• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng

4.1.1. Một số đặc điểm chung

CHƯƠNG 4

có độ tuổi thấp hơn nhiều. Nghiên cứu của tác giả Park K, 92 bệnh nhân u trực tràng thấp được thực hiện phẫu thuật bảo tồn cơ thắt bằng phương pháp cắt gian cơ thắt có độ tuổi trung bình 65 tuổi 27. Nakagoe T nghiên cứu 184 bệnh nhân ung thư trực tràng với 116 bệnh nhân được bảo tồn cơ thắt có độ tuổi 63,4 ± 10,855. Nagtegaal I.D, nghiên cứu trên 1129 bệnh ung thư trực tràng chung thì hai nhóm bảo tổn cơ thắt và cắt cụt trực tràng cũng không liên quan đến độ tuổi với p = 0,31144. Điều này có thể giải thích do đặc điểm dịch tễ địa lý của bệnh ung thư trực tràng tại Việt Nam khác với các nước châu Âu và châu Mỹ, chứ không phải bởi đặc điểm lựa chọn bệnh nhân phẫu thuật ung thư trực tràng bảo tồn cơ thắt có độ tuổi thấp hơn. Điều này cũng chứng tỏ việc chọn BN vào nhóm nghiên cứu không chọn lọc theo tuổi, giới mà theo chỉ định phẫu thuật và mong muốn của BN.

* Giới tính

Đặc điểm về giới tính được đề cập đến trong kết quả điều trị ung thư trực tràng, đặc biệt về mặt chức năng tình dục. Đây là vần đề được đề cập đến nhiều ở nam giới sau phẫu thuật cắt trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu có tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới tỷ lệ dao động từ 1,5 đến 2,0145. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả tỷ lệ nam nữ được trình bày ở biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1,5. Theo tác giả Lang GM và cs nghiên cứu điều trị phương pháp cắt trước thấp bảo tồn cơ thắt hậu môn cho 681 bệnh nhân có 59% là bệnh nhân nam giới146. Số liệu của chúng tôi có tỷ lệ nam giới cũng tương tự các nghiên cứu trên thế giới. Tác giả Akagi Y nghiên cứu tổng hợp 14 bài báo của các tác giả trên thế giới về phẫu thuật cắt gian cơ thắt cho ung thư trực tràng thấp, ghi nhận tỷ lệ nam cao hơn trong tất cả các nghiên cứu, tỷ lệ này giao động 1,3 đến 2,5. Điều này có thể giải thích do một số giả thuyết, các phẫu thuật viên thích lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi ưu tiên hơn đối với nam giới do mong muốn bảo tồn chức năng tình dục, hơn nữa do đặc

điểm khung chậu ở nam giới hẹp hơn, khi đó việc phẫu thuật nội soi sẽ đem lại kết quả tốt hơn.

* Tiền sử bệnh lý nội khoa kèm theo

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có đến 17,0% bệnh nhân trong nghiên cứu có tiền sử mắc bệnh lý nội khoa đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu này cao hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong nước như Nguyễn Minh An140, Phạm Văn Bình142…. Điều này có thể giải thích do những tiến bộ trong việc kiểm soát bệnh đi kèm hiện nay tốt hơn trước, ít ảnh hưởng đến quyết định phẫu thuật của các phẫu thuật viên hiện nay.

Hơn nữa với phẫu thuật nội soi, đường mổ nhỏ, thời gian hậu phẫu ngắn hơn thì các bệnh lý đi kèm như tiểu đường hay tăng huyết áp càng dễ dàng kiểm soát hơn. Đây cũng chính là một lợi điểm của phẫu thuật nội soi so với phẫu thuật mở. Chính vì vậy, xu hướng phẫu thuật nội soi cũng càng ngày càng được ưu tiên hơn.

* Tiền sử liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng

Tiền sử của bệnh nhân có liên quan đến viêm trực tràng mạn tính, polyp trực tràng và gia đình có ý nghĩa quan trọng về mặt dịch tễ học, cũng như tầm soát bệnh lý này trong xã hội, nhiều yếu tố liên quan đến bệnh lý này; gia đình và yếu tố gen là hai yếu tố liên quan nhiều nhất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có liên quan rất gần của bệnh lý này với tiền sử gia đình; bệnh lý ung thư trực tràng không polyp, đa polyp dạng tuyến liên quan gia đình, tỷ lệ tăng lên 2,5 đến 4,5 lần so với nhóm đối tượng khác, có khoảng 5% bệnh nhân có liên quan đến yếu tố gia đình.

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tiền sử gia đình có mối liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng khai thác được chỉ có 3,9% bệnh nhân (Bảng 3.4).

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi thấp hơn với nghiên cứu của một số tác

giả trong nước. Nguyễn Minh An cho thấy tiền sử viêm đại trực tràng mạn tính 8,6% và có 89,1% tiền sử bình thường140. Điều này có thể do số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít, việc tiền sử liên quan đến bệnh khó có thể đại diện cho toàn bộ quần thể.

* Tiền sử mổ bụng cũ

Kết quả tiền sử mổ bụng cũ được trình bày trong bảng 3.3 cho thấy có đến 15,8% bệnh nhân có tiền sử mổ bụng cũ nhưng không phải là phẫu thuật đại trực tràng. BN có tiền sử phẫu thuật tại vùng đại trực tràng là một chống chỉ định tương đối trong phẫu thuật nội soi đại trực tràng. Tuy nhiên đối với các vị trí khác không ảnh hưởng gì đến quyết định lựa chọn phẫu thuật nội soi.

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng