• Không có kết quả nào được tìm thấy

THCS Tam Thôn Hiệp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "THCS Tam Thôn Hiệp"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Tam Thôn Hiệp Hóa Học 8

===========================================================

TUẦN 2 CHƯƠNG 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ TIẾT 3 BÀI 2: CHẤT (T2)

I. MỤC TIÊU

- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp.

- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.

- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp

- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát.

- So sánh TCVL của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Nội dung bài học Hoạt động 1 . III . Chất tinh khiết.

1. Hỗn hợp

GV giới thiệu chai cocacola, yêu cầu 1 học sinh đọc thành phần các chất trên nhãn mác.

- GV giới thiệu: Cocacola chứa nhiều chất (hơn 2 chất) được gọi là hỗn hợp.

Từ thông tin sách giáo khoa cho biết “Thế nào là hỗn hợp”

Gv mở rộng thêm.

– Hỗn hợp gồm có 2 loại (phần mở rộng):

+ Hỗn hợp đồng nhất: là hỗn hợp không xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.

Ví dụ: Hỗn hợp nước và rượu; nước khoáng,

III . Chất tinh khiết.( .( hs đọc sgk ) 1. Hỗn hợp.

- Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau

VD: nước biển, nước khoang, nước muối,…

GV : Đặng Thị Thanh Thủy Năm học 2021-2022

===========================================================

(2)

Trường THCS Tam Thôn Hiệp Hóa Học 8

===========================================================

nước muối, nước đường

+ Hỗn hợp không đồng nhất: là hỗn hợp có xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước.

– Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.

Hoạt động 2 .Chất tinh khiết.

- GV yêu cầu học sinh so sánh thành phần của nước cất và nước khoáng?

? Vậy nước cất và nước khoáng đâu là hỗn hợp?

- GV: Nước cất là ví dụ chất tinh khiết.

? Nghiên cứu thông tin SGK và hiểu biết của bản thân cho biết nước cất có tính chất gì?

2. Chất tinh khiết.

– Là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi.

Ví dụ : nước cất

GV : Đặng Thị Thanh Thủy Năm học 2021-2022

===========================================================

(3)

Trường THCS Tam Thôn Hiệp Hóa Học 8

===========================================================

- GV: Chất tinh khiết có tính chất nhất định không đổi.

Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp.

*Hoạt động STEM: Thiết kế quy trình, làm thí nghiệm tách cát và muối ra khỏi hỗn hợp của chúng.

Gv hướng dẫn hs về nhà làm

3. Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp .

Dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Ví dụ: Tách muối ra khỏi hỗn hợp muối + nước, ta đun sôi hỗn hợp, nước bốc hơi đi, còn lại chất rắn màu trắng là muối

III. Hướng dẫn tự học ở nhà - Học bài.

- Làm bài tập 4,5,6,7,8/ SGK/ 11.

- Chuẩn bị trước bài thực hành theo mẫu:

Tên bài thực hành

Tên TN - Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích Kết luận

GV : Đặng Thị Thanh Thủy Năm học 2021-2022

===========================================================

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan