• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá hiệu quả sau can thiệp điều trị và truyền thông

Trong tài liệu THùC TR¹NG NHIÔM S¸N L¸ TRUYÒN QUA C¸ (Trang 96-105)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá hiệu quả sau can thiệp điều trị và truyền thông

3.3.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp sau điều trị 21 ngày theo tỷ lệ giảm trứng, sạch trứng ở nhóm chứng và nhóm can thiệp

Bảng 3.33. Tỷ lệ sạch trứng, giảm trứng sau điều trị 21 ngày ở 2 nhóm NC

STT Nhóm nghiên cứu

Mẫu nghiên

cứu

Số bệnh nhân sạch trứng

Số bệnh nhân giảm trứng

SL % SL %

1 Nhóm chứng (a) 50 48 96,0 50 100

2 Nhóm can thiệp (b) 66 64 96,9 66 100

Tổng SL 116 112 96,6 116 100

p p(a-b)>0,05 p>0,05

Nhận xét: Qua kết quả thu được ở bảng 3.33 cho ta thấy: Tỷ lệ sạch trứng và giảm trứng giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp là không có sự khác biệt. Tỷ lệ sạch trứng ở nhóm chứng là 96,0%, ở nhóm can thiệp là 96,9%, p>0,05.

Còn tỷ lệ giảm trứng ở cả 2 nhóm đều đạt 100%.

3.3.2. Đánh giá hiệu quả sau can thiệp theo tỷ lệ tái nhiễm và nhiễm mới ở 2 nhóm tại các thời điểm nghiên cứu

Bảng 3.34. Tỷ lệ tái nhiễm và nhiễm mới sau can thiệp tại các thời điểm

Chỉ số đánh giá

Kết quả sau điều

trị 21 ngày Sau 6 tháng Sau 12 tháng Sau 18 tháng

chứng n= 48

CT n=64

chứng

n= 48

CT n= 64

chứng

n= 48

CT n=64

chứng

n= 48

CT n= 64 Số BN tái

nhiễm 0 0 4/48 1/64 5/48 1/64 7/48 2/64

Tỷ lệ % tái

nhiễm 0 0 8,33 1,56 10,42 1,56 14,58 3,13

p p<0,001 p<0,001 p<0,001

Số BN

nhiễm mới 0/350 0/334 1/350 0/334 2/350 1/334 4/350 1/334 Tỷ lệ %

nhiễm mới 0 0 0,29 0 0,57 0,30 1,14 0,30

p >0,05 <0,05

Nhận xét: Theo kết quả ở bảng 3.34 cho ta thấy: Tỷ lệ tái nhiễm sán lá ở nhóm chứng tăng khá mạnh theo thời gian, từ 8,33% (sau 6 tháng), đến 10,42% (sau 12 tháng) và lên đến 14,58% (sau 18 tháng). Trong khi tỷ lệ tái nhiễm ở nhóm can thiệp là ổn định, từ 1,56% (sau 6 tháng), không tái nhiễm thêm (sau 12 tháng) và tăng nhẹ lên 3,13% (sau 18 tháng). Sự khác biệt về tỷ lệ tái nhiễm ở các thời điểm giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê, với p<0,001

Tương tự như vậy về tỷ lệ bệnh nhân nhiễm mới ở nhóm chứng cũng tăng từ 0,29% (tại thời điểm sau 6 tháng), đến 0,57% (sau 12 tháng) và lên 1,14% (sau 18 tháng). Còn ở nhóm can thiệp thì tỷ lệ nhiễm mới không tăng, chỉ dao động trong khoảng 0,30%. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm mới giữa 2 nhóm sau 18 tháng có ý nghĩa thống kê, p<0,05.

3.3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp sau 18 tháng theo tỷ lệ nhiễm sán lá chung Bảng 3.35. Hiệu quả theo tỉ lệ nhiễm sán lá chung sau can thiệp 18 tháng

Nhóm NC

Mẫu NC

Trước CT(c) Sau CT(d) HQCT giảm %

nhiễm

HQCT thực tế

(%) Số(+) % Số(+) % p

Hai xã chứng

(a)

400 50 12,5 25 6,3 50%

37,9 p(a-b)

< 0,001 Hai xã

CT (b) 400 66 16,5 8 2,0 87,9%

Nhận xét: Qua kết quả thu được tại bảng 3.35 ta thấy: Hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm sán chung của nhóm chứng sau điều trị mà không truyền thông là 50%.

