• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

Trong tài liệu GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN (Trang 46-49)

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU,

2.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

Những nguyên tắc và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty

- Niên độ kế toán đang áp dụng: Công ty bắt đầu niên độ kế toán từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VN đồng

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Tính theo giá gốc và áp dụng phương pháp khấu trừ VAT

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền.

Riêng với hàng nhập khẩu tính theo phương pháp thực tế đích danh - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

- Về Tài sản cố định, Công ty trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 2.2.2.1. Hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán

Công ty áp dụng chứng từ, tài khoản ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.

Ngoài những chứng từ mang tính chất bắt buộc như: phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn bán hàng, Công ty còn sử dụng những chứng từ mang tính hướng dẫn như: bảng chiết tính vật tư, giấy đề nghị thanh toán, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên bản nghiệm thu hợp đồng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.

2.2.2.2. Hình thức sổ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán

* Hình thức sổ kế toán

Do tính chất hoạt động cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là rất phức tạp, khối lượng công việc lớn, cùng với việc chuyên môn hoá trong công tác kế toán cao nên Công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ.

* Quy trình hạch toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ như sau:

- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp và các Nhật ký-chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký-chứng từ có liên quan

- Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký-chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký-chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký-chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái

Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký-Chứng

từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính Biểu số 2.3:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ các sổ kế toán được phản ánh các nội dung sau:

- Sổ Nhật ký chứng từ (NKCT): NKCT được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý. NKCT được mở theo số phát sinh bên Có của tài khoản đối với bên nợ các tài khoản liên quan.

- Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết cho từng tháng bao gồm số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.

- Bảng kê: Được sử dụng cho các đối tượng cần bổ sung, chi tiết như bảng kê ghi nợ TK111, 112,.. Trên cơ sở các số liệu phản ánh ở bảng kê, cuối tháng ghi vào nhật ký chứng từ có liên quan.

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ

Bảng kê NHẬT KÝ

CHỨNG TỪ

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

- Bảng phân bổ: Sử dụng các khoản chi phí phát sing thường xuyên có liên quan đến nhiều đối tượng cần phân bổ như tiền lương, vật liệu, khấu hao.

- Sổ chi tiết: Dùng để theo dõi đối tượng hạch toán cần hạch toán chi tiết.

2.2.2.3. Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của công ty được lập theo mẫu quy định của Bộ tài chính.

Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp tiến hành lập các báo cáo tài chính, bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 – DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 03 – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 09 – DN) 2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI

Trong tài liệu GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN (Trang 46-49)