• Không có kết quả nào được tìm thấy

Untitled - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Untitled - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)
(2)

Trần Hữu Tráng

Trần Hữu Tráng Mai Đắc Biên PHan THị THu Lê

Vũ Xuân THao

ĐinH Hoàng Quang

nguyễn Văn KHoa ĐiềM

nguyễn THị THu Hà Trần KiM THọ

PHạM THị Hương giang KHúc THị Trang nHung

nguyễn Quang VịnH

Đỗ THị PHượng

Xu hướng của quy định về tội phạm

giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự

Bàn về khái niệm đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự

Quyền kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án phạt tù

nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng trong phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh

Một vài ý kiến về đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài của một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt nam

Một số phương pháp đo lường mức độ tham nhũng trên thế giới

Tương trợ tư pháp hình sự trong giải quyết các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em

Mục lục Trang Số 01 (27)

2019

3

12

17

25

31

37

43 50

59

(3)

XU HƯỚNG CỦA QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM

Tran Huu Trang Mai Dac Bien PHan THi THu Le Vu Xuan THao

DinH Hoang Quang

nguyen Van KHoa DieM

nguyen THi THu Ha Tran KiM THo

PHAm THi Huong giang KHuc THi Trang nHung nguyen Quang VinH

Do THi PHuong

Trends toward crime regulations

Solutions to improve the efficiency of applying factors aggravating criminal liability in the Penal code Discussion on definitions of attestations in criminal cases

right to protests and petitions of the People’s Procuracies in execution of imprisonment sentence enhancing the efficiency of law propaganda, education and campaign citzens in preventing against crime of property snatching in the area of Ho chi Minh city

Some comments about the litigants who have limited capacity for civil acts in the civil Procedure code in 2015

Legal regulations on foreign labors management of some nations and reference for Vietnam

Several methods to measure corruption levels in the world

Mutual legal assistance in the handling of child sexual abuse cases

INDEX Page

no 01 (27) 2019

3 12

17

25

31

37

44 50

59

(4)

NguyễN VăN Khoa Điềm

T

rong những năm qua, tình hình tội cướp giật tài sản (CGTS) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.

HCM) có diễn biến hết sức phức tạp với các phương thức, thủ đoạn phạm tội hết sức táo bạo, trắng trợn, manh động và liều lĩnh, đặc biệt xuất hiện các băng nhóm cướp giật gồm nhiều đối tượng lưu manh, chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự liên tục gây án trên nhiều tuyến, địa bàn chỉ trong một thời gian ngắn, gây hoang mang lo lắng trong quần chúng nhân dân. Theo báo cáo tổng kết của Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM từ năm 2014 đến năm 2018, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 29.736 vụ phạm pháp hình sự, trong đó số vụ CGTS xảy ra là 5.429 vụ, chiếm tỷ lệ 18,26% tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra1. Đặc điểm của loại tội phạm

1 Báo cáo tổng kết công tác năm (2014-2018) của Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh

này là thường xảy ra nhanh chóng, công khai và bất ngờ khiến người bị hại cũng như quần chúng nhân dân nơi xảy ra vụ án không kịp phản ứng. Hậu quả tác hại gây ra cho xã hội là rất nghiêm trọng, không chỉ gây ra thiệt hại về tài sản mà trong nhiều trường hợp còn gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người.

Trước tính chất mức độ nguy hiểm, tác động tiêu cực và hậu quả do tội phạm CGTS này gây ra, các cấp ủy Đảng và chính quyền Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, ban ngành, đoàn thể chủ động phối kết hợp, áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau nhằm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi loại tội phạm này. Trong số các biện pháp được áp dụng thì công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH

TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NguyễN VăN Khoa Điềm*

* Thạc sĩ, Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân

Trong phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản (CGTS) nói riêng, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân là một trong những biện pháp phòng ngừa cốt yếu giữ vai trò hết sức quan trọng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót, bài viết đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân trong phòng ngừa tình hình tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ khóa: Tuyên truyền, giáo dục, cướp giật tài sản, Thành phố Hồ Chí Minh.

applying law propaganda, education and campaign citizens is one of vitalmeasures in preventing against crimes generally and crime of property snatching particularly. Based on analyzing current situations, achievements as well as shortcomings, the paper proposes some solutions to enhance the efficiency of law propaganda, education and campaign citizens in preventing against crime of property snatching in the area of ho Chi minh City.

Keywords: Propaganda, education, property snatching, ho Chi minh City.

(5)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN...

phòng ngừa tình hình tội CGTS được xem là một biện pháp phòng ngừa tối ưu, luôn được các cơ quan chức năng quan tâm, chú trọng thực hiện.

Với việc xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là cầu nối góp phần đưa chính sách pháp luật về phòng ngừa tội phạm nói chung, phòng ngừa tình hình tội CGTS nói riêng vào thực tiễn cuộc sống, thời gian qua Thành ủy, Hội đồng nhân nhân và Uỷ ban nhân dân Thành phố đã giao Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục Thành phố, trong đó chủ công là Sở Tư pháp phối hợp trực tiếp với lực lượng Công an và các cơ quan chức năng khác như Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin truyền thông, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch cùng với chính quyền cơ sở và các ban ngành, đoàn thể khác như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Ban bảo vệ dân phố, Đội dân phòng, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất... tích cực xây dựng và triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa tình hình tội CGTS đến từng cá nhân, hộ gia đình và toàn xã hội.

Với vai trò nòng cốt trong công tác phòng, chống tội phạm, Công an Thành phố đã thường xuyên, tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác phòng chống tội phạm CGTS. Kết quả trong 5 năm (2014- 2018), Công an Thành phố đã tổ chức được 281 lớp tập huấn, 282 buổi nói chuyện tư vấn trực tiếp về phòng, chống tội CGTS cho người dân; 438 buổi hướng dẫn nghiệp vụ phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu cho một số ban ngành, đoàn thể, khu công nghiệp; hơn 1.000 cuộc thi tìm hiểu về BLHS, BLTTHS tại các địa bàn khu dân cư, các trường cao đẳng, đại học. Công an Thành

phố đã phối hợp với Đài phát thanh, Đài truyền hình biên tập và phát sóng 1.126 phóng sự, 1.224 bản tin, 112 chuyên mục thường kỳ về phòng chống tội phạm, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến tội CGTS; phối hợp cùng chính quyền cơ sở đến nhà thăm hỏi, động viên, tuyên truyền vận động các gia đình tăng cường quản lý con em nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật2. Nhờ đó, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an nhiều nguồn tin có giá trị, giúp điều tra khám phá, bắt giữ hàng trăm đối tượng CGTS bỏ trốn, truy nã.

Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật đã tham mưu UBND Thành phố ban hành các văn bản nhằm chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn. Chỉ riêng 3 năm từ 2016 đến năm 2018, Sở Tư pháp biên soạn và phát hành 4.200 cuốn cẩm nang nghiệp vụ, tài liệu hỏi đáp có nội dung về phòng ngừa tội phạm; xây dựng 28 tiểu phẩm về pháp luật hình sự biểu diễn tại các khu công nghiệp trên nhiều địa bàn quận, huyện khác nhau; phát hành hơn 100.000 tờ rơi, bản tài liệu các loại để tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật; phối hợp với các cơ quan báo đài thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật với hàng ngàn tin, bài viết có liên quan đến công tác phòng chống tội phạm3. Sở Văn hóa thể thao và du lịch phối hợp với Công an Thành phố tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền khuyến cáo các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa về tình trạng CGTS, móc túi trên các tuyến đường phố hay trung tâm thương mại….

2 Báo cáo tổng kết công tác năm (2014-2018) của Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh

3Báo cáo tổng kết công tác năm (từ 2016 đến 2018) về công tác tư pháp từ và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm mới của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh

(6)

NguyễN VăN Khoa Điềm Nhiều mô hình tự quản về an ninh

trật tự được chính quyền cơ sở xây dựng có nội dung hết sức thiết thực, phong phú, cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa bàn dân cư, là điểm sáng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc nhằm vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa tội phạm nói chung, phòng ngừa tình hình tội CGTS nói riêng. Trong đó có thể kể đến mô hình

“Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”; mô hình đội

“Bình yên khu phố - tuyên truyền phòng chống tội phạm”, “Thanh niên xung kích, tự quản”; mô hình “2+1” (2 cựu chiến binh giúp đỡ cho 1 đối tượng hoàn lương), “Hòm thư tố giác tội phạm”…

Nhìn chung, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền Thành phố công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tình hình tội CGTS đã được quan tâm triển khai và đạt được nhiều kết quả nhất định. Đội ngũ làm công tác tuyên truyền từng bước được xây dựng và củng cố, nhiều nội dung tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm CGTS đã đi vào vào thực tiễn cuộc sống, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung, phòng ngừa tội phạm CGTS nói riêng. Qua vận động tuyên truyền, các gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội đã nắm được chính sách pháp luật, nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội, cũng như một số phương thức, thủ đoạn phổ biến của tội CGTS, từ đó góp phần cùng cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn không để loại tội phạm này xảy ra.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục

pháp luật, vận động quần chúng tham gia phòng ngừa tình hình tội CGTS trên địa bàn TP.HCM vẫn còn những hạn chế nhất định như: Việc tổ chức tuyên truyền có nơi còn dàn trải, nặng về phong trào, chưa trọng tâm, trọng điểm; nội dung tuyên truyền còn khô cứng, đơn điệu, chưa có nhiều sự khác biệt giữa các đối tượng và địa bàn tuyên truyền; hình thức tuyên truyền ít hấp dẫn, chậm đổi mới, còn đơn điệu và chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của từng nhóm đối tượng; công tác thông tin về tội phạm đến quần chúng đôi lúc chưa thường xuyên, kịp thời; các chủ thể chưa có sự phối hợp tốt với nhau trong công tác tuyên truyền… Do đó trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác này góp phần tăng cường chất lượng và hiệu quả phòng ngừa tình hình tội CGTS trên địa bàn TP.HCM, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, các chủ thể phòng ngừa cần tích cực đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa tình hình tội CGTS đến quần chúng nhân dân, cụ thể như sau:

Nội dung tuyên truyền không chỉ đơn thuần là các quy định của pháp luật về tội CGTS được nêu trong BLHS mà cần chú trọng thông tin kịp thời đến quần chúng nhân dân về quyền và nghĩa vụ của công dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm và tình hình an ninh trật tự tại địa phương;

tập trung tuyên truyền các thông tin về tình hình, nguyên nhân điều kiện phát sinh, phát triển của tội CGTS; các phương thức, thủ đoạn phạm tội của các đối tượng CGTS trên địa bàn; kết quả đấu tranh phòng ngừa của các cơ quan chức năng; thông tin các đối tượng CGTS đã và đang bị truy nã tạo điều kiện cho quần chúng phát hiện, tố giác, bắt giữ; tập trung tuyên truyền về những tấm

(7)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN...

gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Cần chú ý nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng nhưng đảm bảo đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt phải phù hợp với đặc điểm từng đối tượng, lứa tuổi được tuyên truyền và được gắn với các đợt sinh hoạt chính trị hoặc phong trào thi đua của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể.

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, trong đó chú ý những hình thức cụ thể như: Thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng trong phòng, chống tội phạm CGTS; thông qua họp tổ dân phố định kỳ hoặc đột xuất; sinh hoạt chi bộ, đảng bộ các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở xã, phường, thị trấn; thông qua các chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ, cuộc thi tìm hiểu pháp luật có lồng ghép chương trình phòng, chống tội phạm CGTS; thông qua các chương trình tư vấn pháp luật, tư vấn pháp luật miễn phí thường xuyên ở các cấp hoặc chuyên đề tư vấn đột xuất; thông qua sinh hoạt các mô hình quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn; thông qua loa phát thanh ở địa phương cấp phường, xã, thị trấn; đài phát thanh, truyền hình;

thông qua các biểu ngữ, panô, áp phích, tờ rơi trên khắp địa bàn; thông qua các tin nhắn, bài viết của trang mạng xã hội như:

internet, zalo, viber, facebook...; thông qua báo chí, tập san chuyên đề, tạp chí khoa học, tạp chí cộng sản, sách, bản tin pháp luật;

thông qua những gương điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm; thông qua các biện pháp gọi hỏi, răn đe, đưa ra tổ dân phố kiểm điểm, giáo dục cá biệt đối với những người nghiện, người có điều kiện, khả năng phạm tội CGTS; thông qua các buổi phiên tòa giả định, phiên tòa xét xử lưu động các vụ án CGTS tại khu vực đông dân cư…

