• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ biểu hiện một số đặc điểm lâm sàng chính Nhận xét:

- Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau xương 58,7%, mất ngủ 46,7%, các triệu chứng đường tiểu gặp ở 40% bệnh nhân. Số bệnh nhân có hạch trên thăm khám lâm sàng là 12%.

Bảng 3.2. Các triệu chứng tiết niệu Tổng

(n = 75)

Tình trạng phẫu thuật Chưa PT p

(n =53)

Đã PT (n =22)

Bí tiểu 23 (30,7%) 13 (24,5%) 10 (45,5%) 0,130 Tiểu dắt 23 (30,7%) 16 (30,2%) 7 (31,8%) 1,000 Tiểu khó 31 (41,3%) 21 (39,6%) 10 (45,5%) 0,834 Tiểu máu 18 (24,0%) 13 (24,5%) 5 (22,7%) 1,000 Hồng cầu niệu 26 (34,7%) 20 (37,7%) 6 (27,3%) 0,548 Nhận xét:

Các triệu chứng đường tiểu trong nhóm nghiên cứu chủ yếu là triệu chứng tắc nghẽn (bí tiểu 30,7%; tiểu khó 41,3%). Triệu chứng kích thích đường tiểu (tiểu nhiều lần về đêm, tiểu rắt) chiếm tỷ lệ 30,7%

Bảng 3.3. Đặc điểm di căn hạch và chèn ép tủy sống qua khám lâm sàng Tổng (n=75)

Khám thấy hạch 9 (12,0%)

Vị trí hạch thường gặp:

Hạch bẹn 3 (4,00%)

Hạch cổ 3 (4,00%)

Hạch thượng đòn 1 (1,33%)

Dấu hiệu chèn ép tủy 4 (5,33%)

Vị trí và mức độ chèn ép:

Liệt 2 chân 1 (1,33%)

Tê 2 chân 3 (4,0%)

Nhận xét:

Tỉ lệ di căn hạch trên lâm sàng là 12%, tỉ lệ phát hiện hạch ngoại vi (hạch bẹn, hạch thượng đòn) là 14%. Có 1 bệnh nhân trong nghiên cứu bị liệt 2 chi dưới ở thời điểm đến khám (1,33%).

Bảng 3.4. Đặc điểm khối u qua thăm trực tràng bằng tay và chẩn đoán hình ảnh

Tổng (n = 75)

Tình trạng phẫu thuật TTL Chưa PT p

(n =53)

Đã PT (n =22) Thăm trực tràng bằng tay

Không sờ thấy u 27 (36,0%) 18 (34,0%) 9 (40,9%) 0,782 Có nhân cứng 21 (28,0%) 14 (26,4%) 7 (31,8%)

Xâm lấn/hẹp lòng trực tràng 27 (36,0%) 21 (39,6%) 6 (27,3%) Siêu âm/CT/MRI

1-2 29 (38,7%) 20 (37,7%) 9 (40,9%) 0,199

3-4 12 (16,0%) 9 (17,0%) 3 (13,6%)

5-6 34 (45,3%) 24 (45,3%) 10 (45,5%)

(Mức độ xâm lấn của khối u qua siêu âm/CT/MRI: 1: khu trú 1 thuỳ; 2: khu trú 2 thuỳ; 3:

xâm lấn túi tinh 1 bên; 4: xâm lấn túi tinh 2 bên; 5: xâm lấn rộng; 6: đã phẫu thuật 1 phần)

Nhận xét:

- Phần lớn bệnh nhân đến viện khám có nhân cứng hoặc u to gây hẹp lòng trực tràng qua thăm trực tràng bằng tay (64%), tỉ lệ này phát hiện u xâm lấn túi tinh hoặc xâm lấn rộng trên chẩn đoán hình ảnh là 61,3%.

- Tuy vậy, vẫn có một tỉ lệ nhất định tổn thương không sờ thấy qua thăm khám lâm sàng (36%).

- Không có sự khác biệt về đặc điểm khối u qua thăm khám trực tràng và chẩn đoán hình ảnh giữa nhóm đã PT và chưa PT một phần TTL.

Bảng 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng trước điều trị

Tổng

Tình trạng phẫu thuật Chưa PT p

Trung bình (SD)

Đã PT Trung bình

(SD)

PSA (ng/mL) 219 (359) 211 (355) 240 (377) 0,759 fPSA (ng/mL) 61,1 (106) 53,3 (99,3) 79,8 (121) 0,372 Testosterone (ng/ml) 1,75 (4,33) 1,55 (4,20) 2,23 (4,69) 0,559 Hồng cầu (T/l) 4,24 (0,70) 4,22 (0,70) 4,31 (0,70) 0,578 Bạch cầu TT (G/l) 7,14 (3,91) 7,45 (4,06) 6,41 (3,49) 0,273 Hemoglobin (g/l) 133 (18,8) 131 (19,5) 136 (16,7) 0,248 Tiểu cầu (G/l) 342 (192) 347 (183) 330 (217) 0,755 Nhận xét:

- Bệnh nhân UT TTL trong nghiên cứu có nồng độ PSA cao. PSA trung bình là 219,2 ng/ml. PSA ở nhóm đã phẫu thuật 1 phần tuyến tiền liệt cao hơn hẳn ở nhóm chưa phẫu thuật (240 ng/ml so với 211 ng/ml).

- Mức Testosterone trung bình là 1,75 ng/dl. Chức năng gan thận của bệnh nhân trong giới hạn bình thường. Không có bệnh nhân nào trước chẩn đoán cũng như trong quá trình điều trị bị suy thận trầm trọng.

- BCTT trong nghiên cứu này là 7,14 G/l. Bệnh nhân chưa phẫu thuật một phần tuyến tiền liệt có BCTT trung bình là 7,45 G/l, nhóm đã phẫu thuật có BCTT thấp hơn (6,41 G/l, p = 0,273).

- Bệnh nhân trong nghiên cứu không bị thiếu máu với hồng cầu trung bình 4,24 T/l và huyết sắc tố trung bình là 133 g/l, không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân đã phẫu thuật một phần tuyến tiền liệt với nhóm chưa phẫu thuật một phần tuyến tiền liệt.

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm di căn Nhận xét:

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi xương là vị trí di căn thường gặp nhất chiếm 76% bệnh nhân, di căn hạch 60%, di căn phổi và gan ít gặp hơn (16% và 6,7%).

Bảng 3.6. Đặc điểm di căn xương Tổng

(n=57)

Tình trạng phẫu thuật TTL Chưa PT p

(n=41)

Đã PT (n=16) Số vị trí di căn xương

trung bình (SD) 2,74  1,70 3,02  1,77 2,00  1,26 0,019 Số vị trí di căn:

1 18 (31,6%) 10 (24,4%) 8 (50,0%)

0,094

2-3 22 (38,6%) 16 (39,0%) 6 (37,5%)

4+ 17 (29,8%) 15 (36,6%) 2 (12,5%)

Biểu đồ 3.3. Phân bố các vị trí di căn xương Nhận xét:

- 76,0% bệnh nhân UT TTL giai đoạn muộn có di căn xương, trong số đó 68,4% là tổn thương đa ổ (từ 2 ổ trở lên), các vị trí thường gặp nhất là xương cột sống 78,9%, tiếp đó là xương chậu 70,2%, xương sườn 31,6%. Các vị trí khác như xương cùng cụt, khớp háng, xương mu... ít gặp hơn với tỉ lệ 3,5% - 12,3%.

- Trong nghiên cứu này, di căn xương của UT TTL gặp tỷ lệ lớn hơn ở nhóm bệnh nhân chưa phẫu thuật một phần tuyến tiền liệt (P > 0,05).

Biểu đồ 3.4. Đặc điểm di căn hạch Nhận xét:

- 45/75 bệnh nhân (60%) có di căn hạch.

- Di căn hạch vùng (hạch chậu 49.3%), di căn xa, chủ yếu là hạch chủ bụng (22.7%), chỉ có 1 trường hợp di căn hạch thượng đòn và 1 trường hợp di căn hạch cổ.

Bảng 3.7. Đặc điểm di căn tạng Tổng

(n = 75)

Chưa PT (n =53)

Đã PT

(n =22) p Di căn phổi 12 (16,0%) 7 (13,2%) 5 (22,7%) 0,318

Di căn gan 5 (6,7%) 4 (7,6%) 1 (4,6%) 1,000

Số vị trí di căn gan

1 3 (4,0%) 3 (5,7%) 0 (0,0%) 0,328

2 1 (1,3%) 1 (1,9%) 0 (0,0%)

3+ 1 (1,33%) 0 (0,00%) 1 (4,55%)

Nhận xét:

- Tỷ lệ di căn phổi gặp ở 16% bệnh nhân và di căn gan là 6,67%.

- Tình trạng di căn gan và số vị trí di căn gan cao hơn ở nhóm bệnh nhân chưa phẫu thuật một phần tuyến tiền liệt, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.8. Phương pháp cắt tinh hoàn Tổng/ tỉ lệ %

(n = 75)

Chưa PT (n =53)

Đã PT (n =22)

Cắt tinh hoàn

Ngoại khoa 39 (52,0%) 25 (47,2%) 14 (63,6%) Nội khoa 36 (48%) 28 (52,8%) 8 (34,4%) Nhận xét:

- Kết quả của nghiên cứu này có 52% bệnh nhân lựa chọn phương pháp cắt tinh hoàn bằng phẫu thuật, 48% bệnh nhân lựa chọn cắt tinh hoàn nội khoa.