển vế)

x – 2 = 1 hay x – 2 = -1 (xem lại cách giải 2 ví dụ 2)

x = 3 hay x = 1

Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = 3, x2 = 1

- Học sinh giải phương trình sau vào tập : x2 + 8x – 9 = 0 C. Kiến thức cần nhớ sau khi nghiên cứu bài học trên :

- Nhận biết được phương trình nào là phương trình bậc hai 1 ẩn số.

- Nắm được cách giải của 3 dạng :

1) ax2 + bx = 0 (ví dụ 1) : Đưa về phương trình tích

2) ax2 + c = 0 (ví dụ 2) : Đưa về dạng phương trình tích hoặc đưa về dạng x2 = c a

 3) ax2 + bx + c = 0 (Ví dụ 3) : Đưa về dạng X2 = d rồi là như ví dụ 2.

Bài tập làm thêm vào tập : Giải phương trình :

1) 3x2 – 14 = 0 2) x2 + 5x = 0 3) 3x2 – 5x + 2 = 0

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan