• Không có kết quả nào được tìm thấy

XÚC TÁC Ni (SBA-15+CeO2) TRONG REFORMING

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "XÚC TÁC Ni (SBA-15+CeO2) TRONG REFORMING"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ht A H*c - CONG NGIỆ Tlực raẤM

HOẠT TÍNH XÚC TÁC Ni TRÊN CHAT MANG (SBA-15+CeO2 ) TRONG REFORMING CH4

BẰNG co 2 VÀ HƠI NƯỚC

• PHAN HỒNG PHƯƠNG - NGUYENTRÍ

TÓM TẮT:

Hệ xúc tácNiO/(SBA-15+CeO2) điềuchếbằng phương pháp tẩm được nghiên cứu trong phản ứng reformingCH4 bằng co2 và H2O (bi-reforming CHẠ Cácphân tích tínhchất lýhóa chỉ ra rằng các mẫu đều có cấu trúchìnhlục giác đượcsắp xếp theo trật tự, với đường kính và thể tích lỗ rỗng nhỏ hơn xúc tác 40NĨ/SBA-15hay chất mang SBA-15,đồng thờixuấthiệncác tinh thể CeO2 phân bốvào lỗ xốpcủa vật liệuSBA-15.Nhờ có sự bổ sung CeO2 vào hệ xúc tác, phahoạt động được phân tán đều trên nềnchâìmang,về hoạt tính,cácxúc tác đều cóhoạt tính cao trong phản ứng bi-reforming CH4 vớiđộ chuyển hóaCH4,co2đều trên 85% ởnhiệt độ 800°C. Xúc táccó hoạttính tốt nhất trong các mẫu xúc tác khảosátlà 20Ni/(lSBA+2Ce) với độ chuyển hóa CH4 và co2 lần lượt là 91% và 98% 800°C.

Từ khóa: hệxúc tác NiO,phản ứng reformingCH4, CeO2, SBA-15, hơinước.

1. Đặt vấn đề

Việc chuyển hóa CH4 và co2 thành khí tổng hợp không chỉ làm giảm khí nhà kính trong khí quyển mà còn sửdụng hiệu quả các nguồn khí tự nhiên giàu co2. Nhìn chung, xúc tác Ni được sử dụng trong bi-reforming CH4 vì giá thành rẻ và hiệu suất khá tốt so với các chất xúc tác có kim loại quý [1, 2], Tuy nhiên, sựhình thành cốc và thiêu kết kimloạilà hai trở ngại chínhcủa việc sử dụng xúctác Ni trong bi-reforming CH4.

Như đã trình bày trong công trình trước đây của chúng tôi, sự có mặt của CeO2 có thể làm giảm mạnh lượng than cốc hình thành trên chất xúc tác NiO-CeO2/Al2O3 trong bi-reforming CH4[3]. Hơn nữa, sự phântán kim loại cóthể được tàngcường dọ tương tácbỗ trợ kim loại mạnh mẽ giữa ceria vợi Ni, cung cấp khả năng chổng thiêu kết kim loại Ni [4],

Bên cạnh đó, SBA-15 có diện tích bề mặt lên đến 600 m2/g,kích thước mao quản lổn (50-300Ả), kíchthước hạt tươngđối lớn nên khả năng hấp phụ chất phản ứng trên bề mặtrất tốt, thành mao quản dày nên có độ bền nhiệt tốt. Kết quả phân tíchH2- TPR cho thấy xúc tác Ni/SBA-15 có nhiệt độ khử trong khoảng 275-480°C, thấp hơn nhiều so với Ni/Al2O3 [5, 6]. Do đó, điều kiện hoạt hóa xúc tác này sẽthuậnlợi hơn. Bêncạnh đó, kết quảkhảosát độ bền trongphản ứng reformingCH4 bằng co2ở nhiệt độ 650°C cho thấy hoạt tính của xúc tác Ni/SBA-15 duy trì ổn định trong 90 giờ với độ chuyển hóa CH4và co2 duy trìổn định trên 76%

và 80%trongsuốt thời gian khảo sát [6],

Trong nghiên cứunày, SBA-15 và CeO2 sẽ được kết hợplàmchấtmang cho xúctác Ni trong phản ứngbi-reforming CH4, nhằmkết hợp các ưu điểm của 2 loạivậtliệu này.

SỐ 14-Tháng 6/2021 375

(2)

TẠPCHi CÔNG THƯƠNG

2. Thực nghiệm

2.1. Tổnghợp xúc tác thửnghiệm hoạttính xúc tác

Chất mang SBA-15 đượctổnghợpbằng cách cho 1 g Pluronic (P-123) vào 26,25 g nước cất. Cho 1/2 lượng nước vào khuấy với tốc độ vừa phải (600 vòng/phút) đến khi tan hết thì cho lượng nướccòn lại vàota thu được dung dịch I,tiếp tụckhuây30 phút.

Sau đó, nhỏ từ từ từng giọt TEOS ([C2H5O)4Si]

(2,13 g) vào dung dịch I, tiếp tục khuấy thêm 30 phút đểthu được dungdịch II. Thêm vàodungdịch II 7,15 g dung dịch HC1 37 %, tiếp tục khuấy thêm 30 phút để thu được dung dịch III. Cân chính xác 0,615 g chất mang CeO2 [7] cho vàodung dịchIII và tiếp tục khuấy thêm 30 phút.Cuối cùng, cho hỗn hợp thu được vào thiết bị kết tinh, ủ ở 60°C trong 24 giờ. Lấy sản phẩmra ở dạng huyền phù, lọc rửa nhiều lần với nước và cồn, sau đó sấy khô 3 nấc nhiệt độ 80, 100 và 120°C. Sau đó nung ở 550°C trong lOh ta thu đượcsản phẩm làSBA-15+CeO2.

NiOđược tẩm lên chấtmang SBA-15+CeO2 với hàm lượng %kl NiO đã xác định. Ni(NO3)2.6H2O với khối lượng cần thiết được hòa tan bằng một lượng nước cất để thu được dung dịch tương đối loãng. Sau đó ngâmtẩmchấtmang SBA-15+CeO2 trong dung dịch muôi Ni(NO3)2.6H2O với thể tích bằng 1,3 lần thể tích chất mang, đánh siêu âm 10 phút sau đógiữ ở nhiệt độ phòng 24 giờ. Sauđó, xúc tácđược sấy khônhiệtđộ 80, 100và 120°C với thời giansâylà 2 giờ cho mỗi chế độ. Tẩm tiếp dungdịch muôi niken nitrat theo qui trình tươngtự.

Sau lần tẩm cuốicùng xúc tác sau giai đoạn sấynhư ưên sẽ đượcnungxúctác ở 600°C trong 1 giờ và cuối cùngnung ở800°Ctrong30 phút.

Hoạt tính các xúc tác trong phản ứng bi-reforming CH4 được khảo sát vùng nhiệt độ 55O-8OO°C trênsơđồ dòngvi lượng, lượng xúc tác sử dụng là 0,2 g, lưu lượng dòngtổng 6L/h, tỷ lệ mol CH4:CO2:H2O trong dòng nhập liệu là 3:1,2:2,4.

2.2. Nghiên cứutính chất hóa lý của xúc tác Các xúc tácsau khiđiều chế được xác định các tính chấthóa lý như: thành phần pha (XRD), hình thái bề mặt (SEMvàTEM),diệntíchbềmặt riêng và đườngkính lỗ xốp (BET)bằngphương pháp hấp phụ đẳng nhiệt N2 ở 77 K, khử theochươngtrình nhiệt độ (H2-TPR) bằngdòng 10% H2/N2 từ nhiệt độ phòng đến 900°C với tốc độ gia nhiệt 1 o°c/phút và hấpphụ - giải hấp co2 theo chươngtrìnhnhiệt độ(CO2-TPD).

3. Kết quả và bàn luận 3.1. Tính chấthóaxúc tác

Hình ỉ: Giản đồXRD các xúc tác: (a)

20NiO/(lSBA+2Ce); (b) 30NiO/(1SBA+2Ce); (c) 40NiO/(ỈSBA+2Ce); (d)40NiO/(ỈSBA+ỈCe); (e) 40NiO/(2SBA+ỈCe)

Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện

Giản đồ XRD của cácxúc tác (Hình 1)cho thấy sự hiện diện các đỉnh nhiễu xạ ở 20 = 37,5°43,5°

63°và 76,2°, tươngứng với sựtồn tạicủa tinh thể NiO lậpphương tâm diệnvà các đỉnh nhiễu xạ ở 20

= 28,5° 33,5° 47,5° 56,5° và 70° của CeO2. Kích thước tinh thểNiO đượctính toán theo công thức Scherrer tại vị trí 20 =43° cho thấy với cùnghàm lượng NiO (40%) tẩm lênchất mang với tỷ lệ SBA- 15 vàCeO2 khác nhau, hàmlượng CeO2 tăng giúp giảm kích thướctinh thể đáng kể, từ41,1 nm(mẫu 40NiO/(2SBA+lCe)) về 25,2 nm (mẫu 40NiO/(lSBA+2Ce)). Mặt khác, khi tăng hàm lượng NiO trên chất mang (lSBA+2Ce) từ 20-40

%,cường độ các đỉnh nhiễu xạ NiO cũngtăng và hẹphơn,tương ứng sự hình thành tinh thể NiO với kíchthước nhỏ hơn.

Từ kết quảSEMcho thấy các tinh thể NiO phân tán tốt lên bềmặt SBA-15.Mật độ các tinh thể NiO tăngđáng kể khi tănghàm lượng NiOtronghệ xúc tác NiO/(lSBA+2Ce). Các hạt NiO trênnền chất mang cókích thước đa dạng,từ 25-60 nm. Kết hợp kết quảTEM, cerium không chỉ được phân bô bên trong các lỗ xốp SB A-15, còn đượcphân tán tốt trên bề mặt phahỗ trợ. Sự xuất hiện của ceria - cháttrữ oxy trên bề mặt xúc tác sẽ hấp phụ co2 dạng bidentate carbonate-chất phản ứng với carbon bề

376 SỐ 14-Tháng 6/2021

(3)

HÓA HỌC-CÔNG NGHỆ THựCPHẨM

Hình 2: Ảnh SEM củamẫu xúc tác (a) 20NiO/(lSBA+2Ce) (b)40NiO/(lSBA+2Ce)

a) b)

Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện

mặt, từđó tăng độ chuyểnhóa co2 cũng như giảm lượng carbon lắng đọng lên bề mặtxúc tác. Do đó, khi tăng hàm lượng hàm lượng NiO từ 20% lên 40%, kích thước các hạtNiO tăng. (Hình2)

Dựa vào Hình 3a và 3b, ta thấyđượcxúc táccó cấu trúcdâythừng, dài sọc,cấu trúc lục làng đối

<ứng, các lỗ xốp - đặc điểmnổi bật nhất của vật

liệu SBA. ở cả 2 hìnhđều xuất hiện nhiều điểm đen,dự đoán đó chính là các hạt NiO được phân bố với mật độ cao trên SBA-15. Các kết quả ảnh TEM chothấy cáctinh thể NiOphânbố bao phủttên bề mặtSBA-15,kích thướckhoảng từ 30-50 nm và các hạtNiO nhỏ, kích thước khoảng 5 nm nằm trong kênh mao quản của SBA-15.

Hình3: ẢnhTEM của mẫu xúc tác (a) 20NiO/(lSBA+2Ce) (bỉ4ŨNiO/(ỈSBA+2Ce)

a) b)

Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện

SỐ 14-Tháng Ó/2021 377

(4)

TẠP CHÍ CÔNG ĨRÍHNG

Bảng 1. Diệntích bề một riêng (BET), đường kính lỗ xốp và thể tích lỗxốp của các xúc tác

Xúc tác BETirtf/g) Đường kính lốxỗp (Â) Thể tích lốxốp (cc/g)

20NiO/(1SBA+2Ce) 203,623 19,0 0,139

40NiO/(1SBA+2Ce) 120,342 19,8 0,084

40NÍO/SBA 186,140 60,8

... 0,273

Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện

Dựa vào số liệu Bảng 1, ta thấy 2 xúc tác có CeO2, xuất hiện sự chênhlệch rõràngvềthểtích lỗ xốp cho thấy các hạtnano CeO2đã phân tánvào lỗ xốp chất mang SBA-15. So sánh 2 xúc tác 20NiO/(lSBA+2Ce) và 40NiO/(lSBA+2Ce), đường kính lỗ không có sự chênh lệch đáng kể nhưng đáng chú ý làdiện tíchbề mặtriêngBET đổi rõ rệt. Điều này có thể giải thích rằng khi hàm lượng NiO bổ sung vào xúc tác tăng dần, các hạt NiO đã xâm nhập vào bên ttong các lỗ xốp của SBA-15làm giảmthể tíchlỗ xốp, phù hợpvới ảnh SEM các xúc tác.

Hình 4 cho thấy giản đồ TPR-H2 của các mẫu đều có đỉnh khử chính với nhiệt độ khử cực đại trong khoảng 333-365°C. Đặc điểm của đỉnh khử này là trải rộng và có nhiều đỉnh khửnhỏ, có thể là do sựkhử của các hạt NiO kích thước khác nhau.

Mẫu 10NiO/(lSBA+2Ce) có 2 đỉnh khử tách rời nhau: đỉnh khửnhiệtđộ thấp(Tmax = 333°C) được cho là của các hạtNiOtương tác yếu với chất mang, còn đỉnh khử nhiệtđộcao (490°C) là đỉnh khửcủa Hình4: Kết quả TPR-H2 các xúc tác: (a)

ỈONiO/(1SBÃ+2Ce); (b) 20NiO/(ÌSBA+2Ce);

(c) 30NiO/(1SBA+2Ce); (d)40NiO/(ỈSBA+2Ce);

(e)40NiÓ/(1SBA+lCe); (f) 40NiO/(2SBA+ỈCe) 351

648

f 340

633 e --- 348

d 365 ■■

c --- 365

t> 333 490 __

a---~--- ---'_ —_____2

100 200 300 400 500 600 700 800 900 Nhiệt độ, °C

Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện

NiO tương tác mạnhvới chất mang. Khi tănghàm lượngNiO, diệntích đỉnh khử tăng vànhiệtđộ khử cực đại tăng. Trênhaimẫu 40NiO/(lSBA+lCe) và 40NiO/(2SBA+lCe), ngoài đỉnhkhử chính củaNiO ở vùng nhiệtđộthấpcònxuấthiện một đỉnh khử ở vùng nhiệt độ 633-648°C,có thểlà sự khử của hỗn hợp Ni-Si hoặc Ni-Ce. Với cùng 40 %NÍO, mẫu xúc tác 40NiO/(lSBA+lCe) và 40NiO/(2SBA+lCe) xuât hiện 3đỉnh khử ở350, 500 và 655°C; rõ nhất ở mẫu 40NiO/(2SBA+lCe) trong khi mẫu xúc tác 40NiO/(lSBA+2Ce)không cho thấyquá trình khử nào xảy ra thêm ở sau 550°C. Hàm lượng cerium tăng, độ thoải của các đỉnh khử tăngtheonhiệt độ từ 400-500°C cho thấy CeO2đã ổn định các tinh thể NiO bên trong lỗ xốp chất mang. Bên cạnh đó, Zhang [8] báo cáo rằng bổ sung NĨ2+ vào mạng cerium cóthểgây biến dạng cấu trúc tinh thểCeO2, tạo mộtphần Ni-Ce-O.

Kết quả CO2-TPD cácxúctácđượctrìnhbày ở Hình 5cho thâyxúc tác 40NiO/(lSBA+2Ce) có 4 đỉnh giải hấp phụ lớn khá rõ 121°c, 155°c,

Hình 5: Kết quả TPD-CŨ2các xúc tác: (a) 20NiO/(1SBA+2Ce);(b) 40NiO/(ỈSBA+2Ce); (c) 4ŨNÍO/SBA

378 Số 14-Tháng Ó/2021

(5)

HÓA HỌC-CÔNG NGHỆ THựC PHẨM

187°c và 220°C. Trong khi đó, xúc tác 20NiO/(lSBA+2Ce)có 2 đỉnh giải hấp ở 150°Cvà 255°c tươngứng với cáctâmacidvừavàyếu. Pan và cộng sự [9] chỉrarằng xúc tác cókhả năng hấp phụ co2 trong khoảng nhiệt độ 250-700°C cũng có thể giảihấpphụ trên bề mặt xúc tác và tham gia phản ứng ở điều kiện nhiệt độ 250-700°C.Xúc tác 40NiO/(lSBA+2Ce) có tính base mạnh hơnso với mẫu 20NiO/(lSBA+2Ce).Khả năng tương tác hóahọc với COọ của xúc tác tăng,khi lượngtâm base Lewis tăng. Do đó, khả năng của co2 trong việc loại bỏ các nguyên tử carbon trung gian từ quá trình de-hydro hóaCH4 sẽ được cải thiện nhờ khả năng hấpthụ. TừHình5 cũng cho thấy rằng sự bổsung cerium vào SBA-15tăng cường độcác

đỉnh giải hấp, phầnnào giải thích cho sự chênh lệch độ chuyển hóa co2 giữa xúc tác NiO/SBAvà NiO/(SBA+Ce).

3.2. Hoạt tính các xúc tác trong phản ứng Bi-reforming

Hình 6 cho thấy xúctác40NÍ/SBAcóđộ chuyển hóa co2 kháthấp so với 3xúctáccònlại.Điềunày có thể lý giải rằngsựhiện diện của CeO2 tăng khả năng hấp phụco2 của xúc tác, tăngkhả năng phân tán Ni lên pha hỗ trợ SBA-15,đồng thời độ chuyển hóa CH4nhiệtđộ cao của các xúc tácchứa CeO2 cũngcao hơn, từ đó mang lạihiệu quả tích cực đối với quátrình bi-reforming.

Trong các mẫu khảo sát, 40NiO/(lSBA+2Ce) là xúc tác tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 500-

Hình 6: Ảnh hưởng tỷ lệ SBA- 15/CeO2 đếnhoạt tính xúc tác

Nhiệt độ, °C

, -lình 7:Ảnh hưởng hàm lượngNiO mang trênchất mang (1SBA+2Ce)

số 14-Tháng 6/2021 379

(6)

TẠP CHÍ CÔNG THIÍ0NG

650°C. khoảngnhiệtđộ cao hơn, từ 7OO-8OO°C độ chuyển hóa của cácxúc tácxấp xỉ như nhau.

Điều này có nghĩa là CeO2 cải thiện đáng kể hoạttính xúc tác Ni/SBA-15 ởnhiệt độ tháp hơn.

Kết quả phù hợp với kết quả TPR-H2 của 40NiO/(lSBA+2Ce) bị khử ở nhiệtđộ thấp hơn 40NiO/(2SBA+lCe). Tuy ởkhoảng nhiệt độcao, độ chuyển hóa CH4 và co2 các xúc tác là như nhau nhưng mẫu 40NiO/(lSBA+2Ce) cho tỷ lệ H2/COổnđịnhsuôi quátrình khảo sát.

Hình 7 chothấy khi tănghàm lượng NiOtừ20 lên 40%, khoảng nhiệt độ 600-800°C, độ chuyển hóa CH4tăngnhẹ, ngược với độchuyển hóa co2. Nhìn chung, mẫu xúc tác 20NiO/(lSBA+2Ce)có hoạt tính cao nhất. Tuy nhiệt độ 800°C, mẫu này có độ chuyểnhóa CH4 là 91,12% thấp nhưng độ chuyển hóa co2 lại rất

tốt, đồng thời tỷ lệ H2/CO suốt quá trình phản ứng cũng rấtổnđịnh và đạt tỷ lệphù hợp.

4. Kết luận

Các phântích tínhchất lý hóa chỉ ra rằng các mẫu đều có cấu trúc hình lục giác được sắp xếp theo trật tự, vớiđườngkínhvàthểtích lỗ rỗng nhỏ hơn xúc tác 40NĨ/SBA-15 haychát mang SBA-15, đồng thời xuất hiệncáctinh thểCeO2 phân bố vào lỗ xốp của vật liệu SBA-15. Nhờ có sự bổ sung CeO2 vào hệ xúc tác, pha hoạt động đượcphân tánđều trên nền chất mang,về hoạt tính, các xúc tác đều có hoạt tính cao trong phản ứng bi­

reforming CH4 với độ chuyểnhóaCH4, co2đều trên 85% ở nhiệt độ 800°C. Xúc tác có hoạttính tốt nhất trong các mẫu xúc tác khảo sát là 20Ni/(lSBA+2Ce) với độ chuyển hóa CH4 và co2 lần lượt là 91 % và 98% ở 800°C ■

Lời cảmơn:

Nghiên cứuđược tài trợ bời Trường Đạihọc Bách Khoa -Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong khuônkhổĐề tài mã SÔT-KTHH-2019-75.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Zhang, G., Hao, L„ Jia, Y. et al. (2015). co2 reforming of CH4 over efficient bimetallic Co-Zr/AC catalyst for H2 production. International Journal of Hydrogen Energy. 40(37), 12868-12879.

2. Roh, H-S., Jun, K-W., Baek, S-C. et al. (2002). A Highly active and stable catalyst for carbon dioxide reforming of methane: Ni/Ce-ZrO2/0-Al2O3. Catalysis Letters, 81 (3), 147-151.

3. Loc, L.C., Phuong, P.H. and Tri, N. (2017). Role of CeO2 promoter in NiO/a-AL>C>3 catalyst for dry reforming of methane. AỈP Conference Proceedings, 020033.

4. Zhu, T. and Flytzani-Stephanopoulos, M. (2001). Catalytic partial oxidation of methane to synthesis gas over Ni-CeC>2- Applied Catalysis A, 208 (1), 403-417.

5. Gil, A.G., Wu, Z., Chadwick, D. et al. (2015). Ni/SBA-15 catalysts for combined steam methane reforming and water gas Shift-Prepared for use in catalytic membrane reactors. Applied Catalysis A: General, 506,188-196.

6. Kaydouh, M., Hassan, N.E., Zakhem, H.E. et al. (2015). Rh-Ni/SBA-15 prepared by two solvents method as stable catalysts for the dry reforming of methane at high pressure. Gas and Oil Conference (MedGO), International Mediterranean, 16-18 April 2015, Lebanon. Institute of Electrical and Electronics Engineers (IEEE).

7. Luu Cam Loc, Phan Hong Phuong, Dang Putthea et al. (2018). Effect of CeO2 morphology on performance of NiO/CeO2 catalyst in combined steam and co2 reforming of CH4. International Journal of Nanotechnology, 15 (11/12), 968-982.

8. s. Zhang, s. Muratsugu, N. Ishiguro et al. (2013). Ceria-doped Ni/SBA-16 catalysts for dry reforming of methane. ACS Catalysis, 3 (8), 1855-1864.

9. Q. Pan, J. Peng, T. Sun, s. Wang, and s. J. c. c. Wang. (2014). Insight into the reaction route of co2 methanation: Promotion effect of medium basic sites. Catalysis Communications, 45,74-78.

380 So 14-Tháng 6/2021

(7)

HÓA HỌC-CÔNG NGHỆ THựCPHẨM

Ngày nhận bài: 6/4/2021

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 6/5/2021 Ngày chấp nhận đăng bài: 26/5/2021

Thông tintác giả:

1. TS. PHAN HỒNG PHƯƠNG1^

‘Trường Đại học Bách Khoa 2Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2.TS. NGUYỄN TRÍ3 4

3Viện Công nghệ Hóa học

4Học viện Khoa học và Công nghệ

ACTIVITY OF NI-BASED CATALYST SUPPORTED ON (SB A-15+CeO2) IN COMBINED STEAM

AND co2 REFORMING OF CH4

• PhD. PHAN HONG PHUONG1'2

• PhD. NGUYEN TRI3'4

‘Vietnam National University - Ho Chi Minh City 2Ho Chi Minh City University of Technology

3lnstitute of Chemical Technology

Vietnam Academy of Science and Technology 4Graduate University of Science and Technology Vietnam Academy of Science and Technology

ABSTRACT:

NiO/(SBA-15+CeO2) catalystsprepared by impregnation wereinvestigatedin combined steamand co2 reforming of CH4(bi-reformingCH4).Physicochemical properties of samples showedthat ordered hexagonalshape ofSB A-15 was observed. Besides, porediameter and volume of Ni-based catalysts on (SBA-15+CeO2) were smaller than the values of either 40NĨ/SBA-15 sample or SBA-15 support. Moreover, CeO2 crystalliteswere distributed into pores ofSBA-15. Asa result, active Ni sites couldbe dispersed better on support. Activity test of NiO/(SBA-15+CeO2) catalysts in bi-reforming of CH4 exhibited that they had high conversion of both CH4 and CO2 (above 85%) at reaction teamperature of 800°C. Among tested samples, 20Ni/(lSBA+2Ce) catalyst possessed the best activity in bi-reforming CH4 with conversionof CH4 andco2 of91% and98%, respectivelyat 800°C.

Keywords: NiO-catalyst, reformingofCH4,CeO2,SBA-15,steam.

So 14-Tháng 6/2021 381

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan