• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: -Nắm một số đặc điểm của đất phe-re-lít và đất phù sa ; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn

- Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con ngươ

2. Kĩ năng: Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố những loại đất chính ở nước ta - Trình bày đặc điểm của những loại đất chính và biện pháp bảo vệ, cải tạo đất.

3. Thái độ:

- Rừng cho ta nhiều gỗ

- Một số biện pháp bảo vệ rừng : Không chặt phá, đốt rừng,...

- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ & khai thác đất, rừng một cách hợp lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ phân bố rừng Việt Nam (nếu có).

- Tranh ảnh thực vật & động vật rừng Việt Nam (nếu có). ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

III- Các hoạt động dạy học cơ bản

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?

+ Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của con người?

+ Kể tên các bãi tắm ở địa phương em?

- GV nhận xét.

B/ Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 1’

+ Em hãy nêu tên một số khu rừng ở nước ta mà em biết.

2. Bài giảng:

HĐ1. Đất ở nước ta. 8’

* Tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ tự nhiên.

+ Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên bản đồ?

- 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc cả lớp.

- HS quan sát bản đồ, trả lời câu hỏi.

- HS trao đổi theo cặp.

+ Nêu đặc điểm của đất phe- ra- lít?

Đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại đất chính ở nước ta.

+ Đọc SGK.

+ Kẻ sơ đồ theo mẫu vào vở.

+ Dựa vào ndung SGK để hoàn thành sơ đồ.

+ Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lí?

+ Nêu một số những biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương?

* Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe- ra-lít màu đỏ hoặc vàng ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng.

GV: đất là tài nguyên thiên nhiên rất quí và có hạn nên chúng ta cần phải sử dụng đất trồng một cách hợp lí

HĐ2. Rừng ở nước ta. 8’

+ Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ?

Rừng Vùng phân bố Đặc điểm R. nhiệt đới

R.ngập mặn

* KL Nước ta có nhiều loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển.

HĐ3. Vai trò của rừng 6’

- GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi:

+ Vai trò của rừng đối với đời sống con người?

- HS trình bày, chỉ bản đồ.

+ Vì đất là nguồn tài nguyên quí giá của đất nước nhưng nó chỉ có hạn.

1. Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ.

2. Trồng luân canh, trồng các loại cây họ đậu làm phân xanh.

3. Làm ruộng bậc thang để chống xói mòn đối với những vùng đất có độ dốc.

4. Thau chua, rửa mặn cho đất với những vùng đất chua mặn. - Lớp nhận xét, bổ sung.

HS quan sát hình 1,2,3 SGK.

- Làm việc theo nhóm.

- HS quan sát hình trong SGK.

- HS thảo luận theo nhóm 4 em.

- Các nhóm trình bày, chỉ bản đồ.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS làm việc cá nhân.

+ Các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất:

.Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ.

.Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu.

.Rừng giữ cho đất không bị xói mòn.

CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH Ở VIỆT NAM Đất phù sa

Đặc điểm:

- Màu đỏ hoặc vàng - Thường nghèo mùn Nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi, Vùng

phân bố:

đồi núi

Đất phe-ra-lit

Vùng phân bố:

đồng bằng

Đặc điểm:

- Do sông ngòi bồi đắp - Màu mỡ

+ Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?

+ Em biết gì về thực trạng của rừng nước ta hiện nay?

+ Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân cần làm gì?

+ Nhà nước ta, địa phương em đã có những biện pháp gì để bảo vệ rừng?

*Kết luận: Rừng ở nước ta đã bị tàn phá nhiều. Tình trạng đó đã và đang là mối đe doạ lớn….Việc trồng rừng và bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách.

3. Củng cố- dặn dò: 3’

+ Nêu đặc điểm và vai trò của rừng nước ta?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

.Rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ lụt

.Rừng ven biển chống bão biển, bão cát, bảo vệ đs và các vùng ven biển…

+ Tài nguyên rừng là có hạn, không được sử dụng, khai thác bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.

.Việc khai thác rừng bừa bãi ảnh hưởng xấu đến môi trường, tăng lũ lụt, bão,..

+ Những vùng rừng bị phá nhiều và nguyên nhân gây ra.

.Những vùng rừng được trồng mới.

.Những khu rừng nguyên sinh của nước ta,...

 Nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng, có chính sách phát triển kinh tế cho nhân dân vùng núi, tuyên truyền và hỗ trợ nhân dân trồng rừng,...

 Nhân dân tự giác bảo vệ rừng, từ bỏ các biện pháp canh tác lạc hậu như phá rừng làm nương rẫy...

- 2 HS trả lời.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NỘI DUNG SINH HOẠT ĐỘI THÁNG 10

Chủ điểm: “CHĂM NGOAN HỌC GIỎI CẦM CỜ, GIƯƠNG CỜ, VÁC CỜ

I. M C TIÊU:

- Giúp cho nắm kỹ năng cầm cờ, giương cờ, vác cờ - Giúp học sinh thực hiện động tác chính xác, đúng, đẹp.

- Nắm, thuộc bài hát và ý nghĩa của bài hát .

II. CHUẨN BỊ:

* Đối với phụ trách :

- Chuẩn bị các nội dung sinh hoạt phù hợp với tâm lý các em.

- Tổ chức thiết kế tiết học thật nhẹ nhàng.

* Đối với Sao Nhi Đồng :

- Tuân theo sự hướng dẫn của phụ trách.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. Phần mở đầu:

- Ổn định tổ chức.

- Báo cáo sĩ số.

- Phổ biến nội dung

- Hôm nay chúng ta tiếp tục học kiến thức mới là cách cầm cờ, giương cờ và vác cờ.Học bài hát mới là Đội ta lớn lên cùng đất nước. Chơi trò chơi Nụ nở tàng.

B.Phần cơ bản.

GV thiết trình nội dung:

- GV hướng dẫn và thực hành từng động tác mẫu một cách chậm, và dứt khoạt cho học sinh theo dõi và thực hành theo

1/ Cầm cờ: Cầm cờ bằng tay phải cao ngang thắt lưng, chân cán cờ áp sát ngón út chân phải.

a/ Cầm cờ ở tư thế nghỉ Khẩu lệnh: “Nghỉ”

Lệnh vừa dứt, chân trái chùng, đồng thời tay phải đẩy cờ ra phía trước.

b/ Cầm cờ ở tư thế nghiêm: khẩu lệnh

“Nghiêm” lệnh vừa dứt người ở tư thế nghiêm, kéo cán cờ áp sát thân người.

2/ Giương cờ: Khển lệnh “Giương cờ!”-“Chào cờ-chào!” thực hiện khi chào cờ, duyệt đội, diễu hành, đón đại biểu. Nghe lệnh, người ở tư thế nghiêm, tay phải cầm cờ đưa ra trước mặt, tay cao bằng vai, cán cờ thẳng đứng, sau đó, tay trái nắm cán cờ dưới tay phải khoảng 30 cm, đồng thời tay phải chuyển xuống đốc cờ

(chưa lại 10cm) rồi kéo cán cờ áp vào sườn (hai cánh của tay trái gần như vuông góc).

3/ Vác cờ: Khẩu lệnh “Vác cờ” Sử dụng khi đi vào vị trí chuẩn bị làm lễ chào cờ, diễu hành hoặc đi qua lễ đài. Từ tư thế “giương cờ” chuyển sang “vác cờ” tay phải đẩy đốc cờ ra phía trước, tay trái kéo cán cờ đựt lên vai phải, cán cờ nghiêng so với mặt đất một góc 450 .

4/ Kéo cờ: Cờ buốc sẵn vào dây. trống chào cờ đánh thì cờ kéo lên, trống dứt 3 hồi thì cờ cũng lên tới đỉnh.

Chú ý: Đánh trống và kéo cờ phải nhịp nhàng, chính xác.

-bài hát: GV chép bài hát lên bảng cho học sinh

- Chi đội trưởng ổn định lớp cho các chi đội tập họp báo cáo.

- GV hướng dẫn nội dung cần sinh hoạt. Học sinh ngồi và lắng nghe, đồng thời ghi vào tập nếu cần thiết.

- GV ghi bài vừa viết nội dung bài lên bảng để cả lớp vừa theo dõi vừa viết bài vào tập.

.

- GV vừa thuyết trình vừ thực hiện và hướng cho học sinh biết cách

chép vào vở sau đó GV hướng dẫn HS cách hát.

C/ Phần kết thúc

- GV nhắc lại toàn bộ nội dung vừa hưỡng dẫn.

- GV cho chi đội thực hiện lại vài lần

- Hướng dẫn chi đội chơi trò chơi “Nụ, nở, tàng”

- GV hướng dẫn cách chơi “GV vừa thiết trình vừa thực hiện động tác: Nụ là dùng bàn tay phải chụm lại và đưa lên. Nở là dùng bàn tay phải bung ra như hình cái bông tượng trưng gọi là nở.

Tàng thì dùng bàn tay úp xuống giông như hoa đã héo. GV thực hiện mẫu và cho chơi nháp 1, 2 lần và tiến hành chơi thật.

- GV Gọi cả lớp hát lại bài quốc ca, đội ca đồng thời hô đáp khẩu hiệu.

- GV nhắc dặn dò về nhà thực hiện cho tốt động tác vừa học.

- Học sinh ngồi nghe và cùng thực hiện

SINH HOẠT - KNS

Tài liệu liên quan