• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Kiến thức:

- Biết dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.

- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ). Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a- pa- tit, bô- xit, dầu mỏ.

2. Kĩ năng: Biết sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng năng lượng có hiệu quả.

* GDSDTKNL: GDHS biết bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, khoáng sản và sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

* GDBVMT: Bảo vệ biển đảo quê hương.

II. CHUẨN BỊ

- Bản đồ địa lí VN, quả địa cầu - Bản đồ khoáng sản VN

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

+ Chỉ vị trí nước ta trên lược đồ Việt Nam; trên quả địa cầu.

+ Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki- lô- mét vuông?

- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Hs thực hiện yêu cầu của gv.

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài.

2. Giảng bài:

a. Địa hình.

* HĐ 1: Làm việc cá nhân.

- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 1 và quan sát hình 1- SGK rồi trả lời các nội dung sau:

+ Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ H.1.

+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính ở nước ta, trong đó dãy núi nào có hướng tây bắc- đông nam? Những núi nào có hình cánh cung?

+ Kể tên và chỉ trên lược đó các đồng bằng lớn ở nước ta ?

- Bước 2:

+ Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta.

- Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngoài bồi đắp.

* GDBVMT:

- GV cho HS xem những hình ảnh và con số thống kê để hs biết hiện nay thiên tai lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên nên đồi núi, đồng bằng bị sạt lở nhiều, do nhân dân ta không biết gìn giữ lượng nước đầu nguồn.

Muốn tránh đi những thiên tai đáng tiết xảy ra không còn cách nào tốt hơn là phải bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước đầu nguồn.

b. Khoáng sản

*HĐ2: Làm việc theo nhóm.

- Bước1: GV treo lược đồ một số khoáng sản VN và yêu cầu HS trả lời:

+ Kể tên một số loại khoáng sản nước ta .

- HS lắng nghe.

- HS đọc mục 1 và quan sát H.1- SGK rồi trả lời.

+ Dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ.

+ Các dãy núi hình cánh cung:

Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều; các dãy núi có hướng tây bắc đông nam:

Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.

+ Các đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung.

- HS nêu .

- HS lắng nghe.

- Hs xem những hình ảnh về thiên tai, lụt lội, hạn hán.

- Nghe gv giảng. Từ đó

- HS quan sát lược đồ và trả lời.

+ Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, bô- xit, sắt, a- pa- tit … than đá là loại khoáng sản chiếm nhiều nhất.

+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a- pa- tit, bô-xit, dầu mỏ.

- Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

- Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a- pa- tit, bô- xit.

* GDSDTKNL: Hiện nay do nhu cầu sử dụng và quá ham lợi nhuận nên một số khu công nghiệp khai thác và chế biến khoán sản khai thác rất bừa bãi và không có cách xử lí rác thải nên ảnh hưởng xấu rất lớn tới MTTN vì vậy chúng ta cùng chung tay kêu gọi mọi người phải biết khai thác và sử dụng tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo vệ MT thiên nhiên.

* HĐ3: Làm việc cả lớp.

- GV treo 2 bản đồ: Bản đồ Địa lí tự nhiên VN và bản đồ Khoáng sản VN.

- GV gọi từng cặp HS lên bảng. GV đưa ra với mỗi cặp 1 yêu cầu.

+ Chỉ trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc Bộ . + Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a- pa- tit.

- KL: Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành CN. Chúng ta cần khai thác khoáng sản một cách hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

- Gọi HS đọc ghi nhớ trang 71 SGK C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

* GDBVMT và TKNL:

+ Em làm gì để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên?

+ Kể tên một số mỏ, công ty than ở Quảng Ninh mà em biết?

+ Việc khai thác than những năm gần đây có ảnh hưởng gì đến môi trường thiên nhiên?

- Nhận xét tiết học .

- Về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau:

Khí hậu.

- HS lên bảng chỉ trên lược đồ, chỉ đến vị trí nào thì nêu tên vị trí đó.

- Đại diện các nhóm HS trả lời . HS khác bổ sung .

- HS nghe .

- HS lắng nghe và thực hiện.

- Mỗi cặp HS hoàn thành bài tập. HS nào chỉ đúng và nhanh thì được các bạn trong lớp hoan hô.

- HS lắng nghe

- 2, 3 hs đọc ghi nhớ.

+ Không sử dụng lãng phí...

+ Mỏ than Vàng Danh; mỏ Núi Béo; công ty than Đông Bắc;

mỏ Mạo Khê; mỏ Hồng Thái;

mỏ Nam Mẫu;...

- Hs nêu.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

SINH HOẠT TUẦN 2 I. Mục tiêu

- Giáo viên nắm lại tình hình lớp trong tuần qua, từ đó đề ra biện pháp giúp học sinh, tập thể phát huy những ưu điểm và khắc phục khuyết điểm của mình trong tuần qua.

- Phát động phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp.

- Học sinh tự nhận xét tuần.

- Rèn kĩ năng tự quản.

- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.

II. Chuẩn bị :

- Sổ theo dõi thi đua các tổ.

III. Lên lớp:

1. Đánh giá các hoạt động tuần 1.

* Ưu điểm:

...

...

...

...

* Tồn tại:

……….

.…..………..

….………..

*Tuyên dương: ………...

………

………

* Nhắc nhở: .………

………

……….

2. Phương hướng tuần 2 + Duy trì sĩ số 100%

+ Thực hiện tốt các nền nếp do trường, lớp và đội đề ra.

+Thực hiện tốt công tác trực nhật lớp.

+ Không ăn quà, vứt rác bừa bãi.

+ Thực hiện đầy đủ các buổi hoạt động giữa giờ, HĐ ngoại khoá và các bài TDục tự giác, tác phong nhanh nhẹn, ý thức kỷ luật tốt. Tham gia tiếng trống sạch trường.

Thực hiện tốt lao động chuyên.

+ Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường và phòng chống dịch covid 19

+ Thực hiện tốt ATGT; đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Đảm bảo an toàn giao thông trên đường đến trường.

3. Kết thúc:

- Dặn dò HS ngày nghỉ giúp bố mẹ và chuẩn bị bài cho tuần 3.

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ BÀI 8: BIỂN BÁO HIỆU ÐƯỜNGBỘ I. Mục tiêu

- Học sinh nhận biết được tầm quan trong của việc tuân thủ biển báo hiệu đường bộ.

- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa một số biển báo hiệu đường bộ thường gặp.

II.Đồ dùng dạy học

- Tranh, ảnh liên quan đến bàihọc.

- Giáoviên chuẩn bị thêm một số biển báo hiệu đường bộ(nếu có).

III.Hoạt động dạy và học

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Kiểm tra bài cũ:3P

- GV đặt câu hỏi gọi HS trả lời:

+ Em hãy cho biết mũ bảo hiểm có tác dụng gì?

+ Em cần phải đội mũ bảo hiểm khi nào?

+ Đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng cách?

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu: Ghi bảng 2.2. Các hoạt động

- HS lắng nghe trả lời:

+ Giúp bảo vệ vùng đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não...

+ Khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và xe đạp...

+ Nhiều HS trả lời.

- Lắng nghe Hoạt động 1: Xem tranh và trả lời câu

hỏi (5 – 7P).

* Bước 1: Xem tranh

- Cho học sinh xem tranh ở trang trước bài học và hỏi:

+ Khi đi từ nhà đến trường, em thường gặp các biển báo hiệu có hình dạng và màu sắc như thế nào?

* Bước 2: Thảo luận nhóm

- Chia lớp thành các nhóm,yêu cầu thảo luận về ý nghĩa của từng biển báo.

- Sau thời gian thảo luận,đại diện nhóm trả lời.

- HS quan sát tranh - HS trả lời

- Hs thảo luận nêu tên và ý nghĩa biển báo:

1. Biển báo “Cấm người đi bộ”;

2. Biển báo “Cấm đi ngược chiều”;

Biển báo “Cấm đi xe đạp”;

3.Biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”:

4. Biển báo “Ðường dành cho xe

* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh các loại biển báo:

* Thực hành trò chơi

- Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ gồm 6 biển báo cỡ nhỏ.

- Yêu cầu 1 nhóm giơ 1biển bất kỳ Iên và 2 nhóm kia đưa ra câu trả lời về ý nghĩa của biển báo.

- Nhóm nào đưa ra câu trả lời đúng và nhanh hơn sẽ chiếnthắng.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa các biển báo thường gặp (5 – 7p)

- Biển báo hiệu đường bộ có tác dụng gì?

- Biển báo hiệu đường bộ được chia làm mấy nhóm?

* GV nhận xét và bổ sung:

4nhómbiểnbáochínhvà

1nhómbiểnphụ.4nhómbiểnbáochínhcóhìn h dạngvàýnghĩanhưsau:

1. Nhóm biển báo cấm:

2. Nhóm biển báo nguy hiểm:

3. Nhómbiển hiệu lệnh:

4. Nhóm biển chỉ dẫn:

thô sơ và người đi bộ”;

5. Biển báo “Nơi đỗxe”;

6. Biển báo “Ðường người đi bộ sang ngang”.

- Hs thực hiện yêu cầu

- Dùng để báo hiệu, cung cấp thông tin cụ thể cho người tham gia giao thông, hướng dẫn mọi người chấp hành luật giao thông đường bộ -

Biểnbáohiệuđườngbộđượcchialà m 5 nhóm:

1. Nhóm biển báo cấm:

2. Nhóm biển báo nguy hiểm:

3. Nhómbiển hiệu lệnh:

4. Nhóm biển chỉ dẫn:

5. Nhóm biển báo phụ:

Hoạt động 3: Góc vui học (5P)

*Bước1:Thảo luận nhóm

Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu xem biển báo và giải thích ý nghĩa của các biển báo.

*Bước 2: GV giảithích A: Biển “Dừng lại”

B: Biển (Không thông dụng) thay bằng biển Giao nhau với đường sắt có rào chắn.

- HS suy nghĩ nêu ý kiến.

C: Biển “nguy hiểm nơi có trường học trẻ em đông người”

D: Biển “Cầu vượt qua đường”

E: Biển “Cấm đi ngược chiều”