• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.3. Đánh giá kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn

được đánh giá sau mỗi 2-3 đợt hoặc khi có bằng chứng bệnh tiến triển trên lâm sàng. Tùy từng tình huống lâm sàng cụ thể mà có thái độ xử trí phù hợp như sau:

- Đáp ứng điều trị hoặc bệnh ổn định: tiếp tục điều trị duy trì với Pemetrexed.

- Không đáp ứng: chuyển điều trị phác đồ hóa chất khác hoặc tiến hành điều trị TKI, xạ trị.

- Toàn trạng kém PS 3 - 4: chăm sóc triệu chứng.

- Xấu hơn và tử vong: Các triệu chứng nặng hơn hoặc xuất hiện triệu chứng mới.

Đáp ứng thực thể

Đánh giá mức độ đáp ứng theo tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng khối u đặc RECIST phiên bản 1.1 của Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư châu Âu [117]. Đây là hệ thống đánh giá được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng trong ung thư trên toàn thế giới hiện nay, chia làm chia làm 4 mức độ dựa vào khám lâm sàng và cận lâm sàng:

+ Đánh giá các tổn thương đo được :

Đáp ứng hoàn toàn : Tất cả các tổn thương tan hoàn toàn.

Đáp ứng một phần: Giảm trên 30% tổng kích thước của các tổn thương đích (dưới 5 tổn thương/cơ quan và tối đa 10 tổn thương có thể đo lường được với đường kính dài nhất và thuận lợi cho việc đánh giá một cách chính xác) + tổn thương không phải đích: không tiến triển. Hoặc tổn thương đích tan hoàn toàn + tổn thương không đích không tan hoàn toàn, không tiến triển.

Bệnh ổn định: Tổn thương đích giảm dưới 30% hoặc tăng không quá 20% tổng kích thước + tổn thương không đích: không tiến triển.

Bệnh tiến triển: Tăng trên 20% tổng kích thước của các tổn thương đích hoặc xuất hiện thêm tổn thương mới và hoặc tổn thương không đích tiến triển.

+ Đánh giá các tổn thương không đo được

Đáp ứng hoàn toàn: Tất cả các tổn thương tan hoàn toàn.

Đáp ứng một phần/bệnh ổn định: Vẫn tồn tại một hoặc nhiều tổn thương không phải đích hoặc/và các chất chỉ điểm u vẫn cao hơn giới hạn bình thường.

Bệnh tiến triển: xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương mới hoặc/và các tổn thương không phải đích vốn có trước đó tiến triển rõ.

+ Một số quy ước:

- Tổn thương đo được: Là tổn thương có thể đo được chính xác ít nhất một đường kính với đường kính lớn nhất ≥ 20mm theo các phương pháp thông thường hoặc ≥ 10mm bằng chụp CT.

- Tổn thương không đo được: Là các tổn thương khác các tổn thương nói trên gồm các tổn thương nhỏ (đường kính lớn nhất < 20mm theo các phương pháp thông thường hoặc < 10mm bằng chụp CT).

- Tổn thương đích: Là tất cả các tổn thương đo được (nêu trên) với tối đa 5 tổn thương mỗi cơ quan và tổng cộng 10 tổn thương trên cơ thể và tất cả các cơ quan có tổn thương có đại diện. Các tổn thương này được ghi lại lúc trước điều trị.

2.4.3.2. Đán giá t ời gian sống thêm

Thời gian sống thêm bao gồm sống thêm bệnh không tiến triển và sống thêm toàn bộ [118].

Sống thêm toàn bộ (OS – Overall Survival):

Thời gian sống thêm toàn bộ được tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày tử vong, mất theo dõi hoặc kết thúc nghiên cứu. Những bệnh nhân không tử vong vào thời điểm phân tích thống kê sẽ được ghi nhận là còn sống.

Sống thêm bệnh không tiến triển (PFS - Progression Free Survival)

Được xác định là thời gian từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày bệnh tiến triển theo đánh giá khách quan hoặc ngày tử vong bởi bất kì nguyên nhân

nào trong trường hợp không xác định là bệnh tiến triển. Các bệnh nhân không có bệnh tiến triển hoặc không tử vong vào thời điểm phân tích thống kê sẽ được tính là bệnh không tiến triển tại thời điểm đánh giá khách quan ở lần theo dõi cuối cùng.

- Xác định các mốc thời gian

+ Ngày bắt đầu điều trị hoá chất.

+ Ngày xuất hiện bệnh tiến triển khi đánh giá đáp ứng khách quan.

+ Ngày bệnh nhân tử vong.

+ Ngày có thông tin cuối cùng.

+ Ngày kết thúc nghiên cứu.

Theo dõi và ghi nhận:

Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển ; Thời gian sống thêm toàn bộ; Tỷ lệ sống thêm 01 năm, 02 năm, 03 năm

2.4.3.3. Đán giá các tác dụng không mong muốn

- Thời điểm đánh giá: Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu được thực hiện trước mỗi đợt điều trị hoá chất hoặc khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng bất thường. Trong một số trường hợp đặc biệt được bổ sung xét nghiệm. Đánh giá các tác dụng không mong muốn trước mỗi đợt điều trị hóa chất. Trong quá trình điều trị mỗi bệnh nhân sẽ ghi nhận các tác dụng không mong muốn nặng nhất, cách khắc phục, sự gián đoạn điều trị.

- Đánh giá tác dụng không mong muốn trên huyết học, chức năng gan, thận, tiêu hóa và một số các tác dụng không mong muốn khác theo tiêu chuẩn

phân độ các tác dụng không mong muốn của thuốc chống ung thư CTCAE của Viện ung thư Quốc gia Hoa Kỳ [72] ( Phụ lục 3)