Thứ hai, cần xác định được đối tượng tuyên truyền cụ thể, từ đó lựa chọn nội dung,

hình thức, ngôn ngữ tuyên truyền sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức, điều kiện sống, làm việc của từng nhóm đối tượng. Qua nghiên cứu, xác định cần chú trọng tập trung tuyên truyền vào 5 nhóm đối tượng sau đây:

Một là, nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội CGTS như số đối tượng không nghề nghiệp, nghề nghiệp không ổn định;

số đối tượng lưu manh côn đồ, có tiền án, tiền sự về các tội xâm phạm sở hữu; các đối tượng mới trở về địa phương từ các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục; các đối tượng nghiện ma túy, sau khi cai nghiện hiện cư trú tại địa phương…

Hai là, nhóm đối tượng có nguy cơ tiềm tàng trở thành nạn nhân trong các vụ CGTS như chị em phụ nữ, học sinh, sinh viên, khách du lịch, người nước ngoài, nhân viên làm việc các tiệm vàng tư nhân, cửa hàng điện thoại, cửa hàng thu đổi ngoại tệ…

Ba là, nhóm đối tượng là những cán bộ, đảng viên làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong các cơ quan chức năng, tổ chức, đoàn thể xã hội trực tiếp hoặc tham gia phối hợp trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội CGTS.

Bốn là, nhóm đối tượng có khả năng, điều kiện tiếp tay cho người phạm tội CGTS như chủ các cơ sở dịch vụ cho thuê xe gắn máy, dịch vụ cầm đồ, chủ cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý, cửa hàng điện thoại di động, đồ cũ…

Năm là, nhóm đối tượng gồm những người dân đang cư trú, sinh sống, làm việc trên các địa bàn, tuyến giao thông thường xuyên xảy ra cướp giật, phức tạp về tệ nạn xã hội. Đây là những người dân thường xuyên chứng kiến các vụ CGTS, nắm bắt được nhiều thông tin về đối tượng cướp giật cũng như các phương thức, thủ đoạn, thời gian, địa điểm gây án…

(8)

NguyễN VăN Khoa Điềm Dù nhóm đối tượng nào thì công tác

tuyên truyền cũng phải được tiến hành một cách sâu rộng, thường xuyên, liên tục trên khắp các địa bàn quận, huyện, xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học, đặc biệt là những địa bàn, tuyến giao thông thường xảy ra các vụ CGTS, cần sự chuyển biến tích cực về quy mô, hình thức và nội dung tuyên truyền.

Thứ ba, chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác, bảo vệ tài sản ở mỗi người dân, chủ động khắc phục sơ hở, nguyên nhân, điều kiện từ phía người bị hại không để các đối tượng CGTS lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội

Phải coi trọng công tác tuyên truyền vận động nhân dân, xem đây là việc làm thường xuyên, lâu dài với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng địa bàn, điều kiện, hoàn cảnh của từng nhóm đối tượng cũng như nhận thức của các tầng lớp quần chúng nhân dân. Công tác tuyên truyền phải hướng đến việc mỗi người dân đều nhận thức được rằng bất kỳ ai cũng có thể trở thành mục tiêu mà các đối tượng CGTS nhắm tới. Vì vậy phải không ngừng nâng cao ý thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ tài sản, đề cao cảnh giác, khắc phục những nguyên nhân, điều kiện do mình tạo ra, không tạo sơ hở để các đối tượng cướp giật có thể lợi dụng phạm tội như: không nên phô trương tài sản hay đeo đồ trang sức có giá trị khi ra đường; không nên vừa điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại; không nên đi một mình hay về quá khuya trên các cung đường vắng, thiếu ánh sáng, những đoạn đường thường xảy ra cướp, cướp giật… Cần khuyến cáo người dân cần chủ động tố giác, thông tin kịp thời đến cơ quan chức năng về các đối tượng có liên quan đến hoạt động phạm tội CGTS trên địa bàn.

Thứ tư, tiếp tục củng cố, duy trì, đẩy mạnh nâng cao chất lượng hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm vận động quần chúng nhân dân nâng cao ý thức đấu tranh

phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm CGTS nói riêng.

Không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức quần chúng cơ sở như Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự, dân quân tự vệ, Đội dân phòng, Tổ dân phố, bảo vệ cơ quan doanh nghiệp, thanh niên tình nguyện… phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đảm bảo lực lượng này có đủ khả năng, điều kiện phòng ngừa tội phạm. Thành viên các tổ tự quản, tổ trưởng các khu phố cần nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt quy chế hoạt động với chức năng, nhiệm vụ được phân công để duy trì thường xuyên, có chất lượng các công việc đã đề ra trong chương trình, kế hoạch hoạt động. Hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia giám sát, quản lý, giáo dục đối tượng tù tha tại địa phương từ bỏ con đường phạm tội.

Tiếp tục xác định gia đình là trung tâm của công tác tuyên truyền đối với người có nguy cơ phạm tội CGTS, xây dựng mỗi gia đình là một “pháo đài” bền vững về “Tự quản, tự phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội”, không ngừng vun đắp “tình làng, nghĩa xóm”, tránh biểu hiện “đèn nhà ai nấy rạng” trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Duy trì, nhân rộng, phát triển đến tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố các mô hình phối hợp phòng, chống tội phạm hoạt động có hiệu quả, có chất lượng trong thời gian qua.

Định kỳ cần tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động các mô hình và động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắt trong phát hiện, tố giác, phòng chống tội phạm.

Thứ năm, các chủ thể cần tăng cường, chủ động phối hợp trong tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tình hình tội CGTS.

Cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các

(9)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN...

chủ thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng ngừa tình hình tội CGTS nhằm khắc phục tình trạng phối hợp mang tính đối phó, thiếu hợp tác, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Khi xây dựng cơ chế phối hợp cần xác định rõ ràng, cụ thể nội dung, hình thức, nguyên tắc phối hợp, các chủ thể tham gia quan hệ phối hợp; yêu cầu, nhiệm vụ đối với từng chủ thể; trách nhiệm pháp lý của các bên trong quan hệ phối hợp trong tuyên truyền…

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP.HCM cần phát huy hơn nữa vai trò tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng ngừa tình hình tội CGTS. Với vai trò chủ lực, Sở Tư pháp cần kết nối với các thành viên xây dựng các chương trình, kế hoạch tuyên truyền pháp luật về phòng ngừa tình hình tội CGTS, phát huy lợi thế về nguồn nhân lực chuyên viên của Phòng tuyên truyền pháp luật và lực lượng báo cáo viên đông đảo trong việc triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật cụ thể.

Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo 24 quận, huyện, các Trường Đại học, Cao đẳng thường xuy- ên phối hợp với Sở Tư pháp, lực lượng Công an tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên đến cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên nắm vững pháp luật, nêu cao tinh thần đấu tranh phòng ngừa tình hình tội CGTS trên địa bàn.

Các cơ quan thông tin đại chúng cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa tình hình tội CGTS dưới nhiều hình thức khác nhau; tập trung đưa tin phản ánh về kết quả phòng ngừa tình hình tội CGTS của cơ quan chức năng, đặc biệt là các thủ đoạn phạm tội mới, thủ đoạn đặc trưng mà đối tượng CGTS sử dụng trên địa bàn nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, sự cảm thông,

đồng thuận, giúp sức của quần chúng trong phòng ngừa loại tội phạm này.

Sở Văn hóa thể thao và Du lịch cần chủ trì, phối hợp với Cơ quan Công an và các Công ty du lịch lữ hành trên địa bàn Thành phố trong việc duy trì và phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, nhất là trong hoạt động tuyên truyền phổ biến thông tin, tình hình tội cướp giật, các quy định pháp luật có liên quan cũng như các biện pháp phòng ngừa đến người dân và khách du lịch trong nước và Quốc tế nắm được.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tập trung đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, vận động toàn dân tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa tình hình tội CGTS gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phối hợp với chính quyền cơ sở, đặc biệt là các tổ dân phố và hộ gia đình thực hiện tốt công tác cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến, hư hỏng, bỏ học, thường xuyên vi phạm pháp luật giúp họ ổn định cuộc sống, không tham gia phạm tội CGTS./.

TÀi LiỆu Tham KhẢo

1. Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết công tác năm (2014 -2018)

2. Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết công tác năm (từ 2016 đến 2018) về công tác tư pháp từ và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm mới.

3. Nguyễn Văn Khoa Điềm (2016), Hoạt động của lực lượng Cảnh sát Hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh trong phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học CSND.

4. Nguyễn Huỳnh Bảo Khuyên (2017), Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn Quận Tân Bình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan