• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng

tình trạng vảy nến mủ toàn thân. Thai kỳ có thể làm thay đổi tình trạng bệnh và thực tế cho thấy 50% số trường hợp bệnh giảm trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên phụ nữ mang thai có thể bị vảy nến mủ, đôi khi liên quan đến tình trạng hạ calci máu [3].

Trước khi xem xét chọn lựa điều trị cho một bệnh nhân cụ thể, cần khai thác tiền sử về các phương pháp điều trị trước đây và mức độ đáp ứng đối với từng loại thuốc đã sử dụng. Điều này giúp thầy thuốc quyết định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân tại thời điểm đó. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân đã sử dụng nhiều loại thuốc trước đó, từ thuốc bôi đến thuốc uống, từ tây y đến đông y…và chỉ có 3,9% chưa điều trị gì. Kết quả này phản ánh đúng thực tế về sự đa dạng trong các phương pháp điều trị mà một bệnh nhân vảy nến phải trải qua. Nhóm thuốc bôi được dùng nhiều nhất với calcipotriol, corticosteroid, acid salicyclic…, đặc biệt là thuốc bôi kết hợp calcipotriol + corticosteroid chiếm đến 44,5%. Theo đa số các tác giả, thuốc bôi dẫn xuất vitamin D3 (calcipotriol) và corticosteroid là những lựa chọn đầu tiên trong điều trị vảy nến mảng thể nhẹ đến trung bình [3],[27],[37],[38]. Tuy nhiên trên thực tế, dạng kết hợp giữa 2 loại thuốc trên vẫn được bác sĩ ưa chuộng hơn nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu tác dụng phụ của thuốc. Tỷ lệ sử dụng các thuốc toàn thân (methotrexate, soriatane) không cao, có thể do chưa đúng chỉ định hoặc cũng có thể do tâm lý thầy thuốc còn e ngại tác dụng phụ khi kê những loại thuốc này. Tiêm corticosteroid tuy chiếm tỷ lệ thấp (7%) nhưng cần tránh và phải được lưu ý trong giáo dục sức khỏe.

Thường với 74,6% [99], và nghiên cứu của Trương Lê Anh Tuấn với 80% [60].

Tỷ lệ này trên y văn thậm chí còn cao hơn nữa, lên đến 90% [27].

Vảy nến thể mảng tương đối ổn định nên khi bệnh lan rộng rồi thành đỏ da toàn thân thường phải do một số yếu tố kích thích như nhiễm trùng, stress, thuốc…Tuy nhiên có nhiều trường hợp không thể xác định được yếu tố gây chuyển nặng đỏ da toàn thân mà bệnh khởi phát bởi giai đoạn viêm với thương tổn hồng ban, tróc vảy, ngứa và lan rộng nhanh chóng [122]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ vảy nến đỏ da toàn thân không cao (8,6%), tuy nhiên đây là tình trạng cần được nhập viện để chăm sóc và điều trị tích cực.

Vảy nến thể mủ thường được chia thành 2 thể: khu trú và toàn thân. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vảy nến mủ chiếm 7%, với thể tại chỗ là 5,5% và toàn thân là 1,5%, thấp hơn so với y văn (20% số bệnh nhân vảy nến) [122].

Viêm khớp vảy nến chiếm tỷ lệ 6,3% trong đó chủ yếu là ở mức độ nhẹ, chưa biến dạng và tổn thương ít khớp. Tỷ lệ này có thể cao hơn nếu tính những trường hợp, nhất là viêm khớp mức độ nặng, không khám chuyên khoa da liễu mà khám chuyên khoa nội khớp. Theo y văn, tỷ lệ viêm khớp vảy nến thay đổi theo từng nghiên cứu, dao động trong khoảng 5 - 30%. Trong một số trường hợp, triệu chứng viêm khớp có thể xuất hiện trước tổn thương da [3].

Chúng tôi tiến hành đánh giá sự phân bố thương tổn và các vị trí tổn thương đặc biệt (da đầu, móng, vùng nếp gấp). Vảy nến có khuynh hướng đối xứng và đây là đặc điểm có ích cho chẩn đoán xác định. Tuy nhiên thương tổn 1 bên cũng có thể xảy ra [27]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có thương tổn vảy nến đối xứng chiếm 62,5%. Tính chất đối xứng thường rơi vào những trường hợp có mức độ bệnh trung bình đến nặng, với tổn thương lan tỏa.

Da đầu, móng và vùng nếp gấp được xem như những vị trí đặc biệt của thương tổn vảy nến vì ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ và nhất là khó điều trị

hơn thương tổn ở những vị trí thông thường [3].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 74,2% bệnh nhân có thương tổn ở da đầu, gần với tỷ lệ trong một nghiên cứu ở Hà Lan là 79% [123]. Da đầu là một trong những vị trí thường gặp nhất của vảy nến lúc khởi phát và trong suốt quá trình bệnh. Nói chung, có khoảng 50 - 80% bệnh nhân vảy nến khai nhận có thương tổn ở da đầu [123]. Mức độ tổn thương từ rất nhẹ với vảy mịn, ít đến nặng với những mảng đóng mài dầy bao phủ khắp da đầu. Đặc trưng của vảy nến da đầu là thương tổn thường ở ranh giới giữa da đầu và vùng mặt, cổ hay sau tai [3],[123].

Tỷ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có tổn thương móng là 46,9%, từ mức độ nhẹ chỉ có lõm móng cho đến mức độ nặng với tổn thương toàn bộ gây biến dạng móng. Tỷ lệ tổn thương móng dao động theo từng nghiên cứu trong khoảng 10 - 55% bệnh nhân vảy nến nói chung và lên đến 85% bệnh nhân viêm khớp vảy nến [123].

Chúng tôi cũng ghi nhận có 3,1% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có thương tổn ở vùng nếp gấp như nách, bẹn, dưới vú…Tỷ lệ này trong y văn là 2 - 6% [123]. Về mặt lâm sàng, vảy nến nếp gấp là những thương tổn trên những vùng da rất viêm, thường ít hay không tróc vảy như ở da đầu hay các mảng thương tổn trên thân mình. Vì có giới hạn khá rõ nên vảy nến nếp gấp cần được chẩn đoán phân biệt với nấm da.

Vảy nến mảng chiếm tỷ lệ cao nhất nên được nghiên cứu nhiều hơn cả về sinh bệnh học, phương pháp điều trị và cả cách đánh giá mức độ bệnh thông qua chỉ số PASI. Trong số 100 bệnh nhân vảy nến mảng của chúng tôi, chỉ số PASI trung bình là 10,97, với mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (58%).

Tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của Trương Lê Anh Tuấn (65%) [60],

nhưng khác với nghiên cứu của Trương Thị Mộng Thường với đa số là vảy nến nặng (PASI > 20 chiếm 40,3%) [99].

Đánh giá mối liên quan giữa PASI với một số yếu tố, chúng tôi nhận thấy PASI không liên quan với giới tính cũng như BMI trong khi liên quan đến thời gian bệnh. Chỉ số PASI ở người có thời gian bệnh > 5 năm cao hơn người có thời gian bệnh ≤ 5 năm có ý nghĩa thống kê.