Trong khi tỷ lệ này của nhóm can thiệp bằng truyền thông lại khá cao, giảm tỷ lệ nhiễm tới 87,9%. Có sự khác biệt giảm tỷ lệ nhiễm giữa 2 nhóm sau can thiệp có ý nghĩa thống kê, p< 0,001. Hiệu quả can thiệp thực tế là 37,9%.

3.3.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp sau 18 tháng theo cường độ nhiễm sán lá

Biểu đồ 3.2. Hiệu quả cường độ nhiễm sán lá sau can thiệp 18 tháng Nhận xét: Qua kết quả của biểu đồ 3.2 ta cũng thấy: Hiệu quả giảm cường độ nhiễm sán chung của nhóm chứng là 58,7%, thấp hơn nhiều so với nhóm can thiệp giảm cường độ nhiễm sán chung tới 89,9%. Có sự khác biệt về giảm cường độ nhiễm giữa 2 nhóm sau can thiệp có ý nghĩa thống kê, p< 0,05.

Hiệu quả can thiệp thực tế là 31,2%.

3.3.5. Đánh giá hiệu quả sau can thiệp qua thay đổi nhận thức với yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá

3.3.5.1. Kiến thức hiểu đúng về đường lây nhiễm sán lá của người dân trước và sau can thiệp

Biểu đồ 3.3. Kiến thức của người dân hiểu đúng về đường lây nhiễm sán lá trước và sau can thiệp

Nhận xét: Qua kết quả thu được ở biểu đồ 3.3 ta thấy: Tỷ lệ hiểu đúng về đường lây nhiễm bệnh sán lá ở nhóm chứng sau 18 tháng không làm công tác truyền thông chỉ tăng 4,3%, p>0,05. Trong khi tỷ lệ này ở nhóm can thiệp tăng tỷ lệ hiểu đúng đến 44,2%, p<0,05. Sự khác biệt về tỷ lệ hiểu đúng giữa 2 nhóm sau can thiệp có ý nghĩa thống kê, p< 0,001. Hiệu quả can thiệp thực tế là 39,9%.

3.3.5.2. Kiến thức của người dân hiểu đúng về tác hại của bệnh sán lá trước và sau can thiệp

Biểu đồ 3.4. Kiến thức của người dân hiểu đúng về tác hại của bệnh sán lá trước và sau can thiệp

Nhận xét: Qua số liệu thu được ở biểu đồ 3.4 ta thấy: Tỷ lệ hiểu đúng về tác hại bệnh sán lá ở nhóm chứng sau 18 tháng không làm công tác truyền thông chỉ tăng 1,2%, p(c-d)>0,05. Trong khi tỷ lệ này ở nhóm can thiệp bằng truyền thông tăng tỷ lệ hiểu đúng đến 37,0%, p(c-d)<0,05. Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ hiểu đúng giữa 2 nhóm sau khi can thiệp có ý nghĩa thống kê, p(a-b)<

0,001. Hiệu quả can thiệp thực tế là 35,8%.

3.3.5.3. Kiến thức của người dân về biện pháp phòng chống bệnh sán lá trước và sau can thiệp

Biểu đồ 3.5. Kiến thức của người dân hiểu đúng về phòng chống bệnh sán lá trước và sau can thiệp

Nhận xét: Theo kết quả thu được ở biểu đồ 3.5 ta thấy: Tỷ lệ hiểu đúng về phòng chống bệnh sán lá ở nhóm chứng sau 18 tháng không làm công tác truyền thông chỉ tăng 3,0%, p(c-d)>0,05. Trong khi tỷ lệ này ở nhóm can thiệp bằng truyền thông tỷ lệ hiểu đúng tăng đến 39,6%, p(c-d)<0,05. Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ hiểu đúng giữa 2 nhóm sau khi can thiệp có ý nghĩa thống kê, p< 0,001. Hiệu quả can thiệp thực tế là 36,6%.

3.3.6. Kết quả thay đổi về hành vi/thực hành của cộng đồng nghiên cứu sau can thiệp

3.3.6.1. Tỷ lệ người dân ăn gỏi cá nước ngọt của 2 nhóm nghiên cứu trước và sau can thiệp

Bảng 3.36. Tỷ lệ người dân ăn gỏi cá nước ngọt của 2 nhóm trước và sau CT

Nhóm NC

Mẫu NC

Trước CT(c) Sau CT(d) HQCT

% giảm

HQCT thực tế

(%) Ăn p

gỏi cá % Ăn

gỏi cá % Hai xã

chứng (a)

400 198 49,5 191 47,8 3,4

72,4

p(a-b)

< 0,001 Hai xã

CT (b) 400 211 52,8 51 12,8 75,8

Nhận xét: Qua kết quả thu được ở bảng 3.36 ta thấy: Tỷ lệ người dân ăn gỏi cá ở nhóm chứng trước và sau 18 tháng không làm công tác truyền thông thì không có sự thay đổi đáng kể, chỉ giảm 3,4%, p(c-d)>0,05. Trong khi ở nhóm can thiệp bằng truyền thông thì tỷ lệ ăn gỏi cá giảm đến 75,8%, p(c-d)<0,05.

Đặc biệt có sự khác biệt lớn về giảm tỷ lệ ăn gỏi cá giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê, với p< 0,001. Hiệu quả can thiệp thực tế là 72,4%.

3.3.6.2. Tình hình sử dụng phân người bón ruộng, nuôi cá trước và sau can thiệp của 2 nhóm nghiên cứu

Bảng 3.37. Tình hình sử dụng phân người nuôi cá trước và sau can thiệp

Nhóm NC

Mẫu NC

Trước CT(c) Sau CT(d)

HQCT

% giảm

HQCT thực tế

(%) Có sử p

dụng phân

%

Có sử dụng phân

%

Hai xã chứng

(a)

400 219 54,8 216 54,0 1,5

10,0

p(a-b)

< 0,05 Hai xã

CT (b) 400 226 56,5 200 50,0 11,5

Nhận xét: Cũng theo kết quả thu được ở bảng 3.37 ta thấy: Tỷ lệ hộ dân có sử dụng phân người để canh tác và nuôi cá ở nhóm chứng trước và sau điều trị 18 tháng, không làm công tác truyền thông thì không có sự thay đổi đáng kể, chỉ giảm 1,5%, p>0,05. Còn ở nhóm can thiệp bằng truyền thông thì tỷ lệ này có giảm đến 11,5% so với trước can thiệp, với p< 0,05. Có sự khác biệt về tỷ lệ giảm sử dụng phân người giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê, p< 005. Hiệu quả can thiệp thực tế là 10,0%.

3.3.6.3. Tình hình xử lý phân của người dân khi sử dụng trước và sau can thiệp Bảng 3.38. Tình hình xử lý phân của người dân tại 2 nhóm nghiên cứu trước

và sau can thiệp

Nhóm NC

Mẫu NC

Trước CT(c) Sau CT(d)

HQCT

% tăng

HQCT thực tế

(%)

p

Xử lý phân đúng qui

định

%

Xử lý phân đúng qui

định

%

Hai xã chứng

(a)

219 79 36,1 83 37,9 4,8

18,6

p(a-b)

< 0,05 Hai xã

CT (b) 226 66 29,2 86 38,1 23,4

Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.38 cho ta thấy: Số hộ xử lý phân đúng qui định trước và sau can thiệp ở nhóm chứng không có sự thay đổi nhiều (36,1%

lên 37,9%), hiệu quả can thiệp chỉ tăng 4,8%, p(c-d)> 0,05. Ở nhóm can thiệp cũng tăng, nhưng chưa nhiều từ 29,2% lên 38,1%, hiệu quả can thiệp tăng 23,4%, với p(c-d)<0,05. Nhưng lại có sự khác biệt nhiều về hiệu quả can thiệp giữa nhóm chứng (tăng 4,8%) và nhóm can thiệp (tăng 23,4%), với p<

0,05. Hiệu quả can thiệp thực tế là 18,6%.

Chương 4

Trong tài liệu THùC TR¹NG NHIÔM S¸N L¸ TRUYÒN QUA C¸ (Trang 96-105)