• Không có kết quả nào được tìm thấy

vai trò của cystatin c huyết thanh trong đánh giá chức năng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "vai trò của cystatin c huyết thanh trong đánh giá chức năng"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

VAI TRÒ CỦA CYSTATIN C HUYẾT THANH TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT

Nguyễn Hồng Hà1*, Nguyễn Thị Lệ2 1. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2. Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

*Email:nhha@ctump.edu.vn TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, đến năm 2009 tỷ lệ THA ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn bị THA đang ở mức báo động là 48%.

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ Cystatin C HT (HT) và mối liên quan với Albumin niệu, mức lọc cầu thận ước đoán, xạ hình thận và huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr) trên bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) nguyên phát tại bệnh viên Đại học Y dược TPHCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 300 bệnh nhân THA nguyên phát và 100 người khỏe mạnh bình thường đến khám, điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 2013-2018 . Kết quả: chúng tôi ghi nhận nồng độ Cystatin C HT ở BN THA là 1,6±0,67 mg/L cao hơn nhóm chứng 0,91±0,12 mg/L (p < 0,001). Nồng độ Cystatin C tăng dần theo mức độ Albumin niệu. Nồng độ Cystatin C HT ở nhóm giảm MLCT < 60 ml/phút/1.73m2 cao hơn nhóm MLCT ≥ 60 ml/phút/1.73m2 có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Nồng độ Cystatin C HT tương quan nghịch mức độ chặt chẽ với MLCT đo bằng xạ hình thận, r = 0,781; p <0,001. Tại điểm cắt >1,23mg/L, Cystatin C HT có giá trị chẩn đoán giảm MLCT (< 80 ml/phút/1.73m2) bằng xạ hình thận với độ nhạy 97,79 (95%CI: 90,0 - 100,0), độ đặc hiệu 98,82 (95%CI: 89,5-99,7), diện tích dưới đường cong ROC: 0,99. Kết luận: Nồng độ Cystatin C HT ở bệnh nhân THA cao hơn nhóm chứng. Nồng độ Cystatin C HT ở bệnh nhân THA tăng dần theo mức độ albumin niệu. Có mối tương quan thuận giữa MLCT ước đoán dựa vào Cystatin C và MLCT xạ hình thận. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ Cystatin C HT với MLCT xạ hình thận.

Từ khóa: cystatin C HT, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, tăng huyết áp, độ lọc cầu thận ước đoán, xạ hình thận.

ABSTRACT

THE ROLE OF SERUM CYSTATIN C IN EVALUATING RENAL FUNCTION IN PATIENTS WITH PRIMARY HYPERTENSION

Nguyen Hong Ha*, Nguyen Thi Le2 1. Can Tho University of Medicine and Pharmacy 2. Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy Background: Hypertension (THA) is one of the most common diseases worldwide affecting human health. In Vietnam, in 2000, about 16.3% of adults had hypertension, in 2009 the proportion of hypertension in adults was 25.4% and in 2016 the proportion of adults with hypertension was at an alarming rate of 48%. Objectives: To investigate serum Cystatin C level and correlation between serum Cystatin C levels with albuminuria, estimated glomerular filtration rate (eGFR), and renal radiography and systolic blood pressure, diastolic blood pressure in patients with primary hypertention at University Hospital medicine Ho Chi Minh City (HCMC). Materials and methods:

Cross-sectional descriptive studies with analysis of 300 patients with hypertension and 100 normal healthy individuals examined, treated at University hospital medicine HCMC from 2013 to 2018.

Results: The level of serum Cystatin C in the hypertensive patients was significantly higher than in the control group (1.6±0.67, 0,91±0.12 mg/L, p<0.001, respectively). The level of serum Cystatin C showed stepwise increase with albuminuria level. The serum Cystatin C level in the macroalbuminuria group was significantly higher than microalbuminuria group with p<0.05, respectively. The serum Cystatin C level was significantly higher in patients with GFR <60 ml/min/1.73m2 than those with ≥ 60 ml/min/1.73m2 (p < 0.001). Serum Cystatin C level was significantly reciprocal correlation between renal radiography (r=0.781, p<0.001). The cutoff value for the identification of GFR

<60ml/min/1.73m2 was >1.23mg/L with a sensitivity of 97.79 (95%CI: 90.0 – 100.0) and specificity of 98.82 (95%CI: 89.5-99.7). AUC was 0.99. Conclusion: The serum cystatin C level in hypertensive patients was significantly higher than the control group. The serum level of Cystatin C in

(2)

hypertensive patients was stepwise increased with albuminuria level. There was a positive correlation between eGFR according to equations based on Cystatin C and renal radiography. A reciprocal correlation between serum Cystatin C level and GFR by renal radiography.

Keywords: serum cystatin C, systolic blood pressure, diastolic blood pressure, hypertension, estimated glomerular filtration rate, renal radiography.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, đến năm 2009 tỷ lệ THA ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn bị THA đang ở mức báo động là 48% [1]. Trên thế giới, số người mắc bệnh THA cũng đang tăng lên. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2000, trên toàn thế giới có tới 972 triệu người bị THA và con số này được ước tính là khoảng 1,5 tỷ người vào năm 2025 [1].

THA là một yếu tố nguy cơ tổn thương thận và bệnh thận giai đoạn cuối. Các xơ vữa động mạch kèm THA làm tổn thương tổn thương cầu thận cuối cùng dẫn đến xơ hóa cầu thận và gây thiếu máu cục bộ cầu thận, teo để ống thận. Khi thận chức năng giảm, làm gia tăng nồng độ nhiều phân tử protein trọng lượng phân tử thấp ở trong huyết thanh (HT). Trong đó có một số protein nhỏ như lysozyme, β2-microglobulin và cystatin C,… được xem như là các chỉ số của chức năng thận [5].

Sự tiến triển của bệnh thận mạn được đánh giá thông thường dựa trên mức lọc cầu thận (glomerular filtration rate: GFR). GFR được sử dụng để chẩn đoán và tiên lượng bệnh thận mạn và dựa trên việc ước tính GFR bằng các công thức khác nhau. GFR có thể được ước tính bằng cách đo độ thanh thải của một số chất được đào thải qua thận. Các GFR dựa trên nồng độ creatinin HT không thể phát hiện sớm sự suy giảm chức năng thận (―điểm mù‖ của creatinin HT). Cystatin C HT là một dấu ấn sinh học khá tốt khi đánh giá chức năng thận và tương quan tốt hơn với các biện pháp trực tiếp đo GFR chính xác hơn creatinin HT, vì nồng độ cystatin C HT không bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ bắp, tuổi tác và giới tính. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên quan giữa chức năng thận và sự thay đổi áp lực

mạch ở người cao tuổi đặc biệt là tăng huyết áp tâm thu [6,7]. Một nghiên cứu khác của Peralta CA và cộng sự năm 2006 cho thấy huyết áp tâm thu là một yếu tố dự đoán thay đổi chức năng thận tốt hơn THA tâm trương[8]. Tại Việt Nam, vấn đề này ngày càng được quan tâm hơn. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ―Vai trò của cystatin C huyết thanh trong đánh giá chức năng thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát‖ với mục tiêu:

1. So sánh mối liên quan giữa cystatin C HT, creatinine HT với huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương.

2. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của cystatin C HT, creatinine HT với mGFR.

II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Bệnh nhân được chia làm hai nhóm bao gồm 300 bệnh nhân THA (phân loại theo JNC II dựa trên bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm) và 100 người trưởng thành bình thường (HA <120/80mmHg, không có triệu chứng hay dấu hiệu gợi ý của tăng huyết áp và không có tiền sử gia đình bị bệnh THA) tuổi từ 21 đến 95 đến khám và điều trị tại Bệnh viên Đại học Y dược TPHCM.

Tiêu chuẩn loại trừ: bao gồm tăng huyết áp thứ phát (tăng huyết áp nội tiết, bệnh nhu mô thận,…), đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, BN đang sử dụng các thuốc corticosteroid /cyclosporine.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

(3)

- Cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ trong quần thể, p: trị số mong muốn của tỷ lệ, p = 0,199 (tần suất giảm GFR trên BN THA trong nghiên cứu của Redon và cộng sự năm 2006). Với sai số d=0,002, tính ra n≈ 300

- Phƣơng pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện trong thời gian nghiên cứu từ 2013- 2018 cho đến khi đủ số lượng nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: mỗi bệnh nhân được lấy 03ml máu sau khi nhịn đói qua đêm 8 tiếng bao gồm tất cả các bệnh nhân THA tham gia và người khỏe mạnh để làm xét nghiệm các thành phần lipid/máu, creatinin/HT, nồng độ cystatin C HT,….., đo HATT, HATTr, tính giá trị độ lọc cầu thận ước đoán bằng cystatin C HT, creatinine HT [2, 8,11].

+ Kỹ thuật định lượng creatinin: phương pháp động học Jaffe với máy phân tích tự động HITACHI 917.

+ Kỹ thuật định lượng cystatin: phương pháp đo độ đục hạt Latex (test Latex turbidimetry) và được phân tích bằng máy phân tích hoá học MINDRAY BS300.

Thu thập và phân tích số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 20.0.

III. KẾT QUẢ

3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung ở nhóm bệnh nhân THA

Đặc điểm Giá trị trung bình

BMI (kg/m2) 22,85 ± 1,55

HATT (mmHg) 157,24 ± 8,45

HATTr (mmHg) 100,01 ± 9,15

Microalbumin niệu (mg/L) 148,10 ± 116,22

ACR (mg/g) 185,51 ± 141,71

Creatinine HT (mg/dL) 1,10 ± 0,32

MLCT-MDRD 73,37 ± 26,23

MLCT-Cystatin C (ml/phút/1.73m2)-Le Bricon 53,52 ± 13,61

MLCT-Creatine & Cystattin C) (ml/phút/1.73m2) 55,57 ± 22,53

MLCT theo xạ hình thận (ml/phút/1.73m2) 58,52 ± 17,30

3.2. Nồng độ Cystatin C HT ở bệnh nhân tăng huyết áp và nhóm chứng Bảng 2.Nồng độ Cystatin C HT ở bệnh nhân tăng huyết áp và nhóm chứng

Đặc điểm Nhóm bệnh (N=300) Nhóm chứng (N=100)

n % n % p

Giới

Nữ 170 56,67 51 51

> 0,05

Nam 130 43,33 49 49

Tuổi trung bình 54,75 ± 15,80 48,3 ± 9,35 > 0,05

Nồng độ Cystatin C HT (mg/L)

1,6 ± 0,67 0,91 ± 0,12 < 0,001

Nhận xét: Không có sự khác biệt về độ tuổi, giới tính giữa 2 nhóm nghiên cứu (p >

0,05). Nồng độ Cystatin C HT ở nhóm tăng huyết áp là 1,6 ± 0,67 mg/L cao hơn ở nhóm chứng là 0,91 ± 0,12 mg/L có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

3.3. So sánh mối liên quan giữa cystatin C HT và creatinin HT với một số yếu tố 3.3.1. Mối liên quan giữa cystatin C HT với mức độ đạm niệu

Bảng 3. Nồng độ Cystatin C HT theo tình trạng albumin niệu ở bệnh nhân THA

(4)

Microalbumin (mg/L)

Cystatin C (mg/L)

< 30 (n=163)

(1)

30-300 (n=73) (2)

> 300 (n=64)

(3)

p

(1)&(2) (2)&(3) (1)&(3)

Nồng độ trung bình 1,27 ± 0,24 1,46 ± 0,69 1,83 ± 1,13 > 0,05 < 0,001 < 0,001 Nhận xét: Nồng độ Cystatin C HT tăng dần theo mức độ albumin niệu. Trong đó nhóm (3) cao hơn nhóm (1) và (2) có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

3.3.2. Mối tương quan giữa Cystatin C HT với MLCT đo bằng xạ hình thận

Bảng 4. Hệ số tương quan giữa cystatin C HT và creatinine HT với mGFR (ml/phút/1.73m2) ở nhóm bệnh nhân THA

Đặc tính Chung (n=300) THA độ 1 (n=96) THA độ 2 (n=204)

HSTQ P HSTQ P HSTQ P

Creatinin HT -0.485 <0.001 -0.442 0.011 -0.455 0.002 Cystatin HT -0.924 <0.001 -0.913 <0.001 -0.872 <0.001

Nhận xét: Nồng độ Cystatin C HT tương quan nghịch mức độ rất chặt chẽ với MLCT theo xạ hình thận, r = 0,924 trong khi creatinin HT tương quan nghịch ở mức độ vừa, p < 0,001.

Bảng 5. Độ nhạy, độ đặc hiệu của cystatin C HT, creatinine HT ở bệnh nhân THA với mốc mGFR < 80 ml/phút/1.73m2

Số đo Creatinin HT Cystatin HT

Điểm cắt 1,05 1,23

Độ nhạy (%) 61,42 97,79

Độ đặc hiệu (%) 77,84 98,82

Tỷ lệ (+) giả 22,16 1,18

Tỷ lệ (-) giả 38,58 2,21

Giá trị tiên đoán (+) 77,19 99,28

Giá trị tiên đoán (-) 62,75 97,02

Hiệu quả chẩn đoán 70,19 98,27

Nhận xét: Với điểm cắt > 1,23 mg/L, Cystatin C HT có giá trị trong ước đoán giảm MLCT (< 80 ml/phút/1,73m2 da) theo mGFR với độ nhạy 97,79 (95%CI: 90-100), độ đặc hiệu 98,82 (95%CI: 89,5 -99,7) cao hơn creatinine HT có ý nghĩa thống kê.

Bảng 6. Diện tích dưới đường cong (AUC)* của mGFR < 80 ml/phút/1.73m2 dựa vào creatinine HT và Cystatin C HT

Nhóm Creatinin HT (mg/dL) Cystatin HT P

Chung 0.58 (0.53-0.64) 0.99 (0.90-1.00) <0.001

Nam 0.60 (0.56-0.65) 0.98 (0.96-0.99) <0.001

Nữ 0.58 (0.53-0.63) 0.99 (0.98-1.00) <0.001

*AUC (KTC 95%)

Nhận xét: diện tích dưới đường cong ROC của cystatin C HT ở cả 2 giới và nhóm chung đều lớn hơn so với AUC của creatinine có ý nghĩa thống kê.

Bảng 7: Mối tương quan giữa HATT, HATTr và cystatin C HT trên bênh nhân THA Tƣơng quan giữa HATT, HATTr và cystatin

C HT

HATT HATTr

Giá trị r p Giá trị r p

THA giai đoạn I 0,57 <0,05 0,324 0,16

THA giai đoạn II 0,79 <0,001 0,455 0,10

(5)

Nhận xét: Cystatin C HT tương quan thuận với HATT ở cả giai đoạn I và II nhưng không ghi tương quan với HATTr.

Bảng 8: Mối tương quan giữa HATT và GFR ước đoán bằng cystatin C HT Tƣơng quan giữa HA tâm thu và eGFR-

cystatin C-LeBricon Giá trị r p

THA giai đoạn I - 0,59 <0,05

THA giai đoạn II - 0,73 <0,001

Nhận xét: Các eGFR dựa vào Cystatin C HT trong đó công thức LeBricon cho thấy có mối liên quan nghịch mức độ chặt (tốt nhất) với với HATT trong khi đó không ghi nhận tương quan với HATTr.

Bảng 9: Mối tương quan giữa HATT và creatinin HT trên bệnh nhân THA

Tƣơng quan giữa HATTvà creatinin HT Giá trị r p

THA giai đoạn I 0,03 0,86

THA giai đoạn II 0,04 0,79

Nhận xét: Không tìm thấy mối tương quan giữa HATT và creatinin HT trong nhóm bệnh nhân THA giai đoạn I và II.

IV. BÀN LUẬN

Khi so sánh giá trị trung bình giữa nhóm bệnh nhân THA và nhóm chứng, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng nồng độ cystatin C HT của nhóm tổn thương thận cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng bệnh, điều đó cho thấy rằng tăng nồng độ cystatin C liên quan chặt chẽ với tổn thương thận (bảng 2).

Ở bệnh nhân THA, theo thời gian tiến triển, rối loạn huyết động tại thận sẽ xuất hiện tổn thương màng lọc cầu thận. Ở giai đoạn sớm, tổn thương màng lọc chưa ảnh hưởng đến chức năng lọc sạch các chất có trọng lượng phân tử nhỏ như ure, creatinin, acid uric và điện giải. Tuy nhiên, quá trình lọc sạch các chất có trọng lượng phân tử lớn hơn 6000 dalton bắt đầu bị ảnh hưởng, cystatin C có trọng lượng phân tử 13.000 dalton nên khả năng lọc qua cầu thận bị ảnh hưởng khi thận tổn thương giai đoạn sớm, khi đó nồng độ cystatin C sẽ tăng lên trong máu tương ứng với mức độ tổn thương thận. Biến đổi nồng độ cystatin C trong HT phản ánh biến đổi chức năng lọc của thận đồng thời phản ánh mức độ tổn thương. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nồng độ cystatin C ở nhóm tổn thương thận cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng bệnh và nhóm chứng khỏe mạnh (bảng 3). Ở giai đoạn đầu lượng albumin chưa nhiều, ống thận có khả năng tăng cường tái hấp thu và chuyển hóa nên albumin xuất hiện với lượng rất ít trong nước tiểu, albumin có thể tăng thoáng qua và chưa có sự khác biệt trên xét nghiệm microalbumin niệu. Như vậy, có thể có khoảng thời gian bệnh nhân đã có tổn thương thận nhưng chúng ta chưa phát hiện được bằng chứng tổn thương thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu. Điều đó có thể phần nào lý giải có tỷ lệ nhất định tăng nồng độ cystatin C HT ở nhóm chứng bệnh được xác định với xét nghiệm microalbumin niệu âm tính[6,7,9].

Nghiên cứu của Jithesh và cộng sự vào năm 2013 cho thấy nồng độ cystatin C tăng lên đáng kể ở bệnh nhân tăng huyết áp (1,99 ± 1,07 mg/L) so với nhóm chứng (0,69 ± 0,18 mg/L) (p

<0.001) [9]. Madhav Danthala (2013) cũng cho thấy nồng độ cystatin C HT tăng ở bệnh nhân có tình trang đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính (n = 31, chiếm 62%)so với nhóm BN được được kiểm soát tốt HA (n = 7, chiếm 14%) (p <0,001) [10].

Carmen Peralta và cộng sự (2006) cũng phát hiện HATT và áp lực mạch có liên quan liên quan với chức năng thận khi tính bằng nồng độ cystatin C HT ở bệnh nhân tăng huyết áp,

(6)

trong khi đó HATTr không cho thấy có sự liên quan nào với cystatin C HT ở bệnh nhân tăng huyết áp [8].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ cystatin HT C không có mối liên quan HATTr trong cả nhóm THA giai đoạn I (p >0,05 với r = 0,32) và giai đoạn II tăng huyết áp (p

>0,05 với r = 0,45). Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy nồng độ cystatin C HT có mối tương quan với HA tâm thu trong nhóm THA giai đoạn I (giá trị p <0,05 với r 0,57) và nhóm THA giai đoạn II tăng huyết áp (giá trị p <0,001 với r: 0,79).

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, nồng độ cystatin C ở bệnh nhân tổn thương thận có tăng huyết áp cao hơn so với bệnh nhân không có tăng huyết áp. Điều này có thể hiểu là những bệnh nhân có tăng huyết áp trong nhóm nghiên cứu có chức năng thận kém hơn so với những bệnh nhân không tăng huyết áp. Phân tích theo các khác, bằng phương pháp hồi quy logistic đa biến so sánh ảnh hưởng của cystatin C, creatinin và tuổi đối với tăng huyết áp ở bệnh nhân tổn thương thận cho thấy tăng nồng độ cystatin C là yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa tới sự xuất hiện của tăng huyết áp trong khi creatinin liên quan chưa có ý nghĩa (bảng 9). Creatinin cũng có những hạn chế nhất định khi đánh giá chức năng thận: bị ảnh hưởng nhiều bởi khối cơ của cơ thể, thay đổi không tương xứng với thay đổi mức lọc cầu thận sinh lý theo tuổi, ngoài ra, trong giai đoạn tổn thương thận nhưng mức lọc cầu thận mới chỉ giảm nhẹ thì creatinin thường không phản ánh chính xác mức lọc cầu thận thực của bệnh nhân. Do vậy, cần tìm kiếm chất nội sinh khác khắc phục được những hạn chế của creatinin.

Việc sử dụng cystatin C HT để xác định chức năng thận ở những bệnh nhân tăng huyết áp (đặc biệt HATT) và cả ở những người bình thường trong nghiên cứu của chúng tôi để tìm các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các mạch máu trước khi xuất hiện triệu chứng suy thận.

Cũng như cystatin C cho thấy mối tương quan thuận với HATT (và các eGFR dựa vào cystatin C tương quan nghịch với HATT) còn creatinin thì không, điều này cũng chứng tỏ tính ưu việt của cystatin C hơn creatinin từ đó xem như một dấu ấn sinh học phát hiện sự suy giảm sớm chức năng lọc của cầu thận.

Khi lựa chọn mức điểm cắt > 1,23 mg/L, Cystatin C HT có giá trị trong ước đoán giảm MLCT (< 80 ml/phút/1,73m2 da) theo mGFR với độ nhạy 97,79 (95%CI: 90-100), độ đặc hiệu 98,82 (95%CI: 89,5 -99,7) cao hơn hẳn creatinine HT trong việc đánh giá suy giảm sớm chức năng lọc của thận. Do đó, định lượng nồng độ cystatin C HT có thể giúp đánh giá mức độ tổn thương thận, MLCT dựa vào cystatin C HT sẽ biến đổi tương ứng tổn thương thận giai đoạn sớm, là cơ sở đưa ra biện pháp dự phòng và điều trị tổn thương thận do THA ở giai đoạn sớm, góp phần làm hạn chế tiến triển biến chứng thận. Qua đó cystatin C có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần điều trị cao huyết áp. Với sự gia tăng HATT, nồng độ cystatin C HT cũng tăng tuyến tính trong cả giai đoạn I và giai đoạn II trên nhóm bệnh nhân tăng huyết áp (đặc biệt THA giai đoạn II).

V. KẾT LUẬN

Kết quả của chúng tôi cho thấy, nồng độ Cystatin C HT ở bệnh nhân THA cao hơn nhóm chứng. Nồng độ Cystatin C HT ở bệnh nhân THA tăng dần theo mức độ albumin niệu.

Có mối tương quan thuận giữa MLCT ước đoán dựa vào Cystatin C và MLCT xạ hình thận và có mối tương quan nghịch giữa nồng độ Cystatin C HT với MLCT xạ hình thận. một mối tương quan chặt chẽ giữa chức năng thận (đánh giá bằng các công thức ước đoán MLCT từ cystatin C HT) và huyết áp tâm thu ở bệnh nhân tăng huyết áp. Ngược lại huyết áp tâm trương không cho thấy mối tương quan với cystatin C HT. Tương tự, creatinin HT không cho thấy bất kỳ sự tương quan đáng kể với huyết áp tâm thu. Đặc biệt, ở những bệnh nhân THA này khi MLCT < 80 ml/phút/1,73m2 da thì cystatin C HT có giá trị ước đoán giảm MLCT tốt hơn so với creatinin HT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Lân Việt (2016), ―Tăng huyết áp – vấn đề cần được quan tâm hơn‖. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tăng huyết áp.

2. Trần Thái Thanh Tâm, Nguyễn Thị Lệ (2016), ―Độ lọc cầu thận dựa vào creatinin và cystatin C HT ở

(7)

bệnh nhân sau ghép thận 6 tháng‖. Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, tập 18 (số 4):

3. The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention (2003), Detection, Evaluation, and Treatment of High Pressure. JAMA 289: 2560-2571.

4. Grubb A, Simonsen O, Sturfelt G, Truedsson H, Thysell H (1985), ― Serum concentration of cystatin C, factor D and B2-microglobulin as a measure of glomerular filtration rate‖.

Acta Med Scand 218: 499-503.

5. Delanaye P, Cavalier E, Krzesinski JM (2008), ―Cystatin C, renal function, and cardiovascular risk‖. Ann Intern Med 148: 323.

6. Donadio C, Lucchesi A, Ardini M, Giorda no R (2001), ―Cystatin C, beta 2-microglobulin, and retinol-binding protein as indicators of glomerular filtration rate: comparison with plasma creatinine‖. J Pharm Biomed Anal; 24:835-842.

7. Filler G, Bokenkamp A, Hofmann W, Le BT, Martinez-Bru C, Grubb A (2005), ―Cystatin C as a marker of GFR—history, indications, and future research‖. ClinBiochem; 38:1-8.

8. Ix JH, Shilpak MG, Chertow GM, Whooley MA (2007), ―Association of cystatin C with mortality, cardiovascular events and incident heart failure among patients with coronary heart disease: data from the heart and soul study’’, Circulation 115: 173-179.

9. Jithesh TK, Riju M, Jayapal V, Vijayakumar (2013), ―A Comparison of eGFR using serum creatinine and cystatin C for the assessment of renal involvement in hypertension‖. Int J Pharm Bio Sci 4: 1-8.

10. Lesley A Stevens, Josef Coresh, Christopher H Schmid et al (2008), ―Estimating GFR using Serum Cystatin C alone and in Combination with Serum Creatinine: A Pooled Analysis of 3418 Individuals with CKD‖; Am J Kidney Dis, 51: 395–406.

11. Madhav Danthala, Lakshmaiah V (2013), ―Correlative study of serum cystatin C levels with severity of acute ischaemic stroke‖. Journal of Clinical and Biomedical Sciences.

12. Peralta CA, Whooley MA, Ix JH, Shlipak MG (2006), ―Kidney function and systolic blood pressure new insights from cystatin C: data from the Heart and Soul Study’. Am J Hypertens 19:

939-946.

(Ngày nhận bài: 18/09/2019 - Ngày duyệt đăng bài: 5/10/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan