• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung về nhận thức của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở tỉnh Thừa Thiên Huế về cơ hội và thách thức sau khi gia nhập CPTPP

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC SAU KHI

2.3. Đánh giá chung về nhận thức của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở tỉnh Thừa Thiên Huế về cơ hội và thách thức sau khi gia nhập CPTPP

46

đó giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức để thành công trong thời kỳ hội nhập.

2.3. Đánh giá chung về nhận thức của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở tỉnh

47

Thứ tư, các doanh nghiệp nhận thức khá rõ các cơ hội mà CPTPP mang lại.

Ưu đãi về thuế, thay đổi luật lệ là cơ hội lớn nhất cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp cho rằng gia nhập CPTPP tạo động lực để doanh nghiệp thay đổi, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, mang lại nhiều cơ hội hợp tác, kinh doanh. Tuy nhiên, những nhận thức khác liên quan đến thu hút nguồn vốn, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp học hỏi, trau dồi kiến thức vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp cho rằng đó là cơ hội mà CPTPP mang lại.

Thứ năm, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ các thách thức mà CPTPP mang lại. Tiếp tục khảo sát những doanh nghiệp có biết đến CPTPP, đa số danh nghiệp chỉ nhận thấy việc gia nhập CPTPP sẽ làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, mất thị phần, thị trường khách hàng, tăng nguy cơ bị phá sản, doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn. Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng, là thách thức không nhỏ, đang cản trơ các doanh nghiệp hiện nay đó là các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm thì hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức được.

Thứ sáu, các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa sẵn sàng cho việc gia nhập CPTP. Điều này thể hiện qua việc chỉ có một doanh nghiệp chuẩn bị rất đầy đủ cho CPTPP, còn lại có đến 15,1 % doanh nghiệp chưa chuẩn bị gì, phần lớn các doanh nghiệp chỉ chuẩn bị một ít cho việc gia nhập CPTPP và chuẩn bị bình thường.

Có thể thấy, CPTPP mở ra cơ hội rất lớn cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng cơ hội đó có trở thành những con số cụ thể trong gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hay không lại là vấn đề khác, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tận dụng ưu đãi của các doanh nghiệp. Theo Bộ Công thương, điều kiện để được ưu đãi thuế trong một FTA kiểu mới, toàn diện như CPTPP không đơn giản bởi muốn nhận được các ưu đãi về thuế, hàng hóa Việt Nam phải đáp ứng được rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều rào cản kỹ thuật và yêu cầu xuất xứ nghiêm ngặt. Thí dụ, theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa của CPTPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối CPTPP mới được hưởng ưu đãi. Đây là một bất lợi vì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn chủ yếu nhập khẩu từ các nước bên

Trường Đại học Kinh tế Huế

48

ngoài CPTPP như Trung Quốc, Hàn Quốc để gia công hàng xuất khẩu. Nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ không được hưởng ưu đãi thuế. Ngoài ra, các quy định kỹ thuật thuộc nội khối như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Hàng nông sản vào CPTPP có thể bị mắc ở rào cản về các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Những quy định này nằm trong tay các nước nhập khẩu và hoàn toàn có thể là rào cản đối với hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, tham gia CPTPP, Việt Nam sẽ phải mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ của các đối tác tại thị trường trong nước, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh nói riêng phải cạnh tranh gay gắt hơn tại "sân nhà". Điều này gây nên không ít áp lực cho hàng hóa trên địa bàn và nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp trên chính thị trường trong nước cũng vì thế sẽ gia tăng. Để có thể tận dụng được các cơ hội, vượt qua thách thức mà CPTPP mang lại, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn cần có các biện pháp để nâng cao hơn nữa nhận thức của doanh nghiệp về CPTPP.

Trường Đại học Kinh tế Huế

49

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA DOANH