• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tiến hành trên 168 mắt, được chia làm 2 nhóm theo dõi trong 2 năm. Nhóm 82 mắt của 41 bệnh nhân được điều trị ortho-k và nhóm chứng là nhóm k nh đeo k nh gọng với tổng 86 mắt của 43 bệnh nhân. Các chỉ số ban đầu có sự tương đồng về tuổi, giới, tỷ lệ địa dư và khúc xạ, trục nhãn cầu, khúc xạ giác mạc, nhãn áp, độ dầy giác mạc (p<0,05).

Trong nhóm bệnh nhân ortho-k có 21 nữ (51,2%) và 20 nam (48,8%), nhóm chứng có 23 nữ (53,9%) và 20 nam (46,1%) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tuổi trung bình của 2 nhóm bệnh nhân là 12,07±2,9 và 12,02± 2,9 lần lượt ở nhóm ortho-k và nhóm chứng, tập trung ở lứa tuổi 8-18, là học sinh cấp 1 đến cấp 3. Trong nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn nhóm lứa tuổi này vì đây là độ tuổi có mức độ tiến triển cận thị tăng rất mạnh và đang trong lứa tuổi học đường, các cháu có nhu cầu vận động và phát triển thể chất rất cao[4],[89]. Tuổi bắt đầu nghiên cứu từ 8 trở lên, vì lứa tuổi này không quá nhỏ, bệnh nhân mới có nhận thức để hợp tác lắp kính[93],[99]. Việc tư vấn cho bố mẹ bệnh nhân về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe mắt và khám mắt định kỳ là rất quan trọng. Ở nhóm bệnh nhân điều trị ortho-k, việc bố mẹ phối hợp nhắc nhở và hỗ trợ các con trong vấn đề ý thức giữ gìn bảo quản và vệ sinh kính, khám mắt định kỳ là rất quan trọng. Ở nhóm chứng đeo k nh gọng, bác sĩ phải tư vấn các bố mẹ về nguy cơ tăng số kính, hạn chế các yếu tố nguy cơ tiến triển cận thị, khám mắt định kỳ. Việc điều trị sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp

cho bệnh nhân giảm được tiến triển cận thị gia tăng và hạn chế các biến chứng của bệnh cận thị.

Các bệnh nhân đa số là ở Hà Nội và các thành phố lớn (75,6%; 72,2%) và các tỉnh lân cận thì t hơn (24,4 %; 27,8%). Hai nhóm đều có tỷ lệ phân bố nông thôn và thành thị như nhau, có tương đồng về điều kiện sống, nguy cơ cận thị. Trong mỗi nhóm đều có tỷ lệ cận thị thành thị cao hơn. Tỷ lệ cận thị cao này cũng phù hợp với tỷ lệ cận thị tập trung nhiều ở thành thị nơi mà không gian sống chật hẹp, các điều kiện hoạt động ngoài trời ít. Bệnh nhân trong 2 nhóm là con của các bố mẹ quan tâm đến con cái, đều có điều kiện khám lại và kiểm tra định kỳ.

Các đối tượng được giải thích rất kỹ về ưu nhược điểm của mỗi phương pháp, qui trình khám lại và thay k nh để bệnh nhân quyết định lựa chọn. Lý do dùng phương pháp ortho-k là bệnh nhân và bố mẹ không muốn đeo kính gọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ảnh hưởng thị trường, bất tiện trong sinh hoạt, bệnh nhân có điều kiện hoạt động về thể chất nhiều hơn chiếm 36,6 % (15BN). Có 0,48% (2BN) bệnh nhân lệch khúc xạ nhiều không đeo được kính gọng và 43,9% (18BN) muốn điều trị vì tăng số nhanh. Có 14,6% (6BN) thì muốn vì cả hai lý do vừa muốn thoát đôi k nh gọng vừa muốn hạn chế tăng số cận thị. Kiểm soát tiến triển cận thị ở giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khống chế, giảm tối đa chuyển sang nhóm cận thị nặng, hạn chế các biến chứng cận thị nặng về sau cho bệnh nhân. Trong nhóm chứng, nhiều bạn không có điều kiện theo dõi, điều kiện kinh tế không cho phép, bố mẹ còn nghi ngờ về tác dụng của phương pháp ortho-k, bố mẹ lo ngại về các biến chứng của việc đeo k nh tiếp xúc, bố mẹ muốn các con điều trị theo phương pháp truyền thống.

Trước khi điều trị, cả 2 nhóm có đến 88% đeo k nh đuối số và cần phải thay kính, 7% không chịu đeo k nh gọng, 5% phát hiện lần đầu bị cận. Các

đối tượng được khám xét kỹ và sàng lọc về tình trạng mi và nhãn cầu. Không có viêm bờ mi và tình trạng màng phim nước mắt ổn định trong giới hạn bình thường, không có các bệnh lý viêm kết mạc dị ứng. Kiểm tra đáy mắt có 8 mắt thoái hoá võng mạc nhiều nhưng chưa có nhược thị. Vì vậy chúng ta nên tổ chức khám sàng lọc ở các trường học, tuyên truyền giáo dục để phát hiện kịp thời cho học sinh, tránh tình trạng cận thị tiến triển nhanh, nặng cũng như tình trạng nhược thị cho các em.

4.1.2. Đặc điểm các thông số chức năng và giải phẫu trước điều trị

Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ cận tương đương cầu (SE) trung bình ở nhóm ortho-k là -3,36± 2,07D và nhóm chứng -3,11± 1,72 D không có sự khác biệt với p>0,05. Loại trừ cận thị có loạn thị cao

Qua các nghiên cứu trên thế giới, FDA khuyến cáo ortho-k có tác dụng tốt đối với cận thị nhẹ và trung bình [100]. Các nghiên cứu của Ral (2002)[101], Cho(2003)[102], Sorbara (2005)[103] đều cho rằng ortho-k bắt đầu điều trị với độ cận nhẹ và trung bình thì có hiệu quả nhất. Điều đó chứng tỏ nên can thiệp bệnh nhân càng sớm ngay khi mức độ cận còn thấp để ngăn ngừa tiến triển lên mức độ cận thị cao. Mặc dù có vài nghiên cứu lâm sàng điều trị cho các cận và loạn thị cao, nhất là các nước Châu Á và Đông Á, nơi có tỷ lệ cận thị cao, các thiết kế mới ra đời cho các loại cận thị cao và loạn thị cao xong tác dụng còn chưa đạt được như mong muốn, một số trường hợp vẫn cần thêm kính gọng đeo bổ xung [104],[105],[72].

Các thông số như thị lực không k nh trước điều trị, khúc xạ giác mạc, nhãn áp, độ dầy giác mạc, đường kính ngang giác mạc, trục nhãn cầu ở 2 nhóm không có sự khác biệt với nhau.

Trong các chỉ số có khúc xạ giác mạc là rất quan trọng. Điều trị ortho-k chống chỉ định với giác mạc quá dẹt <40D và quá dốc >46D. Giác mạc quá dẹt sẽ làm cho k nh khó nén hơn, k nh khó định tâm hơn, đáp ứng sau điều trị

sẽ không hiệu quả, nhất là với những trường hợp cận cao hơn 5 . Nếu giác mạc quá dốc thì kính quá bó với giác mạc và làm cho giác mạc dễ có hình đảo trung tâm trên bản đồ giác mạc và kết quả điều trị cũng không tốt [106].

Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng đã loại trừ các trường hợp giác mạc không nằm trong các dải thông thường. Các chỉ số giác mạc được khảo sát trên bản đồ giác mạc cũng giúp các bác sĩ tiên lượng được mức độ kết quả của điều trị.

4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