• Không có kết quả nào được tìm thấy

THCS Tam Thôn Hiệp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "THCS Tam Thôn Hiệp"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ: KHỐI LỚP 7 TUẦN 2, TIẾT 3

BÀI 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC TÀI LIỆU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU.

YÊU CẦU CẦN DẠT:

- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng;

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến xã hội phong kiến châu Âu bấy giờ.

I/ Phong trào văn hóa phục hưng (thế kỉ XIV- XVII):

Yêu cầu học sinh đọc phần 1 sgk trang 8,9 trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hoá làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến?

- Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến?

- Kể tên một số nhà văn hoá, khoa học mà em biết?

- Thành tựu nổi bật của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

- Qua các tác phẩm của mình, tác giả thời phục hưng muốn nói lên điều gì?

II/

Phong trào cải cách tôn giáo:

Yêu cầu học sinh đọc phần 2 sgk trang 9,10 trả lời các câu hỏi sau:

- Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?

- Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách của Lu- thơ và Can- Vanh?

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC

Sau khi trả lời các câu hỏi ở các mục, học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các nội dung:

Nội dung bài học:

1/ Phong trào văn hóa phục hưng (thế kỉ XIV- XVII):

a. Nguyên nhân.

- Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.

- Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội b. Nội dung tư tưởng.

- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội Ki-tô

- Đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật c.Ý nghĩa:

- Phát động quần chúng đấu tranh chống phong kiến.

(2)

- Mở đường cho sự phát triển của văn hoá châu Âu và nhân loại.

2/ Sự hình thành CNTB ở Châu Âu : a. Nguyên nhân:

Giáo hội bóc lột nhân nhân và cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.

b. Diễn biến:

- Cải cách của M. Lu-thơ (Đức)…

- Cải cách của Can-Vanh (Thuỵ Sĩ c.Hệ quả:

Đạo Ki-tô bị chia thành hai phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo >< và xung đột với nhau =>Bùng lên chiến tranh nông dân Đức.

III/ Bài tập:

Yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:

Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Quê hương của phong trào văn hóa Phục hưng là

A. Đức. B. Ý. C. Pháp. D. Anh.

Câu 2. Nguyên nhân của phong trào văn hóa Phục hưng là do A. chế độ phong kiến kìm hãm giai cấp tư sản.

B. nhân dân căm ghét sự thống trị của chế độ phong kiến.

C. giai cấp tư sản mong muốn cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

D. Nhân dân muốn khôi phục lại những gia trị tốt đẹp của xã hội thời Cổ đại.

Câu 3. Phong trào văn hóa Phục hưng đấu tranh bằng hình thức nào?

A. Vũ tráng B. Chính trị.

C. Dùng các tác phẩm. D. Dùng bạo lực.

Câu 4. Phong trào cải cách tôn giáo đã dẫn tới hệ quả gì?

A. Đạo Ki-tô bị thủ tiêu. B. Đạo Ki-tô được phát triển hơn.

C. Đạo Ki-tô bị chia thành hai phái. D. Đạo Ki-tô cải cách thành tôn giáo mới.

Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép:

Học sinh trả lời các câu hỏi vào vỡ theo yêu cầu gồm:

Nội dung bài học:

1/ Phong trào văn hóa phục hưng (thế kỉ XIV- XVII):

2/

Sự hình thành CNTB ở Châu Âu : Bài tập:

Học sinh làm bài tập.

(3)

Lưu ý: học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, trở ngại của học sinh sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trường:

Lớp:

Họ tên học sinh:

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh Lịch sử 7

Mục I:

Mục II:

Chuẩn bị nội dung bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiết 1).

Học sinh trả lời các câu hỏi sau đây:

- Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành như thế nào ở Trung Quốc?

- Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần- Hán và tác động của những chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc?

- Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?

Liên hệ giáo viên bộ môn: Nguyễn Thị Kim Loan Môn dạy: Sử - GDCD

Điện thoại: 0385957581

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan