• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đặc điểm các típ mô bệnh học

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.3. Các đặc điểm mô bệnh học của UTBMTBG

4.3.1. Đặc điểm các típ mô bệnh học

Kết quả của bảng 3.8 cho thấy nhóm típ MBH thông thường có 182 trường hợp (95,79%) và nhóm típ MBH đặc biệt có 8 trường hợp (4,21%).

4.3.1.1. Nhóm típ MBH thông thường.

Các típ MBH thông thường của UTBMTBG khá đa dạng. Típ bè là loại mô học chiếm tỷ lệ cao nhất với 183/190 (96,31%) trường hợp, trong đó chỉ có mẫu bè đơn độc là 106 trường hợp (55,78%), mẫu bè phối hợp với tuyến nang 47 trường hợp (24,73%), phối hợp đặc 26 trường hợp (13,68%) và bè phối hợp trong típ hỗn hợp có 4 trường hợp. Không có trường hợp nào có mẫu tuyến nang đơn độc mà thường có sự phối hợp các mẫu khác nhau: mẫu bè phối hợp với tuyến nang 47 trường hợp, mẫu tuyến nang trong nhóm hỗn hợp có 4 trường hợp. Có 7 trường hợp chỉ có mẫu đặc, 26 trường hợp đặc phối hợp với bè và 4 trường hợp mẫu đặc nằm trong nhóm hỗn hợp.

Theo phân loại của TCYTTG 2010, các tế bào u thường giống như các tế bào gan, mô đệm được tạo bởi các mạch máu dạng xoang thành của các mạch này được lót bởi một lớp tế bào nội mô. Không giống như các tế bào nội mô của mao mạch nan hoa trong mô gan bình thường, các xoang mạch trong UTBMTBG có sự biến đổi mao mạch hóa (capillarization), nghĩa là giống các mao mạch bình thường, bộc lộ dương tính khi nhuộm HMMD với

CD34 và yếu tố VIII, thành phần laminin và collagen típ IV ở phía dưới tế bào nội mô. Dưới kính hiển vi điện tử ta có thể quan sát thấy một chất cấu trúc dạng màng nằm ở giữa tế bào nội mô và bè tế bào u. Các nguồn cung cấp máu cho mô UTBMTBG là nguồn động mạch mới được thành lập, đó là những mạch

"lẻ" hoặc “không thành cặp đôi” vì chúng không phải là một thành phần của khoảng cửa. Trong mô UTBMTBG không có khoảng cửa, ở ngoại vi của khối u, có thể thấy hình ảnh giả khoảng cửa trong trường hợp các tế bào UT xâm lấn mô đệm của khoảng cửa. UTBMTBG thường đa dạng về cấu trúc, hình thái tế bào và có thể gặp nhiều biến thể tế bào khác nhau trên cùng một lát cắt mô u [73].

Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt so với một số NC trước đây về phân bố các típ MBH. Trong NC này, không thấy có trường hợp nào có mẫu tuyến nang đơn độc mà đa phần các mẫu có sự phối hợp với nhau. Theo NC của Nguyễn Sào Trung và cs (2004), 03 típ mô bệnh học hay gặp nhất lần lượt là: típ bè (58,8%), típ giả tuyến (16,7%), típ đặc (15,8%) [123]. Theo NC của Lauwer GY và cs. (2002), típ bè (48,5%), típ giả tuyến (15,5%) và típ đặc (36%) [127].

Phân bố típ hỗn hợp, NC của chúng tôi có 4/182 (2,1%) trường hợp, ít hơn kết quả NC của Lê Minh Huy (2012) là 8,9% [93] và của Ishak K (2001) là 11,5% [160]. Do mẫu NC của chúng tôi bao gồm cả trên các mảnh sinh thiết kim và bệnh phẩm phẫu thuật, nên ở các mảnh sinh thiết kim chỉ lấy được một vùng đại diện của mô u. Ngoài ra, sự khác biệt về phân bố típ mô bệnh học của các NC phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố địa lý – nơi thu thập đối tượng NC và kích cỡ mẫu. Tuy vậy, các kết quả NC đều có điểm giống nhau là những típ thường gặp, gồm típ bè, típ đặc, típ giả tuyến, típ hỗn hợp. Trong đó, típ bè có tỷ lệ cao nhất, sau đó là típ đặc, típ giả tuyến.

4.3.1.2. Các típ đặc biệt.

Bên cạnh các típ thông thường, chúng tôi còn thấy 8 trường hợp có thể xếp vào típ đặc biệt: 5/190 (2,63%) trường hợp UTBMTBG xơ lát, số liệu này

phù hợp với báo cáo của TCYTTG khi típ này chỉ chiếm 0,5-9% UTG nguyên phát [73]. UTBMTBG xơ lát có tần số tương đương nhau ở cả hai giới, độ tuổi từ 5 đến 58, tuổi trung bình 25-34 (80% các trường hợp BN có độ tuổi trẻ hơn 35). Trong NC của chúng tôi, tuổi trung bình là 53,4; khá tương đồng với nhóm tuổi chuẩn được mô tả trong y văn. Đặc điểm MBH của típ này được đặc trưng bởi mô đệm xơ dạng lát mỏng, kích thước tế bào lớn, bào tương rộng dạng hạt ưa acid và hạt nhân rõ ưa toan. Tế bào u típ này thường dương tính với các dấu ấn biệt hóa tế bào gan như Arg-1, HepPar-1 và pCEA, trong khi GPC-3 dương tính ở khoảng 2/3 các trường hợp. Dấu ấn CK7 và CD68 (là dấu ấn của mô bào) dương tính trong hầu hết các trường hợp, tuy nhiên sự bộc lộ ở dấu ấn CD68 thường loang lổ và cũng có thể thấy trong 25% các trường hợp UTBMTBG kinh điển nhưng lại âm tính với UTBM đường mật. Do CK7 và CD68 thấy dương tính trong hầu hết các trường hợp UTBMTBG xơ lát, nên khi chẩn đoán cần thận trọng nếu trường hợp nghi ngờ UTBMTBG xơ lát nhưng âm tính với các dấu ấn này. Gần đây, sự hợp nhất gen đặc hiệu đã được mô tả trong UTBMTBG xơ lát chính là kết quả của việc mất ~ 400 kilobase trên nhiễm sắc thể 19, tạo ra sự kết hợp trong khung của promoter và exon đầu tiên của DNAJB1, protein sốc nhiệt và PRKACA, miền xúc tác của protein kinase A. Bản sao của phức hợp DNAJB1-PRKACA và sự sắp xếp lại của locus PRKACA có thể được xác định bằng phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR) hoặc phương pháp lai tại chỗ huỳnh quang (FISH). Sự bất thường này được thấy trong hơn 80% các trường hợp UTBMTBG xơ lát và chưa được mô tả trong UTBMTBG kinh điển, u nguyên bào gan hoặc UTBM đường mật trong gan. Xét nghiệm FISH có thể được sử dụng cho các trường hợp có đặc điểm mang tính gợi ý nhưng không chẩn đoán UTBMTBG xơ lát [157].

Bên cạnh đó, NC còn thấy 2/190 trường hợp UTBMTBG típ xơ cứng, chiếm 1,05%. Típ này có tiên lượng tốt nhưng khá hiếm gặp trên thực tế lâm

sàng. Có khá nhiều định nghĩa đã được sử dụng cho típ này nhưng không có cơ sở nào chắc chắn để chọn ra một định nghĩa nghĩa phù hợp nhất. Tuy nhiên, định nghĩa hợp lý và thường được sử dụng nhất là sự xơ hóa trong u được thấy trong khoảng 50% các trường hợp và sự xơ hóa chiếm ít nhất 25% diện tích bề mặt trong các vùng xơ hóa trong u. Típ UTBMTBG xơ cứng có thể gặp từ 2-6%, có thể xuất hiện trên một gan xơ hoặc không. Các dữ liệu cho thấy, típ này có nhiều khả năng phát sinh trên gan không xơ hơn so với típ UTBMTBG điển hình. UTBMTBG xơ cứng thường bị CĐHA chẩn đoán nhầm thành UTBM đường mật. Tiên lượng tương tự hoặc tốt hơn so với UTBMTBG điển hình. Số lượng u có thể một hoặc nhiều ổ, trong trường hợp khối u nhiều ổ, không phải tất cả các ổ nhất thiết sẽ có hình thái xơ cứng. Tương tự như y văn mô tả, típ xơ cứng chỉ chiếm từ 1–5%

trong số các BN mắc UTBMTBG ở Mỹ và hiếm gặp ở những vùng có tần suất mắc UTBMTBG cao [157].

Đặc biệt trong NC này, chúng tôi còn thấy 01/190 trường hợp UTBMTBG típ giàu lympho bào, chiếm 0,52%. UTBMTBG giàu lympho bào được đặc trưng bởi sự có mặt rất nhiều các tế bào lympho trong vùng mô u.

Biến thể này cũng đã được gọi là UTBMTBG với mô đệm giàu lympho hoặc UTBMTBG viêm. Sự tăng sinh tế bào lympho thật sự nổi bật và phải có số lượng tế bào lympho tương đương hoặc nhiều hơn tế bào u. Típ giàu lympho bào là biến thể hiếm gặp của UTBMTBG, thường dưới 1%. Có NC cho thấy tỷ lệ gặp có thể gần 4% và UTBMTBG giàu lympho bào có thể xuất hiện trong cả gan xơ và gan không xơ. Có quá ít số trường hợp đã được báo cáo trước đó để hiểu đầy đủ mọi yếu tố nguy cơ hoặc để làm rõ các mối tương quan với lâm sàng, tuy nhiên biến thể này dường như có tiên lượng tốt hơn so với các UTBMTBG điển hình. Các tế bào UT thường biệt hóa từ cao đến vừa, các vùng kém biệt hóa thường không có hoặc chỉ khu trú. Ngược lại, hầu hết

các khối u có đặc điểm tế bào học kém biệt hóa nổi bật và là dấu hiệu chính để chẩn đoán típ này. Các thể nhạt màu xuất hiện khu trú trong bào tương của nhiều trường hợp. Trong các tổn thương viêm có đặc điểm tương tự là sự có mặt chủ yếu của lympho bào, tương bào cũng có thể xuất hiện, tâm mầm cũng có thể được tìm thấy. Trong mọi trường hợp, các tế bào lympho này chủ yếu là những tế bào T phản ứng, với các tế bào B chủ yếu giới hạn ở các tâm mầm. UTBMTBG giàu lympho bào giống u lympho biểu mô vì tế bào biểu mô là kém biệt hóa với các đám, mảng hợp bào của các tế bào dạng biểu mô.

Một số sinh thiết thậm chí có thể không lấy được những cấu trúc gợi ý đến biệt hóa tế bào gan. Ngược lại, hầu hết các UTBMTBG giàu lympho bào có độ biệt hóa cao và vừa. UTBMTBG giống u lympho biểu mô là các khối u biệt hóa độ kém, cần cắt nhiều lát để xác định các vùng biệt hóa tế bào gan.

Các vùng u kém biệt hóa có cấu trúc mô học rất giống với UTBM đường mật giống u lympho biểu mô hoặc UT di căn. Để xác định biệt hóa tế bào gan cần nhuộm HMMD; gồm Glypican-3, HepPar1, và Arg-1. Các tế bào lympho phản ứng chủ yếu là các tế bào T. Một điều đáng chú ý khác là thành phần biểu mô trong UTBM đường mật giống u lympho biểu mô thường dương tính với EBV, trong khi các thành phần biểu mô trong cả UTBM giống u lympho biểu mô đường mật và UTBMTBG giàu lympho bào đều âm tính với EBV.

Trong một số trường hợp, các mô đệm quá giàu lympho bào có thể gợi ý là một u lymphoma. Tuy nhiên, chẩn đoán xác định được đưa ra khi xác định các tế bào này có sự không điển hình trong tế bào gan, kết hợp với nhận diện bản chất phản ứng lành tính của lympho thâm nhiễm [157].