• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá kết quả sau mổ 12 tháng

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.4. Kết quả điều trị phẫu thuật

4.4.4. Đánh giá kết quả sau mổ 12 tháng

nghĩa thống kê với p<0,05

cột sống trung bình trước mổ là 54,0±15,3 sau mổ là 11,3±3,2) cho kết quả tương tự với chúng tôi trong khi Alijani[99] (mức độ giảm chức năng cột sống trung bình trước mổ là 51,73±17,85 sau mổ 28,47±16,19) cho kết quả kém hơn [99].

So sánh mức độ giảm chức năng cột sống tại thời điểm 6 tháng và 12 tháng chúng tôi nhận thấy: tất cả bn giảm chức năng cột sống cải thiện dần theo thời gian 6-12 tháng, chủ yếu các bn có mức giảm chức năng cột sống dao động từ mức ít và vừa, không có bn nào có mức giảm chức năng cột sống tăng lên. Điều này cho thấy ngoài việc bệnh vẫn tiếp tục hồi phục và tiến triển tốt theo thời gian thì bn cũng thích nghi dần và hòa nhập với cuộc sống và lao động bình thường. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p<0,05

4.4.4.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật theo JOA

Đánh giá kết quả sau mổ 12 tháng trên 68 bn chúng tôi thu được: điểm JOA trung bình là 23,26±4,11 (11-28) với tỷ lệ hồi phục trung bình là 67,75±15,77 (25-91,67%). So với điểm JOA trung bình trước mổ: 12,66±3,77 chúng tôi nhận thấy có sự hồi phục rõ rệt, bn đã gần như sinh hoạt và lao động bình thường. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Đánh giá kết quả sau mổ theo tỷ lệ hồi phục JOA chúng tôi thu được:

36,8% rất tốt, 47,1% tốt, 13,2% trung bình và 2,9% xấu.

So sánh kết quả sau mổ theo JOA tại thời điểm 6 đến 12 tháng sau mổ chúng tôi nhận thấy: tất cả bn tiếp tục tăng tỷ lệ hồi phục theo thời gian, kết quả sau mổ tăng dần theo thời gian 6-12 tháng, một số ít bn bắt đầu có biểu hiện đau lưng tăng lên nhưng không rõ ràng và không thường xuyên. Hầu hết bn cải thiện rõ rệt theo thời gian từ thời điểm 6 đến 12 tháng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sở dĩ một số bn có biểu hiện đau lưng trở lại vì đa phần bn có những tổn thương kèm theo như thoái hóa đa tầng hoặc tổn thương thoái hóa đĩa liền kề ở các mức độ khác nhau.

4.4.4.4. Mức độ can xương sau mổ 12 tháng theo Bridwell

Sau mổ 12 tháng, tất cả bệnh nhân khám lại được chụp x quang đánh giá

mức độ can xương, hình ảnh thu được là tổ chức xương can ở khe liên đốt tầng trượt đã ổn định và vững chắc, trong nghiên cứu của chúng tôi mức độ can xương được đánh giá theo Bridwell: 89,7% can tốt, 7,4% can khá và 2,9% can trung bình. Nghiên cứu của Okuda trên bn TĐS bẩm sinh cho mức độ can xương là 73% [115].

Đánh giá mức độ TĐS ảnh hưởng đến mức độ can xương chúng tôi nhận thấy: những bn được nắn trượt hoàn toàn cố định chắc thì hiệu quả can xương tốt hơn ở những trường hợp còn trượt mặc dù là trượt độ 1. Những bn can xương không tốt thì thường gặp những đợt đau lưng cấp nếu chơi thể thao hay lao động nặng sau này. Khi xương can không tốt sẽ gây ra biểu hiện đau lưng do khe liên đốt rỗng, theo thời gian miếng ghép sẽ lún dần vào thân đốt trên và dưới trong khi đây là nơi chịu 80% lực tác động vào cột sống. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nghiên cứu của Abbushi A trên 40 BN được mổ phẫu thuật cố định cột sống phương pháp vít qua cuống, ghép xương liên thân đốt có sử dụng miếng ghép nhân tạo, theo dõi xa sau 25 tháng tỷ lệ miếng ghép nhân tạo bào mòn bờ dưới thân đốt sống là 30%, 42,9% số miếng ghép có sự dịch chuyển ra sau bên và 16% số miếng ghép dịch chuyển ra sau trung tâm thân đốt [116].

4.4.4.5. Đánh giá kết quả chung sau mổ 12 tháng và các yếu tố ảnh hưởng.

Dựa vào mức độ đau lưng và đau chân theo thang điểm VAS, mức độ hồi phục theo JOA, mức độ hạn chế chức năng cột sống và mức độ can xương chúng tôi tổng hợp thành bảng chung đánh giá kết quả chung sau mổ TĐS của 68 bn được khám lại thời điểm này.

Sau mổ 12 tháng chúng tôi thu được kết quả sau: 48 bn (70,6%) tốt, 14 bn (20,6%) khá, 4 bn (5,9%) trung bình và 2 bn (2,9%) kém. Kết quả này cho thấy sau mổ 1 năm bn đã gần như hoà nhập hoàn toàn với cuộc sống bình thường. Các chức năng cột sống được cải thiện rõ rệt do kết quả can xương tốt, bn không còn đau nữa và đã thích nghi hoàn toàn với cuộc sống.

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sau mổ cho thấy:

Bảng 3.39 và bảng 3.40 cho thấy: kết quả sau mổ có bị ảnh hưởng nhất định của mức độ TĐS và thời gian diễn biến bệnh, tuy nhiên còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến biểu hiện lâm sàng và mức độ rầm rộ bệnh vì vậy mức độ ảnh hưởng của mức độ trượt và thời gian diễn biến bệnh đến kết quả chung sau phẫu thuật là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Bảng 3.41 cho thấy: mức độ giảm chức năng cột sống có ảnh hưởng đến kết quả chung sau mổ. 100% bn ODI mức độ 1 và 2 cho kết quả tốt. 100% bn ODI mức độ 5 cho kết quả trung bình (33,3%) và kém (66,7%). Điều này cho thấy mức độ phụ thuộc vào mức độ hạn chế chức năng cột sống của kết quả sau phẫu thuật, mức độ hạn chế càng ít thì khả năng bn sau mổ đạt kết quả tốt càng cao. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.