• Không có kết quả nào được tìm thấy

THCS Tam Thôn Hiệp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "THCS Tam Thôn Hiệp"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ: KHỐI LỚP 7 TUẦN 5, TIẾT 9

BÀI TẬP LỊCH SỬ

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC TÀI LIỆU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hệ thống các kiến thức về lịch sử XHPK châu Âu và phương Đông: sự hình thành và phát triển của XHPK.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và so sánh các sự kiện lịch sử.

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC

Sau khi trả lời các câu hỏi ở các mục, học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các nội dung:

Câu hỏi cũng cố kiến thức cho học sinh:

I/

Xã hội phong kiến châu Âu:

- XHPK châu Âu được hình thành như thế nào?

- XHPK châu Âu có những giai cấp nào? Được hình thành từ những tầng lớp nào?

- Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?

- Các cuộc phát kiến địa lí có tác dụng gì?

- Quan hệ sản xuất tư bản được hình thành như thế nào?

- Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

II/

Xã hội phong kiến phương Đông:

- XHPK Trung Quốc được hình thành như thế nào?

- Thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển như thế nào?

- Người Ấn Độ đạt những thành tựu gì về văn hoá?

- Hãy nhận xét chung về xã hội phong kiến ở Đông Nam Á?

- Lập bảng so sánh chế độ phong kiến phương Đông và châu Âu theo mẫu sau:

Phong kiến phương Đông Phong kiến châu Âu - Thời gian hình thành:...

- Thời kì phát triển:...

- Thời kì khủng hoảng và suy vong :...

- Thời gian hình thành:...

- Thời kì phát triển:...

- Thời kì khủng hoảng và suy vong :...

(2)

- Cơ sở kinh tế - xã hội:...

- Nhà nước:...

- Cơ sở kinh tế - xã hội - Nhà nước:...

III/ Kiểm tra 15 phút:

Yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:

Câu 1: Hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến Châu Âu là a. Lãnh chúa- nông nô

b. Lãnh chúa – nông dân công xã c. Địa chủ -nông dân

d. Địa chủ phong kiến- nông nô.

Câu 2: Lãnh địa phong kiến là

a. Khu đất rộng, trở thành vùng đất của địa chủ

b. Là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa- như một vương quốc thu nhỏ

c. Là khu đất nhỏ, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa- như một vương quốc thu nhỏ

d. Là lãnh thổ do Lãnh chúa làm chủ

Câu 3: Đặc trưng nào sau đây là của Lãnh địa phong kiến ?

a. Là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một Lãnh chúa.

b. Là một khu dân cư sầm uất gồm có nhà thờ, trường học.

c. Nơi có thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển

d. Nền kinh tế phát triển, thợ thủ công và thương nhân đã biết lập phường hội buôn bán.

Câu 4: Ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ?

a. B. Đi. a-xơ b. C.Cô-lôm-bô c. Ph. Ma-gien-lan d. Va –xcô đơ Ga-ma.

Câu 5: Ai là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới?

a. C.Cô-lôm-bô b. B. Đi. a-xơ c. Va–xcô đơ Ga-ma. d. Ph. Ma-gien-lan Câu 6: Triều đại mở đầu cho sự phát triển của chế độ phong kiến Trung quốc là

a. Nhà Đường c. Nhà Tần b. Nhà Minh. d. Nhà Hán

Câu 7: Yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện cho sự phát triển của thời kỳ Ăng-co huy hoàng ở Cam-pu-chia?

a. Nông nghiệp phát triển b. Lãnh thổ mở rộng

c. Văn hóa độc đáo, nhất là kiến trúc đền tháp như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.

d. Công nghiệp phát triển.

(3)

Câu 8: Các quốc gia phong kiến Đông Nam á chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào?

a. Văn hóa Rô-ma cổ đại b. Văn hóa phục hưng c. Văn hóa Ấn Độ

d. Văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ

Câu 9: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Cải cách tôn giáo?

a. Do sự thống trị về tư tưởng, giáo lý của chế độ phong kiến là lực cản đối với giai cấp tư sản

b. Do sự thống trị về tinh thần của chế độ phong kiến với giai cấp tư sản c. Do giai cấp Tư sản bị chế độ phong kiến bóc lột nặng nề về tô thuế d. Do chế độ phong kiến áp bức nặng nề nhân dân lao động.

Câu 10: Đại Việt là tên gọi cũ của quốc gia nào

a. Thái lan b. Việt Nam c. Lào d. Cam-pu-chia.

Câu 11:Ấn Độ trở thành quốc gia phong kiến hùng mạnh dưới thời kỳ nào?

a. Vương triều Gúp-ta b. Vương triều Hồi giáo Đê-li c. Vương triều Mô-gôn. d. thời kỳ nhà nước Ma-ga-đa.

Câu 12: Chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự để sáng tác của quốc gia nào?

a. Trung Quốc b. Ấn Độ

c. Lào. c. Thổ Nhĩ kỳ.

Câu 13: Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ có điểm giống nhau cơ bản là

a. Đều đề cao tôn giáo là Đạo Phật.

b. Đều là 2 quốc gia ngoại bang đến xâm lược Ấn Độ c. Đều thực hiện kỳ thị tôn giáo.

d. Đều cấm người Ấn Độ theo đạo Hin-đu.

Câu 14: Hai bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata và Ramayana là thành tựu của quốc gia nào?

a. Trung Quốc. b. Thái Lan.

c. Ấn Độ. d. Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu 15: Điểm chung yếu của các quốc gia phong kiến ở châu á là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là gì?

a. Kinh tế suy yếu. b. Nhà nước suy yếu.

c. Bị các nước Phương Tây xâm lược. d. Xã hội loạn lạc.

Câu 16: Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức phong kiến của quốc gia nào?

a. Mông Cổ b. Lào.

c. Cam-pu-chia. d. Trung Quốc.

Câu 17: Tứ đại phát minh của Trung Quốc là a. la bàn, kỹ thuật đóng tàu, nghề in, giấy viết.

b. La bàn, làm gốm, nghề in, thuốc súng.

c. La bàn, thuốc súng, nghề in, làm giấy.

d. La bàn, kỹ thuật đóng tàu, nghề in, thuốc súng.

Câu 18: Lạn Xạng là tên gọi cũ của quốc gia nào hiện nay?

(4)

a. Lào. b. Thái Lan.

c. Cam-pu-chia. d. In-đô-nê-xi-a.

Câu 19: Nhận xét nào sau đây đúng nhất với chế độ phong kiến ở Trung Quốc?

a. Là quốc gia phong kiến chỉ phát triển nông nghiệp.

b. Quốc gia phong kiến non yếu của Châu Á.

c. Là quốc gia phong kiến điển hình nhất ở Châu Á và thế giới.

d. Quốc gia phong kiến ra đời muộn nhất.

Câu 20: Nghĩa “Một triệu thửa ruộng” (Lạn Na) để nói về đất nước nào?

a. Lào. b. Thái Lan.

c. Ấn Độ. d. Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép:

Học sinh làm các câu hỏi vào vỡ theo yêu cầu gồm:

I/ Xã hội phong kiến Châu Âu II/

Xã hội phong kiến phương Đông : Học sinh làm bài tập.

Lưu ý: học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, trở ngại của học sinh sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trường:

Lớp:

Họ tên học sinh:

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh Lịch sử 7

Mục I:

Mục II:

Chuẩn bị nội dung làm bài tâp.

Học sinh chuẩn bị bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Học sinh đọc trước bài và trả lòi các câu hỏi sau:

1/ Em có nhận xét gì về tổ chúc nhà nước thời Ngô

2/ Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.

3/ Em hảy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh.

Liên hệ giáo viên bộ môn: Nguyễn Thị Kim Loan Môn dạy: Sử - GDCD. Điện thoại: 0385957581

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan